Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Việt Nam và những trải nghiệm thú vị trên từng tỉnh, thành

Dù chỉ là các tỉnh, thành nhỏ của Việt Nam nhưng những nơi này lại đáng để mọi du khách ghé thăm và trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất.

Việt Nam và những trải nghiệm thú vị trên từng tỉnh, thành

Chinh phục cột cờ Lũng Cú Hà Giang

Chinh phục cột cờ Lũng Cú Hà Giang

Du lịch Việt Nam đến vùng Đông Bắc tỉnh Hà Giang hầu hết du khách đều rất ấn tượng với địa danh cột cờ Lũng Cú – niềm tự hào của miền Bắc và Việt Nam. Nằm cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 24km, Cột cờ Lũng Cú là một địa điểm du lịch ý nghĩa đối với du khách nước ngoài và người dân Việt Nam. Ở đây, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh những người trẻ Việt Nam đến đây, đặt tay gần trái tim của họ và hát quốc ca. Đây là niềm tự hào dân tộc mà người dân Việt Nam đã bảo vệ một ngàn năm trong lịch sử đất nước.

Hơn nữa, đứng trên con đường Hạnh phúc, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của những dãy núi và cảm nhận sự hùng vĩ của Mã Pì Lèng cùng sự nhút nhát của dòng sông Nho Quế. Và cũng đừng quên thử các món ăn truyền thống địa phương như rượu ngô, lẩu Thắng Cố, món Mèn Mén bên bếp lửa lớn với người Tày, dân tộc H’mông ở Mèo Vạc. 

Trải nghiệm du thuyền trên vịnh Hạ Long

Trải nghiệm du thuyền trên vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long Việt Nam được đánh giá là một trong những địa điểm du lịch Đông Nam Á đẹp nhất. Điểm thu hút du khách nhất của nơi đây là các khối núi đá vôi ấn tượng trồi trồi lên ngoạn mục từ mặt nước, che giấu những hang động bí ẩn và che chở cho những ngôi làng nổi, nơi sinh sống của các ngư dân trong nhiều thế kỷ qua. Những chiếc thuyền gỗ truyền thống đậu trên mặt nước càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho vịnh Hạ Long.

Tại đây có dịch vụ thuyền cung cấp các tour du lịch qua đêm, nơi bạn có thể nằm trên boong tàu ngắm nhìn những ánh sao rực rỡ sẽ là trải nghiệm khó quên của mọi du khách. Sau đó, bạn có thể thử trải nghiệm chèo thuyền kayak trong vịnh - cách tuyệt vời để khám phá các ngõ ngách của vịnh Hạ Long, ngắm nhìn các hang động và làng mạc ẩn giấu. 

Thăm hoàng cung Cố đô Huế

Thăm hoàng cung Cố đô Huế

Nằm bên bờ sông Hương hùng vĩ, Huế luôn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hỗn loạn của đất nước Việt Nam. Nó đánh dấu sự phân chia giữa miền bắc và miền nam trong chiến tranh Việt Nam.

Trái tim của Huế là Cố đô Huế, một cung điện có tường bao quanh tuyệt vời, chỉ dành riêng cho hoàng đế. Ngày nay, du khách đến đây có thể tự do đi lại trong những bức tường cũ kỹ của nó và chiêm ngưỡng những dãy đền, hội trường và nhà hát ấn tượng. 

Mua sắm ở Hội An

Mua sắm ở Hội An

Hội An là một thiên đường mua sắm, nhưng không phải theo cách truyền thống. Có hàng trăm cửa hàng may, đo trong thành phố này với một nhiệm vụ chính là giúp du khách có một tủ quần áo mới được thiết kế riêng với giá phải chăng. Bạn có thể chọn loại vải và màu sắc theo cá tính của riêng mình, và tất cả những gì bạn cần làm là duyệt qua kiểu dáng và chỉ ra những gì bạn thích. Hội An còn được biết đến là thành phố vô cùng quyến rũ với những ngôi nhà sơn vàng, mái ngói phủ đầy rêu và không có bất kỳ tòa nhà cao tầng nào. Vì vậy, ngoài mua sắm nơi đây còn là địa điểm tuyệt vời để đi bộ và đi xe đạp. Hội An cũng là một trong những thành phố tốt nhất để thưởng thức ẩm thực Việt Nam và để chụp ảnh.

