Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

6 điều cần lưu ý khi đi du lịch Chùa Hương

Chùa Hương là một di tích lịch sử, văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng của nước ta, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trẩy hội chùa Hương cũng vì thế mà trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt nhất là mỗi dịp đầu xuân.


Du khách đi du lịch chùa Hương không chỉ để cúng lễ, cầu may mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh non nước mênh mông, nên thơ của vùng đất Phật. Tuy nhiên, để có một chuyến hành hương về với cõi Phật ý nghĩa, an toàn, du khách cần chú ý những điểm sau:

1. Đi theo nhóm


Du lịch Chùa Hương, du khách nên đi theo nhóm khoảng 5 – 7 người sẽ tốt hơn là đi đơn lẻ 1 – 2 người và trước khi xuất phát bạn cũng nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi lễ chùa cần trang nhã, đứng đắn. Đồng thời để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chuyến đi, du khách nên lựa chọn cáp treo để lên chùa và đi bộ xuống để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng non nước. 

2. Chủ động đồ cúng lễ


Chuẩn bị đồ cúng lễ rất quan trọng khi đi lễ chùa và tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn ở nhà để có thể vừa tiết kiệm tiền bạc, lại vừa chủ động thời gian. Du khách nên mang theo lễ ngọt như vàng, hương, hoa quả, rượu cúng, bánh kẹo cùng tiền lẻ và không nên dâng lễ mặn (gà, xôi, giò,…). Trong trường hợp chưa chuẩn bị trước ở nhà, du khách có thể mua ở khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, các hàng bày bán đồ cúng càng nhiều nhưng giá thành khá đắt và thậm chí có thể tăng gấp đôi.

3. Không theo lời “cò” mời chào


Cũng như nhiều khu du lịch khác, ở Chùa Hương có khá nhiều “cò” chuyên câu kéo khách. Do đó, để tránh bị lừa đỏa, chặt chém, du khách nên mua vé tại điểm bán vé của Ban tổ chức đặt ở ngày cổng khu di tích với mức vé 50.000 đồng/người. Khi đi đò, nếu đi 1-2 người, du khách nên đi thẳng đến suối Yến để tìm đò ghép và trước khi xuống đò cũng nên thỏa thuận giá cả rõ ràng với những người ngồi cùng, tránh trường hợp bị tăng tiền hay nhồi nhét thêm người. Đối với tuyến Hương Tích, giá đò hiện tại là 35.000 đồng/người.

4. Cẩn trọng đối với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán và trộm cắp


Mặc dù các lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng những sới bạc đỏ đen vẫn tiếp tục tái diễn mỗi mùa lễ hội. Với các thủ đoạn lôi kéo, rất nhiều du khách đi du lịch Chùa Hương đã bị hấp dẫn và rồi mất tiền oan bởi các trò bịp bợm. Ở khu vực chùa, tại suối Giải Oan cũng xuất hiện khá nhiều người coi bói dạo và du khách không nên tin tưởng đẻ tránh ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Đồng thời, do mỗi mùa lễ hội chùa Hương lại tập trung rất đông người nên nhiều đối tượng đã lợi dụng điều này để tranh thủ móc trộm ví, điện thoại của du khách nên mọi người cần hết sức cẩn thận và cảnh giác để bảo vệ tài sản của mình.

5. Hỏi giá và mặc cả trước khi mua đồ


Để tránh trường hợp mua hàng hóa bị “đội” giá lên gấp nhiều lần, trước khi quyết định mua bất kỳ một món hàng nào du khách cũng nên hỏi rõ giá cả. Một số đặc sản ở chùa Hương như rau sắng hay mơ rừng sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác nếu mua ở gần suối Yến.

6. Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố


Để đảm bảo cho các du khách khi đi du lịch tại chùa Hương, ban tổ chức lễ hội đã công khai số điện thoại đường dây nóng – 0912558905 để tất cả các du khách có thể liên lạc khi gặp phải trường hợp “chặt chém” hay bất kỳ vấn đề đối với các dịch vụ khi tham gia lễ hội. Đồng thời, tại nhiều điểm tham quan cũng có các chốt công an để có thể đảm bảo an toàn cho du khách.

