Hiển thị các bài đăng có nhãn Champha. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Champha. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Tìm hiểu về tháp cổ nghìn năm ở miền 'đất Võ, trời Văn"

Từ lâu, Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền "đất Võ, trời Văn" mà còn mang vẻ đẹp bí ẩn với hàng loạt đền tháp nghìn năm tuổi trên kinh đô vương quốc Chămpa vàng son rực rỡ.

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Cụm tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) được xây vào vào cuối thế kỷ 12, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa nghệ thuật Chămpa. Trong số hơn 60 công trình kiến trúc tháp còn lại trên dải đất miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định là địa phương thứ hai có nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam, chỉ sau Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn".

Du khách chụp ảnh lưu niệm giữa khung cảnh thơ mộng ở tháp Dương Long. Đây là ngôi tháp gạch cao nhất Đông Nam Á với chiều cao tháp Giữa 42 m, tháp Nam 36 m, tháp Bắc 34 m... Xuất phát từ trung tâm TP Quy Nhơn, du khách có thể đi ôtô hoặc xe máy trong vòng bán kính 40 km có thể khám phá các tháp Chăm cổ ở miền "đất Võ, trời Văn". 

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Không chỉ có quy mô cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, cụm tháp Dương Long còn có kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết chạm khắc tinh tế trên những phiến đá. Hiện Bình Định còn 8 cụm với 14 tháp Chăm nổi tiếng gồm tháp Bánh Ít, Dương Long, tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông (còn là chân đế).

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đá gồm những vị thần trong nhiều tư thế, vũ điệu, hình ngực phụ nữ, các loại hoa lá, các loài thú như voi, khỉ, rắn, chim thần Garuda, Kala, thủy quái Makara... Các cụm đền tháp nằm xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Tháp Cánh Tiên ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Chămpa (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Phần phía ngoài của góc tường tháp Cánh Tiên được ốp bằng những phiến đá sa thạch có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chămpa. Tháp cao gần 20 m được xây vào thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định.

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) được xây vào cuối thế kỷ 12, kề bên nhau giống cặp tình nhân. Về phố biển thăm di tích tháp Đôi, du khách thích thú khi nghe câu ca dao ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng…

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Những thân dừa cổ thụ tạo không gian xanh, thơ mộng bên di tích lịch sử văn hóa tháp Đôi. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng nam.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Tượng Linga-Yoni được chế tác bằng chất liệu đá sa thạch trong lòng di tích tháp Đôi (Quy Nhơn). Người Chăm xưa có tục thờ sinh thực khí là một trong những tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa cầu mong được sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và của cư dân Chăm nói riêng.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Nét độc đáo của tháp Đôi là các hoạ tiết được chạm khắc tinh tế hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá... như xòe cánh bay lên trên đỉnh tháp Đôi.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều du khách tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Di tích tháp Đôi hàng ngày hút nhiều khách du lịch tham quan. Các nhà khảo cổ ví các cụm tháp Chăm ở Bình Định như bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Hệ thống các công trình tôn giáo bằng gạch của nền văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại trên đất Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Cụm di tích tháp Bánh Ít (tháp Bạc) nằm trên đồi ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước (Bình Định) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII). Đây là quần thể nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.    Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Mái vòm độc đáo ở cụm tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia khá sớm, từ 1982. Các nhà nghiên cứu khẳng định những cụm tháp Chăm ở Bình Định như một bảo tàng ngoài trời sống động, độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến động, những ngọn tháp đất nung vẫn luôn tồn tại uy nghi giữa đất trời và giữ được những nét đẹp làm đắm say lòng người ngay lần đầu đến thăm.

Ngôi tháp chính bề thế với các kiến trúc cột ốp, đường gồ nhô ra dọc các mặt tường. Những nét thanh tú của đường nét, hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa tạo vẻ sinh động cho cả khối kiến trúc.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.

Không gian thờ nữ thần Siva làm bằng đá thiêng liêng của tháp chính cụm tháp Bánh Ít. Quần thể tháp Chăm còn được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm chủ biên.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến