Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Lên Hà Giang ngắm Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Nếu bạn lỡ hẹn với mùa tam giác mạch nở sớm ở Hà Giang, đừng buồn, vì nơi đây, nằm xa xa đầu cực bắc, còn có một Hoàng Su Phì mùa nước đổ đẹp như tranh vẽ đang chờ bạn ghé thăm.

Tọa độ Hoàng Su Phì – Hà Giang


Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình cùng tỉnh. Nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên thuộc tỉnh Hà Giang, cùng với địa thế cao, nơi đây thu hút những kẻ độc hành chính bởi sự hiểm trở đặc trưng của vùng địa đầu tổ quốc, sự hiểm nguy của con đường núi dài dẫn lên huyện và sự diệu kì của thiên nhiên – nơi những khói bụi, gấp gáp, bon chen của nhịp sống hiện đại vẫn chưa chạm đến. Nếu bạn là một người mê đi du lịch, chắc chắn bạn sẽ chẳng lỡ bỏ qua Hoàng Su Phì, nhất là lúc đương mùa nước đổ.

Ruộng bậc thang mùa nước đổ – điểm nhấn độc đáo nơi Hoàng Su Phì


Chẳng có hình ảnh nào khiến bạn nhớ nhiều như những thửa ruộng bậc thang đương mùa nước đổ ở Hoàng Su Phì vào những ngày tháng 3, tháng 5. Được đất trời ưu ái hơn những huyện khác của tỉnh Hà Giang, đất đai nơi đây màu mỡ, phì nhiêu và đặc biệt thích hợp với cây lúa nước. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, bà con nơi đây tất bật chuẩn bị cho vụ mùa mới, ruộng được dọn sạch, san đều, dẫn nước vào để chuẩn bị reo mạ. Tất cả, tạo nên một diện mạo mới cho những thửa ruộng bậc thang nơi đây, tạo nên một Hoàng Su Phì mùa nước đổ – lạ lẫm, xinh đẹp và đáng để ghé qua một lần trong đời.


Nếu đến Hoàng Su Phì mùa lúa chín, bạn ngỡ ngàng trước sắc vàng của những thửa lúa chín phủ kín không gian, cùng mùi hương thơm nhè nhẹ của những bông lúa vàng ươm trong nắng, thì ghé qua Hoàng Su Phì mùa nước đổ những ngày từ tháng 3 đến tháng 5, bạn sẽ không khỏi bất ngờ với một diện mạo khác lạ được tạo lên bởi sự đan xen tài tình của màu xanh mạ non mới nhú, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, tạo cho con người ta cái cớ để ở lại đây mãi chẳng muốn rời đi.


Đứng trên cao nhìn xuống, ngắm nhìn những thửa ruộng đang cấy dở và hít thở không khí trong lành, tinh sạch của núi rừng vùng địa đầu tổ quốc, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự hòa quyện đồng điệu, hài hòa của thiên nhiên và của con người nơi đây… Bên cạnh những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ độc đáo, óng ánh trong những tia nắng đầu mùa, bạn sẽ còn thu hút, ấn tượng, bị lưu luyến bởi nét đẹp văn hóa, sinh hoạt và những lễ hội đặc sắc như lễ hội cúng ma khô của người Mông, lễ hội cúng thần rừng, lễ Tết của người Mông – những con người sống chậm rãi theo nhịp của núi rừng.



Tháng 4 này, nếu bạn đang băn khoăn tìm một điểm đến mới mẻ, đừng bỏ qua Hoàng Su Phì mùa nước đổ. Không lộng lẫy như Y Tý vào mùa xuân, hay dịu dàng như Sapa lúc đẫm sương, những thửa ruộng bậc thang có độ dốc lớn nơi Hoàng Su Phì có vẻ đẹp độc đáo của địa hình, sự mênh mông bất tận của thiên nhiên, chắc chắn sẽ chẳng làm mất lòng bạn.

Theo didi-adventure

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

5 phương tiện du lịch độc đáo tại Việt Nam

Việc di chuyển bằng các phương tiện truyền thống độc đáo tại Việt Nam cũng là yếu tố góp phần thu hút sự chú ý của du khách quốc tế đến thăm nơi đây. Dưới đây là danh sách các phương tiện di chuyển được du khách yêu thích nhất.


