Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Những điều mà người nước ngoài ít biết về Hàn Quốc

Một đất nước giàu truyền thống văn hóa, có sự đan xen giữa hiện đại và cổ điển. Càng khám phá đất nước Hàn Quốc, bạn càng thấy nhiều điều thú vị về xứ sở kim chi này.

1. Valentine trắng (White day) chỉ có ở các nước phương Đông


Valentine trắng (14/3) là ngày diễn ra đúng 1 tháng sau ngày lễ tình nhân (14/2). Valentine trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản, sau này các nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và thậm chí ở Việt Nam đều có ngày lễ kỉ niệm này. Trong khi ở các nước phương Tây chỉ có duy nhất 1 ngày kỉ niệm là 14/2.

2. Trẻ em vừa chào đời đã được tính là 1 tuổi


Hệ thống tính tuổi của người Hàn Quốc cho đến bây giờ vẫn là một chủ đề tranh cãi. Phương pháp tính tuổi của Hàn Quốc chính là tính theo tuổi âm lịch, cách tính của những người thuộc thế hệ cũ của các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam hay Nhật Bản đã từng sử dụng.
Ví dụ như nếu một đứa trẻ được sinh ra đời vào ngày 31/12/2015 thì dù trải qua 1 ngày của năm 2016 cũng sẽ được tính là 2 tuổi. Hiện nay các nước trong khu vực chỉ còn Hàn Quốc sử dụng hệ thống tính tuồi này.


3. Tất cả đàn ông Hàn Quốc đều phải đi nghĩa vụ quân sự


Tất cả nam thanh niên là công dân Hàn Quốc trong độ tuồi từ 18 đến 35 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thời hạn 21 tháng đối với lính tại ngũ, 23 tháng với hải quân và 24 tháng với không quân và phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, nếu công dân nào giành được huy chương Olympic thì được miễn nghĩa vụ quân sự. Điển hinh như sau sự kiện ASIAD 2018 vừa qua, đội tuyển Hàn Quốc giành huy chương vàng ở bộ môn bóng đá, điều này có nghĩa là tất cả các cầu thủ tham dự sẽ được miên nghĩa vụ quân sự.

Mới đây bộ quốc phòng Hàn Quốc đã sửa đổi một số điều lệ gắt gao hơn nhầm hạn chế việc hoãn nghĩa vụ quân sự của một số trường hợp. Theo luật mới, tất cả các thanh niên trên 28 tuổi bắt buộc phải nhập ngũ và không được hoãn vì bất cứ lý do nào. Ngoài ra, các công dân trên 25 tuổi sẽ bị hạn chế xuất cảnh, không được xuất cảnh quá 5 lần trong một năm, thời gian cư trú không được vượt quá 6 tháng.

4. Hình xăm và thuốc lá không được xuất hiện trên TV


Hàn Quốc cho rằng đó là hình ảnh không tốt cho thanh thiếu niên, vì thế nếu một người nào đó có hình xăm, họ sẽ được dùng hiệu ứng làm mờ đi hoặc phải bịt kín chỗ hình xăm.

5. Bất cứ đâu cũng có thể giao hàng tận nơi


Đây là một trong những điều làm cho người Hàn Quốc rất thích bởi vì sự tiện lợi và nhanh chống. Cho dù bạn đang ở công viên, sân vận động hay thậm chí là ngoài bờ sông đều có thể gọi giao hàng.

6. Ăn thịt nướng ít nhất 1 lần/tuần


Theo thống kê, người Hàn Quốc tiêu thụ hết gần 21kg thịt trong một năm. Người Hàn còn có ngày lễ kỉ niệm thịt ba chỉ nướng vào ngày 3/3. Chữ "sam" trong từ "samgyeopsal" tức thịt ba chỉ trùng vời số 3 "sam" trong tiếng Hàn.

Xem thêm: 10 điều phải làm ngay khi tới Seoul

7. Dịch vụ thuê người lái xe


Đây là dịch vụ được sử dụng sau khi uống rượu, bạn sẽ gọi cho người lái xe đến chạy thay bạn để phòng tránh trường hợp mất lái gây tai nạn.

8. Tỉ lệ phân loại rác và tái sử dụng rác cao nhất trên thế giới


Mỗi hộ gia đình tại Hàn Quốc mỗi tuần đều phải dành ra một ngày để phân loại rác. Thông thường rác được phân ra thành 5 loại từ giấy đến pin khô. Qua việc phân loại rác, Hàn Quốc đã tiết kiệm rất nhiều tài nguyên mà họ đang thiếu.

Nguồn Internet


Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn

Bước vào quán, cùng một loại thức uống nhưng người Sài Gòn gọi cà phê sữa đá, còn người Hà Nội lại gọi là cà phê nâu.
Cả người Sài Gòn và Hà Nội đều xem cà phê là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên mỗi nơi lại có sự khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Dưới đây là sự so sánh thú vị giữa cách thưởng thức cà phê của người Sài Gòn và người Hà Nội.

Người thưởng thức

Đối với người Sài Gòn, cà phê là loại thức uống phổ biến của mọi tầng lớp, lứa tuổi, từ người già đến người trẻ. Nó là câu cửa miệng để làm cái cớ rủ rê bạn bè: “Cà phê không?”. Chỉ với cái gật đầu, ly cà phê trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc nhiều con người với nhau. Họ có thể uống cà phê vào bất cứ giờ nào trong ngày, có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in, trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp ly cà phê bên một người bạn thân, ngắm sự tĩnh lặng đến kỳ lạ của phố xá lúc lên đèn.
Xem thêm: Những góc ngồi quan sát nhịp sống người Sài Gòn

Người Hà Nội lại khác, chuộng cà phê nhất phải kể đến những bậc lão thành, dân kinh doanh đam mê công việc. Họ thường chỉ nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể.

Khi thưởng thức cà phê, người Hà Nội điềm nhiên chẳng vội vã

Địa điểm uống

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại, từ cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…

Tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán theo phong cách phố cổ, hoặc ngồi tạm ngay vỉa hè. Đặc biệt nhiều khi các vị khách còn sẵn sàng ngồi chung một bàn san sát nhau vì hết chỗ.

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng

Cách gọi cũng khác…

Khi bước chân vào quán, người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa, họ sẽ gọi cà phê sữa đá, bạc xỉu hoặc cà phê sữa tươi. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê, đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.

Riêng người Hà Nội, họ gọi món cà phê pha sữa là cà phê nâu. Đó là loại cà phê sữa đặc, không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn. Hà Nội hầu như không có bạc xỉu, nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một ly như thế, chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội, dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.

Nắm bắt được sự quen thuộc cũng như ý nghĩa của ly cà phê sữa đá tại Sài Gòn và cà phê nâu tại Hà Nội, VinaCafé Chất cho ra đời hai dòng sản phẩm riêng biệt là Hà Nội cà phê nâu và Sài Gòn cà phê sữa đá để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Đây là sản phẩm được áp dụng công nghệ đột phá với cà phê được làm hoàn toàn từ 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất, mang đến cho người dùng ly cà phê sữa đá uống liền đúng chất pha phin kiểu Việt.

Chỉ cần thưởng thức qua ly cà phê hòa tan, cả người Sài Gòn lẫn Hà Nội đều như tìm thấy lại được chính hương vị tại quê nhà của mình.

Hoàng Ngân (VnExpress)

Bài đăng phổ biến