Hiển thị các bài đăng có nhãn Sài Gòn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sài Gòn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Du khách Mỹ 6 tháng bị Sài Gòn quyến rũ

Chỉ định ở một ngày, nhưng rồi Sài Gòn đã níu kéo David Vann, một nhà văn người Mỹ, suốt 6 tháng với 'những trải nghiệm khó quên'.
Xem thêm: Hoa Osaka vàng rực đường phố Sài Gòn

Rời Sài Gòn, David Vann đã có bài viết chia sẻ trên tờ Guardian của Anh.
David Vann dự định đến một vùng đất ấm áp và sôi động để tránh cái lạnh cắt ca cắt thịt và cảm giác cô đơn mà anh đang phải chịu đựng ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Anh miêu tả Bắc Kinh nặng nề với bầu không khí u ám, ô nhiễm, không chim chóc mà cũng chẳng còn sự trong lành. Lúc ấy, trong đầu David Vann chỉ nghĩ đến Thái LanPhilippines, nhưng cuối cùng anh lại quyết định chọn Sài Gòn, và chỉ một đêm transit tại đây, trước khi đến Mũi Né thư giãn. Thế nhưng cơ duyên đã khiến anh lưu lại tận 6 tháng và hoàn toàn không hối tiếc với quyết định của mình.
Phố Bùi Viện lung linh dưới ống kính của tác giả.

David Vann vốn không phải là người thích cuộc sống tại các thành phố sôi động, nhưng TP HCM lại là một ngoại lệ. Tuần đầu tiên, đêm nào anh cũng đi nhảy đến sáng và các quán bar và sàn nhảy ở đây không hề có sự phân biệt đối xử. “Từ những năm 1990 cho tới nay thì đây là lần đầu tiên tôi có trải nghiệm tuyệt như thế này. Sài Gòn dường như không còn khoảng cách giữa những con người. Ai nấy đều thân thiện, đều sẵn sàng nhảy và nâng ly cùng nhau. Tôi đã 48 tuổi, thế mà những người ở đấy, 20-30 hay 40 tuổi, đều chẳng ngại ngần rằng tôi là già nhất. Họ khiến tôi như trẻ lại. Tôi nhảy bò trên sàn, và họ cười rồi quậy cùng tôi. Chẳng còn phân biệt gì cả. Thú thật nhiều năm rồi tôi không được vui như thế. Lúc ấy tôi như một đứa trẻ”.

Là một người Mỹ, sinh ra khi vẫn còn chiến tranh, nên David Vann hiểu được phần nào những dư âm mà chiến tranh để lại. Thế nhưng khi quay lại Sài Gòn, quay lại Việt Nam, David Vann bất ngờ khi không còn thấy sự hận thù khi xưa. “Quân đội Mỹ đã tới đây, đánh bom mảnh đất này, rồi thả cả chất độc da cam. Thế mà người dân nơi này chẳng giận dữ gì khi tôi nói mình là người Mỹ. Tôi đến đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn. Người dân háo hức kỷ niệm ngày chiến thắng chúng tôi, đường phố rực rỡ ánh đèn, ngập tràn sắc hoa. Và họ luôn nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, luôn dành cho tôi những nụ cười”, David Vann chia sẻ.

“Cảm động hơn khi biết rằng rất nhiều người dân nơi này vẫn vất vả từng ngày. Thậm chí trong số họ, nhiều người còn phải cật lực mới có thể tồn tại nhưng họ vẫn mỉm cười mà chẳng bao giờ than vãn như người Mỹ chúng tôi vẫn hay làm. Họ để dành từ thu nhập ít ỏi ấy vun vén cho gia đình, chu cấp cho cha mẹ hay anh em ruột thịt. Họ cũng tự bỏ tiền ra để hàn gắn những nỗi đau từ chiến tranh. Đến đây, tôi mới hiểu thế nào là giá trị gia đình”, anh nói thêm.
Vann và các bạn trẻ Sài Gòn.

6 tháng ở Sài Gòn, Vann được mời đến dự nhiều đám cưới, đám tang và bị chúc rượu rất nhiều, cũng được nếm nhiều món ăn đặc biệt. "Họ mời tôi ăn bằng được mấy món rất sốc như máu của lợn hay trứng vịt mà bên trong vịt con đã hình thành. Tôi cũng bị một vết sẹo do để chân vào ống pô xe máy, cái cảm giác ấy đau đớn vô cùng. Và tôi cũng hiểu được lòng hiếu khách vô bờ bến của người bản xứ. Họ sẵn sàng nhường tôi phòng ngủ, dù tôi khăng khăng chỉ xin nghỉ qua đêm ở phòng khách mà thôi. Họ còn nấu cho tôi ăn những món tuyệt nhất thế gian, với nguyên liệu tôi chưa nghe tên bao giờ”.

