Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Những quy định kỳ quặc nhất thế giới

Bắt mọi công dân phải cười ở Milan (Italy), không được xả nước sau 22h ở Thụy Sĩ hay không được phép chết trong Nhà quốc hội ở Anh đều là những quy định khó hiểu.
Xem thêm: 13 phong tục ở Trung Quốc có thể khiến du khách sốc

Dưới đây là 10 quy định được cho là lạ lùng nhất trên thế giới.

Chỉ có thợ điện mới được thay bóng đèn ở Victoria, Australia

Tại Victoria, bang đông dân thứ 2 ở Australia quy định chỉ có thợ điện có giấy phép hành nghề mới đủ điều kiện thay bóng đèn. Nếu cố tình vi phạm, người đó sẽ phải trả khoản tiền phạt lên tới 10 AUD (khoảng 165.000 đồng).

Quy định bắt công dân phải cười ở Milan, Italy

Thành phố Milan đặt ra luật lệ bắt công dân phải cười mọi lúc, nếu không sẽ phải nộp phạt. Tất nhiên, yêu cầu này cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ tại đám tang hoặc đi thăm người ốm trong bệnh viện.

Chàng trai biểu diễn trò cười này có thể giúp bạn không phá luật khi ở Milan. Ảnh:Alamy

Ở Florida, Mỹ, “xì hơi” nơi công cộng sau 18h ngày thứ 5 là vi phạm pháp luật

Quy định này đặt ra để yêu cầu mọi người hãy về nhà để làm việc đó, thay vì gây ra sự khó chịu chung cho cộng đồng.

Tại Anh, chết trong tòa nhà Quốc hội là phạm pháp

Quy định này được bình chọn là điều luật lố bịch nhất tại Anh năm 2007. Một phát ngôn viên của Thượng viện cho biết: “Hầu hết mọi người đều cho rằng không có cơ sở cho một đạo luật như vậy. Tuy nhiên, thực chất điều này vẫn tồn tại trong văn bản”.

Chết trong tòa nhà Quốc hội ở Anh là phạm pháp. Ảnh: Alamy

Ở Oklahoma, Hoa Kỳ, không để lừa được ngủ trong bồn tắm sau 19h

Bạn có thể cho chú lừa của mình vào bồn tắm để thư giãn, nhưng tuyệt đối không được cho ngủ nếu không muốn bị phạt tiền.

Tại Canada, cứ mỗi 5 bài hát trên đài phát thanh phải có một ca khúc do người Canada thực hiện

Vì thế, trong Đài phát thanh và truyền hình Canada, có đến 1/5 chương trình là do người Canada biểu diễn.

Thừa cân bị cấm ở Nhật Bản - quốc gia khai sinh ra môn vật sumo

Năm 2009, các nhà lập pháp đã đặt ra quy định về vòng eo tối đa, trong đó đàn ông trên 40 tuổi không được phép vượt quá 79 cm còn phụ nữ không được quá 89 cm.

Thừa cân bị cấm ở Nhật, quốc gia khai sinh ra môn vật sumo. Ảnh: Alamy

Xả nước bồn cầu sau 22h là phạm pháp ở Thụy Sĩ

Chính phủ coi việc xả nước vào ban đêm chính là tạo ra ô nhiễm tiếng ồn.

Tại Chicago, Mỹ ăn ở nơi đang có đám cháy là trái với pháp luật

Mặc kệ đồ ăn ngon như thế nào, nếu nhà hàng đang cháy, bạn bắt buộc phải chạy đi nơi khác.

Không được để tình trạng xe hết xăng trên xa lộ ở Đức

Bạn sẽ phải chịu án phạt lên tới 80 euro vì tội gây nguy hiểm cho các lái xe khác.

Hải Thu (VnExpress)

Ẩm thực Khmer qua bánh cống và bún nước lèo Sóc Trăng

Hai món dân dã nhưng mang nét văn hóa ẩm thực của người Khmer ở Sóc Trăng sẽ khiến bạn thêm ấn tượng với mảnh đất miền Tây này.
Xem thêm: Mì sụa - món ăn của người Hoa ở Sóc Trăng

Đến với Sóc Trăng, du khách không thể bỏ qua món bánh cống và bún nước lèo đặc trưng.

Bánh cống giòn rụm

Lần đầu tiên tới Sóc Trăng, bạn dễ gặp những xe bán bánh cống vàng rộm ở dọc đường hay trong các khu chợ. Đây chính là món bánh quen thuộc của đồng bào Khmer.

Điều đặc biệt của bánh cống nằm ở chỗ, nguyên liệu làm vỏ bánh không phải là bột mì hay bột gạo, mà nó là sự hòa quyện giữa đậu nành và gạo. Hai nguyên liệu này đều phải chọn loại ngon, ngâm nước cho nở đều. Gạo được xay thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Nhân bánh làm từ thịt heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn.

Lý giải tên gọi bánh cống, khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn, trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt, người Sóc Trăng gọi là cống. Khi dầu sôi, người làm bánh nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính. Đổ một nửa bột vào khuôn sau đó cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt hai con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi.

Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều, vớt lên vỉ để ráo dầu.

Bánh cống- món ăn không thể bỏ qua khi ghé Sóc Trăng. Ảnh: Ngọc Quí

Bánh cống ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt, bánh đậm đà giòn rụm cùng vị thanh mát của rau. Chỉ đơn giản vậy thôi mà lưu luyến những du khách yêu thích khám phá văn hóa Khmer.

Bánh cống được bán ở nhiều chỗ tại Sóc Trăng, nhưng ngon nhất là ở chính nơi được cho là nguồn gốc của nó - ngã ba đường vào chợ Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (cách TP Sóc Trăng khoảng 8 km). Mỗi chiếc bánh cống có giá 8.000 đồng.

Bún nước lèo đậm đà

Hương vị đặc trưng của bún nước lèo Sóc Trăng là nhờ mắm bò hóc, một loại mắm đặc trưng của người Khmer làm bằng cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi đem ủ muối từ 6 tháng trở lên. Để nấu nước lèo, đầu tiên phải rã mắm trong nước sôi, chờ thịt mắm tan ra hết, sau đó lọc bỏ xương mắm lấy nước riêng.

Nước lèo được nấu bằng xương ống, xương sườn lợn, tôm ninh nhỏ lửa trong nước, hớt bọt để lấy nước dùng trong, ngọt. Hoặc nước lèo nấu từ củ cải trắng và thêm nước dừa tươi cho có độ ngọt thanh, sau đó nấu chung với nước mắm đã lọc xương ở trên. Nước lèo ngoài các hương vị như: sả đập dập, ớt… đặc biệt không thể bỏ sót vài tép ngải bún, một loại cây gia vị đặc biệt của người Khmer.

Ngải bún bên cạnh việc khử mùi tanh của mắm, còn gia tăng hương thơm cho nồi nước lèo. Góp phần vào thành công của món ăn này là loại bún của Sóc Trăng, được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Qua quá trình chế biến, tạo thành những sợi bún trong, dẻo thơm.

Bún nước lèo Sóc Trăng mang đậm nét ẩm thực Khmer. Ảnh: Má Lúm

Người bán hàng chần bún qua nước lèo xong, cho vào tô, xếp lần lượt cá, tôm, thịt quay, thêm chút hẹ, giá và múc nước lèo rưới lên bún. Bún nước lèo được ăn kèm với rau muống chẻ, giá sống, bắp chuối bào nhỏ, chuối xắt ghém… thêm ít lá rau húng, rau quế, ớt sừng trâu chín đỏ xắt lát xéo. Tô bún có mùi thơm của sả, ngải bún, vị mặn đậm đà của mắm và chút giòn của thịt heo quay, dai dai của tôm, mùi hơi hăng của rau thơm.

Về Sóc Trăng, bạn có thể ghé ăn bún nước lèo ngon ở đường Võ Đình Sâm, Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng) hoặc thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên) với giá 20.000 - 25.000 đồng một tô.

Má Lúm (VnExpress)

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Vẻ đẹp ít biết về 'dãy Alps của xứ sở kim chi'

Con đường hoa anh đào dài 4 km, rừng cây ngũ sắc bạt ngàn và suối bao quanh đồi chè xanh rờn sẽ khiến du khách ấn tượng về Hadong.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc


Nằm ở cực Nam của Hàn Quốc, thành phố Hadong được mệnh danh là thành phố dưới chân "dãy Alps của xứ sở kim chi" bởi vẻ đẹp của nơi đây như bức tranh thủy mặc. Núi Jiri-san là ngọn núi nổi tiếng của thành phố được bao quanh bởi con sông Seomjing-gang thơ mộng.


Hadong còn nổi tiếng bởi con đường hoa anh đào dài 4 km đẹp nhất Hàn Quốc. Cách TP HCM khoảng 2 giờ bay, du khách muốn đến sân bay quốc tế Incheon sẽ mất khoảng hơn 4 giờ đi ôtô để đến được Hadong. Để du lịch toàn bộ thành phố, cần tối thiểu 3 ngày 2 đêm và theo những người có kinh nghiệm, du khách có thể kết hợp tham quan Hadong cùng một số địa danh nổi tiếng khác của Hàn Quốc.


Năm 2011, Hadong được tổ chức Môi trường của Liên hiệp quốc công nhận là một trong những thành phố đáng sống trên thế giới bởi sự trầm mặc yên ắng và vô số cảnh đẹp để con người có thể hòa mình.


Hadong còn được biết đến như một thủ phủ của cây chè. Tại đây, chè được trồng trên những ngọn đồi trập trùng trong như những cánh đồng ruộng bậc thang tại Việt Nam. Mỗi năm, Hadong tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến chè cho khách du lịch tham quan và trực tiếp tham gia.


Một góc nhìn từ triền núi xuống dòng sông Seomjin-gang thơ mộng.


Hai cây thông "Phu - thê" mọc hàng trăm năm giữa cánh đồng cũng là một điểm tham quan thu hút khách.


Vào mùa thu, hai cây thông đại diện cho hạnh phúc lứa đôi được bao quanh bởi những cánh đồng vàng ươm.


Con sông Seomjin-gang thơ mộng nổi tiếng với đặc sản sò mai - một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hằng năm, người dân Hadong còn có một lễ hội thi bắt sò nổi tiếng khắp đất nước.


Chùa nghìn tuổi Ssanggye nằm giữa rừng cây ngũ sắc. Vào mùa thu, khung cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh với nhiều gam màu rực rỡ.


Đền chùa cổ là một trong những nét đẹp văn hóa nổi bật thu hút nhiều du khách khi đến tham quan thành phố này.


Theo NgoiSao

Bài đăng phổ biến