Hiển thị các bài đăng có nhãn hành hương đầu năm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hành hương đầu năm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Hành hương viếng 7 kiểng chùa Huế ngày Tết

Huế vốn là thành phố được mệnh danh là thành phố phật giáo của Việt Nam. Mảnh đất này thu hút du khách không chỉ ở bề dày lịch sử, các điểm du lịch độc đáo mà còn ở vẻ cổ kính, linh thiêng và giá trị tâm linh của rất nhiều chùa chiền ở đây. 

Hành hương viếng 7 kiểng chùa Huế ngày Tết

Chùa Huyền Không 


Chùa Huyền Không

Chùa Huyền Không do Thượng Tọa Viên Minh, hệ phái Theravada (Nam Tông) lập vào năm 1973 tại phía bắc đèo Hải Vân, sau này dời về xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Chùa nổi tiếng với vườn hoa, cây cảnh bonsai, và cả thơ. Về sau sư Giới Đức còn lập ra Huyền Không sơn thượng, trên một ngọn núi vùng Long Hồ, cách chùa cũ khoảng 5 cây số, với vườn rừng rất rộng và cũng trở thành một danh lam thắng cảnh.

Ngôi chùa mang vẻ đẹp huyền ảo, tựa lưng vào núi, trước mặt là hồ với hàng ngàn bông súng đua sắc tỏa hương. Khuôn viên chùa cực kì hữu tình với cây cối xanh mát mắt, những loài cây hoa quý hàng trăm năm tuổi. Đến đây bạn sẽ thăm Chánh Điện, am Mây Tía, Tăng Xá, Chúng Hòa Đường,... và nét độc đáo ở chùa này là cửa Tam Quan giản dị như cổng một ngôi nhà nông thôn bình thường.

Cảnh thanh bình ở Huyền Không Sơn Thượng đã khiến không ít du khách đến đây rồi lại nán lại thêm nhiều ngày nữa chỉ để ngắm cảnh vật yên ả, hư hư ảo ảo đầy quyến rũ, thoát khỏi cuộc sống xô bồ thường nhật.

Chùa Từ Hiếu


Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu được khai sơn trên một rừng thông xanh rì, rộng lớn của xã Thủy Xuân. Khuôn viên của chùa rất rộng, phía trước có khe suối nhỏ chảy suốt đêm lẫn ngày khiến cho cảnh vật nơi đây rất đỗi thơ mộng. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa lớn, nổi tiếng ở Huế, được xây dựng vào những năm 1896 thời phong kiến được lựa chọn làm nơi lưu giữ kinh tượng của vua chúa trong tòa tháp 3 tầng trước cổng chính. Cổng chùa được thiết kế theo dạng mái vòm, khuôn viên có đường lát gạch dẫn vào chính điện, trước cửa chính điện là hồ sen hình bán nguyệt, nước trong, cá tung tăng bơi lội trong hồ. Chùa Từ Hiếu có ba căn bên cạnh thờ Tả quân Lê Văn Duyệt cùng ngựa gỗ và đại đao của ông.

Ngoài cảnh trí tuyệt vời, xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn và đây là nơi duy nhất mà các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn an nghỉ. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố của Huế nên nơi đây thừơng là nơi hẹn hò của giới trẻ, là điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.

Chùa Thiên Mụ


Chùa Thiên Mụ

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế, tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa hình thành năm 1601, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, rất nhiều du khách đến đây đều dành thời gian tìm về chốn tín ngưỡng - mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ đẹp tự nhiên hiếm có và sau nhiều lần mở rộng quy mô, tôn tạo, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa nổi tiếng cầu duyên, cầu an lành... nức tiếng gần xa, đi vào văn thơ, ca từ của văn nghệ sĩ. 

Chùa Từ Đàm


Chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm là ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế tọa lạc tại đường Sư Liễu Quán, phường Trường An. Ngôi chùa là sự hài hòa kiến trúc giữa cũ và mới, giữa cao rộng và cổ kính trang nghiêm.

