Hiển thị các bài đăng có nhãn bí ẩn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bí ẩn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Đá tự lớn, ngôi làng tự cao và những bí ẩn chưa lời giải đáp

Xung quanh ta luôn có những đều kỳ lạ gây nhiều tranh cãi, mà đến các nhà khoa học cũng chưa thể nào giải thích thỏa đáng đươc. Trong 1001 các bí ẩn, bạn đã từng nghe đến những bí ẩn này chưa?

Đá tự lớn, ngôi làng tự cao và những bí ẩn chưa lời giải đáp

Kinh ngạc loại đá tự lớn lên, phình to ở Rumani

Kinh ngạc loại đá tự lớn lên, phình to ở Rumani

Ở Rumani, làng Costesti, có một loại đá kỳ lạ, gọi là đá Trovants. Trovants là loại đá bí ẩn nhất thế giới, khiến các nhà khoa học hết sức quan tâm. Điều kinh ngạc là trong và sau mỗi trận mưa, đá Trovants ở làng Costesti mọc lên như… nấm. Những hòn đá cứ thể lớn lên, phình to một cách kỳ lạ.
Sở dĩ chúng lớn được, là bởi chúng thấm một lượng nước vô cùng lớn. Người ta đã đo được độ lớn kinh ngạc của chúng sau khi trời ngừng mưa một thời gian. Có những tảng đã đã lớn gấp đôi so với kích cỡ ban đầu. Những tảng đá lớn có thể phình thêm chu vi cả mét.

Hàng loạt cột sáng lơ lửng trên bầu trời Philippines

Hàng loạt cột sáng lơ lửng trên bầu trời Philippines

Mới đay, vào đêm 30/6, trên bầu trời tỉnh Sulu ở Jolo, Philippines xuất hiện rất nhiều cột sáng lơ lửng trên bầu trời được dân cư địa phương chụp lại chia sẽ lên Facebook. Đây là lần thứ hai hiện tượng quang học này được bắt gặp ở Sulu.

Theo Live Science, dù cột ánh sáng trông rất giống cực quang, hai hiện tượng không liên quan đến nhau. Cực quang hình thành do tương tác giữa các hạt mang điện tích trong gió mặt trời và nguyên tử ở tầng thượng quyển của Trái Đất. Trong khi đó, cột ánh sáng được tạo ra do nhiệt độ lạnh giá khiến các tinh thể băng dẹt hình lục giác lơ lửng ở độ cao thấp hơn thông thường, phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời, Mặt Trăng hoặc các nguồn trên mặt đất như đèn đường.

Cột ánh sáng có thể làm một số người tưởng lầm nó phát ra từ tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh. Những người dân địa phương gọi cột ánh sáng là "Lansuk-Lansuk"có nghĩa là "nến trời". Họ thường cho rằng đó là điềm báo về vận xui.

Những chiếc chum đá nghìn năm chứa hài cốt người chết ở Lào

Những chiếc chum đá nghìn năm chứa hài cốt người chết ở Lào

Hơn 100 chiếc chum đá khổng lồ 1.000 năm tuổi bí ẩn chứa nhiều xác chết đã được phát hiện trên 15 địa điểm ở Lào. Mặc dù các nhà nghiên cứu tin rằng những chiếc chum đá có thể đã từng được sử dụng để chôn cất người chết, nhưng không ai biết chắc chắn mục đích ban đầu của nó để làm gì hoặc bất cứ điều gì về những người đã từng đưa những chiếc chum đá đến đó.

Ngôi làng mỗi năm cao thêm 2cm ở Anh

Ngôi làng mỗi năm cao thêm 2cm ở Anh

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của một công ty thuộc Đại học Nottingham nhận thấy khu vực hình elip có bán kính 2km ở Willand, ngôi làng nhỏ ở Devon, tăng cao khoảng 2cm mỗi năm một cách kỳ bí, không ai có thể giải thích được. Hiện tượng này thường xảy ra trong các mỏ bị bỏ hoang, nhưng xung quanh Willand không có địa hình như vậy.

Được biết, Willand là ngôi làng nhỏ cổ kính siêu hút khách du lịchAnh bởi cảnh đẹp như tranh. Willand sở hữu cánh đồng vàng óng và làng mạc trù phú, khu làng đẹp tựa bức tranh khắc vào sườn đồi.


