Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Bỏ túi ngay những câu tiếng Thái thông dụng khi du lịch Thái Lan

Thái Lan là một vùng đất xinh đẹp, trù phú được thiên nhiên ưu ái, con người thân thiện, đáng yêu. Được mệnh danh là “Thiên đường du lịch”, Thái Lan thu hút khách thập phương khắp nơi đổ về và bốn mùa luôn là điểm đến đầy hấp dẫn.

Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong việc tham quan và khám phá du lịch xứ sở chùa vàng độc đáo này, việc trang bị cho mình những câu giao tiếp tiếng Thái cơ bản là điều cần thiết, nhất trong việc trả giá các các món hàng tại các chợ sầm uất. Hãy biến tour Thái Lan này trở nên ý nghĩa hơn với việc học những câu giao tiếp Thái Lan, nó sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn nói đất khách quê người.

Dưới đây là 1 vài gợi ý cho các bạn một số câu tiếng Thái thông dụng trong giao tiếp cơ bản cần biết khi du lịch Thái Lan.

Những câu chào hỏi trong tiếng thái

Những câu chào hỏi cơ bản bằng tiếng Thái giúp bạn tự tin hơn (Ảnh: Sưu tầm)

  • Sa – wa – dee: Câu xin chào bằng tiếng Thái thông dụng, dùng được với tất cả mọi người.

  • Sa – wa – dee – krup: Xin chào với đối tượng là nam giới

  • Sa – wa – dee – kaa: Xin chào với đối tượng là nữ giới

  • Chai: Có

  • Mai: Không

  • Tah – tcheu – arai: Tên của bạn là gì?

  • Koon a yoo tow – rai: Bạn bao nhiêu tuổi rồi?

  • Sabai dee – reu: Hôm nay bạn thế nào, có khỏe không?

  • Sabai dee: Hôm nay mình thấy rất tốt

  • Kop khun: Cảm ơn bạn nhé!

  • Ob-khun-mark: Cảm ơn bạn rất nhiều!

  • Mai pen rai: Okie, được thôi!

  • Ka-ru-na: Bạn có thể …

  • Kor-tot/Kor-a-nu-yart: xin lỗi

  • Laew phob gan mai: Hẹn gặp lại bạn nhé!

  • Mai pen rai: Không có gì nhé!

  • Phoot Thai mai dai: Tôi không nói được nhiều tiếng Thái

  • Mai kao chai: Xin lỗi, tôi chưa hiểu!

  • Tai ruup dai mai: Tôi có thể chụp một bức hình được không?

  • Hong nam yoo tee nai? Cho tôi hỏi nhà vệ sinh ở đâu vậy?

  • Ra wang: Hãy cẩn thận

  • La gon: Tạm biệt


Những câu hỏi đường trong tiếng Thái

Giao tiếp khi đi lại giao thông ở Thái là điều không thể tránh khỏi (Ảnh: Sưu tầm)


  • Prot khap cha cha: Xin cho xe chạy chậm lại chút

  • Liao khwa: Rẽ phải

  • Liao sai: Rẽ trái

  • Khap trong pai: Đi thẳng

  • Yut: Dừng lại

  • Phoot Thai mai dai: Tôi không nói được tiếng Thái

  • Mai kao chai: Tôi không hiểu

  • Chan mai pai: Tôi sẽ không đi…

  • Ra wang: Hãy cẩn thận


Những câu nói dùng trong mua sắm trong Tiếng Thái

Bạn sẽ tự tin hơn khi mua sắm tại Thái nếu biết những câu giao tiếp cơ bản (Ảnh: Sưu tầm)


  • Nee tao rai ?: Cái này bao nhiêu tiền?

  • Nee arai ?: Cái này là gì?

  • Sỉ đèng/khiếu/đằm/khảo: Màu đỏ/màu xanh/màu đen/màu trắng

  • Paeng maag: Món này mắc quá

  • Lo ra kha dai mai ?: Có giảm giá không vậy ?

  • Ho hai duai: Vui lòng gói nó lại giúp nhé.

  • Gep taang: Tính tiền nhé

  • Di mak: Tốt lắm

  • Mai di: Không tốt

  • La gon: Tạm biệt


Chữ số tiếng Thái

  • Neung: Một

  • Sorng: Hai

  • Sahm: Ba

  • See: Bốn

  • Had: Năm

  • Hok: Sáu

  • Jed: Bảy

  • Phat: Tám

  • Gao: Chín

  • Yee-sip: Hai mươi mốt

  • Sam-sip: Ba mươi

  • Neung roi: Một trăm

  • Nưưng păn: một ngàn

  • Meum: Mười ngàn

  • Sann: Một trăm ngàn


 Những từ tiếng Thái thông dụng khác

Biết được một ít tiếng Thái sẽ là lợi thế khi du lịch tại xứ sở chùa Vàng (Ảnh: Sưu tầm)


  • Sa waa dee torn chao: Chào buổi sáng

  • Sa waa dee torn khum: Chào buổi tối:

  • Ra tree sa was: Chúc ngủ ngon:

  • Sŭa: Đẹp

  • A-roy: Ngon

  • Dii, wí-sèt: Tuyệt vời.

  • Nâa sŏn-jai: Thú vị

  • Rón: Nóng

  • Hĭw: Đói

  • Hĭw nám: Khát

  • Nùeai: Mệt

  • Mii khwaam sùk: Vui

  • Sâo: Buồn

  • Mo-hŏ: Giận


Trên đây là những câu giao tiếp tiếng Thái Lan cơ bản khi đi du lịch tham quan, khám phá tại Thái Lan. Bạn hãy ghi nhớ và bỏ túi những câu tiếng Thái thông dụng này, nó sẽ góp một phần nào đó cho chuyến đi của bạn được hoàn hảo hơn.

Nguồn: Travel.com.vn

Những điều cần biết về Visa du lịch Canada dạng thư mời

Nếu có người quen đang sinh sống tại Canada, thì xin chúc mừng bạn! - Đây chính là một thế mạnh giúp bạn nâng tỷ lệ thành công khi xin visa du lịch tại quốc gia này! Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về hình thức xin visa du lịch Canada với thư mời, tham khảo ngay bên dưới nhé!

Thư mời canada là một "điểm cộng" giúp việc xin visa trở nên thuận tiện hơn (Nguồn: sưu tầm)
















1. Lợi ích của thư mời du lịch Canada 

Trên thực tế, không có khái niệm gọi là “thư mời du lịch”. Đây chỉ là một tên gọi khác của dạng thư mời thăm người thân đang sinh sống hoặc học tập tại nước ngoài, kết hợp với du lịch và khám phá tại một quốc gia nào đó. Mặc dù thư mời du lịch không phải là loại giấy tờ bắt buộc khi visa du lịch tại Canada, nhưng đây sẽ là yếu tố giúp hồ sơ của bạn được đánh giá kỹ hơn, tăng độ uy tín và tỷ lệ thành công.

Thư mời chính là sự đảm bảo của thân nhân tại Canada về những thông tin được kê khai trong hồ sơ của đương đơn. Cũng đồng nghĩa với việc, thân nhân tại Canada sẽ chịu trách nhiệm nếu đương đơn có xảy ra vấn đề gì khi du lịch. Lưu ý rằng, không phải mọi thư mời đều là “điểm cộng” cho hồ sơ xin visa của bạn, thư mời sẽ vô tình trở thành “điểm trừ” nếu như thân nhân của bạn tại Canada vi phạm pháp luật hoặc lưu trú bất hợp pháp tại quốc gia này.

2. Khi nào nên sử dụng thư mời du lịch?

Đã nắm rõ được những thông tin về thư mời du lịch, hiểu được những lợi ích của loại giấy tờ này nhưng vẫn chưa biết nên sử dụng khi nào, thì mời bạn đọc thật kỹ thông tin dưới đây nhé!

