Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Gọi tên 5 bãi biển đẹp nhất tại Châu Á

Chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày đầu năm mới có được chuyến du lịch vi vu đến những bãi biển đẹp nhất tại châu Á.

Gọi tên 5 bãi biển đẹp nhất tại Châu Á

Boracay, Philippines

Boracay, Philippines

Điểm thu hút chính của Boracay là bãi biển thơ mộng với dải cát trắng dài 4km đẹp như tranh vẽ với nhiều quán bar, nhà hàng và cửa hàng bán đồ lặn. Và đừng quên ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp tại nơi đây trước khi đắm mình trong bữa tiệc tối và âm nhạc.

Yonaha Maehama, Nhật Bản

Yonaha Maehama, Nhật Bản

Nằm ở góc Tây Nam của đảo Miyako, bãi biển cát trắng này kéo dài hơn 6 km. Với làn nước trong vắt và nông, đây là địa điểm nổi tiếng cho du khách bơi lội và chơi các môn thể thao trên biển. Yonaha Maehama đem lại cảm giác thư thái, bình yên như một bãi biển tư nhân, giúp du khách xua tan đi những mệt mỏi trong cuộc sống.

Yalong Bay, Trung Quốc

 Yalong Bay, Trung Quốc

Quang cảnh kỳ vĩ ở vịnh Yalong sẽ khiến du khách phải sửng sốt. Ở đây, bất cứ phòng khách sạn nào trông ra biển đều sẽ cho du khách được thưởng ngoạn một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Arambol, Ấn Độ

Arambol, Ấn Độ

Bờ biển tại bang Goa vẫn giữ được vẻ hoang sơ và chưa bị thương mại hóa. Bạn có thể đi bộ trên bãi biển dài nhiều km và không bị phiền bởi âm thanh hỗn tạp. Gần bãi biển chính là một suối nước nóng và vịnh nhỏ nơi bạn có thể bơi cùng cá heo.

Maldives

Maldives

Maldives nằm bên bờ biển Laccadive, phía tây nam Sri Lanka trên Ấn Độ Dương. Đây là thiên đường nhiệt đới hấp dẫn hàng trăm nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới hàng năm tới thăm quan với những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, cây cối tươi tốt và có nước sạch. Ngoài ra, ở Maldives còn có vô số đảo san hô. Nếu bạn thích khám phá vẻ đẹp dưới nước, hãy đến thăm Maaya Thila, một trong những địa điểm lặn biển phổ biến và thú vị nhất ở Maldives.

Tổng hợp


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Tìm lại giấc mơ ở xứ sở Ả Rập

Ả Rập vùng đất dầu mỏ giàu có tại Tây Á, hay còn được mệnh danh là nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng của thế giới. Việc phần lớn địa hình bị bao phủ bởi các hoang mạc cằn cỗi hay những luật lê hà khắc vẫn không làm giảm đi sức hút của quốc gia này đối với khách du lịch hằng năm. Ả Rập mang vẻ đẹp giao thoa giữa những công trình tiên tiến đi trước thời đại với vẻ huyền bí của những nhà thờ tôn giáo.

Tìm lại giấc mơ ở xứ sở Ả Rập

Đài phun nước lớn nhất thế giới

Đài phun nước lớn nhất thế giới

Hoàn thành vào năm 2009 với chiều dài 275m, lượng nước là 83,000 lít và tia nước cao hơn 73m, đài phun nước Dubai Fountain nằm trên hồ nhân tạo Burj Khalifa (Durj Dubai) được vinh danh là đài phun nước lớn nhất thế giới. Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn trình diễn của hơn 6,600 chiếc đèn và 25 chiếc máy chiếu màu rực rỡ tạo nên một tiết mục lung linh, huyền ảo trong đêm. Hòa cùng vũ điệu ánh sáng sống động là những bản nhạc cổ điển và đương đại du dương, êm ái giúp cho tinh thần thêm thư giãn,thoải mái. Nước từ Dubai Fountain có kết hợp nhiều kiểu phun khác nhau và các chùm ánh sáng cao đến nỗi có thể được nhìn thấy cách đó hơn 30 km. Jeddah 

Tower, ngọn tháp cao nhất thế giới

Tower, ngọn tháp cao nhất thế giới

Vùng đất của những chiến binh lại một lần nữa chứng minh sự phát triển vượt bậc của mình khi khởi công xây dựng ngọn tháp vĩ đại nằm tại thành phố Jeddah - Jeddah Tower; thuộc một dự án nhà ở và thương mại 5,3 triệu m2, bao gồm cả nhà ở, khách sạn và văn phòng cũng như điểm du lịch với chi phí đầu tư lên đến 1,22 tỷ USD. 

Jeddah Tower sẽ là ngọn tháp cao nhất thế giới bởi chiều cao lên đến 1000m, gồm 230 tầng. Dự kiến hoàn thành vào 2020 nhưng tòa tháp đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn trên toàn thế giới. Phần nền móng của tháp được chú trọng vô cùng kỹ lưỡng, thiết kế sâu xuống dưới lòng đất 60 m và còn có khả năng chịu mặn của nước biển,…. tất cả kỹ sư tài năng đã đặt hết tâm huyết để làm nên một siêu tháp có một không hai tại Ả Rập.

Mina, thành phố của lều trại 

Mina, thành phố của lều trại

Là một thành phố nhỏ nằm trên thung lũng tỉnh Makkh phía Tây của Ả Rập Xê Út, diện tích chỉ vỏn vẹn 20km2 nhưng Mina lại rất thu hút bởi hơn 100,000 túp lều bạt trắng gọn gàng, có hàng lối thẳng tắp phục vụ những vị khách hành hương vào đại lễ Hajj trong 5 ngày liền. Mỗi chiếc lều ở đây cao đến tận 8m và được làm hoàn toàn từ sợi thủy tinh Teflon chống lửa, bên trong lều có các hệ thống điều hòa nhiệt độ, bếp, phòng tắm và một số vật chất phục sinh hoạt khác. 

Hằng năm tại đây tiếp đón khoảng 3 triệu người Hồi giáo đến từ nhiều nơi trên thế giới đổ về tham gia một trong những đại lễ lớn nhất thế giới này. Sau khi kết thúc mùa lễ Hajj, nơi đây sẽ bị bỏ hoang, bên trong lều được trang bị hệ thống phun nước cảm biến để giảm bớt rủi ro cháy nổ.

Đại thánh đường Mecca 

Đại thánh đường Mecca

Tọa lạc tại thành phố Mecca, nhà thờ Masjid Al Haram được tôn vinh như Ngôi nhà của Thiên Chúa, cũng là một trong những nhà thờ Hồi giáo linh thiêng và lớn nhất trên thế giới. Bao phủ diện tích 88,2 mẫu Anh, vùng đất thánh này có sức chứa khoảng 4 triệu người hành hương mỗi năm. Kaaba có cấu trúc hình khối với kiến trúc khá đơn giản với khoảng sân rộng lát đá hoa cương và các dãy hành lang bao xung quanh. Trung tâm của thánh đường chính là Kaaba - tòa nhà hình hộp chữ nhật cao 15 m. Phía ngoài Kaaba được phủ lụa đen, trang trí bằng thư pháp thêu chỉ vàng.

Thánh địa hoang dã Ras Al Khor 

Thánh địa hoang dã Ras Al Khor

Nằm ở bên phải cửa sông Dubai Creek, Khu bảo tồn dài 6 km, diện tích 620ha gồm khu đầm lầy, đồng muối, vùng cây bụi rậm rạp, khu rừng đước lâu đời và nơi sinh sống hơn 500 loài động thực vật. Tại Ras Al Khor có hơn 20.000 nghìn cá thể chim nước trong tổng số 67 loài. Đến đây, bạn có thể ngắm những đàn chim hồng hạc hàng nghìn con xinh đẹp, đặc biệt vào lúc hoàng hôn màu hồng nhạt của chúng hòa cùng ánh hồng rực rỡ tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo đến nghẹt thở. Được tạo hóa bạn tặng cho một hình dáng “thon thả” kèm theo tập tính đứng bằng một chân độc đáo khiến loài chim này như một vũ công ballet chuyên nghiệp đang phô diễn tài năng giữa hồ nước mênh mông. 

Ngoài ra, du khách còn có thể sử dụng ống nhòm để khám phá thêm nhiều loài chim khác di cư từ Đông Phi và Tây Á tới đây, như đại bàng, chim diệc, chim le le, chim bói cá, chim mỏ nhạc và cò thìa.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Tìm hiểu về trang phục truyền thống đón Tết ở các nước

Tết Nguyên Đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Tết Nguyên đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Sườn xám, Trung Quốc

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.    Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.

Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Hanbok, Hàn Quốc

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Kimono, Nhật Bản

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.    Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.

Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Áo dài, Việt Nam

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Những món súp siêu ngon làm rạng danh ẩm thực Châu Á

Nếu muốn cảm nhận được hết hương vị ẩm thực Châu Á thì bạn không nên bỏ qua những món súp ngon trứ danh nhé, nếu để bỏ lỡ cơ hội thưởng thức khi du lịch là điều hối tiếc của bạn đấy.

Những món súp siêu ngon làm rạng danh ẩm thực Châu Á

Súp Miso, Nhật Bản

Súp Miso, Nhật Bản

Súp Miso chính là món súp nổi tiếng nhất của Nhật Bản và cũng là món súp Nhật có độ phủ sóng trên thế giới rộng nhất. Súp Miso rất đa dạng và phức tạp bởi hương vị của súp miso hoàn toàn phụ thuộc vào các loại nguyên liệu để nấu dashi và có hàng trăm cách kết hợp các nguyên liệu khác nhau để tạo nên súp miso. Chính điều đó đã tạo nên một sự đa dạng hoàn hảo của món súp miso tuyệt vời.

Súp miso gồm hai thành phần chính là nước dùng dashi và tương miso được trộn lẫn vào với nhau. Dashi là một loại nước dùng dùng để nấu canh được sử dụng rất phổ biển trong ẩm thực Nhật Bản. Được tạo nên từ Niboshi (khô cá mòi), Kombu (tảo bẹ), Katsuobushi (khô cá ngừ bào mỏng) và đôi khi còn là nấm Shitake (nắm đông cô) sấy khô, dashi sở hữu cho mình một hương vị ngọt thanh của nấm và rong biển nhưng lại không kém phần đậm đà, mặn mòi với những loại cá khô tuyệt hảo nhất.

Súp cá Katong Laksa, Singapore

 Súp cá Katong Laksa, Singapore

Món Katong Laksa là một món súp cá của người Peranakan với các nguyên liệu vô cùng đa dạng như mì gạo, tôm, mực, chả cá, sò huyết và giá thái nhỏ. Ngoài ra, món súp này có thể bỏ thêm bánh dẹt làm bằng cá nấu chín với khoai tây. Hòa trộn với hỗn hợp đó là nước cà ri cốt dừa thơm ngon béo ngậy. Đây là món ăn tính túy của ẩm thực Singapore mà du khách nên thử khi đi đặt chân đến Đảo quốc Sư tử xinh đẹp này.

Súp Tom Yum Goong, Thái Lan

 Súp Tom Yum Goong, Thái Lan

Tom Yum Goong như một lời khẳng định mạnh mẽ cho ẩm thực Thái với vị cay nồng và chua đặc trưng. Món canh sẽ chỉ ngon khi loại tôm dùng làm nguyên liệu phải thật tươi ngon, những loại lá rau thơm được sử dụng một cách vừa tay, làm dậy lên hương vị món ăn.

Có hai loại canh tôm: canh nước trong và canh nước đặc. Để nước canh được đặc và thơm, người Thái hay thêm nước cốt dừa hoặc sữa. Cách chế biến này làm dịu bớt những hương vị đôi phần mạnh mẽ, cũng thể hiện được cái hồn Á Đông phảng phất trong vị beo béo, cay nóng.

Khao Soi, Lào

Khao Soi, Lào

Là món súp siêu ngon được nhiều du khách lựa chọn thưởng thức mỗi khi đến với Lào. Món ăn này được làm từ mì gạo lớn, thịt lợn thô băm nhỏ, cà chua, đậu nành lên men, ớt, hẹ tây và tỏi, sau đó cho thêm tóp mỡ, giá đỗ, hành lá và rau mùi cắt nhỏ.

Tổng hợp


Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Những điểm đến lý tưởng dành cho các cặp đôi tại Châu Á

Bạn đang muốn cùng một nửa yêu thương của mình làm một chuyến du lịch để hâm nóng tình cảm, nhưng bạn còn chưa biết sẽ đi đâu. Hãy yên tâm bạn nhé dưới đây sẽ là gợi ý về những điểm đến đầy lãng mạn của Châu Á dành cho các cặp đôi đấy.

Những điểm đến lý tưởng dành cho các cặp đôi tại Châu Á

Thượng Hải, Trung Quốc 

Thượng Hải, Trung Quốc

Sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa Đông - Tây tại thành phố lớn và xa hoa bậc nhất Trung Quốc sẽ là trải nghiệm thú vị dành cho các cặp đôi thích khám phá. Thượng Hải là một đô thị hiện đại nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm tham quan cổ kính như Zhujiajiao Water Town - một thị trấn cổ với những dòng kênh và các cây cầu đậm nét Trung Hoa cổ xưa. Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua dịp vui chơi tại Shanghai Disneyland và Yuyuan Happiness Garden.

Maldives

Maldives

Maldives được mệnh danh là “thiên đường trái đất” với vẻ đẹp lãng mạn và hoang sơ, bao gồm hơn 100 resort nằm rải rác trên hòn đảo thơ mộng được bao quanh những bãi biển xanh và trong vắt tuyệt đẹp. Tại đây, các cặp đôi cùng dùng bữa tối tại nhà hàng trên bãi biển cùng ánh sáng nến lấp lánh cảm giác như bạn đang thoát khỏi thế giới thực. Ở Maldives còn có những ngôi nhà riêng giữa vùng biển nước trong xanh giúp bạn tận hưởng những giây phút yên tĩnh và thư giãn nhất. Bạn có thể lặn biển ngắm san hô, đánh cá ban đêm, câu cá hay chèo thuyền khám phá xung quanh hòn đảo.

Chiang Mai, Thái Lan

Chiang Mai, Thái Lan

Nếu bạn và nửa kia muốn trải nghiệm một điều gì đó khác biển thì Chiang Mai là một sự lựa chọn hoàn hảo. Sở hữu những ngọn núi hùng vĩ, các lễ hội đầy màu sắc, nhiều đền chủa nổi tiếng, chợ đêm sôi động trên không gian đậm chất văn hóa riêng biệt của Thái Lan, bạn sẽ cảm thấy không bao giờ là đủ để khám phá địa điểm tuyệt vời này. 

Hội An, Việt Nam

 Hội An, Việt Nam

Bước chân đầu tiên đến với Hội An bạn đã bị mê hoặc bởi những kiến trúc cổ , những chiếc đèn lồng lung linh trong đêm phố cổ hay những con phố thanh bình cổ kính… Hội An như một thành phố biệt lập giữa thế giới hiện đại này không ồn ào, không tấp nập. Phố đêm Hội An lung linh với những chiếc đèn lồng bằng lụa tạo nên một không gian lãng mạn cho những cặp đôi. Nơi đây hứa hẹn sẽ để lại cho đôi bạn những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đấy.

Tổng hợp




Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Đi trọn châu Á, khám phá những bữa ăn sáng của các nước

Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.

Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.

Việt Nam

Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm.

Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. 

Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm. 

Campuchia

Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt...

Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt... 

Thái Lan

Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng...

Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng... 

Trung Quốc

Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới.

Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. 

Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới. 

Myanmar

Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá.

Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá. 

Malaysia

Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô.

Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô.

Hàn Quốc

Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng.

Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). 

Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng.


(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Ngon mắt, đã miệng với các loại "bánh bao" từ phương Tây

Nhìn những món này dễ khiến người ta liên tưởng đến các món bánh bao hay dimsum đậm chất Á Đông, tuy nhiên chúng lại có nguồn gốc châu Âu đấy.

Dumpling là từ tiếng Anh dùng để chỉ các món có da làm bằng bột mì bọc nhân bên trong mà ta thường dịch là "bánh bao". Song, chữ dumpling hay bánh bao này lại dễ khiến chúng ta liên tưởng đến món ăn đậm chất Á Đông, bởi vì bánh bao cùng các món dimsum như bánh bao xá xíu, tiểu long bao, há cảo, hoành thánh... đều là các món quá nổi tiếng.

Dumpling là từ tiếng Anh dùng để chỉ các món có da làm bằng bột mì bọc nhân bên trong mà ta thường dịch là "bánh bao". Song, chữ dumpling hay bánh bao này lại dễ khiến chúng ta liên tưởng đến món ăn đậm chất Á Đông, bởi vì bánh bao cùng các món dimsum như bánh bao xá xíu, tiểu long bao, há cảo, hoành thánh... đều là các món quá nổi tiếng.

Tuy vậy, ở các nước châu Âu cũng có một số phiên bản dumpling giống các món châu Á kể trên đến mức khiến người ta phải bất ngờ:

Tuy vậy, ở các nước châu Âu cũng có một số phiên bản dumpling giống các món châu Á kể trên đến mức khiến người ta phải bất ngờ:

Pelmeni

Nếu có biết về ẩm thực Nga thì ít nhiều bạn cũng từng nghe nói đến pelmeni - món bánh nhồi thịt nổi tiếng có ngoại hình cực giống với... hoành thánh. Hiện tại, người ta làm nhân bằng thịt bò và thịt heo, tuy nhiên vào thời xưa, nhân thường được làm từ thịt nai sống, thịt lửng hay thậm chí là... thịt gấu. Pelmeni có vỏ làm từ bột mì, khá mỏng và mềm, thường được tạo hình từ một chiếc khuôn có tên là pelmenitsa. Ở vùng Siberia xưa, những thợ săn thường mang theo những chiếc pelmeni nhân thịt nai đông lạnh để làm lương thực.       Người Nga thường ăn pelmeni cùng bơ tan chảy, mù tạt hay ăn với súp có nước dùng thịt.

Nếu có biết về ẩm thực Nga thì ít nhiều bạn cũng từng nghe nói đến pelmeni - món bánh nhồi thịt nổi tiếng có ngoại hình cực giống với... hoành thánh. Hiện tại, người ta làm nhân bằng thịt bò và thịt heo, tuy nhiên vào thời xưa, nhân thường được làm từ thịt nai sống, thịt lửng hay thậm chí là... thịt gấu. Pelmeni có vỏ làm từ bột mì, khá mỏng và mềm, thường được tạo hình từ một chiếc khuôn có tên là pelmenitsa. Ở vùng Siberia xưa, những thợ săn thường mang theo những chiếc pelmeni nhân thịt nai đông lạnh để làm lương thực. 


Người Nga thường ăn pelmeni cùng bơ tan chảy, mù tạt hay ăn với súp có nước dùng thịt.

Pierogi

Pierogi là một món ăn quan trọng ở Phần Lan, là loại bánh bao luộc hoặc chiên có nhân khoai tây, hành tây chiên và phô mai ngọt, ăn kèm với da lợn giòn trên cùng. Bánh có ngoại hình trông gần giống như bánh xếp châu Á, nhưng thực ra lại khác rất nhiều. Nhân pierogi đa dạng theo từng vùng miền, ví dụ như ở phía Tây phần lan thường nhồi thiết đậu, vùng Baltic Gdynia nhồi cá hồi và một số nơi thì dùng thịt ngỗng.

Pierogi là một món ăn quan trọng ở Phần Lan, là loại bánh bao luộc hoặc chiên có nhân khoai tây, hành tây chiên và phô mai ngọt, ăn kèm với da lợn giòn trên cùng. Bánh có ngoại hình trông gần giống như bánh xếp châu Á, nhưng thực ra lại khác rất nhiều. Nhân pierogi đa dạng theo từng vùng miền, ví dụ như ở phía Tây phần lan thường nhồi thiết đậu, vùng Baltic Gdynia nhồi cá hồi và một số nơi thì dùng thịt ngỗng.

Có đôi khi, vỏ bánh pierogi được làm từ bột lúa mạch (buckwheat) và cho thêm bạc hà vào làm hương. Vào lễ Giáng sinh, ở Phần Lan thường không ăn thịt nên người ta thay nhân bằng các nguyên liệu chay như nấm và dưa cải. Vào mùa hè, pierogi lại có thể khoác lên mình một "nhân dạng" ngọt ngào với nhân mousse dâu tây hoặc phúc bồn tử.

Có đôi khi, vỏ bánh pierogi được làm từ bột lúa mạch (buckwheat) và cho thêm bạc hà vào làm hương. Vào lễ Giáng sinh, ở Phần Lan thường không ăn thịt nên người ta thay nhân bằng các nguyên liệu chay như nấm và dưa cải. Vào mùa hè, pierogi lại có thể khoác lên mình một "nhân dạng" ngọt ngào với nhân mousse dâu tây hoặc phúc bồn tử.

Vareniki

Vareniki là món bánh truyền thống của Ukraina, nhưng đôi khi bị nhầm lẫn thành pierogi do có nhân khoai tây và trái cây. Tuy nhiên điều này là không đúng, bởi vì dù rất giống nhau, nhưng chúng vẫn mang những nét riêng biệt từ vùng đất mẹ nơi sinh ra chúng. Vareniki có da bánh bên ngoài mỏng hơn, dùng bột mì nghiền mịn nhất có thể. Ở nhiều vùng, Vareniki có thể mang các loại nhân cực kì béo như mỡ lợn, khoai tây, phô mai, trứng và sữa.

Vareniki là món bánh truyền thống của Ukraina, nhưng đôi khi bị nhầm lẫn thành pierogi do có nhân khoai tây và trái cây. Tuy nhiên điều này là không đúng, bởi vì dù rất giống nhau, nhưng chúng vẫn mang những nét riêng biệt từ vùng đất mẹ nơi sinh ra chúng. Vareniki có da bánh bên ngoài mỏng hơn, dùng bột mì nghiền mịn nhất có thể. Ở nhiều vùng, Vareniki có thể mang các loại nhân cực kì béo như mỡ lợn, khoai tây, phô mai, trứng và sữa. 


Klepe

Klepe là món bánh dumpling trông khá giống với món pasta ravioli của nước Ý, song hương vị của chúng lại rất khác biệt. Khác với ravioli, klepe mang hương vị đậm đà của ẩm thực vùng trung tâm Châu Á. Bên trong klepe có nhân thịt bằm, trộn với hành tây xắt nhỏ và được nêm nếm bằng muối, tiêu. Những chiếc bánh này thường được ăn kèm với sốt kem chua, kem sữa chua hoặc sốt tỏi bột ớt cay xé khiến bạn phải hít hà.

Klepe là món bánh dumpling trông khá giống với món pasta ravioli của nước Ý, song hương vị của chúng lại rất khác biệt. Khác với ravioli, klepe mang hương vị đậm đà của ẩm thực vùng trung tâm Châu Á. Bên trong klepe có nhân thịt bằm, trộn với hành tây xắt nhỏ và được nêm nếm bằng muối, tiêu. Những chiếc bánh này thường được ăn kèm với sốt kem chua, kem sữa chua hoặc sốt tỏi bột ớt cay xé khiến bạn phải hít hà.


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Là địa điểm du lịch được ưa chuộng ở Châu Á, Hong Kong (Trung Quốc) có rất nhiều món ăn đường phố ngon tuyệt như nghe thôi đã thèm.

Những món ăn đường phố tại Hong Kong nghe thôi đã thèm

Bánh quế trứng

Bánh quế trứng

Đây là món bánh có độ phủ sóng cực rộng ở xứ cảng thơm. Cách làm món bánh quế trứng (waffle egg) này siêu dễ, chỉ gồm bột trộn trứng được cho lên chảo nướng và lật sau vài giây là đã có ngay chiếc bánh hấp dẫn.Những chiếc bánh giòn thơm phức này ngon nhất là khi ăn nóng. Bạn có thể tìm thấy món này ở gần như mọi con phố tại Hong Kong.

Cá viên cà ri

Cá viên cà ri

Là thức ăn được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong thành phố Hong Kong với giá rất rẻ. Những xiên cá sẽ được chiên giòn trong dầu nóng và sau đó nhúng ngập trong nước sốt cà ri hấp dẫn. Bạn có thể vừa đi dạo nhàn nhã, vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn rất được ưa chuộng này. Một cốc nước dừa tươi mát lạnh sẽ là gợi ý tuyệt vời để dùng kèm khi thưởng thức cá viên cà ri.

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau – Bánh dứa

Boh Loh Baau còn có tên “bánh dứa” do hình dạng mặt bánh có những đường khứa như thể vỏ trái dứa. Theo truyền thống, người dân Hong Kong thường dùng bánh khi còn ấm, kèm với lát bơ mỏng kẹp ở giữa vào bữa sáng hay bữa trà chiều. Bánh dứa vừa ra lò còn nóng hổi, dùng dao rạch ngang rồi để vào một miếng bơ vàng tươi béo ngậy, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm.

Lòng heo chiên

Lòng heo chiên

Du khách không thể tự nhận mình là tín đồ ẩm thực đường phố thực sự nếu chưa thử qua món lòng heo chiên. Lòng heo được nhồi thịt chiên, ăn kèm tương, giấm siêu ngon. Những miếng lòng giòn, thơm được xiên vào chiếc que để du khách tiện thưởng thức. Các món ăn làm từ nội tạng ở Hong Kong vốn vô cùng đặc sắc vì thế đừng bỏ qua món này nhé!

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Một món vặt nữa du khách cũng nhất định phải thử khi du lịch Hong Kong chính là đậu phụ thối. Đúng như cái tên, mùi đậu phụ thối rất khó chịu, một số người không thể ngửi được mùi của đậu hũ thối, họ cho rằng nó giống mùi phô mai xanh hay thậm chí là mùi ống cống... Nhưng với những người biết ăn thì đậu hũ càng nặng mùi, càng ngon. Khi ăn, du khách sẽ cảm thấy nó thơm một mùi rất lạ lẫm, lại béo béo và thêm một ít tương ớt nữa thì tuyệt vời.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có dân số đông nhất Thế Giới, hơn 1,3 tỷ người. Đây cũng là cái nôi của rất nhiều phong tục tập quán của người Châu Á. Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng tồn tại những hủ tục khắt khe, lạc hậu và một số phong tục ít được biết đến gây sốc thế giới.

