Hiển thị các bài đăng có nhãn con đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn con đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Con đường đặc biệt chỉ xuất hiện vào mùa đông

Mùa hè, sông Zanskar chảy ở các hẻm núi sâu của dãy Himalaya nhưng đến mùa đông, nó biến thành một con đường băng đá dày và là lối đi duy nhất ở vùng núi hiểm trở và biệt lập này.

Biệt lập trong hàng thế kỷ

Bao quanh là rất nhiều núi cao của dãy Himalaya hùng vỹ, ước tính độ cao trung bình của các đỉnh núi là 3.600 m, đỉnh cao nhất của khu vực thung lũng Zanskar (Ấn Độ) là 7.000 m nên nơi này bị tách biệt với thế giới bên ngoài trong hàng thế kỷ. Zanskar là một phần của vùng Ladakh mà người dân nhắc đến là: "Vùng đất cằn cỗi và quá cao tới nỗi chỉ có những kẻ thù hung dữ nhất hoặc bạn bè tốt nhất mới muốn đến đây thăm chúng tôi".

Điểm sáng

Nằm biệt lập so với thế giới vì đặc điểm địa lý và không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài, Zanskar vẫn là một trong những thành lũy cuối cùng của nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng cổ. Tuy nhiên, thung lũng này dần trở thành một điểm sáng trong vài năm trở lại đây khi BBC tới đây quay chương trình Human Planet. Chương trình nói về những đứa trẻ phải đi bộ khoảng 100 km để tới trường học sau kỳ nghỉ đông.

Những thay đổi

Ban đầu Zanskar là một cộng đồng dân cư nhỏ bé tự duy trì bằng các hoạt động như chăn nuôi gia súc, trồng trọt. Tuy nhiên cùng với những thay đổi, giáo dục dần trở thành ưu tiên hàng đầu, trẻ em được gửi tới các thị trấn lớn như Kargil hay Leh để đi học.
Vào mùa hè, người dân địa phương gửi con cái tới trường, đi buôn bán hoặc tìm việc bên ngoài bằng cách đi qua một con đường có từ năm 1979 để kết nối vùng thung lũng xa xôi với Kargil. Trước khi có đường đi, người dân phải di chuyển rất vất vả vượt qua các địa hình núi cao để ra ngoài vào mỗi mùa hè.

Con đường băng thay thế

Vào mùa đông, tuyến đường dài 230 km xuyên qua vùng núi cao 5.000 m gọi là Penzi La không thể sử dụng được vì những đợt tuyết lớn. Tuy nhiên, người dân Zanskar đã có một lối đi để ra khỏi thung lũng dù thời tiết lạnh lẽo. Đó chính là dòng sông Zanskar khi bị đóng băng ở nhiệt độ - 40 độ C, nước sông đông cứng tạo lớp băng dày trên bề mặt. Mọi người gọi đây là Chadar, liên kết Zanskar với các vùng bên cạnh vào các tháng đông giá lạnh.

Xem thêm: Lên núi lửa ở Gia Lai ngắm hoa dã quỳ

Sự phức tạp của băng đá tự nhiên

Từ lớp băng cứng trải rộng khắp vùng, tuyến Chadar bao quanh cả một khu cảnh quan khổng lồ. Dòng chảy nhanh sâu phía dưới các phiến băng và điều kiện thời tiết tạo ra áp lực cực lớn lên bề mặt băng đông cứng.

Nghệ thuật đi bộ trên băng

Tuyến đường bằng băng Chadar dài chừng 100 km là lối đi duy nhất cho những người dân sống trong vùng thung lũng hẻo lánh Zanskar. Sự di chuyển này chỉ diễn ra vào khoảng tháng 1, 2 dù khi đó điều kiện tự nhiên thử thách con người với bề mặt sông vừa tan vừa đóng băng. Tuy vậy, người Zanskar vẫn đi bộ ở khu vực tưởng chừng không thể vượt qua này.

Kỹ năng đi trên mặt băng

Đối với người ở nơi khác tới phải mất khoảng 7 - 10 ngày mới đi hết Chadar, tuy nhiên đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ Zanskar chỉ tốn 4 ngày di chuyển. Họ mang theo hành lý bằng một chiếc xe gỗ kéo. Họ kéo chúng qua mặt sông đóng băng một cách nhanh nhẹn, rất hiếm khi bị trượt, ngã.

Cầu nguyện cho chuyến đi an toàn

Ở vùng đất khắc nghiệt, niềm tin kiên định trở thành một chỗ dựa vững chắc. Người Zanskar tin vào các vị thần sẽ phù hộ cho họ khi vượt qua chặng đường khó khăn một cách an toàn. Họ treo rất nhiều cờ, cắm hương trầm và khata (một loại khăn truyền thống trong các lễ hội) bên lề đường.

Nơi trú ẩn tránh lạnh giá

Những vách đá bao quanh con sông băng trong hẻm núi ẩn chứa một số động nhỏ có thể trở thành nơi ở tạm thời cho người dân trên đường di chuyển. Dân bản xứ đã dùng các hang này từ hàng thế kỷ qua như điểm tạm dừng, họ nói rằng những không gian nhỏ này khá là ấm cúng và có thể giữ nhiệt.

Những mối đe dọa tới vùng hoang dã

Từ xưa, khi con đường băng giá hình thành từ mặt sông vẫn còn là một cảnh tượng thiên nhiên hoang tàn. Nơi đây chỉ xuất hiện một số loài vật như cừu xanh hay báo tuyết. Ngày nay, con người đã có mặt ở hầu hết các chặng của tuyến đường. Chadar được mệnh danh là "tuyến trekking hoang vu nhất trên thế giới", tuy nhiên các tác động thương mại và du lịch đang đe dọa hệ sinh thái nhạy cảm và nền kinh tế của khu vực.

Xem thêm: Hành trình theo chân các nhà thám hiểm vĩ đại

Tác động từ biến đổi khí hậu

Năm ngoái, một vụ lở đất ở gần sông Zanskar đã làm cho tuyến đường bộ bị đóng cửa suốt mùa đông. Năm nay, băng không hoàn toàn đông cứng làm cho người dân địa phương chờ hoặc buộc phải vượt qua vùng nước lạnh. Với một con đường mới đang xây dựng và nhiệt độ tăng lên từng ngày, tuyến đường bằng băng đá tuổi đời hàng thế kỷ của vương quốc cổ đại ở Zanskar sẽ sớm chỉ còn trong truyền thuyết.


Theo BBC, Vnexpress

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Những con đường chia đôi đại dương nổi tiếng thế giới

Những con đường giữa lòng đại dương bao la, lúc ẩn lúc hiện tùy theo sóng thủy triểu sẽ đưa du khách ra những hòn đảo xinh đẹp ngoài khơi.

Xem thêm: Những con đường mòn thơ mộng như tranh

Con đường giữa đảo Jindo và Modo (Hàn Quốc)

"Con đường đại dương" tại Hàn Quốc không nối liền đảo và đất liền, mà kết nối đảo Jindo và Modo. Mỗi năm hai lần vào khoảng tháng 3 và 6, khi mực nước thủy triều rút xuống cực đại, người Hàn Quốc cùng khách du lịch có thể dễ dàng đi lại giữa hai hòn đảo và nhìn ngắm cảnh đại dương mênh mông nhờ con đường dài khoảng 3 km. Tuy con đường chỉ hiện ra trong vòng một giờ nhưng cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp giữa biển khơi rộng lớn. Ảnh:wordpress.



Đường giữa đất liền và đảo Mont Saint-Michel (Pháp)

Để đến Mont Saint-Michel, du khách phải đi qua một con đường dài khoảng một km. Ngày trước, khi thủy triều lên, nơi đây trông cổ kính và huy hoàng như một pháo đài cô độc giữa biển khơi. Ngày nay, con đường xi măng dành cho cả ô tô và người đi bộ đã thay thế đường đất và cát xưa kia. Tuy nhiên với 15 m chênh lệch lúc thủy triều lên và xuống, nước vẫn tràn lên đường đi, biến Mont Saint-Michel thành một hòn đảo cổ tích giữa đại dương. Ảnh: lefigaro.




Con đường dẫn đến đảo Cramond (Anh)

Đảo Cramond là nơi có thể chiêm ngưỡng rõ nhất cảnh “con đường giữa đại dương” lúc ẩn lúc hiện. Cách đất liền khoảng một km và được nối bằng một con đường thẳng tắp, từ trên cao nhìn xuống, đảo Cramond hiện ra như một chú cá đang bị mắc vào dây câu. Mỗi khi thủy triều lên, con đường nối đảo và đất liền hoàn toàn biến mất. Du khách chỉ có thể nhìn thấy những cột đá chặn sóng được xếp thành hàng đều tăm tắp, trải dọc con đường vừa chìm xuống dưới mặt nước biển. Ảnh: wikipedia.




Đường bãi biển ở Ko Nang Yuan (Thái Lan)

Ko Nang Yuan là một đảo nhỏ nằm về phía tây bắc của Ko Tao, Thái Lan. Đây là đảo có kết cấu rất đặc biệt bởi là tập hợp của cụm 3 khối đá lớn, nối liền với nhau nhờ một đường cát trắng trải dài. Đường cát này cũng chính là nơi tắm biển của khách du lịch. Mỗi ngày, khi thủy triều lên cao, đường cát lại biến mất hoàn toàn, khiến nơi đây trông như 3 hòn đảo riêng biệt. Với cảnh biển đẹp thơ mộng cùng hiện tượng "con đường đại dương", Ko Nang Yuan những năm gần đây thu hút được rất nhiều khách, trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Thái Lan. Ảnh: touropia.





Đường đến đảo Charles (Mỹ)

Không những nổi tiếng bởi là một trong những con đường giữa biển đẹp nhất hành tinh, nơi đây còn được biết đến với truyền thuyết về lời nguyền phù thủy hay kho báu bị chôn giấu. Mỗi khi thủy triều xuống, con đường được vun đắp bởi cát và sỏi dần dần hiện mình từ dưới mặt nước, nổi lên trên màu xanh thẫm của đại dương bao la, tạo nên cảnh tượng khó quên cho những ai được chiêm ngưỡng. Ảnh:ctpost.

Vân Giang (VnExpress)

Bài đăng phổ biến