Du lịch Canada theo dạng thư mời cũng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn (Nguồn: sưu tầm)

























2.1 Đối với thân nhân tại Canada

  • Có quan hệ ruột thịt với đương đơn
  • Là du học sinh có thẻ xanh, hoặc có quốc tịch Canada…
  • Chưa từng vi phạm pháp luật hoặc bảo lãnh cho bất kỳ ai vi phạm pháp luật, không cư trú bất hợp pháp

2.2 Đối với đương đơn

  • Lịch sử du lịch chưa đủ “mạnh” (chưa từng du lịch nước ngoài hoặc chỉ mới đặt chân đến một số quốc gia tại châu Á…)
  • Không có khả năng chi trả cho toàn bộ chuyến đi

3. Nội dung cần có trong thư mời du lịch Canada

Sau đây là một số thông tin cần được trình bày rõ trong thư mời du lịch tại Canada, bạn hãy tham khảo và ghi nhớ thật kỹ nếu có ý định vi vu Canada trong thời gian sắp tới nhé! 

  • Thông tin cá nhân người mời
  • Thông tin cá nhân người được mời
  • Mối quan hệ giữa hai bên
  • Lý do mời
  • Thông tin chuyến đi Canada của đương đơn
  • Cam kết của người viết thư

Trong đó, thông tin của người mời bao gồm:

  • Họ và tên đầy đủ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Địa chỉ và số điện thoại liên lạc
  • Công việc
  • Xác nhận có quốc tịch Canada hay PR (Permanent Resident – Định cư), gửi kèm theo bản sao của thẻ công dân hoặc thẻ xanh
  • Tình trạng gia đình như: Họ tên, tuổi của vợ/chồng và con cái; diện tích căn nhà đang sinh sống, tổng số người đang sinh sống trong nhà…

Thông tin của người được mời bao gồm:

  • Họ và tên đầy đủ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Địa chỉ, số điện thoại
  • Quan hệ với người mời
  • Mục đích của chuyến đi
  • Thời gian dự định ở lại Canada
  • Địa chỉ cư trú tạm thời tại Canada
  • Người chi trả phí sinh hoạt tại Canada
  • Ngày rời khỏi Canada

Lưu ý, thư mời phải được ký tên và công chứng thì mới được công nhận bởi văn phòng xét duyệt Hồ sơ. Trình tự thủ tục như sau: Đến nơi cung cấp dịch vụ công chứng để ký tên trước mặt họ và đóng dấu, sau đó mới bắt đầu viết thư mời dựa theo những nội dung ở trên.

Khi nào nên tận dụng thư mời du lịch cho visa Canada? (Nguồn: sưu tầm)














4. Một số loại giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xin visa du lịch Canada

Bên cạnh thư mời trên, bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ đúng theo quy định, bao gồm:

  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (hộ chiếu gốc, toàn bộ hộ chiếu cũ, bản sao hộ chiếu đã công chứng, đơn xin visa Canada, tờ khai thông tin gia đình, mẫu chấp thuận CVAC và sử dụng dịch vụ của VFS, CCCD, bản sao giấy khai sinh và sổ hộ khẩu…)
  • Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp (hợp đồng lao động, giấy đăng ký kinh doanh, bảng lương, xác nhận số dư tài khoản…) tùy theo từng đối tượng khác nhau (người đi làm, học sinh - sinh viên, chủ doanh nghiệp…)
  • Chứng minh tài chính
  • Giấy tờ liên quan đến chuyến đi (xác nhận vé máy bay 2 chiều, đặt phòng khách sạn, lịch trình du lịch tại Canada…)

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn định hình rõ một chuỗi quy trình khi xin visa du lịch Canada theo dạng thư mời. Hãy chuẩn bị thật đầy đủ cho chuyến đi của mình nhé!

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Các món ăn truyền thống mang đậm phong cách ẩm thực người Đài Loan



Ẩm thực Đài Loan mang những nét đặc trưng và dấu ấn truyền thống của người Hakka - một nhóm người Hán gốc Hoa có nguồn gốc tổ tiên ở miền Nam Trung Quốc bắt đầu định cư trên đảo vào khoảng thế kỷ 17. Với phương thức nấu ăn mộc mạc của họ đã đưa chúng ta đến với ẩm thực Đài Loan mang những hương vị đặc trưng như: đậm mùi rau húng quế, món ăn có hạt vừng và đậu xanh, hương thơm đặc trưng của vị trà trong một vài món ăn.

Chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Vì vậy, các món ăn truyền thống Đài Loan mang hương vị pha trộn giữa nhiều nền ẩm thực tạo ra một nền ẩm thực đa dạng cả về hình thức chế biến lẫn hương vị món ăn.

Đến du lịch Đài Loan, du khách không quên bỏ qua những món ăn truyền thống Đài Loan, đây đều là những món ăn mang hương vị đặc trưng của ẩm thực xứ Đài với cách chế biến vô cùng độc đáo từ những nguyên liệu tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng.

1. Mì bò Đài Loan

Mì bò Đài Loan thoạt nhìn trông giống với món bò kho của Việt Nam. Tuy nhiên với cách thức chế biến và nguyên liệu tạo nên thì có đôi chút khác biệt. Nguyên liệu chính của món mì bò vẫn là thịt bò và mì gạo sợi to. Nước dùng được chế biến tương đối đặc biệt được hầm từ xương bò và hầm cùng một số nguyên liệu như thuốc bắc, đinh hương, tỏi, cà chua,... Mì bò Đài Loan sẽ có vị thoang thoảng mùi thuốc bắc, thịt bò được sử dụng ăn kèm là thịt bò bắp được hầm trong nhiều giờ, miếng bò mềm như tan trong miệng.


Mì bò Đài Loan (Ảnh: Sưu tầm)

Hầu hết trên khắp đất nước Đài Loan, nơi đâu cũng có bán mì bò, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm địa điểm để thưởng thức món ăn này. Giá một tô mì bò tại Đài Loan tại các khu ẩm thực tầm trung khoảng 135 đô la TWD tương đương khoảng 130,000 VND.

2. Bánh bao kẹp thịt - Guabao

Guabao là một trong những món ẩm thực của miền Bắc nước Đài và cũng thuộc top những món ăn đường phố nổi tiếng trên thế giới. Điểm độc đáo của guabao chính là nhân bánh được chế biến từ thịt heo đem xào với hành, tỏi, ớt và rượu gạo ngâm trong vòng 2 giờ. Nhân bánh được kẹp trong vỏ bánh bao ở Việt Nam, tuy nhiên sẽ được rắc thêm đậu phộng và rau mùi để làm dậy mùi thơm của bánh.


Guabao - Bánh bao kẹp thịt Đài Loan (Ảnh: Sưu tầm)

Món ăn này rất nổi tiếng là và món ăn đường phố, vì vậy các bạn có thể tìm thấy món guabao ngay trên những con đường lớn nhỏ và các ngóc ngách ở Đài Loan. Đặc biệt, nếu có đến thăm các khu chợ đêm vừa cầm một chiếc bánh guabao cùng một ly trà sữa trân châu chắc chắn sẽ cho bạn cảm giác tuyệt vời hơn trong hành trình tham quan của mình.

3. Bánh mì quan tài

Nghe cái tên thôi các bạn đã thấy kinh dị và rợn người đúng không? Nhưng ở xứ Đài quả thật có một món ăn truyền thống mang tên bánh mì quan tài. Chiếc bánh này có hình chữ nhật hoặc hình vuông, bánh được khoét rỗng ở phía trong. Sau đó được đem đi nướng giòn, và phần khoét rỗng phía trong sẽ được rưới sốt rau củ, sốt hải sản, sốt chua ngọt, súp gà,...


Bánh mì quan tài (Ảnh: Sưu tầm)

Ban đầu chiếc bánh này có tên là Shakaliba, theo phiên âm tiếng Nhật là trung tâm vui chơi giải trí. Tuy nhiên, do hình dạng quá giống một chiếc quan tài nên đã được đổi tên lại theo phiên âm người Đài là bánh quan tài.

Bạn có thể đăng ký các tour Đài Loan để cùng thưởng thức ẩm thực, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Chắc chắn, Đài Loan sẽ không phải là điểm dừng chân làm bạn thất vọng trong mùa hè này.

Nguồn travel.com.vn

Bài đăng phổ biến