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long

Khác với những vùng miền khác ở Việt Nam, cuộc sống trên sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là trải nghiệm mới mẻ và đáng nhớ nhất với những ai đặt chân tới vùng đất này. Cảnh quan đồng bằng sông Cửu Long đẹp tựa mê cung với những cánh rừng ngập mặn, hệ thống kênh rạch, sông ngòi dày đặc và cả những phiên chợ nổi độc đáo nhất Việt Nam.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long du khách thích nhất là được đạp xe trên những con đường hẹp và khám phá các tuyến đường thủy bằng thuyền để tìm hiểu về cuộc sống nông thôn ở Việt Nam. Và được thăm thú các vườn trái cây sai trĩu quả, thưởng thức những món đặc sản vùng Nam Bộ, nghe đờn ca tài tử đậm chất Nam Bộ…


Tổng hợp

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang, nương mình dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh là địa điểm thu hút đông đảo các bạn trẻ ghé thăm vào mùa thu. Mùa thu, cũng là mùa lúa chín, là lúc Hoàng Su Phì khoe sắc áo mùa vàng thướt tha bên dòng suối uốn lượn quanh co.

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét 

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì dường như nó có độ cao hơn, dốc hơn và chênh vênh hơn hẳn, không giống như Mù Cang Chải hay Y Tý. Bởi nét đặc trưng riêng ấy mà cảnh sắc ở đây lại như có phần hùng vĩ hơn. Hình ảnh những bờ ruộng cao, thẳng đứng khiến cho nhiều người tưởng chừng như đang ngắm một tác phẩm điêu khắc công phu được bàn tay con người gọt đẽo. 

Vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lại khoác lên mình một tấm áo mới có sắc vàng lộng lẫy thướt tha. Rồi đến mùa nước đổ (tháng 5 - 6) lại thay màu áo, là sự hòa trộn giữa màu xanh non của lúa với ánh nước lấp loáng của hàng trăm bậc thang, trải dài trong không gian miên man tưởng chừng như bất tận từ đỉnh xuống chân núi. 

Tìm một chỗ đẹp trên đỉnh núi nhìn xuống, khách du lịch Hoàng Su Phì có thể phóng tầm mắt ra xa để quan sát những thửa ruộng nối đuôi nhau, ngoằn ngoèo xếp thành ngọn núi uốn lượn như các đường vân đất. Trước khung cảnh núi non trùng điệp ấy ta thấy như mình thật nhỏ bé giữa chốn bồng lai tiên cảnh này. 

Đến du lịch Hoàng Su Phì vào buổi hoàng hôn, bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng long lanh từ tít trên đỉnh núi, làm người ta tưởng như không còn khoảng cách đất trời nữa, vung tay là có thể với đến tầng mây. Thế nên mới có nhiều nhiếp ảnh gia chọn mảnh đất này làm nguồn cảm hứng bất tận trước khung cảnh tuyệt tác của ruộng bậc thang, thiên nhiên và con người. 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp

Đến Hoàng Su Phì, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con người dân tộc mặc váy áo sặc sỡ của đa dạng dân tộc khác nhau đang trồng cấy, như người Mông, người Dao, người Nùng... với bóng của họ đổ dài trên mặt nước lấp loáng. Ruộng bậc thang nơi đây không chỉ mang đến giá trị văn hóa mà nó còn mang đến giá trị vật chất cho bà con. Từ hàng trăm năm qua, bà con các dân tộc đã dùng xương máu của mình để tạo nên những thửa ruộng uốn lượn kỳ vĩ này. Xen giữa tầng tầng lớp lớp các thửa ruộng là nơi người dân tộc sinh sống. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn giữ nguyên được bản sắc dân tộc mình, từ trang phục, văn hóa, tập tục cho đến nét chân chất, hồn nhiên và mến khách. 