1. XÍCH LÔ

Xích lô được coi là phương tiện du lịch độc đáo không chỉ với du khách quốc tế mà ngay cả với người dân Việt Nam. Những chiếc xích lô này có mặt ở nhiều khu du lịch trên cả nước nhưng đặc trưng nhất phải kể đến xích lô Huế. Xe có độ cao đủ tầm để du khách có thể ngắm quang cảnh xung quanh, vừa đủ cho những đôi uyên ương cảm thấy gắn kết hơn.

2. CƯỠI VOI


Voi là phương tiện di chuyển đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên. Du khách đến đây không thể bỏ lỡ cơ hội ngồi trên lưng voi lang thang khắp buôn làng hay vượt sông Sêrêpốk huyền thoại. Những chú voi Tây Nguyên luôn tỏ ra thân thiện và dễ gần. Du lịch trên lưng voi sẽ mang đến cho du khách cảm giác thú vị không thể pha lẫn khi lắc lư theo nhịp bước đủng đỉnh của chúng.

3. XE LAM


Xe lam còn khá lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên, đây chính là phương tiện di chuyển chủ yếu ở đảo Quan Lạn, Quảng Ninh. Đến đây, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi được di chuyển trên đảo hoàn toàn bằng phương tiện đặc trưng của vùng đảo này. Xe có cấu trúc gần với xe máy nhưng được gắn thêm khoang sắt có chỗ ngồi phía sau, chở được từ 8 – 10 người. Nếu không quen, bạn sẽ có cảm giác như đang trải nghiệm đua xe địa hình dưới tay lái của những tay đua chuyên nghiệp.

4. XE NGỰA


Xe ngựa cũng là phương tiện phổ biến và yêu thích của nhiều du khách. Bạn có thể chọn loại hình di chuyển thú vị này từ các khu du lịch biển cho đến thành phố cao nguyên. Dù ngồi trên yên ngựa hay xe ngựa kéo, du khách cũng sẽ tỏ ra thích thú khi có thể thả mình theo tiếng vó ngựa hòa trong tiếng lục lạc vui tai.

5. THUYỀN


Thuyền không chỉ là phương tiện giao thông độc đáo mà còn là một nét văn hoá rất đặc sắc của từng vùng. Điều đáng nói là mỗi vùng miền lại có những loại thuyền khác nhau như thuyền mủng Hội An, thuyền thúng miền Tây, thuyền độc mộc Tây Nguyên. Ngồi thuyền ngao du sơn thủy chắc chắn là những trải nghiệm thú vị mà bất kỳ du khách nào cũng không thể quên.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Bỏ túi kinh nghiệm ngắm hoa anh đào ở công viên Shinjuku Gyoen, Tokyo

Với hơn 1.300 cây anh đào được trồng trong khu vườn theo kiểu truyền thống Nhật Bản, công viên Shinjuku Gyoen (Tokyo, Nhật Bản) sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch vào mùa hoa anh đào đẹp mê say của xứ phù tang.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG VIÊN SHINJUKU GYOEN

Vườn quốc gia Shinjuku Gyoen là một trong những công viên lớn nhất (rộng 58.3ha), phổ biến nhất của Nhật Bản nằm ở quận Shinjuku và Shibuya, Tokyo. Ghé thăm nơi đây vào mùa hoa anh đào, du khách có thể tận hưởng cảnh quan thơ mộng với cả nghìn cây hoa anh đỏ bung nở tuyệt đẹp.

Khi xưa trong thời đại Edo, công viên Shinjuku Gyoen là một vùng dinh thự của lãnh chúa Shinshu Takato, và bắt đầu mở cửa từ năm 1906 như khu vực sân vườn Hoàng gia. Sau chiến tranh, nơi đây trở thành công viên quốc gia, mang phong cách sân vườn Anh Quốc với những bãi cỏ rộng lớn và cây hoa tulip cao chót vót, kết hợp với sân vườn Nhật Bản truyền thống từ xưa.


THỜI GIAN ĐẸP NHẤT ĐỂ ĐẾN CÔNG VIÊN SHINJUKU GYOEN

Mùa đẹp nhất ở đây là vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 là mùa hoa anh đào nở rộ. Vào dịp này không chỉ người Nhật mà đông đảo du khách từ các nơi đến ngắm hoa anh đào, kết hợp ăn uống picnic.

Ngoài ra, tại đây có nhiều loại hoa nở bốn mùa. Mùa xuân các loại hoa tươi màu sắc rực rỡ như hoa hồng, hoa mai, hoa mộc lan; mùa hè có cẩm tú cầu, cây Gardenia, cây sim đen và các loại cây xanh; mùa thu thì có tuyệt sắc lá đỏ, hoa loa kèn, hoa cúc, v.v… mùa đông có hoa Nihonzuisen, Kantsubaki, Kanzakura, đồng thời du khách có thể ngắm quang cảnh trắng xóa của tuyết.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN 

10 phút đi bộ từ cửa Nam ga JR Shinjuku (cổng Shinjuku)
5 phút đi bộ từ cửa ra số 2 ga Toei Shinjuku Gyoen Mae (cổng Ookido)
5 phút đi bộ từ ga JR Sendagaya (cổng Sendagaya)


Nếu đi bằng ô tô riêng, bạn có thể đi về hướng Gaien-deguchi của Metropolitan line thuộc đường cao tốc số 4. Bãi đậu xe tính phí với sức chứa 200 xe mở cửa từ 8h – 22h. Phí đậu xe 3 tiếng đồng hồ là 500 yên(~108.000VND), sau đó cứ mỗi 30 phút lại tính thêm 100 yên(~22.000VND).

GIỜ MỞ CỬA


Thứ ba: 9h-16h30 (Thời gian vào cửa cuối cùng: 16h)
Thứ tư: 9h-16h30 (Thời gian vào cửa cuối cùng: 16:00)
Thứ năm:09:00-16:30 (Thời gian vào cửa cuối cùng: 16:00)
Thứ sáu:09:00-16:30 (Thời gian vào cửa cuối cùng: 16:00)
Thứ bảy:09:00-16:30 (Thời gian vào cửa cuối cùng: 16:00)
Chủ nhật:09:00-16:30 (Thời gian vào cửa cuối cùng: 16:00)

Công viên mở cửa hàng ngày từ thứ Ba đến Chủ nhật, từ 9h – 16h (thời gian vào cửa cuối cùng là 16h).

Lưu ý: Công viên đóng cửa các ngày thứ Hai. Tuy nhiên nếu thứ Hai là ngày lễ quốc gia thì sẽ đóng cửa vào ngày tiếp theo. Công viên cũng đóng định kỳ cửa từ ngày 29/12 – 3/1 năm sau.

GIÁ VÉ


Để vào Shinjuku Gyoen, bạn phải mua vé. Shinjuku Gyoen có 3 cổng, ở phía Bắc có cổng “Shinjuku”, phía Đông có cổng “Ookido”, phía Nam có cổng “Sendagaya”, bạn có thể mua vé ở bất kỳ cổng nào.


Sau khi vào cổng bạn sẽ nhìn thấy ngay tòa nhà nơi bán vé. Bạn có thể mua vé trực tiếp từ nhân viên bán vé hoặc có thể mua tại máy bán vé.


Máy bán vé tự động

Vé vào cổng
Bạn chạm mã số trên vé vào màn hình tinh thể lỏng trong khung màu đỏ để vào cổng. Một khi đã sử dụng thì không thể vào lại lần nữa vì vậy nếu bạn muốn ra ngoài vào buổi trưa chẳng hạn thì hãy trao đổi với nhân viên trực để nhận vé vào lại công viên.


Giá vé vào cửa: Loại Phổ thông (cho người từ 15 tuổi trở lên) là 200 Yên (~43.000VND); học sinh tiểu học và trung học là 50 Yên(~16.000VND); Trẻ em được miễn phí.

ĐIỂM DỪNG ĂN UỐNG

Trong công viên có 5 cửa hàng, mỗi nơi đều có bán nước hoa quả hoặc vào mùa hè còn có cả kem. Gần cửa hàng còn có nơi nghỉ ngơi, vì vậy bạn có thể mua nước uống hoặc bánh kẹo tại đây và nghỉ ngơi một chút tại các điểm nghỉ chân. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc mang theo đồ ăn trưa hoặc mua sẵn tại cửa hàng Tasahimaya nằm ở phía nam của ga tàu Shinjuku (cách lối vào vườn khoảng 500m). Sau đó hãy vừa thư thả ngắm hoa, vừa rải bạt ăn uống dưới tán anh đào xinh đẹp.


Trong công viên có 10 nhà vệ sinh. Ở đây còn có cả nhà vệ sinh mà ai cũng có thể sử dụng được ví dụ như nhà vệ sinh mà người khuyết tật có thể sử dụng hay nhà vệ sinh có lắp đặt ghế cho em bé, mọi thứ đều thuận tiện.

Bài đăng phổ biến