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

1. Hôn nhân ma là có thật


Người nước ngoài có thể thấy kỳ lạ nhưng theo luật lệ tại một số vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi mà nghi thức hôn nhân giữa người chết và người sống vẫn còn tồn tại. Điều này xảy ra vì một số lý do mà một chú rể bị bệnh nan y có thể đính hôn. Góa phụ có thể tham dự một lễ cưới trong đó chú rể quá cố được đại diện bởi một con gà trống trắng.

2. Bó chân gót sen


Đôi chân gót sen có từ cuối thế kỷ 13 và hiện trở nên quá lạc hậu, lỗi thời. Việc quấn chân trong gạc để buộc những ngón chân siết chặt với nhau vào đôi giày gót sen nhỏ xíu. Thói quen này dẫn đến bàn chân bị biến dạng vĩnh viễn.

3. Một số thang máy tránh số 4


Người Trung Quốc rất mê tín, một số người sẽ tránh các cuộc hẹn đặt phòng vào thứ 6 ngày 13 và tránh số 4. Trong tiếng Trung số 4 được coi là rất xui xẻo, nó tượng trưng cho cái chết. Với suy nghĩ này, nhiều thang máy ở Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn số 4 trên bảng điều khiển.

4. Màu trắng là màu của tang tóc


Nhiều người thường màu đen mới là màu của cái chết, nhưng ở Trung Quốc thì đó lại là màu trắng. Điều này thể hiện rõ trên trang phục tang lễ cho khách, người chết sẽ được đặt cùng với hoa màu trắng và phong bì tiền.

5. Bao lì xì là quà tặng phổ biến


Đối với sinh nhật, lễ tốt nghiệp và lễ mừng năm mới, bao lì xì chứa đầy tiền là món quà phổ biến. Đây là biểu hiện của sự may mắn và là phương tiện xui đuổi tà ma.

6. Từ chối


Nếu có một người Trung Quốc tặng bạn món quà, hãy từ chối lịch sự một vài lần, bạn nên ít tỏ ra háo hức, điều này sẽ ghi điểm về nghi thức xã giao. Từ chối món quà đầu tiên là dấu hiệu của sự tôn trọng và khiêm tốn.

7. Chó cưng


Thực tế này có vẻ kỳ lạ khi Trung Quốc là quốc gia có số lượng người tiêu thụ thịt chó rất lớn. Trong thực tế, có nhiều giống chó được đánh giá cao như một biểu tượng của địa vị trong tầng lớp trung lưu mới nổi. Chẳng hạn giống chó ngao Tây Tạng này, giá của nó cực kỳ đắt đỏ lên tới 1.280.000 USD.

8. Nước sôi mới là nước uống


Người Trung Quốc quan niệm nước nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe và giảm bệnh tật. Do đó, trong nhiều nhà hàng ở Trung Quốc, rất ít nơi cung cấp nước đá hoặc nước lạnh.

9. Facekinis


Người Trung Quốc thích có một làn da trắng, do đó khi đi ra ngoài họ sẽ trùm kín người. Do đó nếu bạn tặng họ một Facekinis, một dạng mặt nạ chống nắng thì họ sẽ rất vui.

10. Chia sẻ quả lê


Trong tiếng Trung, tiếng “chia sẻ một quả lê” có nghĩa là chia tách, nó được xem là một điềm xấu, dấu hiệu cho thấy tình bạn có thể xấu đi.


Nguồn: tổng hợp.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

7 loài hoa thu hút khách du lịch ở Nhật Bản

Nhật Bản có nhiều loài hoa đẹp nở quanh năm nên nơi đây dần trở thành sự lựa chọn số 1 cho những tín đồ yêu hoa.

 7 loài hoa thu hút khách du lịch ở Nhật Bản

Hoa anh đào (Sakura)

Sakura là loài hoa biểu tượng cho người dân sống ở đất nước mặt trời mọc. Một bông hoa anh đào được ví như một cuộc đời của người võ sĩ samurai. Hoa thường bắt đầu nở từ tháng 3 đến hết tháng 5, thời điểm nở rộ nhất là vào tháng 3 đến tháng 4. Vì nở vào mùa xuân, hoa anh đào còn được xem như một trong những loài hoa biểu tượng của mùa này. 

Hoa anh đào (Sakura)

Thời điểm hoa nở khác nhau ở mỗi miền của Nhật Bản. Thông thường, hoa anh đào nở sớm nhất ở Okinawa (khoảng cuối tháng 1 đến đầu tháng 2) và nở muộn nhất vào tháng 5 ở Hokkaido. Hoa anh đào còn là biểu tượng của quốc lễ Hanami (lễ hội ngắm hoa truyền thống) từ thời Heian (794-1185) đến nay.

Những địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất ở Nhật: Koishikawa Korakuen; công viên Matsumae; lâu đài Osaka; lâu đài Himeji; công viên Sumida; công viên Hirosaki; công viên Ueno-Onshi-Kosen…

Hoa cúc Nhật Bản

Hoa cúc Nhật Bản

Từ lâu hoa cúc được xem như quốc hoa của nước Nhật. Không phải hoa anh đào, tuy rằng mọi người thường gắn liền hoa anh đào với Nhật Bản, nhưng nó chỉ là Quốc hồn của đất nước này. Hình ảnh bông hoa cúc với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc hoa của Nhật Bản. 

Loài hoa này biểu trưng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ. Hiện nay nó vẫn là loài hoa biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản. Hoa thường nở vào tháng 9 đến tháng 11. Một số lễ hội hoa cúc trong năm ở Nhật như lễ hội Choyo, lễ hội “Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima… 

Hoa mơ (Ume)

Hoa mơ (Ume)

Trước khi có hoa anh đào, hoa mơ chính là biểu tượng của quốc lễ ngắm hoa truyền thống Hanami. Hoa mơ với hai sắc màu trắng, hồng tô điểm cho mùa xuân Nhật Bản. Ume nở từ khoảng giữa tháng 2 đến giữa tháng 3. Nó được coi là một biểu tượng của sự kiên cường. Bởi bản chất loài hoa này cánh mỏng nhưng lại nở rực rỡ trong làn tuyết trắng muốt.

Hoa mơ ở Nhật còn cho trái mơ để ngâm rượu, ăn và làm mứt rất tốt cho sức khỏe. Địa điểm ngắm hoa mơ đẹp trên nước Nhật nổi tiếng là khu vườn Kairakuen thuộc thành phố Mito với 3.000 gốc cây hoa mơ. Ngoài ra còn có vùng thung lũng Tsukigase nằm bên dòng Satsuki, một khu vườn mơ nổi tiếng với 1.300 gốc mơ… 

Hoa thiếu nữ

Hoa thiếu nữ

Loài hoa này còn được gọi là hoa hồng Nhật Bản hay hoa sơn trà, hoa trà, tên tiếng Anh là Camelia. Hoa có vẻ đẹp không tì vết, căng mọng và tròn đầy như đúng cái tên gọi của nó. Hoa thiếu nữ ở Nhật Bản có 3 màu cơ bản là hồng, đỏ, trắng. Một số loài đặc biệt còn có màu vàng. Tuy được coi là một loài hoa đẹp, hoa thiếu nữ lại không có mùi hương. Đó cũng là nét riêng của loài hoa này. 

Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu

Hoa thường nở vào đầu tháng 6 hàng năm, khi cơn mưa đầu mùa vừa đến trên đất nước Nhật Bản. Điểm đặc biệt của loài hoa này là sự chuyển tiếp về màu sắc. Ban đầu hoa có màu trắng, một thời gian sau lại chuyển sang màu xanh ngọc rồi hồng phớt. Đến khi có màu xanh lam hoa hoa lại chuyển dần sang màu xanh biếc… Hoa cẩm tú cầu thường mọc ở những công viên hay các khu vườn. Đôi khi nó còn mọc ở hai bên đường ray tàu hoả, lối vào đền chùa. Nơi ngắm hoa cẩm tú cầu đẹp nhất là tại đền Meigetsuin. 

Hoa chi anh (Shibazakura)

Hoa chi anh (Shibazakura)

Nếu hoa anh đào nở vào mùa xuân thì hoa chi anh lại nở vào mùa hè. Hoa có 3 màu cơ bản là trắng, hồng và tím. Loài hoa này có xuất xứ từ Bắc Mỹ với ý nghĩa biểu trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Hoa chi anh còn là loại hoa mau nở chóng tàn.

Để có thể ngắm hoa chi anh đẹp nhất, bạn hãy đến thâm quan tại lễ hội hoa chi anh diễn ra từ 19/4 đến 1/6 tại công viên Hitsujiyama ở thành phố Chichibu, tỉnh Saitama. 

Hoa cải dầu (Nanohana)

Hoa cải dầu (Nanohana)

Nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, hoa cải dầu nhuộm vàng cả sắc trời xuân của nước Nhật. Cải dầu ở Nhật được trồng thành những cánh đồng lớn. Mục đích của việc trồng loài hoa này không chỉ để ngắm, chúng còn có tác dụng để chế biến thực phẩm, ép dầu, dùng để làm món rau luộc, hay ăn kiểu tempura, thêm vào Ramen…

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Bài đăng phổ biến