Nếu khách du lịch Hoàng Su Phì đến đây vào cuối tuần thì có thể tham gia chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào mỗi chủ nhật hằng tuần. Đây là phiên chợ đặc sắc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của bà con dân tộc. Bạn sẽ thấy được cảnh người người mặc váy áo xúng xính cùng sản vật của nhà mình đi về hướng chợ phiên. Ngoài là nơi mua bán trao đổi hàng hóa thì chợ còn là nơi trai gái gặp gỡ, hay bạn bè người thân gặp mặt nhau sau một khoảng thời gian xa cách. Nếu may mắn bạn còn được tham gia các lễ hội của dân tộc như lễ Lùng Tùng của người Tày, lễ mừng cơm mới của người La Chí… 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì

Có hai ngả đường lên Hoàng Su Phì, đó là đi từ đường QL 2 qua Truyên Quang đến Hà Giang, hoặc đi từ đường Bắc Hà ( Lào Cai) qua Xín Mần đến. Cung đường nào cũng cách Hà Nội khoảng 300km và di chuyển rất khó khăn, với những con đường ngoằn ngoèo dọc theo ngọn núi nhỏ hẹp, ít xe cộ đi lại. 

Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì có thể chạy theo cung đường đi & về sau: Hà Nội - TP Hà Giang - Bắc Quang - Tân Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Cốc Pài - Lào Cai - Hà Nội. 

Còn trong trường hợp đi bằng ô tô thì bạn nên bắt xe khách đi từ Hà Nội - Hà Giang ở bến xe Mỹ Đình đến ngã ba Bắc Quang, sau đó các bạn đổi xe chạy thêm 58km nữa sẽ đến thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì.

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì 

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì

- Bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bởi bạn có thể thuê xe để di chuyển trong thành phố dễ dàng hơn. Khi chạy xe cũng nên lưu ý kiểm tra đầy đủ các phương tiện an toàn khi lưu thông: đèn pha, phản quang, phanh... 

- Nếu bạn cần sự trợ giúp trong quá trình phượt thì có thể liên lạc với bộ đội biên phòng. 

- Đừng quá tò mò với cuộc sống của người dân địa phương vùng cao nơi đây. - Khách du lịch Hoàng Su Phì nên lưu ý mang theo áo ấm bởi thời tiết ở đây khá lạnh. Tuy nhiên tránh ăn mặc cồng kềnh bởi bạn phải di chuyển trên đồi núi nhiều.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Mùa thu tại Việt Nam nên đi đâu

Mùa thu ở Việt Nam tiết trời cũng se lạnh và những hàng cây cũng bắt đầu thay màu lá của mình tạo nên một nét đẹp rất riêng. Dưới đây sẽ là những địa điểm du lịch thích hợp để bạn tận hưởng mùa thu của Việt Nam nhé.

Mùa thu tại Việt Nam nên đi đâu

Hà Nội

Hà Nội

Mùa thu được xem là mùa thích hợp nhất để bạn tìm đến với Hà Nội. Hà Nội khi vào thu trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Bạn sẽ yêu ngay cảm giác được đi bộ trên những con đường Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Tri Phương, Quán Thánh, Trần Đại Nghĩa để hít hà mùi thơm của hoa sữa. Không những thế, bạn còn được thưởng thức những món ngon đặc trưng của mùa thu Hà Nội như: Cốm, sấu chín, khoai ráy,…

Hà Giang

Hà Giang

Vào mùa thu độ tháng 10 hoa tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang khiến cho khung cảnh càng nên thơ hơn bao giờ hết, chinh phục từng khách du lịch. Đến đây bạn không chỉ được thả dáng chụp ảnh cùng những đồi hoa mà còn được ghé thăm nhiều cảnh đẹp hấp dẫn khác như: Thung lũng Sủng Là, phố cổ Đồng Văn, cao nguyên đá Đồng Văn,…

