Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Trứng bắc thảo trở thành đặc sản từ món ăn bị bỏ đi

Được ngâm trong dung dịch trà đen từ 7 tuần tới 5 tháng, trứng bắc thảo mang mùi hăng nồng nhưng có vị ngon và bổ dưỡng. Món trứng này có rất nhiều tên, như trứng trăm năm, trứng nghìn năm, trứng thiên niên kỷ. Chúng xuất hiện từ các quán ăn trên vỉa hè, siêu thị tới các nhà hàng hạng sang. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm nếm thử món ăn này, nhất là các du khách phương Tây.

Trứng bắc thảo trở thành đặc sản từ món ăn bị bỏ đi

Nguồn gốc của trứng bắc thảo

Nguồn gốc của trứng bắc thảo

Theo BBC, các nhà khoa học ước tính trứng gà bắc thảo đã ra đời từ 500 năm trước ở các vùng nông thôn Trung Quốc, vào thời nhà Minh. Tương tuyền, một người nông dân tìm thấy những quả trứng vịt được bảo quản tự nhiên trong hố bùn có nước vôi. Sau khi nếm thử, ông tìm cách làm tương tự, kết quả là món ăn phổ biến ở Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã ra đời.

Cách làm trứng bắc thảo

Cách làm trứng bắc thảo

Ngày nay, công thức làm trứng bắc thảo không thay đổi nhiều. Để làm trứng bắc thảo, trước hết người ta chuẩn bị dung dịch gồm trà đen, nước chanh, muối và tro gỗ mới đốt, để qua đêm. Hôm sau, trứng vịt, gà hoặc cút được cho vào ngâm trong hỗn hợp từ 7 tuần tới 5 tháng.

Sau khi ngâm, lòng trắng trứng trông giống thạch, có màu nâu sẫm, xám đậm hoặc xanh lá cây. Lòng đỏ của trứng có màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết ở lớp vỏ. Trứng rất ngậy, mềm mọng và có mùi hăng.

Việt Nam, món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi và trấu… trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Trứng sau khi bóc bỏ lớp trấu và các nguyên liệu đắp ở ngoài vỏ thì có màu đen trắng lẫn lộn như muối tiêu, lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem.

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Trứng bắc thảo dần trở thành món ăn phổ biến và có nhiều phiên bản khác nhau. Thông thường, món này được ăn kèm với gừng hồng. Ngày nay, trứng bắc thảo còn được ăn chung với đậu phụ ướp lạnh, thịt lợn chan nước tương, giấm đen và dầu mè. Ngoài ra, với hàm lượng protein, sắt, vitamin D cao, trứng được nấu kèm cháo nóng để phục vụ cho người ốm.

Ngoài các món ăn truyền thống, các cửa hàng dimsum còn bán bánh ngọt trứng bắc thảo với bột đậu đỏ hay xào kiểu kung pao của Tứ Xuyên. Vượt ra khỏi ranh giới Trung Quốc, món ăn xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á. Người Thái Lan thích ăn trứng chiên với thịt lợn băm hoặc gà và ớt. Ở Việt Nam, trứng bắc thảo cũng được sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Trứng bắc thảo còn được dùng như nguyên liệu làm bánh, làm điểm tâm và nhiều món khác.

Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến