Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Du lịch Úc - Kỳ lạ Giáng sinh nhiệt đới

Giáng sinh không lò sưởi, không tuyết trắng như trong thiệp Giáng Sinh khắp nơi trên thế giới, Australia mùa Noel rực rỡ nắng vàng trên những bãi biển chan hòa gió và cát, bữa tối Giáng Sinh sẽ là tiệc nướng BBQ trên bờ biển, những ông già Noel đang lướt ván, chơi dù bay hay nằm phơi nắng trên các khu nghỉ dưỡng tuyệt vời!

Đón giáng sinh theo “phong cách” Úc

Vào dịp Giáng Sinh, thời tiết nắng nóng, người dân Úc có một số truyền thống đặc trưng và khác biệt so với các nước phương Tây. Người Úc uống champagne ướp lạnh thay vì rượu sữa trứng Eggnog ấm nóng rất được ưa thích ở những vùng lạnh giá, họ thưởng thức bánh gato trái cây mát thay cho bánh chocolate phủ sữa ngọt ngào. Lễ hội Giáng Sinh truyền thống ở Úc có hội đèn cầy Carols By Candlelight có lịch sử từ năm 1937, các gia đình sẽ tập trung trước những nhà hát lớn, những trung tâm nổi tiếng như Martin Place, Hyde Park, Rushcutters Bay, Rosebery, Alexandria và đồi Surry Hills. Họ ngồi trên những tấm mền sặc sỡ, thắp nến lung linh xung quanh và cùng ngân vang bài thánh ca Christmas Carols. Hai nhà hát lớn nhất là nhà hát Con Sò ở Sydney và nhà hátMelbourne được truyền hình trực tiếp khắp đất nước này, trở thành nét văn hóa không thể thiếu của Úc.




Mùa Giáng Sinh ở Úc trùng với kỳ nghỉ hè nên rất nhiều gia đình sẽ tổ chức dịp lễ cuối năm ở các điểm du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, thành phố Wollongong bang New South Wales sẽ chật kín khách du lịch trên những bãi biển tuyệt đẹp, tại hố Nước Phun Kiama với cột nước trắng xoá phun thẳng lên trời, Vịnh Jervis cát trắng mịn, làn nước màu ngọc lam trong vắt, đẹp nhất thế giới, là nơi sinh sống của cá heo và cá voi tự nhiên. Về đô thị Ballarat, ngoại ô Melbourne, nhiều người sẽ mê “bảo tàng Vàng” độc đáo với nhà máy xử lý lọc vàng, hệ thống thủy cục đãi vàng và khu mỏ vàng trong lòng đất còn nguyên công cụ đào vàng thô sơ. Trẻ em sẽ rất thích thú khi được hoá thân thành thợ đào vàng thứ thiệt tự tay đãi cát bên những lạch nước.



Sydney – trái tim nước Úc

Không ai tới Australia mà lại quên ghé Sydney, thành phố này sẽ nhộn nhịp hơn bao giờ hết vào dịp lễ lớn cuối năm. Trước đó nhiều tuần lễ, từ ngoại ô tới những đại lộ trung tâm được trang trí sáng rực, nếu đứng từ Tháp Sydney cao 250m, toàn cảnh thành phố trải trước mắt bạn như một tấm bản đồ khổng lồ với những đại lộ ánh sáng đan xen. Khắp thành phố, những dàn đồng ca ngân nga thánh ca bên những cây thông Noel lấp lánh quả châu, tòa thị chính trình diễn nghệ thuật ánh sáng vạn hoa huyền diệu. Ngày cuối cùng của năm cũ, hàng triệu người trên khắp hành tinh dõi về Cầu cảng Sydney, nơi sẽ bắn pháo hoa đầu tiên và là một trong những cảnh Giao thừa lộng lẫy nhất thế giới.


Khám phá văn hóa xứ Kangaroo

Để cảm nhận một nước Úc bản địa đặc sắc, hãy tìm về làng thổ dân cổ xưa Kuranda Village để học thổi kèn gỗ didgeridoo, điều khiển xuồng Army Duck có thể di chuyển trên đất liền và dưới nước. Bạn sẽ không thể quên khung cảnh chỉ có trong truyện phiêu lưu, như thổ dân nhảy múa điệu Paragirri truyền thống, đi xuyên rừng nhiệt đới Kuranda đến thác Barron, Red Peak gầm thét giữa thiên nhiên!




Một châu Úc vừa độc đáo vừa hiện đại chờ bạn khám phá những này đầu năm mới. Hãy cùng Vietravel xẻ dọc đất nước tươi đẹp này để trải nghiệm những cảnh đẹp tuyệt vời của xứ sở Kangaroo!


Chùm tour Australia

Liên hệ: 

Công ty Du lịch Vietravel

190 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM
Tel: (08) 3822 8898
Bộ phận Khách Lẻ Úc:
Tel: 38228898/ EXT 141-155-142. Hotline:0938 301 388
Và các trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc
Hoặc truy cập mạng bán tour trực tuyến www.travel.com.vn

Điều kiện để cấp thị thực du lịch Mỹ (loại thị thực B-2)

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ về điều kiện để được cấp thị thực du lịch Hoa Kỳ (ký hiệu là B-2) thì bạn không cần phải có người bảo lãnh, do đó bạn không bắt buộc phải có thư mời của người bạn đang ở Mỹ. Vậy để đi du lịch Mỹ thì bạn cần những điều kiện gì để được cấp thị thực, hãy xem các thông tin dưới đây.


Để xin loại thị thực B-2, bạn cần phải chứng minh rằng:

- Bạn có ràng buộc chặt chẽ với nơi cư trú ở nước ngoài mà bạn sẽ không thể từ bỏ.
- Chuyến đi thăm Hoa Kỳ của bạn là một chuyến đi ngắn hạn và bạn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc chuyến thăm này.
- Bạn có khả năng tài chính phù hợp để chi trả mọi chi phí liên quan đến chuyến đi.
Quy định của Hoa Kỳ không bắt buộc bạn phải ở đâu nhưng bạn cần phải cho biết kế hoạch của bạn như thế nào khi bạn qua Mỹ, chẳng hạn bạn sẽ ở đâu, làm gì…
Để chứng minh bạn trở về nơi cư trú tại Việt Nam, bạn có thể chỉ ra những ràng buộc của mình tại Việt Nam như bằng chứng về việc làm, ràng buộc về gia đình hoặc các mối quan hệ khác của bạn hoặc các giấy tờ sở hữu về nhà cửa, đất đai, hộ chiếu cũ, trong đó có thị thực được cấp trước đây (nếu có). Những giấy tờ này phải được nộp cùng với đơn xin thị thực của bạn.
Pháp luật Hoa Kỳ cũng không quy định cụ thể bạn phải có bao nhiêu tiền để được cấp thị thực du lịch. Điều bạn cần phải làm là chứng minh năng lực tài chính của bạn tại Việt Nam, các ràng buộc về mặt tài chính và kinh tế của bạn như: thư xác nhận công việc và thu nhập hiện tại của bạn, tài khoản ngân hàng, nhà cửa, đất đai, sổ tiết kiệm…
Tuy nhiên, nếu có người trả chi phí cho chuyến đi của bạn thì người đó có thể gửi chứng từ đóng thuế và thu nhập mới nhất cho bạn và bạn có thể sử dụng các giấy tờ này để chứng minh trong cuộc phỏng vấn.

Các giấy tờ cần thiết được nộp cùng với đơn xin thị thực của bạn:


- Giấy tờ chứng minh về hành trình chuyến đi đến Hoa Kỳ của bạn bao gồm tên, địa chỉ, và số điện thoại liên hệ tại mỗi thành phố.
- Nếu có một cá nhân nào đó chi trả cho chuyến đi của bạn thì phải có thư từ của người bảo trợ nêu rõ mục đích chuyến đi của bạn và có bằng chứng tài chính chứng minh người bảo trợ có đủ chi phí để trang trải cho chuyến đi và các khoản chi phí của bạn, ví dụ: Đơn bảo trợ tài chính Mẫu I-134, giấy khai thuế, giấy xác nhận việc làm, giấy báo lãnh lương, giấy xác nhận tài khoản ngân hàng.
- Giấy tờ chứng minh thông tin về nghề nghiệp, việc làm của bạn (như hợp đồng lao động, giấy đăng ký kinh doanh…); trình độ học vấn; các mối quan hệ xã hội hoặc gia đình (giấy khai sinh, hộ khẩu, CMND của bạn…).
- Giấy tờ về tài sản của bạn để chứng minh được những ràng buộc của bạn tại Việt Nam như: thư xác nhận công việc và thu nhập hiện tại của bạn, tài khoản ngân hàng, các giấy tờ sở hữu về nhà cửa, đất đai, sổ tiết kiệm…