Theo dulichkhatvongviet

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc mùa đón Tết

Nằm về phía bờ Nam sông Tiền cạnh vành đai tuyến tỉnh lộ 848 thuộc thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp, làng hoa Tân Quy Đông hay còn được biết đến với tên gọi làng hoa Sa Đéc là một làng nghề truyền thống với lịch sử thăng trầm cả trăm năm. Nơi đây khắp bốn mùa được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ đủ muôn hồng nghìn tía khiến khách đến thăm thú ngỡ như lạc vào một thế giới của sắc màu với những hương thơm thanh cao và quyến rũ…


Nép mình bên dòng nước sông Tiền quanh năm gió lộng, làng hoa Tân Quy Đông tuy không phải là kỳ tích của thiên nhiên nhưng nhờ niềm đam mê lẫn tình yêu hoa kiểng của nhiều thế hệ nghệ nhân, lại được kết tinh bởi thổ nhưỡng và nguồn nước trĩu nặng phù sa như dòng sữa Mẹ ươm mầm nuôi dưỡng, đã trở thành vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đất Nam bộ.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội


Theo quy luật của tự nhiên, mỗi khi xuân về là muôn hoa đua nở. Ở làng hoa kiểng Tân Quy Đông, do người dân trồng hoa quanh năm nên cả bốn mùa đều mang đậm sắc xuân. Đặc biệt vào dịp gần Tết Nguyên đán, trên khắp mọi nẻo đường nơi đây đều ngập tràn muôn hoa.


Đến làng hoa Tân Quy Đông vào những ngày cận Tết, du khách sẽ tận mắt chứng kiến “trăm hoa đua nở” đúng như cách mà nhiều người vẫn ví von về vùng đất này. Nhiều loại hoa phục vụ Tết như Cúc Mâm xôi, Cúc Đài Loan, Cúc Tiger, Hồng Tam muội, Hồng nhung, Vạn thọ… cùng các loại kiểng như Mai vàng, Mai chiếu thủy, Tùng Nhật, Trang, Thược dược, Kim phát tài, bông Giấy, Vạn lộc, Phú qúy, Thịnh vượng, Hòn ngọc viễn Đông… Không phải không có lý khi có người cho rằng Tân Quy Đông là nơi mùa Xuân đến sớm nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm: Du lịch Hà Giang một mình, nên hay không?


Mỗi năm, làng hoa kiểng Tân Quy Đông đón tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Du khách đến đây ngoài việc mãn nhãn với các loài hoa đa dạng và phong phú, còn cảm thấy thích thú khi được nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loại hoa. Hiện nay làng hoa Tân Quy Đông đã trở thành một thương hiệu du lịch, một điểm đến khá lý tưởng cho khách du lịch cả trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến với đồng bằng sông Cửu Long.

Theo aseantraveller

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Kinh nghiệm du lịch Vĩnh Phúc

Sau những giờ phút căng thẳng với công việc và cuộc sống, khởi động một chuyến đi ngắn ngày để tìm kiếm bình yên cũng như lấy lại sự cân bằng là điều không ít người mong muốn. Và hành trình du lịch Vĩnh Phúc chính là gợi ý tuyệt vời dành cho du khách.

Các điểm tham quan không thể bỏ qua

Tam Đảo: Khi nhắc đến các điểm tham quan nổi tiếng nhất Vĩnh Phúc, chắc chắc cái tên xuất hiện nhiều nhất trong đầu du khách chính là Tam Đảo. Tam Đảo mang vẻ đẹp kì ảo với những đỉnh núi ẩn mình trong mây, khiến bất kì du khách nào cũng phải xuyến xao khi đặt chân đến. Thị trấn Tam Đảo với bầu không khí trong lành, mát mẻ là địa điểm hoàn hảo cho những du khách muốn rời xa thành phố xá đầy bụi bặm và bon chen để tìm một chốn nghỉ dưỡng yên bình.


Hồ Đại Lải: Ngoài Tam Đảo thì hồ Đại Lải cũng là một thiên đường nghỉ dưỡng đầy mê hoặc. Nằm giữa những cánh rừng xanh biếc và những thung lũng tự nhiên, hồ Đại Lải tựa như một tấm gương khổng lồ, trở thành điểm nghỉ mát lý tưởng vào mùa hè. Vào mùa đông, do được các dãy núi che chắn xung quanh, nhiệt độ tại hồ cũng không xuống quá thấp, tạo điều kiện thuận lợi để du khách có những kỳ nghỉ dưỡng cuối tuần thoải mái, thư giãn.


Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên: Không chỉ có những điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn, du lịch Vĩnh Phúc, du khách cũng đừng quên ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – một trong 3 thiền viện lớn nhất tại Việt Nam để cảm nhận sự thanh thản nơi tâm hồn, hay ghé thăm những nét thôn quê mộc mạc và tìm hiểu về các làng nghề truyền thống tại Vĩnh Phúc.

Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch

Với địa hình đa dạng, Vĩnh Phúc sở hữu các loại hình du lịch tương đối phong phú nên mỗi mùa trong năm, du lịch Vĩnh Phúc lại mang đến cho du khách một nét hấp dẫn riêng biệt.

Phương tiện di chuyển

Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội khoảng 50km nên di chuyển bằng phương tiện công cộng hay cá nhân đều vô cùng thuận lợi. Nếu chọn phương tiện công cộng, du khách có thể đi xe bus số 07 đến Mê Linh Plaza và tiếp tục bắt xe bus 01 (xe bus của Vĩnh Phúc) để di chuyển tiếp. Tiện lợi hơn nữa là lựa chọn các chuyến xe khách chạy tuyến Hà Nội – Tuyên Quang, Hà Nội – Phú Thọ xuất phát từ bến xe Mỹ Đình và nhờ nhà xe cho xuống ở Vĩnh Phúc.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội, du khách đi qua cao tốc Thăng Long – Nội Bài và rẽ trái ở vòng xuyến ngã tư Vĩnh Phúc – Sóc Sơn để vào Vĩnh Phúc.
Khách sạn, nhà nghỉ

Du khách nên lựa chọn những nhà nghỉ nằm ở các tuyến đường trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc như Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành, Mê Linh… để thuận tiện cho việc di chuyển tới các điểm tham quan. Một số nhà nghỉ và khách sạn có mức giá tốt cho dân du lịch bụi là Hương Sơn, Hoa Hồng, Hưng Hải.

Ẩm thực

Đồ ăn tại các điểm du lịch ở Vĩnh Phúc đa dạng nhưng khá đặc biệt, trong đó su su Tam Đảo là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất. Rau su su nơi đâu cũng có, nhưng su su Tam Đảo lại sở hữu vị ngon hơn hẳn những nơi khác nhờ quy trình chăm sóc kỹ lưỡng và khí hậu lạnh đặc biệt.


Cá thính Lập Thạch cũng là một món ăn rất đáng thưởng thức ở Vĩnh Phúc. Cá thính được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, nhưng công đoạn lại vô cùng cầu kỳ. Món cá thính chua khi nướng trên than hoa thì thịt thơm phưng phức, nóng hổi, không chỉ là món nhậu tuyệt vời cho cánh đàn ông mà còn giúp “thổi bay” nồi cơm nhanh chóng.


Ngoài ra thì dứa Tam Dương, tép Dầu đầm Vạc, chè kho Tứ Yên, Lập Thạch cũng là những món đặc sản mà du khách khó có thể bỏ qua.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Hang Múa - nơi ngắm mùa lúa chín ở Tam Cốc

Đến Hang Múa ở xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, du khách sẽ được thả mình giữa khung cảnh đồng quê đang vào vụ lúa chín vàng.


Hang Múa nằm dưới chân núi Múa, trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.


Đường lên đỉnh núi được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Vạn Lý Trường Thành với gần 500 bậc đá.

Xem thêm: Du lịch Đầm Vân Long Ninh Bình


Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của khu Tam Cốc, danh thắng nổi tiếng ở Ninh Bình. Hang Múa còn được đầu tư xây dựng thành điểm du lịch sinh thái kết hợp thể thao leo núi.


Theo truyền thuyết, vua Trần khi về vùng Hoa Lư lập Am Thái Vi thường tới đây để nghe các mỹ nữ, cung tần múa hát. Vì vậy, nơi đây được đặt tên là Hang Múa.


Núi có hình như một quả chuông, nằm trong quần thể núi đá Tam Cốc.


Để đến đây, bạn xuôi theo quốc lộ 1A tới thành phố Ninh Bình và rẽ vào Tràng An hoặc Tam Cốc sẽ thấy biển chỉ vào khu du lịch Hang Múa.


Trên đường đi, du khách sẽ được qua nhiều đồng lúa, làng mạc cùng bến nước, sông hồ và núi non hùng vĩ.


Khung cảnh Tam Cốc với non nước hữu tình tuyệt đẹp mùa lúa chín nhìn từ đỉnh núi Múa.