Từ một ngày như dự định ban đầu, David Vann đã quyết định ở lại Sài Gòn đến 6 tháng. Khoảng thời gian ấy, anh sống một mình nhưng chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và thiếu tiếng cười. Có lần đi mua sắm, anh gặp một người, thấy vết bỏng trên chân họ và rồi chỉ vào vết bỏng trên bắp chân mình và cả hai cùng người. "Cảm giác ấy thật ngộ nghĩnh. Người Sài Gòn luôn lạc quan, yêu đời, bất chấp cuộc sống của họ còn vô vàn khó khăn. Tôi thực sự khâm phục tinh thần ấy”.

Hồng Hải

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Những góc ngồi quan sát nhịp sống người Sài Gòn

Sài Gòn là một thành phố sầm uất và nhộn nhịp, mọi người bắt đầu ngày mới từ rất sớm và kết thúc lúc tối muộn. Nhưng chỉ cần tìm được những góc ngồi quen, bên ly cà phê đá và tờ báo, bạn sẽ thấy Sài Gòn thật đẹp.

Xem thêm: Hoa Osaka vàng rực đường phố Sài Gòn

Một góc Sài Gòn rực rỡ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia. Ảnh: Lư Quyền

Alexandre de Rhodes - Phạm Ngọc Thạch

Nằm ngay trung tâm thành phố, gần Dinh Độc Lập, đây là nơi bạn có thể cảm nhận rất rõ những chuyển động, sinh hoạt thường nhật của dân Sài Gòn. Trên lề đường Alexandre de Rhodes, quán cà phê cóc với lác đác ghế đẩu được bày ra để người dân (đa phần là trung niên) ngồi. Họ nhấm nháp ly cà phê đen, ngước nhìn dòng xe cộ qua lại và thỉnh thoảng trò chuyện hàn huyên với chính người bán. Giá một ly cà phê ở đây từ 10.000 đến 12.000 đồng.

Gần đó là đường Phạm Ngọc Thạch cắt ngang, nơi đây lại tập trung chủ yếu người trẻ và khách Tây. Họ ngồi dưới quán cà phê ngoài khu thương mại Diamond. Ở quán này, bạn vừa ngắm nhìn được những tán cây xanh mát, nghe tiếng ve kêu, vừa cảm nhận một phần khung cảnh thi vị của Sài Gòn. Giá cà phê và cà phê sữa đá là 30.000 và 40.000 đồng.

Xem thêm: Các công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Hàn Thuyên - Công xã Paris

Nhiều người biết đến khu vực này với tên gọi quen thuộc là "cà phê bệt nhà thờ Đức Bà". Nơi đây quy tụ hàng trăm bạn trẻ đến ngồi vào thời điểm chiều tối vì thoáng mát, nhiều cây xanh, lại hướng tầm mắt ra nhà thờ. Các loại đồ uống ở đây gồm cà phê, nước ngọt, chanh muối... được pha sẵn trong ly nhựa với giá 10.000 đến 12.000 đồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn ngồi ở quán cà phê theo phong cách Pháp trên đường Hàn Thuyên, giá món ăn và thức uống đắt hơn, từ 40.000 đồng trở lên.

Ngay vị trí này cũng bày bán nhiều đồ ăn vặt vỉa hè như kem, trái cây, xiên chiên... Nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc tụ tập ở khu vực này làm mất mỹ quan thành phố, nhưng cũng không thể phủ nhận góc Hàn Thuyên - Công xã Paris đã trở thành một chỗ ngồi quen thuộc với người dân và du khách.

Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh

Con đường Trần Hưng Đạo khá rộng và nhiều bóng cây mát rượi. Vào mỗi chiều tối, bạn có thể chọn ngồi bên ngoài quán cà phê nằm đối diện với khách sạn Pullman, hoặc bên trong quán, nhìn đường phố lên đèn qua lớp kính. Khu vực này cũng quy tụ nhiều quán bán phở, đồ nướng, trái cây đĩa... Bạn có thể cùng vài người bạn đi dọc con đường để thưởng thức thêm ẩm thực. Giá thức uống ở quán dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng.