Về trình tự, thủ tục nộp đơn xin thị thực du lịch:

1. Hoàn tất các mẫu đơn.
2. Đóng lệ phí xin thị thực.
3. Chụp hình thẻ.
4. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
5. Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực (bạn phải sử dụng hộ chiếu còn giá trị để du lịch đến Hoa Kỳ với thời hạn hiệu lực ít nhất còn 6 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến đi dự kiến đến Hoa Kỳ).
6. Đăng ký cuộc phỏng vấn trên mạng.
7. Đến Cơ quan Lãnh sự của Hoa Kỳ để phỏng vấn. Bạn nên đến Lãnh sự không sớm hơn 20 phút trước giờ hẹn phỏng vấn. Nếu đơn xin thị thực được chấp thuận, bạn sẽ được phát một phiếu cấp thị thực. Bất kỳ ai mang theo phiếu này đều có thể nhận hộ chiếu và thị thực của bạn vào ngày làm việc kế tiếp lúc 3g chiều, chỉ từ thứ hai đến thứ sáu. Nếu bị từ chối cấp thị thực, bạn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.

Chú ý:

Thời hạn của thị thực khác với thời hạn bạn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ. Khi bạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ, bạn sẽ được kiểm tra bởi viên chức của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CPB), trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Viên chức này sẽ quyết định thời gian bạn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ. Việc gia hạn thời hạn lưu trú chỉ được chấp thuận vì những lý do bất khả kháng hoặc vì những mục đích nhân đạo khác. Thời hạn lưu trú có thể được gia hạn thêm đối với những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo thị thực loại B tối đa là 6 tháng.
Do những quy định về an ninh, một số đơn xin thị thực sẽ phải trải qua những thủ tục kiểm tra hoặc hành chính lâu hơn thường lệ, do đó bạn cần phải nộp đơn xin thị thực thật sớm, trước ngày dự định đi khá lâu và không nên mua vé máy bay cho đến khi bạn đã có thị thực trong tay. Bạn cũng nên hạn chế gọi điện đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán để yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng hồ sơ của mình.

Vietravel đang giới thiệu nhiều tour du lich My tại website travel.com.vn, nhất là các tour du lịch tết nguyên đán đi thăm người thân tại Mỹ.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Du lịch Myanmar vào mùa xuân

Trong những nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng Ấn Độ, có lẽ mỹ thuật Myanmar thấm nhuần sâu sắc văn hóa Ấn nhất. Thời kỳ “Pagan rực rỡ” (thế kỷ 11 - 18) cũng là thời hoàng kim của mỹ thuật Phật giáo Myanmar. Du lịch Myanmar đang được nhiều nước Đông Nam Á hướng tới.

Xem thêm: 6 điểm đến du lịch nước ngoài hấp dẫn năm 2014

Đất nước Myanmar

Tuy Myanmar không có những công trình đền tháp nổi tiếng như Angkor của Campuchia hay Borobudur của Indonesia, nhưng các công trình Phật giáo ở đây rất đa dạng, chi tiết và phát triển toàn diện. Chúng thể hiện qua hai dạng công trình: Chùa (stupa) và Đền. Đền chùa ở đây không làm bằng đá mà xây gạch trát vữa stucco, dễ điêu khắc và trang trí hơn chất liệu đá. 

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Campuchia

Stupa thường bố cục theo các loại hình trụ, hình chỏm, hình chuông, chân tháp mở rộng, trên chóp khắc chạm hình búp sen.

Các stupa thường có kích thước lớn, trở thành trung tâm của những quần thể kiến trúc đền chùa phức tạp. Điển hình là khu Chùa Vàng Shwedagon tại thủ đô Yangon.