Ngôi chùa này cổ mà không cổ, cổ là ở lịch sử lâu đời của nó, ngôi chùa được khai sơn vào giữa thế kỉ 17. Còn không cổ là ở kiến trúc mang tầm vóc hiện đại nơi đây, ngôi chùa mang kiến trúc ba gian hai chái và hai bên có lầu chuông, lầu trống. Bên phải ngôi chùa là nhà khách và phòng tăng, phía trước là vườn hoa. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được phong phạm u tịnh của chốn đất phật linh thiêng này. Hàng năm cứ đến dịp lễ tết, ngôi chùa này rất đông du khách đến tham quan, sắm lễ cầu khấn những điều mong muốn, cầu may mắn, an lành...

Chùa Thánh Duyên


Chùa Thánh Duyên

Nằm trên núi Túy Vân cạnh cửa biển Tư Hiền, huyện Phú Lộc, chùa Thánh Duyên (còn gọi là chùa Túy Vân) có từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần, được vua Minh Mạng cho xây lại năm 1925. Đây cũng là một ngôi Quốc tự của xứ Huế.

Sau nhiều thế kỷ tồn tại, chùa vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ xưa với điểm nhấn là tòa tháp Điều Ngự nằm trên đỉnh núi Túy Vân. Từ nơi đây, có thể ngắm nhìn khung cảnh mỹ lệ của đầm Cầu Hai bao quanh chân núi.

Chùa Thiền Lâm


Chùa Thiền Lâm

Được xây dựng vào những năm 1966 trên đồi Quảng Tế, theo phái Theravada, ngôi chùa Thiền Lâm này nằm trong số những ngôi chùa đẹp nhất ở Huế nổi tiếng với kiến trúc Phật giáo Miến Điện độc đáo và cuốn hút. Các công trình của chùa đều mang đậm dấu ấn Phật giáo Nam tông, với điểm nhấn là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời, được xây dựng theo phong cách Miến Điện và hai pho tượng Phật niết bàn và Phật cầm bát đứng khất thực đứng trên đỉnh đồi cao. Những bảo vật quý của Phật môn hiện được thờ tại tháp xá lợi của chùa. Từ trên vị trí cao của chùa, bạn còn có cơ hội phóng tầm mắt ra xa tiếp cận những góc khác nhau của đất Huế mộng mơ.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã


Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Nằm cách thành phố Huế khoảng 30 km thuộc địa phận huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiền viện này nằm dựa lưng vào núi, soi mặt xuống hồ Truồi trong xanh thơ mộng. Muốn đi đến thiền viện bạn cần đi thuyền qua hồ Truồi và ngắm cảnh sơn thủy hữu tình không khác gì chốn bồng lai. Muốn lên được chính điện bạn phải vượt qua 172 bậc cầu thang. Khuôn viên ở đây gồm 3 khu vực là Thiền Viện, Tăng Viện và ni viện với hơn 20 hạng mục công trình. Đến nơi đây bạn được đắm mình trong linh thiêng đất phật, sống giao hòa giữa thiên nhiên, tận hưởng không khí mát mẻ giao hòa như Đà Lạt ở giữa xứ Huế. Thiền viện vừa là nơi để bạn tâm linh, để bạn thưởng ngoạn và tận hưởng cảnh đẹp thanh tịnh hiếm có.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Đầu năm hành hương những ngôi chùa nổi tiếng Đông Nam Á

Các quốc gia Đông Nam Á sở hữu nhiều ngôi đền, chùa cổ có kiến trúc tinh xảo, gắn liền với di tích lịch sử và là điểm du lịch hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Du xuân đến các ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất Đông Nam Á dưới đây sẽ khiến tâm hồn du khách thêm an nhiên trong những ngày đầu năm.

Chùa Shwedagon (Myanmar)


Shwedagon còn có tên gọi là chùa Vàng tọa lạc ở thủ đô Yangon. Đây là chốn linh thiêng bậc nhất và là niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar. Khu quần thể chùa xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, gồm 1.000 ngôi chùa nhỏ bao quanh tòa cao 99 m, phủ kín bởi 9.300 lá vàng dát mỏng, 5.450 viên kim cương và 2.320 viên đá quý khác. Trên đỉnh tháp có 1.065 chuông vàng và 421 chuông bạc. Dưới ánh mặt trời, ngôi chùa sáng lấp lánh tựa vầng thái dương.