Tổng hợp

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Bí ẩn sau chiếc mũi bị mất của tượng nhân sư Giza

Phần râu tượng Giza, bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh, nhưng sự biến mất của phần đầu mũi vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải.
Xem thêm: Sự thật thú vị về tượng Nữ thần Tự do

Tượng nhân sư Giza là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của Ai Cập cũng như thế giới. Bức tượng đầu người mình sư tử này bảo vệ mặt trước của kim tự tháp Khafre. Nó được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại, và cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Ai Cập.

Quá trình xây dựng

Lý do thực sự đằng sau việc xây dựng tượng nhân sư Giza vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Nhiều người tin rằng nó được tạo nên để bảo vệ cao nguyênGiza, số khác lại cho rằng đây là bức chân dung của Pharaoh Khafre. Vì nó thẳng hàng với vị trí mặt trời mọc nên vào mỗi buổi sáng, vị vua Ai Cậpđều coi Giza như thần mặt trời và thờ lạy. Cũng chính bởi vậy nên người dân đặt tên cho bức tượng này là Hor-Em-Akhet (có nghĩ là "Horus củađường chân trời").
Tượng nhân sư Giza được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Ảnh: Guardians

Mặc dù nhiều tài liệu có liên quan đều khẳng định tượng nhân sư Gizađược Pharaoh Khafre xây dựng dựa trên hình tượng của chính mình,nhưng một số nhà nghiên cứu lại có giả thuyết khác. Họ cho rằng tượng đài khá giống với người anh trai của ngài là Djedefre và thậm chí còn cho dựng lại khuôn mặt của hai người để chứng minh cho lý thuyết của mình. Tuy nhiên, tất cả cũng vẫn chỉ là phỏng đoán.

Bí ẩn về chiếc mũi bị mất

Nguyên bản tượng nhân sư Giza được cho là có mũi và cả một bộ râu được gắn thêm vào sau khi bức tượng hoàn thành. Tuy nhiên, ngày nay cả phần mũi và râu của bức tượng đã biến mất và câu chuyện xung quanh điều này cũng là điều bí ẩn.

Năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng nhân sư và xuất bản vào năm 1755. Tuy nhiên, trong bản vẽ này bức tượng lại không có mũi, điều này rõ ràng là mâu thuẫn với truyền thuyết. Vậy thực sự điều gì đã xảy ra?

Một trong những giả thuyết phổ biến nhất là mũi của tượng nhân sư Gizađã bị phá hủy do đạn đại bác mà quân lính của Napoleon bắn trong trậnKim tự tháp. Theo một số dị bản khác thì việc này là do binh lính Anh, các chiến binh Mamluk gây ra. Nhưng các nhà nghiên cứu lại khẳng định hỏa lực thời đó không đủ mạnh để có thể bắn rụng được mũi của bức tượng. Vì vậy, chắc chắn phải có một lý do khác để lý giải bí ẩn này.

Một trong những bản phác họa tượng nhân sư đã được xuất bản. Ảnh: Datab

Vào thế kỷ 15, nhà sử học người Ả Rập Al-Maqrīzī đã viết rằng việc chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr, một người Hồi giáo mật tông đến từ Sa'id al-Su'ada. Năm 1378, khi chứng kiến việc những nông dân trong vùng cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa'im al-Dahr đã rất phẫn nộ và phá hủy chiếc mũi để phản đối. Sau đó, người này bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Al-Maqrīzī miêu tả tượng Nhân sư là "tấm bùa của sông Nile" bởi người dân trong vùng tin rằng bức tượng quyết định chu kỳ nước lũ.

Ngoài ra, nguyên nhân thứ ba được đưa ra là do hiện tượng xói mòn.Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng sự vận động của tự nhiên cùng với hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến tượng đài vĩ đại và khiến cho nó có hình dáng như hiện nay. Họ cũng khẳng định Nhân sư từng được sơn màu đỏ.

Nghiên cứu chi tiết hơn cho thấy nhiều màu sắc khác cũng đã được tìm thấy ở một số bộ phận riêng biệt của tác phẩm điêu khắc. Nhưng qua thời gian, những màu sắc này đã phai mờ. Vì vậy, hiện tượng xói mòn cũng có thể phá hủy phần mũi và râu mà di tích được cho là đã từng có.

Phần râu bị rời ra đã được tìm thấy và trưng bày tại một bảo tàng ở Anh. Ảnh: Wikipedia

Hiện nay, phần râu bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh. Trong khi đó vẫn còn rất nhiều tranh cãi xunh quanh sự mất tích của chiếc mũi mà chưa có lời giải thỏa đáng.
(Theo VnExpress)

Bài đăng phổ biến