Đà Lạt

 Đà Lạt

Du lịch Đà Lạt vào độ mùa thu bạn sẽ được chiêm ngưỡng màu sắc rực rỡ của hoa dã quỳ tràn ngập trên khắp đường phố, dọc triền đồi là cỏ hồng hay màu vàng rực của mimosa. Du khách tới Đà Lạt không chỉ để ngắm cảnh mà còn để tận hưởng những phút giây trong lành của khí trời và cảm nhận cái se lạnh đặc trưng của Đà Lạt vào cuối thu. Bạn hãy đến để cảm nhận được hết sự tuyệt vời của mùa thu Đà Lạt nhé.

Sapa

Sapa

Sapa được gọi là nơi mang vẻ đẹp của bốn mùa, mỗi mùa Sapa khoác lên mình một màu sắc riêng biệt nhưng vô cùng ấn tượng với khách du lịch. Vào mùa thu, Sapa đẹp ngất ngây với sắc vàng tươi, là thời điểm những thửa ruộng bậc thang chạy thẳng tít tới tận chân trời vào mùa thu hoạch. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé đến và lưu cho mình những tấm ảnh thật đẹp nhé.

Tổng hợp


Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Khám phá những lễ hội truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.    Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.

Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Lễ hội cấp Sắc của người Dao

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Hà Giang không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ mà còn sở hữu rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cùng ghé thăm Hà Giang để hòa cùng không khí lễ hội trong những ngày đầu năm. 

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Xem thêm: Lịch trình du ngoạn Hà Giang cho từng phương tiện

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày. Đây là 1 trong số những lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Giang. Lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Phần lễ

Là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Phần hội 

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội.

Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Gầu Tào là một trong những lễ hội mùa xuân ở Hà Giang và là lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn…Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân…

Phần lễ

Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hóa của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu…

Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Phần hội

Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới.

Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình, thưởng thức các món ăn đặc sản ở Hà Giang và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt…

Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu… tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao. Và bạn cũng có thể hòa mình vào những trò chơi này cùng với những người dân nơi đây.

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Đi phượt Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê.

Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Đêm hội cầu Trăng kết thúc khi mẹ Trăng lên giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ Trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi đầy sức lôi cuốn lòng người.

Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con trong bản một vụ mùa gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Lễ hội Cấp Sắc Hà Giang thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi.

Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng…

Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ.

Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Đi phượt Hà Giang vào dịp cuối xuân, bạn sẽ được hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khau Vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch).Từ thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc du khách có thể đi bằng xe gắn máy hoặc ô tô ngược qua Cán Chu Phìn, Lũng Pù đến với Khâu Vai.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Từ lâu đời cái xóm nhỏ heo hút ở vùng cao núi đá huyện Mèo Vạc mang tên Khâu Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau. Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và có lẽ cả trên thế giới.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa 

Lễ hội nhảy lửa ở Hà Giang thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Để bắt đầu Lễ hội nhảy lửa Hà Giang phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1–2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Gợi ý những địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán dành cho bạn và gia đình

Tết Nguyên Đán đã cận kề, đây là dịp mọi người trong gia đình sum họp cũng như cùng nhau trải nghiệm những chuyến du lịch để chào đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.

Tết Nguyên Đán đã cận kề, đây là dịp mọi người trong gia đình sum họp cũng như cùng nhau trải nghiệm những chuyến du lịch để chào đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.

Theo phong tục xưa nay của người Việt Nam, đầu năm thường là dịp đi lễ chùa cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn cả năm. Trong những năm gần đây thói quen này bắt đầu thay đổi, người dân thường tranh thủ những ngày nghỉ đầu năm để đi du lịch, được trải nghiệm văn hóa đón Tết tại các vùng miền trên đất nước. 

Theo phong tục xưa nay của người Việt Nam, đầu năm thường là dịp đi lễ chùa cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn cả năm. Trong những năm gần đây thói quen này bắt đầu thay đổi, người dân thường tranh thủ những ngày nghỉ đầu năm để đi du lịch, được trải nghiệm văn hóa đón Tết tại các vùng miền trên đất nước.         Dưới dây là những điểm đến mà các bạn không nên bỏ qua trong dịp Tết Nguyên Đán 2019 này:

Dưới dây là những điểm đến mà các bạn không nên bỏ qua trong dịp Tết Nguyên Đán 2019 này:

Du lịch Sapa - "Nàng thơ Tây Bắc" quyến rũ khi xuân về

 Sapa là địa điểm du lịch nổi tiếng, được thiên nhiên ưu đãi cho một bầu không khí trong lành, mát mẻ, nơi đây cũng là địa điểm hấp dẫn dành cho dân phượt. Tuy nhiên ngày Tết có thể vắng vẻ hơn nhưng đây là thời điểm lý tưởng để bạn có một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi thư giãn, chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp ở Sapa với những thửa ruộng bậc thang, ngôi nhà thấp thoáng trong sương.

Sapa là địa điểm du lịch nổi tiếng, được thiên nhiên ưu đãi cho một bầu không khí trong lành, mát mẻ, nơi đây cũng là địa điểm hấp dẫn dành cho dân phượt. Tuy nhiên ngày Tết có thể vắng vẻ hơn nhưng đây là thời điểm lý tưởng để bạn có một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi thư giãn, chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp ở Sapa với những thửa ruộng bậc thang, ngôi nhà thấp thoáng trong sương. 

 Những lâu đài cổ kính bên cạnh những biệt thự hiện đại kiến trúc phương Tây, quanh co theo các trục lộ hay hay chênh vênh trên các triền dốc, sườn đồi, làm say lòng các nhiếp ảnh gia. Ngoài ra bạn có thể khám phá thiên nhiên, chinh phục đỉnh Fansipan, hòa mình cùng thiên nhiên, hoa lá đang đua nhau nở ngày đầu xuân.

Những lâu đài cổ kính bên cạnh những biệt thự hiện đại kiến trúc phương Tây, quanh co theo các trục lộ hay hay chênh vênh trên các triền dốc, sườn đồi, làm say lòng các nhiếp ảnh gia. Ngoài ra bạn có thể khám phá thiên nhiên, chinh phục đỉnh Fansipan, hòa mình cùng thiên nhiên, hoa lá đang đua nhau nở ngày đầu xuân.

Hà Giang – Sự cuốn hút đến lạ kì

Hà Giang được xem là địa đầu của Tổ Quốc với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, rất thơ mộng đặc biệt là vào mùa xuân. Nơi đây vẫn giữ được những nét đẹp hoang sơ nhất, chân thật nhất của thiên nhiên vì chưa bị khai thác du lịch, và các dịch vụ nghỉ dưỡng nhiều.

Hà Giang được xem là địa đầu của Tổ Quốc với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, rất thơ mộng đặc biệt là vào mùa xuân. Nơi đây vẫn giữ được những nét đẹp hoang sơ nhất, chân thật nhất của thiên nhiên vì chưa bị khai thác du lịch, và các dịch vụ nghỉ dưỡng nhiều. 

Ngoài những nét đẹp hoang sơ từ thiên nhiên, Hà Giang còn có nhiều đặc sản của dân tộc H’mông hấp dẫn du khách khi đặt chân đến đây.

Ngoài những nét đẹp hoang sơ từ thiên nhiên, Hà Giang còn có nhiều đặc sản của dân tộc H’mông hấp dẫn du khách khi đặt chân đến đây.

