Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Hình ảnh những đường bờ bao cao gần 1m trải dài hút mắt hơn 6km dọc theo rạch Yên Hào đến cồn Chày Mười ở xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre được tạo bởi hàng triệu vỏ ốc viết khiến bất kỳ ai cũng phải tròn xoe mắt vì nó quá ấn tượng.

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Người ta ví von những nơi này là “Con đường bằng vỏ ốc viết dài nhất Việt Nam”, “Bờ bao ven biển bằng vỏ ốc viết lớn nhất Việt Nam”… bởi vào mùa gió chướng mỗi năm, bờ biển lại được phủ kín bởi hàng triệu con ốc bị sóng đánh dạt vào bờ. 

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Theo người địa phương, hàng năm vào mùa gió chướng (gió đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch là hàng triệu con ốc viết dạt vào bờ. Và chỉ duy nhất đoạn bờ biển này mới nhiều ốc viết như vậy. Năm này qua năm khác, sóng biển đưa ốc vào bờ tạo thành những bờ đê cao hàng mét giúp bảo vệ ruộng hoa màu bên trong.

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Loài ốc này có vỏ cứng, màu vàng nhạt pha nâu sẫm, thân dài cỡ 7 – 8cm. Lúc thủy triều dâng, ốc bị sóng đánh dạt lên bờ. Khi thủy triều rút, ốc nằm trơ trọi lại trên bãi. Những con ốc nằm phơi mình được sóng biển đẩy dần dần tạo thành từng lớp cuốn vào bờ nằm sát hàng dương. Không ai biết rõ bờ biển ốc viết này được hình thành từ khi nào. Khi phát hiện, người dân đã thấy hàng triệu con ốc viết xếp chồng lên nhau dọc bờ biển cao khoảng 1m, rộng 5m kéo gần dài 7km rồi. Lâu ngày lớp vỏ ốc hàng triệu con càng dày và cao lên tạo thành đê chắn sóng tự nhiên được người dân địa phương gọi là bãi ốc “độc nhất vô nhị” mà thiên nhiên ban tặng.

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Những vỏ ốc mới được sóng xô bờ, chồng lên những vỏ cũ đã bạc màu trắng xoá. Khi hoàng hôn xuống, ánh nắng chiếu vào những vỏ ốc, hắt lên những vệt sáng lấp lánh.

Những con ốc viết nơi đây không chỉ góp phần làm thành đê chắn sóng mà còn tạo ra nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Khi thuỷ triều rút, người dân ở đây sẽ ra biển bắt ốc đem bán, trung bình kiếm được từ vài trăm nghìn đồng một ngày. Theo ngư dân, vào chính vụ ốc, giá bán khoảng vài nghìn đồng một ký, khi ốc ít hơn thì giá có thể lên đến 10.000 đồng.

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Đại diện chính quyền xã Thới Thuận cho biết, bờ biển ốc viết những năm gần đây được nhiều du khách quan tâm. Tuy nhiên địa phương chưa đưa vào khai thác du lịch, khung cảnh được bảo tồn nguyên vẹn. Từ đất liền, du khách có thể ngồi thuyền hoặc đi xe máy ra đến cồn Chày Mười.

Tròn mắt trước con đường vỏ ốc dài 7 km ở Bến Tre

Trong danh mục đề xuất của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, bờ đê ốc viết cồn Chày Mười đang được lập hồ sơ, đề xuất kỷ lục: Bờ đê bằng ốc viết tự nhiên dài nhất Việt Nam.


Tổng hợp

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Bánh lá dừa - Món quà đi cùng ký ức miền Tây

Miếng nếp dẻo béo thơm cùng nước cốt dừa nằm trong nhánh lá cuốn tròn như chiếc lò xo của bánh lá dừa in đậm ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.

Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu.

Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu. 

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa.  

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân.

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân.

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân. 

Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.

Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.

Để chiếc bánh ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.

Để chiếc bánh ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.

Dây nilon hoặc dây chẻ nhỏ từ gân lá chính là dụng cụ dùng để buộc chiếc bánh sau khi đã gói kín. Người gói thường cắn một đầu dây, tay giữ chặt các nuột dây, cột thật chặt.

Dây nilon hoặc dây chẻ nhỏ từ gân lá chính là dụng cụ dùng để buộc chiếc bánh sau khi đã gói kín. Người gói thường cắn một đầu dây, tay giữ chặt các nuột dây, cột thật chặt.

Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo, bánh chuối cột dây xanh, nhân đậu cột dây vàng để dễ phân biệt.

Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo, bánh chuối cột dây xanh, nhân đậu cột dây vàng để dễ phân biệt.

Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ. Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa.

Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ. Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa.

Bánh lá dừa sau khi nấu được vớt ra treo cho ráo nước. Do được gói kín, bánh có thể để lâu được 2-3 ngày mà không bị hỏng.

Bánh lá dừa sau khi nấu được vớt ra treo cho ráo nước. Do được gói kín, bánh có thể để lâu được 2-3 ngày mà không bị hỏng.

Với giá bán (5.000 đồng/cái), bánh lá dừa miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng đã trở thành món quà quê bình dân dễ mua, dễ ăn mà lại ngon. Không chỉ được bày bán, bánh lá dừa còn được làm tại nhà. Cứ thấy thèm thèm là lũ trẻ theo tía má đi chặt tàu lá dừa về làm vỏ bánh, rồi ngâm nếp ngâm đậu, soạn cái nồi thật to bắc lên bếp chuẩn bị ngồi chờ. Từ những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, bánh lá dừa đã trở thành món ăn của ký ức của rất nhiều người con miền Tây.

Với giá bán (5.000 đồng/cái), bánh lá dừa miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng đã trở thành món quà quê bình dân dễ mua, dễ ăn mà lại ngon. Không chỉ được bày bán, bánh lá dừa còn được làm tại nhà. Cứ thấy thèm thèm là lũ trẻ theo tía má đi chặt tàu lá dừa về làm vỏ bánh, rồi ngâm nếp ngâm đậu, soạn cái nồi thật to bắc lên bếp chuẩn bị ngồi chờ. Từ những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, bánh lá dừa đã trở thành món ăn của ký ức của rất nhiều người con miền Tây.


Theo Ngoisao.net

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Về miền Tây thưởng thức trái ngon mùa hè

Trái cây Nam Bộ có quanh năm, nhưng mùa hè là thời điểm trái cây chín rộ ở miền Tây với nhiều chủng loại và ngon, ngọt nhất.

Về miền Tây thưởng thức trái ngon mùa hè

Thanh long, Long An

Thanh long, Long An

Nói đến các đặc sản nổi tiếng Long An không thể không nhắc đến thanh long Châu Thành với vị ngọt và mát, vỏ đỏ tươi căng bóng được trồng thành thẳng tấp đua nhau xõa trái. 

Thanh long là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa một hàm lượng vitamin C, carotin, canxi, một số loại vitamin B cùng một số chất dinh dưỡng và chất oxy hóa khác. Ăn thanh long rất tốt cho da và thị lực, đặc biệt với người bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tiểu đường thì ăn thanh long rất có lợi. Ngoài ra, trái thanh long còn được chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng như thanh long dầm sữa chua, thạch thanh long hay sinh tố yaout thanh long… Thanh long Châu Thành hiện có 2 loại thanh long chính là thanh long ruột đỏ vỏ hồng hay đỏ và thanh long ruột đỏ vỏ đỏ. Trong đó, thanh long ruột đỏ với màu sắc bắt mắt được nhiều du khách mua về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch miền Tây về Long An.

Xoài cát Hòa Lộc, Tiền Giang

Xoài cát Hòa Lộc, Tiền Giang

Tiền Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều hoa thơm trái ngọt làm say lòng người, trong đó phải kể đến loại trái cây giúp người dân nơi đây đang ngày càng ăn nên làm ra, chính là xoài cát Hòa Lộc. 

Khác với những loại xoài khác, xoài cát Hòa Lộc ở đây quả không to, chừng chưa đầy nửa cân một quả. Từng quả có dáng thuôn dài, tròn mình, đỉnh nhọn, gần cuống có bầu tròn đặc trưng. Khi chín, xoài cát Hòa Lộc cho màu vàng tươi, vỏ mỏng, bề ngoài phủ một lớp phấn trắng mịn đặc trưng và bề mặt có đốm tròn nhỏ, màu nâu đen và rất chắc thịt, rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kì loại xoài trồng từ nơi nào khác.

Sầu riêng Cái Mơn, Bến Tre

Sầu riêng Cái Mơn, Bến Tre

Vườn cây ăn trái Cái Mơn, Bến Tre là vựa trái cây lớn nhất nhì miền Nam và được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất cả nước. Các vườn trái cây Cái Mơn được bao bọc giữa bốn bề sông nước của dòng Cổ Chiên và Hàm Luông nên quanh năm khí hậu ôn hòa, cây lá sum suê, tươi tốt. 

