Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Chuyến tàu ma quái ở Stockholm

Một sự trùng hợp là vài du khách từng bước lên tàu thường không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa.
Xem thêm: 100 năm đen tối trên hòn đảo ở Hawaii

Theo News, 50 năm trước, con tàu Silverpilen (Silver Bullet) khởi hành những chuyến đầu tiên. Và kể từ đó, nó trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh kinh hoàng đối với người địa phương.

Con tàu có 8 toa được hoàn thành để thử nghiệm từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nó được dùng như một phương tiện dự phòng cho hành khách trong các mùa cao điểm cho đến tận năm 1996. Sau đó, các toa của nó được tách rời thành từng phần.
Tàu thậm chí chưa được sơn màu và đứng lạc lõng giữa hàng trăm chuyến tàu điện màu xanh khác của ga. Ảnh: News.

Nhiều tin đồn về con tàu ma quái này cũng được người dân bản địa truyền tai nhau. Một trong số đó là bất kỳ ai bước lên con tàu này coi như sẽ gặp điều không may. Vài du khách đi tàu từng xác nhận mất tích, và vài tháng sau mới tìm thấy.

Nhưng họ vẫn còn may mắn hơn so với những người được cho là xuống nhà ga bỏ hoang Kymlinge. Họ không bao giờ được nhìn thấy một lần nào nữa. Người dân Thụy Điển có một câu nói khá phổ biến là chỉ có những người chết mới xuống ga Kymlinge (Bara de doda stiger av I Kymlinge).

Ngoài ra, cũng có truyền thuyết rằng, một người đàn ông muốn đến ga kế tiếp và ngồi lên con tàu này. Một tuần sau, anh ta mới đến nơi.

Nhiều cô gái cho biết họ sợ hãi và không dám ngồi lên con tàu ma quái. Ảnh:News.

Nhà dân tộc học kiêm học giả truyền thuyết đô thị người Thụy Điển Bengt af Klingtberg từng viết về chuyến tàu ma quái này trong cuốn sách của ông vào năm 1986: "Nó chỉ được nhìn thấy sau nửa đêm và dừng một lần trong năm. Hành khách trên tàu trông như những xác chết với gương mặt không cảm xúc và trống rỗng".

Ngày nay, chuyến tàu ma huyền thoại Silverpilen vẫn là một trong những câu chuyện được nhiều người dân Thụy Điển kể nhất cho các vị khách tới đây du lịch.
(Theo VnExpress)

Fika - văn hóa cà phê của người Thụy Điển

Fika là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa uống cà phê siêu tốc của người Mỹ và sự tinh tế của người Nhật.

Xem thêm: Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn

Trong tiếng Thụy Điển, Fika hiểu nôm na là "uống cà phê". Tuy nhiên, việc thưởng trà của người dân xứ Bắc Âu này không chỉ đơn thuần chỉ là cầm lên một tách cà phê, vừa đi vừa uống là xong. Trong từ Fika còn bao gồm cả một phong cách, phong tục và văn hóa uống có từ lâu đời và rất riêng của người bản xứ.

Đối với người Thụy Điển, Fika không phải là điều gì cao sang, cổ điển. Nó đơn giản chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó lại là nếp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Ngày nay, người dân không chỉ Fika với đồ uống là cà phê. Nó có thể nới rộng thành nước chanh, nước hoa quả cho trẻ nhỏ. Ảnh: Huff.

Theo đánh giá của nhiều du khách khi được thưởng thức văn hóa uống cà phê nơi đây, Fika là một cái gì đó rất Thụy Điển. Nó không phải quá vội vàng theo kiểu "tàu nhanh" như dân Mỹ, cũng không quá cầu kỳ và tốn thời gian như trà đạo của Nhật Bản. Nói một cách chính xác, Fika là sự kết hợp, giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa thưởng thức đồ uống này.

Fika là chỉ một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày. Trong khoảng thời gian này, người ta sẽ tụ tập lại cùng nhau (nếu cùng làm ở công sở), vừa uống cà phê, vừa nhâm nhi vài cái bánh ngọt và trò chuyện. Điều này có tác dụng gắn kết tình cảm giữa mọi người với nhau.


Nếu ở ngoài đường, Fika cũng là cái cớ để bạn bè gặp gỡ hay các cặp đôi đang thích nhau hẹn hò ở một quán cà phê nào đó. Do đó, việc tận hưởng một cốc cà phê theo phong cách của con cháu người Viking này không đơn giản là thời gian nghỉ giải lao. Nó còn đại diện cho lối sống của cả một quốc gia.

Một số loại bánh mà du khách có thể thưởng thức khi uống cà phê là bánh bạch đậu khấu, bánh mì, bánh yến mạch, bánh quy chocolate, bánh sandwich, bánh hạnh nhân...

Thời gian bay từ Việt Nam sang Thụy Điển mất tối thiểu khoảng 16 tiếng, và du khách phải quá cảnh ở một nước thứ 3.

Tùy từng hãng bay và chặng bay (Hà Nội, TP HCM) sang Thụy Điển, giá vé máy bay một chiều tối thiểu khoảng 10.000.000 đồng.

Ngoài văn hóa Fika, người Thụy Điển còn có văn hóa xếp hàng và văn hóa lễ hội. Người dân nơi rất thích các lễ hội và thường tổ chức rất linh đình.
(Theo VnExpress)

Thụy Điển - quốc gia đầu tiên có số điện thoại riêng

Khi gọi đến số điện riêng của nước Thụy Điển, bạn sẽ được kết nối ngẫu nhiên với một người ở đây để hỏi thông tin du lịch mà không phải nhận câu trả lời từ quan chức.
Xem thêm: Du lịch Bắc Âu mùa thu để săn tìm cực quang

+46771793336 là số điện thoại đường dây nóng thành lập bởi Hiệp hội Du lịch Thụy Điển. Bất cứ ai ở ngoài Thụy Điển cũng có thể quay số này để nói chuyện với một người dân địa phương tham gia chương trình và đã đăng ký thông qua ứng dụng cần thiết.

Số điện thoại cho phép người nước ngoài gọi nói chuyện với người dân Thụy Điển bất kỳ để hỏi thông tin du lịch. Ảnh: Youtube.

Cuộc nói chuyện tùy thuộc vào người gọi và người dân Thụy Điển. Tuy nhiên về cơ bản, đây là ý tưởng tạo cơ hội cho người nước ngoài có được mọi câu trả lời về Thụy Điển qua một người dân thực sự, chứ không phải là quan chức du lịch.

“Chúng tôi muốn thể hiện một Thụy Điển độc đáo và chân thành, một đất nước xứng đáng để ghé thăm, một ngành du lịch bền vững với di sản văn hóa đa dạng”, Magnus Lind, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch cho biết. “Chúng tôi muốn tạo ra niềm tự hào và kiến thức về Thụy Điển, cả trong nước cũng như quốc tế”.

Theo Hiệp hội Du lịch, loại hình này không giới hạn số lượng công dân đăng ký trả lời điện thoại. “Trong thế giới kỹ thuật số chúng ta đang sống, cuộc trò chuyện chân thực ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đó là lý do chúng tôi đem đến cho người dân Thụy Điển cơ hội thể hiện bản thân và cung cấp lời khuyên về những gì nên làm tại đây”. Lind nói.

“Tôi khá sốc khi thấy bạn gọi. Tôi đã nghĩ nên nói gì và dùng ngôn ngữ gì đây?” là câu trả lời của Nina khi tổng đài tự động kết nối với gia đình cô ở Gothenburg, phía tây Thụy Điển.

Nina cho biết cô là thành viên của Hiệp hội Du lịch Thụy Điển đăng ký vào 11h sáng 6/4 sau khi nhận được email từ tổ chức. “Tôi cho rằng đây là một ý tưởng thú vị. Tôi sẽ được nghe những suy nghĩ về Thụy Điển và biết lý do tại sao mọi người muốn đến đây”, cô nói với The Local.

Vào 15h30 ngày 6/4, 189 người từ các nước khác như Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức đã gọi đến số điện thoại này và có khoảng 530 người Thụy Điển đăng ký trả lời điện thoại. Nina tiết lộ cô vẫn đang chờ đợi một cuộc điện thoại khác được chuyển tới cô.
(Theo VnExpress)

Bài đăng phổ biến