Theo Hachi8

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Ý nghĩa Slogan du lịch của các quốc gia, lãnh thổ

Ngành du lịch của các nước trên thế giới đều sở hữu một slogan riêng, làm nổi bật hình ảnh quốc gia và thu hút sự chú ý của du khách.

“Timeless Charm” - Vẻ đẹp bất tận, được chọn là slogan của du lịch Việt Nam, với biểu tượng hoa sen. Biểu tượng này được sử dụng từ cuối năm 2015, với 5 cánh 5 sắc màu hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của ngành với ý nghĩa giai đoạn sẽ tỏa hương sắc.

Xem thêm: Bánh mì Sài Gòn vào top 10 món ngon đường phố

“Amazing Thailand - it begins with the people” (Kỳ diệu Thái Lan, điều kỳ diệu bắt đầu từ con người). "Amazing Thailand" là khẩu hiệu đã gắng bó lâu dài với ngành du lịch Thái. Nước này vẫn mong muốn du khách sẽ tiếp tục cảm nhận được sự ngạc nhiên, kỳ diệu do người Thái mang lại. 


Slogan của ngành du lịch Philippines là “It’s More Fun In The Philippines” (Nhiều niềm vui hơn ở Philippines), sử dụng từ năm 2012, đi kèm một chiến dịch quảng bá du lịch cùng tên. 


“Laos: Simply Beautiful” (Lào: Vẻ đẹp giản đơn) đi kèm logo du lịch có quốc hoa dok champa, và chìm bên trong là đền Phật giáo That Luông - biểu tượng quốc gia của Lào.


“Malaysia: Truly Asia” (Malaysia: Một châu Á đích thực) là slogan gắn bó với Malaysia từ lâu, là biểu tượng du lịch bền vững của nước này.


Là một trong những quốc gia Đông Nam Á có ngành du lịch phát triển nhất, nhiều năm qua, Singapore vẫn sử dụng câu khẩu hiệu quen thuộc: “Your Singapore” (Singapore của bạn). 


“Wonderful Indonesia” (Indonesia tuyệt vời). Logo của ngành du lịch Indonesia lấy cảm hứng từ loài chim Garuda thiêng liêng. Thần điểu Garuda tượng trưng cho sức mạnh và năng lực sáng tạo.


“Cambodia: Kingdom of Wonder” (Campuchia: Vương quốc của những kỳ quan). Trong logo của ngành du lịch nước này có hình ảnh đền Angkor Wat, biểu tượng của Campuchia. Đây cũng là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới, tượng trưng cho lịch sử lâu đời và nền văn hóa rực rỡ cổ xưa của dân tộc Khmer.


“Myanmar: Let the journey begin” (Myanmar: Hãy bắt đầu hành trình). Khẩu hiệu Mystical Myanmar (Myanmar thần bí) được Myanmar sử dụng suốt nhiều năm nhưng nay đã được thay đổi, đánh dấu một bước tiến mới cho ngành du lịch của nước này. 


Japan: "Endless discovery" (Nhật Bản: Khám phá vô tận). Logo có hai màu trắng và đỏ lấy cảm hứng từ hoa anh đào với hình ảnh mặt trời. 


"Imagine your Korea" (Hãy tưởng tượng đất nước Hàn Quốc của riêng bạn). Thiết kế logo "Imagine your Korea" được phối kết hợp từ 5 màu chủ đạo nhất của Hàn Quốc, minh họa một sangmo hình xoáy (tên gọi của loại mũ được đội trong buổi trình diễn bộ gõ tứ truyền thống).

Xem thêm: Bí quyết để tránh bị 'chặt chém' khi đi du lịch


"Taiwan - the heart of Asia" (Đài Loan - trái tim của Châu Á. Logo du lịch của hòn đảo xinh đẹp Đài Loan (Trung Quốc) mô phỏng những điểm đến hấp dẫn với rừng núi, biển cả, sông hồ, chùa chiền, các khu chợ sầm uất.


Maldives: "The sunny side of life" (Khía cạnh tươi đẹp của cuộc sống). Logo du lịch của Maldives có màu sắc tươi tắn, sáng tạo mô phỏng những quần đảo tràn ngập ánh nắng với biển xanh, cát trắng và những hàng dừa thơ mộng.


Canada: "Keep exploring" (Hãy khám phá). Lá phong là biểu tượng du lịch của Canada. Mục đích của khẩu hiệu này là kích thích du khách lên đường khám phá những điều kỳ diệu ở Canada.



Theo Zing

Bài đăng phổ biến