Tràng An - Bái Đính - Bức họa hữu tình và linh thiêng

Quần thể danh thắng Tràng An - Bái Đính ở Ninh Bình là sự kết hợp giữa khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của tự nhiên và văn hóa tâm linh, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Quần thể danh thắng Tràng An - Bái Đính ở Ninh Bình là sự kết hợp giữa khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của tự nhiên và văn hóa tâm linh, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 

Mỗi dịp đầu năm mới, Tràng An - Bái Đính thu hút khách du lịch xa gần ghé thăm để thưởng ngoạn phong cảnh và tìm về chốn thiền viện cầu ước bình an cho năm tới. Các hang động kỳ ảo, những dải núi uốn lượn và thảm lúa xanh mướt ở Tràng An cùng không gian huyền bí ở Bái Đính chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.

Mỗi dịp đầu năm mới, Tràng An - Bái Đính thu hút khách du lịch xa gần ghé thăm để thưởng ngoạn phong cảnh và tìm về chốn thiền viện cầu ước bình an cho năm tới. Các hang động kỳ ảo, những dải núi uốn lượn và thảm lúa xanh mướt ở Tràng An cùng không gian huyền bí ở Bái Đính chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.

Du lịch Yên Tử – Chùa Yên Tử

Nhắc đến du lịch Tết hoặc đi lễ đầu năm thì chắc chắn không thể không nhắc đến Yên Tử, nơi bạn có thể vãn cảnh đầu năm cũng như cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, đặc biệt ở Yên Tử có chùa Đồng nằm trên đỉnh núi rất thiêng liêng, để tới đây bạn phải leo bộ lên đỉnh núi hoặc đi cáp treo.     Vào dịp đầu năm chắc chắn các phật tử khắp nơi về đây rất đông, đường lên đỉnh núi rất khó đi nên các bạn đi lại phải cẩn thận tránh trường hợp tai nạn đáng tiếc ngày đầu năm.

Nhắc đến du lịch Tết hoặc đi lễ đầu năm thì chắc chắn không thể không nhắc đến Yên Tử, nơi bạn có thể vãn cảnh đầu năm cũng như cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, đặc biệt ở Yên Tử có chùa Đồng nằm trên đỉnh núi rất thiêng liêng, để tới đây bạn phải leo bộ lên đỉnh núi hoặc đi cáp treo. 

Vào dịp đầu năm chắc chắn các phật tử khắp nơi về đây rất đông, đường lên đỉnh núi rất khó đi nên các bạn đi lại phải cẩn thận tránh trường hợp tai nạn đáng tiếc ngày đầu năm.

Cố đô Huế - Cổ kính trong sắc xuân

Cố đô Huế, nơi lưu giữ những bằng chứng về triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, đến đây chắc chắn du khách sẽ nghĩ ngay đến các cung điện, đền đài mang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng.

Cố đô Huế, nơi lưu giữ những bằng chứng về triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, đến đây chắc chắn du khách sẽ nghĩ ngay đến các cung điện, đền đài mang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng. 

Đúng vậy, khi đến với Cố đô Huế bạn có thể chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng như đại nội Huế, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ…thưởng thức những món ăn nổi tiếng xứ Huế như cơm Hến, chè Huế, bánh xèo,… khiến du khách khó quên bởi mùi vị cay nồng đặc trưng. Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm không khí lễ hội náo nhiệt trên sông Hương.

Đúng vậy, khi đến với Cố đô Huế bạn có thể chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng như đại nội Huế, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ…thưởng thức những món ăn nổi tiếng xứ Huế như cơm Hến, chè Huế, bánh xèo,… khiến du khách khó quên bởi mùi vị cay nồng đặc trưng. Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm không khí lễ hội náo nhiệt trên sông Hương.

Đà Nẵng - Phố cổ Hội An - Bức tranh muôn màu

 Đà Nẵng - Hội An là điểm du lịch Tết 2018 tiếp theo cho du khách bởi những nét hấp dẫn của bức tranh muôn màu ở phố cổ và thành phố lộng lẫy bậc nhất Việt Nam.

Đà Nẵng - Hội An là điểm du lịch Tết tiếp theo cho du khách bởi những nét hấp dẫn của bức tranh muôn màu ở phố cổ và thành phố lộng lẫy bậc nhất Việt Nam. 