Công trường Quốc tế - Trần Cao Vân

Còn được gọi là hồ Con Rùa, Công trường Quốc tế là nơi tập trung của nhiều bạn trẻ Sài Gòn. Nếu muốn có một chỗ ngồi yên tĩnh, quan sát một góc thành phố, bạn nên vào những quán cà phê nằm xung quanh hồ Con Rùa. Còn muốn có được cảm giác của thời sinh viên, bạn có thể ngồi vỉa hè và nhâm nhi nhiều món ăn đường phố như bắp xào, hồ lô nướng, bánh tráng trộn...

Một vị trí ngồi khác rất được lòng dân văn phòng chính là khúc đường Trần Cao Vân, đối diện tòa nhà Master Building. Ở đây có một quán cóc vỉa hè bán nước nằm dưới những tán cây xanh mát. Bạn chỉ việc ngồi vào, gọi nước và trò chuyện với những người dân ở đó. Giá nước uống tại đây chỉ khoảng 10.000 đến 15.000 đồng.

Xem thêm: Lượn lờ qua những con phố ngập tràn hoa ở Sài Gòn

Ngoài những địa điểm trên, bạn có thể ghé bất kỳ quán cóc nào dọc đường như Võ Văn Tần, Pasteur, Trương Định, Tú Xương, Lê Quý Đôn... Chỉ khi ngồi ngoài vỉa hè, bạn mới có được cái nhìn khác biệt hơn về nhịp sống của người Sài Gòn.

Du Lai - VNExpress

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Lượn lờ qua những con phố ngập tràn hoa ở Sài Gòn

Những tán hoa giấy, hoa điệp, hoa phượng hoàng đỏ đơm nở giữa nắng Sài Gòn khiến nhiều người ồ lên thích thú.


Xem thêm: Ngắm hoa anh đào Hàn Quốc

Đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, lãng mạn và đầy thi vị dưới tán cây xanh điểm xuyết những cành hoa giấy.


Cái nóng buổi trưa hầm hập của Sài Gòn dường như dịu lại. Đi giữa vòm hoa, lòng người bỗng trở nên tươi vui, bình yên.


Xem thêm: Say đắm những mùa hoa ở khắp thế giới

Những cây phượng hoàng đỏ đua nhau khoe sắc trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7.


Hoa phượng hoàng đỏ như những đốm lửa rực rỡ.


Phố phường dường như tươi mới hơn với những chùm hoa rực đỏ trên cành.


Xem thêm: Đón xuân châu Âu cùng lễ hội hoa Tulip

Giàn hoa giấy khoe sắc trên đường Hoàng Diệu, quận 4.


Vẻ đẹp của hoa khiến nhiều người đi đường không khỏi ngẩn ngơ.


Xem thêm: Có một mùa hoa Tây Bắc

Đường Nguyễn Thị Minh Khai nổi bật với những cây điệp vàng nở rộ.


Nhiều tuyến đường Sài Gòn trồng cây điệp vàng. Loài cây luôn âm thầm, lặng lẽ tỏa bóng mát, đơm những chùm hoa vàng óng ánh.


Một góc vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng phủ đầy hoa điệp.

Xem thêm: Ngỡ ngàng “giấc mộng hoa” phương Bắc


Bò cạp vàng cũng là loài cây phổ biến trên nhiều tuyến phố Sài Gòn.

VnExpress

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Những điểm đến lý tưởng cho tháng 2

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, hãy trải nghiệm những cảm giác mới lạ ở các vùng đất khác để thư giãn, khởi động cho năm Át Mùi sắp tới nhé.

Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM



Bạn có thể đến một trong ba thành phố lớn nhất nước để tìm cảm giác Tết khác biệt so với vùng đất đang sống đồng thời ngắm những đường phố được trang hoàng lung linh, rộn ràng. Nếu ở miền Bắc lạnh lẽo hãy vào TP HCM hưởng nắng ấm và ngắm mai vàng khoe sắc, còn nếu ở miền Tây sông nước hãy một lần ra thủ đô văn hiến để biết đến không khí Tết cũng như những món ăn cổ truyền của người Hà thành nhé.

Bắc Ninh



Nổi tiếng là vùng đất có nhiều lễ hội nhất cả nước mỗi khi Tết đến xuân về, Bắc Ninh còn có nhiều làng nghề truyền thống như làng gỗ Đồng Kỵ, làng gốm Phù Lãng... cùng các đền chùa phong cảnh hữu tình như Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích, Chùa Tiêu, Đền Đô, Đền Bà Chúa Kho để bạn thăm quan và du lịch tâm linh vào dịp đầu xuân. 13/1 âm lịch là hội Lim ở Bắc Ninh, các liền anh liền chị sẽ tụ họp về đây, trổ tài biểu diễn những khúc quan họ ngọt ngào, dụ bạn "người ơi người ở đừng về".