Những ngôi đền thờ lại tuân thủ theo 2 lối bố cục mặt bằng: hình vuông dùng làm điện thờ, với nhiều phù điêu nổi tiếng; hình chữ thập phỏng theo kiểu kiến trúc đền trong hang động Ấn Độ. Điêu khắc luôn chiếm phần lớn các trần nhà có dạng vòm hình cung hay cuốn bán nguyệt. Đề tài dựa theo kinh “Bổn sanh” (Jataka) về tiền thân Đức Phật, Bồ-tát, nhất là Đức Quan Thế Âm (Avalokitesvara).

Trong các làng Myanmar truyền thống, ngôi chùa là trung tâm của đời sống tâm linh và văn hóa. Lễ hội quan trọng nhất trong năm là lễ chùa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng. Lễ nhập tu được gọi là “shinbyu” là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn.

Mặc dù các chùa Myanmar được xem là di tích lịch sử - văn hóa độc đáo nhất ở Đông Nam Á, có thể sánh ngang với đền Angkor (Campuchia) và đền Borobudur (Indonesia), tuy nhiên đến nay vẫn chưa được ghi vào danh sách các di sản văn hóa thế giới của Unesco. Nguyên nhân chính là việc trùng tu các công trình đền tháp đã không thực hiện theo đúng quy định quốc tế, do việc sử dụng những vật liệu hiện đại, hay mở thêm nhiều con đường mới làm ảnh hưởng đến giá trị của di tích.
Chùa Vàng Shwedagon Paya

Nổi tiếng nhất là chùa Shwedagon Paya xây dựng suốt các thế kỷ thứ 6 - 10 ở thủ đô Yangon. Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Ngôi tháp dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được toàn cảnh thành phố Yangon.

Từ chân đồi có 4 lối lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp “chinthe” (sư tử thần) canh gác. Lối phía Đông và phía Nam có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ thờ Phật và dụng cụ tu hành. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.

Đế tháp bằng gạch trát vữa stucco, dát bên ngoài là những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ có các nhà sư và nam giới mới được phép đi vào. Tiếp theo là khối hình chuông của tháp. Phần trên cùng là chóp mũ tháp, mang dạng các cánh sen, hoa chuối, rồi đến vương miện. Vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat(15g).

Vàng dát quanh tháp là những tấm vàng dát mỏng do Phật tử cúng dường, được các thợ thủ công tài khéo chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Việc dâng vàng dát này bắt đầu có từ thời hoàng hậu Shin Sawbu.

Không gian khu đền rộng rãi, thoáng mát, nền đá gạch mát lạnh, thật dễ chịu. Người Myanmar có một thái độ hết sức cẩn trọng, trang nghiêm khi vào chùa, không nói chuyện ồn ào, không thắp nhang khói mù mịt. Họ thường yên lặng niệm kinh, thiền định, cầu nguyện. Nơi nào có tiếng người lao xao, rộn ràng chắc chắn là du khách nước ngoài, họ chụp ảnh, trầm trồ phấn khích trước những nếp chùa lộng lẫy nguy nga như cung vàng điện ngọc.

ĐẶC SẢN MYANMAR

Các món ăn của Myanmar khá ngon và vừa miệng. Một số món bạn không nên bỏ qua khi đến đây là súp mì mohinga, salad, cari, các loại bánh, măng hồng. Món dễ ăn và rẻ nhất là xiên nướng bán đầy các thành phố lớn, thị trấn nhỏ.

LƯU Ý KHI Ở MYANMAR

- Bỏ giầy, dép và tất (vớ) khi đến các khu đền chùa và khu vực không cho phép đi giầy dép vào.
- Khi đưa tiền, quà tặng hoặc bất cứ thứ gì cho người khác, quý khách nên đưa bằng tay phải hoặc bằng cả hai tay để tỏ thái độ lịch sự.
- Nên mặc quần dài quá gối và áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng khi đi thăm các đền chùa của Myanmar.
- Tránh quay phim và chụp hình tại một số nơi nhạy cảm. Nếu bị yêu cần xóa, hãy xóa để tránh rắc rối.
- Xuất trình hộ chiếu khi mua sim card GMS. Các loại sim này có giá 25-30 USD/chiếc tại khách sạn hoặc tại các trung tâm thương mại nhưng phải. Nếu muốn gọi ra nước ngoài phải hỏi giá khách sạn.

Các chương trình du lịch Myanmar luôn được cập nhật tại website travel.com.vn đặc biết là tour du lịch cổ vũ đội tuyển Việt Nam tại Sea Games 27.

Bài đăng phổ biến