Chùa Pha That Luang (Lào)


Chùa Pha That Luang theo tiếng bản ngữ có nghĩa là tháp vĩ đại hay tháp xá lợi. Đây là một trong những di tích nổi tiếng nhất tại thủ đô Viêng Chăn. Chùa xây dựng năm 1566 dưới triều đại vua Setthathirat, có hình dáng như một khối tháp khổng lồ đại diện cho sự giác ngộ Phật giáo. Pha That Luang bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Thái năm 1828 và được xây dựng lại vào năm 1931.

Chùa Wat Arun (Thái Lan)


Chùa Wat Arun nằm bên bờ tây sông Chao Phraya, là một trong những ngôi chùa lộng lẫy, thu hút nhiều khách du lịch nhất thủ đô Bangkok. Ngôi chùa có kiến trúc tinh xảo, mô phỏng kiến trúc “núi vũ trụ Meru” của người Ấn Độ. Trong chùa có tháp Phra Prang cao 79 m được khảm sành sứ Trung Hoa trên mái nhà và các bệ. Khi bình minh hay hoàng hôn buông xuống, cả ngôi chùa vàng rực lấp lánh.

Đền Angkor Wat, Borobudur, Ali Saifuddin


Du xuân hành hương, du khách đừng bỏ qua Angkor Wat - viên ngọc quý của đất nước chùa tháp nằm cách thị trấn Siem Reap (Campuchia) 5,5 km. Đền Angkor có diện tích rộng khoảng 200 ha xây dựng vào thế kỷ thứ XII để tưởng nhớ vị thần Vishnu. Sau này, ngôi đền được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật. Năm 1992, quần thể Angkor Wat được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đền Borobudur xây dựng vào thế kỷ thứ VIII và thứ IX của vương triều Sailendra, cách 40 km về phía tây bắc thành phố Yogyakarta, Indonesia. Kỳ quan Phật giáo tinh xảo được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1991. Toàn bộ công trình gồm có năm tầng thềm hình vuông, tiếp theo là ba tầng thềm hình tròn và trên cùng là một bảo tháp lớn được xây từ khoảng 2 triệu khối đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.

Còn Omar Ali Saifuddin lại mang nét đặc trưng của kiến trúc Hồi giáo, là biểu tượng cho sự giàu có và sung túc của vương quốc Brunei. Ngôi đền xây dựng năm 1958, cao 52 m, đỉnh mái vòm được mạ vàng, những bức tường, cột, vòm cung và tháp làm bằng đá cẩm thạch Italy. Ngôi đền được bao quanh bởi rất nhiều cây và hoa, theo quan niệm của đạo Hồi, đó là biểu tượng của thiên đàng.

Chùa Cebu Taoist (Philippines)


Tọa lạc ở Beverly Hills Subdivision, chùa Taoist cao hơn 300 m so với mực nước biển. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thành phố Cebu. Chùa được xây dựng vào năm 1972, lối vào của đền mô phỏng Vạn lý Trường thành của Trung Quốc. Đây là nơi thực hành đạo giáo (Lão giáo) và là điểm đến linh thiêng của cộng đồng người Hoa sống tại Cebu.

Chùa Kek Lok Si (Malaysia)


Kek Lok Si còn có tên gọi Cực Lạc tự, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa xây dựng năm 1893, nổi bật với bảo tháp 7 tầng hình bát giác được thiết kế theo phong cách Trung Quốc kết hợp với kiến trúc Thái Lan, Miến Điện. Khuôn viên trung tâm chùa nổi bật có bức tượng tứ đại thiên vương được thờ trang trọng và mỗi vị cai quản một phương khác nhau. Đây là điểm đến tâm linh thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái nhất.

Chùa Phật Nha (Singapore)


Chùa tọa lạc ở trung tâm khu Chinatown và là niềm tự hào của những tín đồ Phật giáo ở Singapore. Ngôi xây dựng năm 2007 là nơi bảo tồn di tích răng Phật được tìm thấy trong một bảo tháp bị sập ở Myanmar. Chùa có kiến trúc tráng lệ, gồm năm tầng nổi và một tầng hầm, được bài trí theo kiểu Mandala, thể hiện quan niệm “vũ trụ vạn vật” của nhà Phật và mang nhiều nét kiến trúc của nhà Đường (Trung Quốc).

Nguồn Zing

Bài đăng phổ biến