Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Món bún làm từ bắp chỉ có ở Phú Yên

Một tô Bún bắp nấu cùng giò heo nghi ngút khói, hay bún bắp ốc ngon mắt có hương vị không hế giống với bất kỳ món bún gạo nào. Bún bắp là nguyên liệu được làm khá công phu, chỉ có ở vùng Tuy An.



Món bún bắp ốc ở Đầm Ô Loan là nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người dân Tuy An. 

Trước tiên là khâu giã bắp. Một mẻ vừa cối chừng 5 kg bắp khô được giã chung với trấu. Vừa giã vừa sàng sảy sao cho bắp nát đều, thành những hạt nhỏ được gọi là gạo bắp, sàng loại bỏ cám mày, sau đó đem gạo bắp ngâm nước trong 30 phút, rồi vớt ra ủ một ngày một đêm cho lên men chua. 

Gạo bắp sau khi ủ được cho ra nia phun nước giữ ẩm, để ba ngày sau mới đem ngâm nước thêm một ngày để loại mùi chua trước khi đưa vào cối quết thành bột. Khi đó bột bắp được nén thành khối rồi cắt ra luộc lại khoảng 15 phút, sau đó cho vào máy xay nhuyễn lần cuối. Thêm một lần nhồi bột lại với nước ấm, đưa qua máy đùn sợi, sợi bún rớt xuống nồi nước sôi đến khi chín thì nổi lên mặt nước. Người làm nhanh tay vớt ra bắt thành lọn.


Bún bắp có màu vàng tươi của bắp, thơm và ngọt nơi đầu lưỡi khi ăn. 

Một mẻ bún như vậy cần 6-7 ngày để hoàn thành. Sợi bún màu vàng tươi, mềm mại, khi ăn có vị ngọt vừa đủ, thường được chế biến thành bún bắp giò heo, xào lòng heo hay ăn cùng canh chua cá bống.

Trước đây bún bắp được nhiều gia đình người dân ở Xã An Dân làm, hiện nay chỉ còn duy nhất lò bún bắp đang được khôi phục và thu hút du khách. Bạn có thể đến lò bà Chín mua bún bắp mang về với giá 30.000 đồng một kg, ghé quán Kent Bi ở thị trấn Chí Thạnh thưởng thức các món bún bắp ốc, bún bắp xào lòng heo.


Bún bắp xào lòng heo dân dã mà hút khách ở Tuy An.

3 thị trấn đẹp tựa cổ tích ở Châu Âu

Nổi tiếng với vẻ đẹp từ cổ kính đến hiện đại. Nhưng nếu ghé qua Hallstatt, Colmar hay Burano, bạn sẽ thấy châu Âu còn có những điều tuyệt vời hơn thế nữa.

Thị trấn Hallstatt (Cộng hòa Áo)


Nằm giữa hai thành phố Salzburg và Graz nước Áo, Hallstatt tuy chỉ là một thành phố nhỏ nhưng lại vô cùng nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng cùng cảnh vật yên bình bên hồ. Nơi đây được đánh giá là một trong 20 thị trấn đẹp nhất của Châu Âu.


Vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, từ 10h sáng đến 5h chiều, ô tô không được phép đi vào thị trấn. Tuy nhiên, điều này không gây trở ngại lớn đến du khách bởi chỉ mất khoảng 30 phút tản bộ là đã có thể ngắm nhìn hết cảnh đẹp thị trấn này. Mùa hè, nơi đây trở thành thiên đường của những trò chơi phiêu lưu mạo hiểm như leo núi, đi bộ đường dài, đạp xe địa hình…Khi tuyết trắng phủ rợp những nẻo đường, Hallstatt lại mang vẻ đẹp tụa như tranh.


Đến du lịch tại đây, du khách nên thử món ăn truyền thống là cá hồi và thịt bò phi lê, dùng kèm salad và uống với rượu vang.

Xem thêm: Nhiếp ảnh gia dành 3 năm theo đuổi ánh mặt trời

Thị trấn Colmar (Cộng hòa Pháp)


Colmar là một thị trấn tọa lạc ngay bên dòng sông Lauch thơ mộng, nằm cách Strasbourg – thủ phủ vùng Alsace 64km về phía Tây Nam. Đến đây, du khách sẽ bị mê hoặc bởi nét cổ kính, sự yên bình nơi những con nhỏ ngõ, những ngôi nhà gỗ đầy màu sắc. Dọc hai bên đường, những bụi hoa và cây leo đua nhau khoe sắc. Hệt như bức tranh trong truyện cổ tích. Thị trấn còn được du khách ưu ái với cái tên “tiểu Venice” trong lòng nước Pháp.


Colmar còn được biết đến là vùng trồng nho nổi tiếng ở Châu Âu. Quy trình chế biến rượu vang tại đây khá phổ biến nhờ thiên thời, địa lợi. Hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội “rượu vang”, là dịp để mọi người cùng nhau chia sẻ và thưởng thức những loại rượu mới.

Thị trấn Burano  (Italy)

Nằm cách Venice khoảng 7km về phía Đông Bắc, thị trấn Burano hiện ra duyên dáng  với những ngôi nhà đầy sắc màu rực rỡ. 


Mỗi ngôi nhà đều được xây với kích cỡ gần bằng nhau, sơn những màu khác nhau, tạo nên một dãy phố ấn tượng, sinh động.
Burano còn có một đặc sản rất riêng là những tấm vải đăng ten, người dân nơi đây truyền rằng, xưa kia đàn ông đi đánh cá, đàn bà ở nhà làm nghề này.