Đà Lạt



Dù mùa du lịch của Đà Lạt cao điểm nhất là vào tháng 12 khi những vạt dã quỳ nở vàng khắp chốn nhưng tháng 2 vẫn là mùa khô ở Đà Lạt - thời tiết thuận lợi cho chuyến du lịch, ngắm cảnh thành phố mộng mơ. Nhất là vào mùa xuân, thành phố này có cả ngàn loài hoa đua nở, phù hợp với đi du lịch theo nhóm hay cho các cặp đôi tìm chốn lãng mạn kỷ niệm ngày lễ Tình nhân.

Macao



Đến Macao vào dịp Tết Nguyên đán bạn sẽ được chiêm ngưỡng những lễ hội đầy màu sắc nhất trên thế giới. Đền A-Ma, một trong những ngôi đền cổ nhất ở Maco sẽ tổ chức các sự kiện ấn tượng vào đêm Giao thừa. Ngoài ra các món ăn đường phố của Macao rất hấp dẫn và đặc sắc.

Italy



Lễ tình nhân Valentine vào ngày 14/2 là khởi nguồn từ những vị thánh Valentine thành Rome và Valentine của thành Terni, hiện nay là thành phố Terni ở Ý. Tháng hai mỗi năm, thị trấn Umbrian của Terni luôn tổ chức lễ hội Valentine với một loạt các cuộc diễu hành và các cuộc thi dành cho cả những người độc thân và các cặp tình nhân.

Hà Đan

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Các công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

1. Dinh Độc Lập

Dinh độc lập. Ảnh: ditich.dinhdoclap
1-1542-1389841063.jpg
Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là Dinh Norodom được khởi công ngày 23/2/1868 do kiến trúc sư Hermite phác thảo, đến năm 1871 thì hoàn thành. Công trình được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Năm 1962 sau cuộc đảo chính dinh mới được xây lại trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ngày nay, Dinh Độc Lập là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

2. Nhà hát lớn 

Nhà hát lớn TP HCM. Ảnh: edensaigonhotel.
2-3641-1389841063.jpg
Nhà hát lớn Thành phố nằm trên đường Đồng  Khởi, quận 1, được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Hoàn thành ngày 1/1/1900, nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố. 

3. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: tour-asia
3-7158-1389841064.jpg
Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, thuộc Tổng giáo phận TP HCM. Tháng 8/1876 nhà thờ được chính thức xây dựng do kiến trúc sư J. Bourard chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng, đến ngày 7/10/1877 thì hoàn thành. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và cả nước ngoài. 

4. Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: panoramio
4-7218-1389841064.jpg
Ngày 26/4/1964, Việt Nam Quốc Tự được khởi công dưới sự giám sát của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần và đông đảo các du khách khi đến với TP HCM.

5. Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: panoramio
5-2876-1389841065.jpg
Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt và trở thành tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.

6. Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành. Ảnh: tapchinhadep
6-4511-1389841065.jpg
Chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm xây dựng và tên gọi, đến năm 1912 chợ được khởi công xây dựng và hoàn thành tháng 3/1914 với tên Bến Thành đến ngày nay. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng bắc, nam, đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang.

7. Đường hầm sông Sài Gòn

Đường hầm sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: SGTT
7-5005-1389841066.jpg
Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á. Sau gần 7 năm xây dựng, ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Đường hầm hoàn thành giúp kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.

8. Trụ sở UBND TP HCM

Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: didau.org
8-4431-1389841066.jpg
Trụ sở UBND TP HCM trên đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1 là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.Trước khi trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM, tòa nhà có tên là Dinh Xã Tây, sau đổi thành Tòa Đô Chánh Saigon. Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất TP HCM.

9. Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng. Ảnh: panoramio.
9-5093-1389841066.jpg
Bến Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863 với mục đích làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những chi nhánh của Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.

10. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: SGTT
10-9800-1389841066.jpg
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục nghìn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Ngày 28/11/1927 bảo tàng chính thức được xây dựng theo ban thiết kế của kiên trúc sư Delaval với lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”. Sau ngày 30/4/1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp quản nguyên vẹn. Ngày 26/8/1979, ngành chức năng đã đổi tên là Bảo tàng Lịch sử TP HCM, sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM cho đến nay.
Paka Jatrang (tổng hợp)

Bài đăng phổ biến