Sầu riêng Cái Mơn không ngọt gắt như Chuồng Bò, cũng không nhạt dịu, hơi béo như Ri 6. Cái ngọt của sầu riêng Cái Mơn là sự đậm đà, vừa phải làm người ăn không cảm thấy ngán hay gắt khi vừa chạm miếng đầu tiên. Điều đặc biệt chú ý nhất là hương thơm của sầu riêng Cái Mơn rất đặc trưng, rất sâu đậm. Ai đã một lần ăn rồi chắc chắc có thể phân biệt được khi trộn lẫn cùng những loại khác.

Dâu da, Phong Điền

Dâu da, Phong Điền

Những ngày cuối của tháng 5, các vườn dâu da ở miền Tây bắt đầu chín rộ, trong đó có các vườn dâu ở Phong Điền, Cần Thơ. Cây nào cũng sum suê, trái no tròn, có loại màu xanh, có loại màu vàng óng ả. Đặc điểm loài của dâu là khi có mưa xuống thì trái bắt đầu ngọt dần cho đến lúc cuối mùa. 

Dâu da ở đây có nhiều giống, mùi vị, độ chua ngọt khác nhau. Loại ngọt và hơi ngọt có dâu xanh, dâu Bà Phước, dâu miền dưới, dâu Hạ Châu, dâu bòn bon. Hiện nay, dâu bòn bon được coi là thế mạnh của một số nhà vườn miền Tây.

Chôm chôm, Vĩnh Long

Chôm chôm, Vĩnh Long

Cứ vào tháng 7, các vườn chôm chôm ở Vĩnh Long lại đón tiếp rất nhiều khách du lịch đến tham quan và hái trái. Thiên nhiên và điều kiện thổ nhưỡng ở Vĩnh Long thuận lợi cho chôm chôm phát triển nên cho ra đời những chùm quả có vị ngọt đậm đà, róc hạt.

Du khách ghé thăm miệt vườn chôm chôm có thể trực tiếp hái trên cây và ăn thỏa thích. Nhà vườn chỉ tính đầu người khoảng 20.000 - 30.000 đồng cho chôm chôm loại thường. Riêng ở một khu vực trồng toàn các gốc chôm chôm nhãn (giống chôm chôm cơm ngọt, vỏ tróc) được tính giá theo cân, với mức giá dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/kg.


Tổng hợp

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Hành trình trên đất Phù Sa với 5 miệt vườn nức tiếng

Mảnh đất Phương Nam màu mỡ, trù phú với thiên nhiên tươi đẹp luôn là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trongngoài nước. Cùng trải nghiệm hành trình trên đất Phù Sa với 5 miệt vườn nức tiếng.

Hành trình trên đất Phù Sa với 5 miệt vườn nức tiếng

Vườn trái cây Mỹ Khánh, Cần Thơ

Vườn trái cây Mỹ Khánh, Cần Thơ

Từ thành phố Cần Thơ bạn đi theo quốc lộ 1 về hướng Sóc Trăng, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải đi thêm khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh – một miệt vườn nổi tiếng ở Nam Bộ. Với hơn 20 loại cây được trồng đan xen dọc lối đi như: mận, xoài, chôm chôm, mít, dâu, sầu riêng… lúc nào cũng tươi tốt, trĩu quả, cùng hương vị thơm ngon độc đáo sẽ mang đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Đặc biệt, nơi đây còn được tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu… dành cho du khách.

Địa chỉ: 335, Lộ Vòng Cung, Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Vườn trái cây Cù lao An Bình, Vĩnh Long

Vườn trái cây Cù lao An Bình, Vĩnh Long

Vườn chôm chôm ở Bình Hòa Phước là một trong những đặc sản nổi tiếng ở cù lao An Bình. Tới đây, du khách sẽ choáng ngợp trước những vườn cây chôm chôm trái chín đỏ bừng trên cành, nặng trĩu cả tán. Bạn có thể đến tham quan miệt vườn này vào mùa thu hoạch khoảng từ cuối tháng 5 đến tháng 7.  

Ngoài ra, khi tới Cù lao An Bình bạn cũng có thể tới các khu vườn trái cây rộng lớn để trực tiếp tham gia “tát mương bắt cá” trong trang phục áo bà ba truyền thống, chế biến và thưởng thức “chiến lợi phẩm” vừa thu được ngay tại vườn.

Địa chỉ: Cù lao An Bình nằm giữa dòng sông Tiền, gồm 4 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Vườn trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang

Vườn trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang

Nhắc đến địa danh Vĩnh Kim của tỉnh Tiền Giang, người ta lại nghĩ ngay đến vú sữa Lò Rèn với những trái vú sữa căng tròn, vỏ mọng, vị thơm ngon ngọt ngào. Ngoài thương hiệu vú sữa Lò Rèn, đến Vĩnh Kim du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều loại trái cây ngon khác như sầu riêng, chôm chôm, bưởi…

Địa chỉ: Xã Vĩnh Kim, Huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Vườn trái cây Cái Mơn, Bến Tre

Vườn trái cây Cái Mơn, Bến Tre

Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc tỉnh Bến Tre là vựa trái cây lớn nhất nhì miền Nam và được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất cả nước. Các vườn trái cây Cái Mơn được bao bọc giữa bốn bề sông nước của dòng Cổ Chiên và Hàm Luông nên quanh năm khí hậu ôn hòa, cây lá sum suê, tươi tốt. Đến với miệt vườn Cái Mơn không thể không nhắc đến sầu riêng Cái Mơn, bưởi da xanh Hai Hoa, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa… là những đặc sản ngon có tiếng ở vùng này.

Địa chỉ: Xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Vườn trái cây Cái Bè, Tiền Giang

Vườn trái cây Cái Bè, Tiền Giang

Nhắc đến miệt vườn Tiền Giang không thể không nói đến vườn trái cây Cái Bè. Nằm cách Sài Gòn chừng 70 km, miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ Bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè. Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách nhờ sở hữu những giống trái cây ngon nổi tiếng như xoài cát, bưởi, nhãn, cam sành, cam mật, ổi, táo, quýt, mít, mận…

Đến với miệt vườn Cái Bè, ngoài việc thăm những vườn trái cây sum suê, trĩu quả, du khách còn có dịp thưởng thức no say các loại trái cây đặc sản được trồng ở đây. So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon.

Địa chỉ: Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Điểm danh 5 khu du lịch vui chơi đặc sắc ở Bến Tre

Cách Thành Phố Hồ Chí Minh gần 3 tiếng di chuyển bằng xe khách, Bến Tre là điểm đến được ưu thích hàng đầu Miền Tây. Dưới đây là 5 khu du lịch vui chơi đặc sắc ở Bến Tre, nếu có cơ hội bạn nên ghé đến một lần. 

Điểm danh 5 khu du lịch vui chơi đặc sắc ở Bến Tre

Khu du lịch Lan Vương

Khu du lịch Lan Vương

Khu du lịch Lan Vương nằm ở thành phố Bến Tre, mặt tiền tỉnh lộ 887 thuộc Ấp 2, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre, chỉ cách Sài Gòn khoảng hơn 90km. Từ những mảnh ruộng hoang sơ, nơi này đã được thiết kế tạo thành khu du lịch sông nước miệt vườn, trong đó dòng sông nhỏ trải dài cả khu. Du lịch Bến Tre, đến với Lan Vương, bạn không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, mà còn thích thú với không gian mở vô cùng mát mẻ với vườn cây, trái ngọt, hoa kiểng, xuồng chèo rất quyến rũ, nên thơ.

Khu du lịch Lan Vương

Điều đặc biệt làm cho khu du lịch thu hút nhiều du khách chính là hai trò chơi “cười không nhặt được mồm”: đi xe đạp qua cầu khỉ và đi dây tập thể qua sông.

Khi đến với Lan Vương, bạn sẽ được khám phá môi trường sinh thái tự nhiên để sinh hoạt dã ngoại, du thuyền trên sông, câu cá giải trí, thưởng thức các đặc sản như bưởi da xanh, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, dừa xiêm xanh, dừa dứa… Hay có cơ hội tham gia các hoạt động giao lưu đàn ca tài tử, hát karaoke… Ngoài ra, bạn còn được mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, được thưởng thức các món ăn đặc trưng Nam Bộ độc đáo.

Khu du lịch Làng Bè

Khu du lịch Làng Bè

Thêm một điểm đến vui chơi “cực đã” ở Bến Tre nữa mà các bạn nên note lại ngay chính là khu du lịch Làng Bè nằm ở địa chỉ 81B/6B An Khánh – Châu Thành, Bến Tre. Khu du lịch này toạ lạc gần cầu Rạch Miễu với khung cảnh sông nước hữu tình miền Tây Nam Bộ và gắn liền với nghề nuôi cá bè của dân địa phương.

Khu du lịch Làng Bè

Để đi đến khu du lịch Làng Bè, các bạn có thể rẽ phải dưới chân cầu Rạch Miễu hướng KDL Cồn Phụng. Các bạn nên đi vào buổi sáng vào ăn uống, chụp hình, nghỉ ngơi, rồi trưa thì chơi các trò chơi vận động, tới chiều về lại thành phố.

Đến đây, bạn không chỉ được tha hồ thưởng thức ẩm thực đặc sắc của miền sông nước mà còn khám phá nhiều trò chơi thú vị như: đu tàu dừa, đi cầu khỉ, đạp xe thăng bằng qua cầu, đi dây qua sông, tát mương bắt cá,..

Khu du lịch Làng Bè

Hiện tại Khu du lịch Làng Bè đưa ra combo cho 1 vé trọn gói là 200.000 đồng/người, với giá vé này đã bao gồm ăn uống, chơi trò chơi, thuê quần áo bà ba, tắm giặt. Lưu ý, combo áp dụng cho nhóm từ 5 người trở lên nha.

Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách

Được mệnh danh là xứ dừa với khí hậu quanh năm ôn hòa, Bến Tre còn là vựa trái cây lớn của miền Tây Nam Bộ với đủ loại trái cây ngon nổi tiếng như sầu riêng, chôm chôm, bưởi, xoài, nhãn, mận… Một trong những địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến huyện Chợ Lách là vườn cây ăn trái Cái Mơn (xã Vĩnh Thành). 

Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách

Đến đây, du khách sẽ bị cuốn hút trước những vườn chôm chôm chín đỏ, vườn dâu xanh ngắt, vườn măng cụt, bòn bon với những buồng trái trĩu quả từ gốc đến ngọn hay những liếp cam, quýt, bưởi, nhãn che khuất cả lối đi.

Miệt vườn Cái Mơn, Chợ Lách

Chợ Lách nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 40 km, để đến đây du khách có thể đi từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, hướng theo quốc lộ 60, đi khoảng 4 cây số đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc. Sau đó tiếp tục rẽ phải, đi theo đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 khoảng 10 cây số nữa là đến.

Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ

Vườn chim Vàm Hồ thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, đây là địa chỉ xanh với một hệ sinh thái đặc sắc, có đến 84 loài chim. Tại vườn chim Vàm Hồ có đến 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ, trong đó có cò quắm, cò ruồi, cò trắng, vạc chiếm đông hơn cả.

Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ

Dọc hai bên bờ sông, đường dẫn đến Vàm Hồ có nhiều chủng loại thực vật phong phú với các loại cây trồng như ổi, so đũa, khoai mì, đậu ván, mía, lúa, mãng cầu xiêm… Thực vật chiếm đa số là cây dừa nước. Ngoài điểm nhấn là chim, trong khuôn viên nơi đây còn có trang trại khép kín, với nhiều loại cây ăn quả được trồng tự nhiên và hoàn toàn sạch.

Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ

Tới đây, du khách không chỉ được tham gia nhiều trò chơi dân gian thú vị mà còn có thể tự tay làm bánh xèo, món bánh đặc trưng của miền Tây. Ngoài ra, điểm độc đáo là tất cả các món ăn ở đây đều được chế biến từ các nguyên vật liệu được nuôi trồng khép kín trong khuôn viên trang trại.

Khu du lịch Cồn Phụng

Nếu yêu thích khung cảnh mát mẻ của miền Tây sông nước thì Cồn Phụng là một trong những điểm tham quan lý tưởng mà các bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch Bến Tre. Cồn Phụng hay còn gọi là Cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc ấp 10 xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Khu du lịch Cồn Phụng

Đây được xem là điểm du lịch sinh thái và du lịch miệt vườn hấp dẫn nhất Bến Tre mà các trẻ nên một lần đặt chân đến khám phá. Đến với Cồn Phụng, bạn sẽ được ngồi trên thuyền ngắm cảnh sông nước thưởng thức nước dừa ngọt lịm hay rong ruổi trên những chiếc xuồng nhỏ len lỏi qua những con rạch đầy dừa xanh, đi xe ngựa hoặc chạy xe đạp khám phá khung cảnh thôn quê.

Khu du lịch Cồn Phụng

Điểm hấp dẫn mà Cồn Phụng khiến nhiều du khách tìm đến chính là không gian mát mẻ, những vườn trái cây thay đổi quanh năm như sầu riêng, mít, xoài, chuối, chôm chôm, mận, sơ ri,… Ngoài thưởng thức các loại trái cây, các bạn còn được tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa để tận mắt chứng kiến quy trình làm kẹo khá thú vị của người dân địa phương như: cán kẹo, cắt, gói, đóng hộp,…

Khu du lịch Cồn Phụng

Bên cạnh đó, bạn còn được tham quan cơ sở nuôi ong lấy mật và chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm trái dừa và cây dừa qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Tổng hợp:
Hình ảnh: Internet

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Lịch trình tham quan 3 ngày Tiền Giang - Bến Tre

Ngao du ở Tiền Giang và Bến Tre, bạn sẽ được thả hồn giữa không gian xanh mát, thưởng thức đủ loại đặc sản hấp dẫn.
Xem thêm: Một ngày về xứ Tây Đô vi vu sóng nước

Phương tiện di chuyển

Vé xe khách tuyến Sài Gòn - Tiền Giang (khoảng 70 km) có giá 60.000 đồng/vé. Tuyến Bến Tre - Sài Gòn (88 km) có giá 67.000 đồng/vé.

Nếu đi xe máy, bạn theo Quốc lộ 1 đến ngã ba Trung Lương là đến cửa ngõ thành phố Mỹ Tho. Cầu Mỹ Lợi giúp khoảng cách từ TP HCM đến thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) chỉ còn 25 km.

Lưu trú

Tại Tiền Giang, bạn có thể chọn khách sạn ở Gò Công như Liên Hương, Hồng Thành, Hoa Hồng với mức giá từ 250.000 đồng đến 450.000 đồng/đêm. Ở Mỹ Tho có khách sạn Công Đoàn giá 370.000 đồng/đêm. Tại Bến Tre có các khách sạn Hùng Vương, Hàm Luông, Việt Úc, Oasis… với mức giá từ 400.000 đồng/đêm.

Gợi ý lịch trình

Ngày thứ nhất: Sài Gòn - Gò Công - Mỹ Tho (Tiền Giang)

Đặt chân đến Gò Công, bạn hãy ghé cụm lăng Hoàng Gia, một trong những công trình hiếm hoi ở miền Tây có tuổi thọ vài trăm năm gắn với lịch sử. Được xây dựng vào năm 1826, nơi đây thờ dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng là cha của Hoàng thái Hậu Từ Dụ.

Đến Tiền Giang đừng bỏ qua điểm tâm linh chùa Vĩnh Tràng

Cách thị xã Gò Công 15 km theo hướng đông là bãi biển Tân Thành. Đến đây, bạn sẽ có được trải nghiệm cào nghêu hay săn sam. Đặc biệt, thưởng thức những con nghêu trắng phau tròn căng ngọt lịm được chế biến ngon miệng, bạn sẽ có một bữa ăn khó quên.

Tại Mỹ Tho, bạn không nên bỏ qua chùa Vĩnh Tràng ở đường Nguyễn Trung Trực thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong. Tồn tại từ đầu thế kỷ 19, đây là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, mang đậm nét kiến trúc Á - Âu đặc sắc. Đến đây, một đặc sản rất nên thử chính là hủ tiếu Mỹ Tho. Sợi hủ tiếu dai mềm, nước lèo hòa quyện giữa vị ngọt thanh của xương hầm, vị mằn mặn của tôm khô, có hương vị đặc trưng rất đậm đà.

Ngày thứ hai: Mỹ Tho - Cái Bè - Tứ Cồn - Bến Tre

Chợ nổi Cái Bè với hàng trăm xuồng ghe chở đầy ắp các loại trái cây sẽ cho bạn cảm nhận rõ nét không khí mua bán nhộn nhịp của một khu chợ nổi miền Tây. Từ chợ nổi, bạn có thể ghé thăm các làng nghề truyền thống ven sông như lò làm kẹo, lò làm bánh tráng, lò làm cốm, thủ công mỹ nghệ, lò nung gạch…

Theo dòng sông Tiền, bốn cồn Long - Lân - Quy - Phụng luôn là địa điểm hấp dẫn du khách. Cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, trong khi cồn Quy và cồn Phụng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thế nên chuyến du lịch Tiền Giang Bến Tre sẽ là cơ hội tuyệt vời cho bạn khám phá trọn vẹn “tứ linh”.

Chợ nổi Cái Bè, điểm tham quan đặc trưng của miền sông nước miền Tây

Cồn Long chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu vì gần cảng cá Mỹ Tho. Ở đây còn có những miệt vườn cây trái sum suê thơm ngon như sầu riêng, chôm chôm, sơri, ổi không hạt, cam, xoài, vú sữa.

Cồn Lân hay còn gọi là cồn Thới Sơn, là cồn lớn nhất trong số bốn cồn. Theo những con rạch quanh co, con đò nhỏ sẽ đưa bạn lướt qua hai hàng dừa nước. Tận hưởng đời sống dân dã khi được vào vườn hái trái cây, tham quan ngôi nhà vườn ba gian, năm gian đặc trưng của miền Tây, bạn sẽ có rất nhiều kỷ niệm thú vị.

Cồn Quy nhỏ nhất, còn có tên gọi khác là cồn Cát. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét đẹp hoang sơ. Bạn sẽ có cảm giác thích thú khi ngồi trong các gian nhà sàn lộng gió, ngắm những bông bần trắng tím là đà mặt nước, nhấm nháp cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng hay cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí, nghe tiếng đờn ca tài tử réo rắt.

Cồn Phụng là nơi tiên phong khai thác thân cây dừa làm hàng gia dụng và hình thành một làng nghề mỹ nghệ dừa độc đáo. Tại đây lưu giữ di tích kiến trúc lạ mắt và tinh xảo của đạo Dừa do ông Nguyễn Thành Nam lập nên từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Được bình chọn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu du lịch Cồn Phụng rộng rãi, thoáng mát, hòa vào thiên nhiên theo tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp”.

Tham quan các cồn, ghé qua các làng nghề và lựa chọn cho mình những món quà đặc sản

Bạn có thể đi xuồng máy dọc cồn để tham quan các cơ sở chế biến kẹo dừa, đồ lưu niệm từ dừa hay lên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân bên ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức trái cây miền nhiệt đới.

Ngày thứ ba: Bến Tre - Sài Gòn

Hãy dành thời gian ghé qua khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu thuộc huyện Ba Tri, nơi an nghỉ của nhà thơ lớn của dân tộc, nhà yêu nước và vị thầy thuốc của nhân dân. Hoặc đến làng du kích Đồng Khởi thuộc huyện Mỏ Cày, bạn sẽ được thấy các loại vũ khí thô sơ mà người dân đã dùng trong các cuộc kháng chiến.

Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi sinh sống của gần 500.000 con cò, vạc và các loài chim thú hoang dại khác, cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú. Nơi đây mở ra một không gian thiên nhiên kỳ thú. Có rất nhiều điều chờ bạn khám phá như dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai.

Đến vườn cây ăn trái Cái Mơn, bạn sẽ được tận hưởng thú vui khám phá vườn cây trái, thưởng thức ngay các loại trái cây tươi do chính tay mình vừa hái xuống rồi mua về làm quà, đặc biệt là sầu riêng Cái Mơn. Ngoài trái cây, gần đây các nhà vườn còn phục vụ thêm các món ăn đặc sản miền quê Bến Tre như cháo gà thả vườn, cháo hến, bánh xèo ốc gạo…

Ăn uống

Chuyến du lịch này sẽ cho bạn thưởng thức món cá bống dừa kho sệt, bánh giá, ốc gạo Tân Phong, chuối quết dừa, mắm còng, gỏi nham. Sang Bến Tre có chuối đập nước cốt dừa, bánh canh bột xắt, đuông dừa, thịt chuột dừa chế biến đa dạng như nướng, hấp, nấu cà ri và đặc biệt nhất là món chuột hấp trong nồi cơm.

Quà mua về

Gò Công nổi tiếng với những trái sơ ri chín mọng cùng đặc sản mắm tôm chà. Ngoài ra Tiền Giang còn có vô vàn trái cây ngon như vú sữa Lò Rèn, quýt Cái Bè, bưởi da xanh. Bến Tre nức tiếng với kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, các đồ vật mỹ nghệ đẹp mắt làm từ dừa.

Vĩnh Hy (theo NgoiSao)

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Bánh ướt ngọt - món ăn chơi ở tỉnh Bến Tre

Vỏ bánh thấm muối mè gói gọn bên trong là nhân đậu xanh cà nhuyễn, sợi dừa bào trắng... đã tạo nên sức hấp dẫn cho món bánh miền Tây.
Bến Tre là nơi có nhiều lò bánh phồng, bánh tráng nổi tiếng khắp bốn phương. Người dân xứ này thường tận dụng dừa và bánh tráng để tạo nên vô số món dân gian ngon lạ, độc đáo. Trong số đó phải kể đến bánh ướt ngọt.

Đây là loại bánh có vỏ được làm từ bánh tráng dừa lúc còn ướt, chưa đem đi phơi. Sau đó cuốn thêm đậu xanh và sợi dừa bào để tạo thành món ăn chơi hấp dẫn.


Bánh ướt ngọt đa sắc trong văn hóa ẩm thực miền Tây. Ảnh: banhbeobi

Bí quyết để làm món bánh ướt dừa ngon nằm ở công đoạn tráng bánh. Vỏ bánh phải thật dai, trong thì mới đạt yêu cầu. Để làm vỏ bánh cần nhất là bột gạo pha cùng nước cốt dừa, đường, muối, nước và mè rang. Chỉ nên để bột có vị ngọt nhẹ nhẹ thì khi ăn cùng nhân mới không bị gắt và ngán. Nếu muốn vỏ bánh thêm dai, người chế biến có thể pha thêm bột nếp hoặc bột năng.

Để món bánh ướt ngọt thêm phần bắt mắt, người làm bánh còn cho vào bột ít nước cốt lá cẩm, dứa hoặc củ dền, tạo nên sắc xanh, vàng và tím. Nhân bánh chế biến cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần chọn loại đậu xanh cà, ngâm nở, nấu nhừ với nước cốt dừa là được. Phần dừa khô thì đem đi bào sợi nhuyễn.

Bột khi pha xong sẽ dùng vá rải đều lên lớp vải căng mịn trên nồi bánh đang sôi sùng sục nước. Bánh được tráng hơi dày hơn so với các loại bánh ướt thông thường. Khi bánh ướt ngọt chín thì dùng ống tròn xoắn ra, để lên mâm đã được quét một lớp dầu. Cứ thế tiếp tục tráng cho đến khi hết bột.

Công đoạn tiếp theo, người chế biến sẽ xếp nhân đậu xanh, dừa bào vào giữa, tản cho đều ra và cuộn lại thành cuốn dài. Nếu muốn bánh ngắn thì cuốn xong dùng dao cắt đôi ra, còn không cứ để nguyên cho đẹp mắt.

Không giống bánh ướt mặn, bánh ngọt ăn nguội vẫn rất ngon, bóng dầu và bùi bùi đậu xanh... Hương vị món này dễ làm mê mẩn những ai chưa từng thưởng thức qua và có phần hảo ngọt. Bánh có thể chấm kèm muối mè hoặc đậu phộng. Ở các chợ Bến Tre thường bán một cuốn từ 2.000 đến 3.000 đồng.
Xem thêm: Một ngày khám phá vườn ca cao miền Tây

Lan Thoa (VnExpress)

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Một ngày khám phá vườn ca cao miền Tây

Một ngày ở miền Tây được chèo thuyền, đi chợ nấu ăn, vào vườn hái trái cây thử làm một người dân miền sông nước quả là những trải nghiệm thú vị.


Đến ấp Sơn Châu, xã Sơn Định huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre hỏi thăm vườn ca cao nhà anh Tư Thành, dân trong ấp ai cũng biết. Gần 10 năm nay, gia đình anh Tư Thành trở nên giàu có nhờ vườn trái cây gồm đủ loại sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm và đặc biệt là ca cao. Nhờ kỹ thuật trồng cấy ghép cây hiện đại nên vườn trái cây nhà anh đơm hoa kết trái quanh năm, thu hút lượng khách du lịch đến tham quan rất đông.


Trung bình một cây ca cao có thể thu hoạch gần cả 100kg trái mỗi năm nếu được chăm bón đúng cách.


Nhờ kỹ thuật chăm sóc nên vườn ca cao nhà anh Thành đơm hoa kết trái quanh năm. Từ lúc ca cao ra hoa đến khi chín thu hoạch mất khoảng 3 tháng.


Anh Thành cho biết mỗi năm gia đình thu hoạch gần chục tấn trái ca cao, chế biến ra nhiều sản phẩm như: rượu, bơ, bột ca cao và ca cao nguyên chất dùng làm kem hoặc bánh. Vào mùa trái cây chín rộ, khách vào vườn tham quan tự hái trái cây, thưởng thức sản phẩm ca cao đậm đà hương vị miền sông nước, nhiều người nghỉ đêm lại đều hài lòng.


Vào vườn hái ca cao là một trải nghiệm thú vị với khách du lịch.


Ca cao chín được nhiều khách du lịch chọn mua làm quà tặng.


Ca cao chín ăn vị chua ngọt thơm nồng.


Rượu ca cao là loại rượu khai vị rất được du khách thích khi ăn trưa tại vườn trái cây. Quá trình làm rượu ca cao rất kỳ công. Cứ 100 kg thịt ca cao mới lấy được 1,5 lít nước mùa mưa, 1 lít mùa nắng. Ca cao chín hái ngoài vườn vào bổ lấy ruột để trên rổ cho rỉ nước xuống. Hứng lấy nước này nấu sôi với đường, để nguội đổ vào hũ ủ từ năm tháng đến một năm. Càng ủ lâu rượu càng ngon. Hạt ca cao được giữ lại sau khi đã lấy hết nước làm rượu, phơi khô xuất khẩu ra nước ngoài…


Đoàn Xuân

Bài đăng phổ biến