Không chỉ nổi tiếng với vẻ bề ngoài, thị trấn xinh đẹp còn thu hút khách du lịch bởi khung cảnh yên bình, đối lập hoàn toàn với sự sôi động, náo nhiệt của thành phố Venice cổ kính. Phương tiện đi lại trên kênh rạch ở Burano là “vaporetto”  - đây là một loại thuyền công cộng, một nét đặc trưng của thành phố. Người trong thị trấn sử dụng chúng như một loại hình xe bus.

Xem thêm: Vì sao du lịch khiến bạn trở nên quyến rũ hơn


Thị trấn Burano rất nhỏ, đi bộ chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ là có thể khám phá hết, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải mất vài tiếng để thăm quan từng ngóc ngách, chụp những bức ảnh bên những ngôi nhà xinh xắn, sặc sỡ tựa sắc cầu vồng này. Đây sẽ là những ấn tượng khó quên của bạn khi đến du lịch Châu Âu.

Theo Ivivu

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Bí kíp để có chuyến du lịch châu Á vui vẻ

Chú ý cử chỉ tay, biết sử dụng đũa, không hắt xì,… Đó là một vài chú ý giúp bạn có chuyến du lịch vui vẻ hơn khi đến với các nước châu Á.

Chú ý cử chỉ tay


Trong văn hóa của người theo đạo Phật, đầu là phần cao nhất và linh thiêng nhất của cơ thể. Chân nằm ở vị trí thấp nhất và cũng dơ bẩn nhất. Ở các nước mà đạo Phật chiếm đa số như Trung Quốc, Thái Lan, Lào Campuchia, việc chạm tay vào đầu đều bị coi là hành động xúc phạm người khác.

Ở Campuchia, lấy ngón tay chỉ người khác là thô lỗ, nhất là khi chỉ dùng một ngón chỉ hướng hay vật nào đó. Sẽ an toàn hơn khi bạn dùng cả bàn tay và úp xuống. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, nhận quà bằng một tay là một cử chỉ không nên chút nào.

Lịch sự khi mua hàng 


Một số nước có những người bán o ép, mời mọc khách khiến họ không muốn mua nhưng vẫn phải chọn hàng. Tốt hơn hết, bạn nên từ chối lịch sự, thẳng thắn và không đụng chạm vào hàng hóa nữa. Ngoài ra, du khách cũng nên tránh việc không mua nhưng hỏi han nhiều, sờ, bóc, kiểm tra, lựa chọn hàng hóa đó.

Sử dụng đũa thành thạo


Nếu việc dùng đũa khiến bạn cảm thấy căng thẳng, chớ lo lắng quá. Bạn có thể yêu cầu một chiếc dĩa hay thìa để ăn mà không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu đang tập dùng đũa, bạn hãy nhớ đừng cắm nó lên cơm. Một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đều cho đây là điềm xấu, chỉ xuất hiện trong các đám tang. Nguyên nhân là theo truyền thống, bát cơm cho người đã khuất có cắm đũa phía trên.

Xem thêm: Mùa thu châu Á và những điểm đến lý tưởng

Ăn bằng tay


Nepal, Ấn Độ và nhiều quốc gia theo Hồi giáo khác như Bangladesh, Indonesia Malaysia, việc ăn bằng tay lại được cho ra lịch sự. Tuy nhiên, bạn phải chú ý không dùng tay trái để ăn khi tới các nước này vì họ quan niệm tay đó không sạch sẽ. Thực tế, du khách tránh dùng tay trái hết sức có thể. Ví dụ như không dùng tay trái khi lấy hoặc đưa đồ ở Kathmandu (Nepal) hay chỉ trỏ ở Dhaka (Bangladesh)…

Không hắt xì tại bàn ăn


Đồ ăn cay là một trong những nguyên nhân khiến bạn thấy mũi có vấn đề. Để không làm người đi cùng khó chịu, khi đến Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, bạn hãy kiềm chế việc hắt xì tại bàn ăn. Trong trường hợp không thể, bạn nên đứng dậy ra chỗ khác để xử lý.

Nhận lời mời uống rượu


Từ chối lời mời rượu cũng thô lỗ không kém gì việc từ chối mời ăn. Tại Hàn Quốc, khi có người mời bạn một ly soju hay bia nghĩa là họ thể hiện tình thân. Nếu bạn không nhận nghĩa là làm họ mất thể diện. Tuy nhiên, bạn thật sự lo lắng bị say lúc ăn uống, hãy cẩn trọng và mọi người cũng không đặt nặng vấn đề lắm.

Không đưa tiền boa


Đây là một hành động tối kỵ ở Nhật Bản. Người Nhật không sống dựa vào tiền boa mà luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để xứng đáng với tiền lương. Họ không cần thêm sự khích lệ như vậy, việc khách đưa tiền boa khiến họ cảm thấy xấu hổ và bị xúc phạm hơn.

Xem thêm: Vì sao du lịch khiến bạn trở nên quyến rũ hơn

Tôn trọng văn hóa, tôn giáo


Sự tôn trọng là nền tảng trong văn hóa của các nước châu Á và được coi như một phần rất thiết yếu. Ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, kính trọng người lớn tuổi rất quan trọng. Bạn sẽ bị coi là người thô lỗ khi cầm đũa hay ăn xong trước những người trên tuổi mình. Một số nước còn quan tâm tới cả vấn đề trang phục, ví như không nên dạo phố khi mặc đồ hở vai. Nếu muốn là một vị khách được chào đón, hãy cố gắng mặc đồ cẩn trọng hơn.

Theo VnExpress

Bài đăng phổ biến