Nếu Đà Nẵng ấn tượng với những màn pháo hóa tuyệt đẹp vào đêm giao thừa và các địa danh nổi tiếng lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê, cầu sông Hàn,... thì Hội An lại đem đến không gian trầm mặc, nhẹ nhàng với đường phố lồng đèn, với dòng sông Hoài bình yên và di sản chùa Cầu.

Nếu Đà Nẵng ấn tượng với những màn pháo hóa tuyệt đẹp vào đêm giao thừa và các địa danh nổi tiếng lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê, cầu sông Hàn,... thì Hội An lại đem đến không gian trầm mặc, nhẹ nhàng với đường phố lồng đèn, với dòng sông Hoài bình yên và di sản chùa Cầu.

Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa

Thiên nhiên Đà Lạt đẹp như một bức tranh, và bức tranh đó càng quyến rũ hơn vào mùa xuân. Tết Nguyên đán chính là thời điểm thích hợp nhất để du khách thực hiện kế hoạch du xuân Đà Lạt. Tới Đà Lạt và dịp xuân mới, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn không gian ngập tràn sắc đào thơ mộng.

Thiên nhiên Đà Lạt đẹp như một bức tranh, và bức tranh đó càng quyến rũ hơn vào mùa xuân. Tết Nguyên đán chính là thời điểm thích hợp nhất để du khách thực hiện kế hoạch du xuân Đà Lạt. Tới Đà Lạt và dịp xuân mới, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn không gian ngập tràn sắc đào thơ mộng. 

Từ cuối tháng 1, đầu tháng 2, dốc Đa Quý, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, đường Trần Hưng Đạo đã ‘khoác áo hồng’ của hoa mai anh đào. Thời khắc giao thừa của mùa xuân ngân vang. Cũng là lúc những cánh hoa khoe sắc hồng cả một trời tây ở Đà Lạt đẹp ngỡ ngàng.

Từ cuối tháng 1, đầu tháng 2, dốc Đa Quý, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, đường Trần Hưng Đạo đã ‘khoác áo hồng’ của hoa mai anh đào. Thời khắc giao thừa của mùa xuân ngân vang. Cũng là lúc những cánh hoa khoe sắc hồng cả một trời tây ở Đà Lạt đẹp ngỡ ngàng.

Phú Quốc - Tết ở thiên đường

Phú Quốc là địa điểm số 1 của các bạn trẻ khi lựa chọn địa điểm du lịch Tết Nguyên đán 2018 năm nay, Phú Quốc có biệt danh là Đảo Ngọc - là thiên đường nhiệt đới của miền Nam và là một bức tranh tuyệt mỹ về thiên nhiên với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.

Phú Quốc là địa điểm số 1 của các bạn trẻ khi lựa chọn địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán năm nay, Phú Quốc có biệt danh là Đảo Ngọc - là thiên đường nhiệt đới của miền Nam và là một bức tranh tuyệt mỹ về thiên nhiên với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. 

Đến với Phú Quốc để đắm mình trong những con sóng và thử sức qua các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại, đó sẽ là một cái Tết đáng nhớ của bạn.

Đến với Phú Quốc để đắm mình trong những con sóng và thử sức qua các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại, đó sẽ là một cái Tết đáng nhớ của bạn.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Du lịch Hoàng Su Phì, thưởng thức đặc sản Hà Giang

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến. 

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến.

Không những thế, ẩm thực Hà Giang rất phong phú và độc đáo với những món ăn lạ, mang hương vị núi rừng luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Hoàng Su Phì 

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ.

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ. 

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha.

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha. 

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt.

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt. 

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên.

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên. 

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách.

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách. 

Thưởng thức ẩm thực Hà Giang

  • Cháo ấu tẩu


Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

  • Thịt trâu gác bếp


Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

  • Lợn cắp nách


Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

  • Thắng cố


Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

  • Xôi ngũ sắc


Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

  • Bánh tam giác mạch


Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

 Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.



Nguồn: Tổng hợp

Bài đăng phổ biến