Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Hướng dẫn viên du lịch cần trang bị những kiến thức gì?

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, ngoài việc nắm vững những nghiệp vụ cần thiết, bạn cần có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội…


Hướng dẫn viên du lịch cần trang bị những kiến thức gì?

Kiến thức chính trị

Đối tượng khách du lịch thường rất đa dạng về quốc tịch, độ tuổi, nghề nghiệp, quan điểm chính trị… cho nên hướng dẫn viên du lịch cần phải nắm vững đường lối lãnh đạo của đất nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại để định hướng quan điểm một cách đúng đắn. Những hiểu biết về tình hình chính trị trong nước và thế giới sẽ giúp các HDV tránh gây ra những hiểu lầm sai lệch cho du khách và không bị những du khách có đồ xấu lôi kéo. Do đó mà các HDV cần theo dõi các biến động về chính trị được báo chí cập nhật hàng ngày.

Kiến thức kinh tế

Một hướng dẫn viên chuyên nghiệp phải hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương có các điểm du lịch; các thủ tục trong hoạt động kinh doanh, quản lý kinh tế… Những kiến thức này sẽ giúp HDV có thể hướng dẫn hoặc thực hiện việc ký hết các hợp đồng, thanh toán chí phí… một cách dễ dàng.

Kiến thức về lịch sử - địa lý - văn hóa

Đây là phần kiến thức bắt buộc mà các hướng dẫn viên du lịch cần phải biết và am hiểu kỹ càng. Đó là những thông tin về quá trình hình thành, lịch sử phát triển của quốc gia, điểm du lịch; những đặc trưng văn hóa; những lễ hội nổi bật; những yếu tố địa lý khác biệt,… Khi xâu chuỗi được những kiến thức này, sẽ giúp các HDV du lịch có được cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về quốc gia, địa phương… để từ đó dễ dàng trả lời được những câu hỏi thắc mắc của khách du lịch.

Kiến thức về luật pháp, tập quán địa phương

Tất nhiên những kiến thức về luật pháp hay tập quán địa phương không thể được “nhồi nhét” trong ngày một ngày hai mà cần được tích lũy qua một quá trình học hỏi, trải nghiệm với nghề, nhưng những thông tin - kiến thức cơ bản về luật cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh.. thì hướng dẫn viên cần phải biết.

Kiến thức y tế

Chẳng ai có thể đảm bảo rằng, trong quá trình dẫn khách đi tour, chắc chắn sẽ không có vấn đề gì liên quan đến sức khỏe của khách xảy ra. Do đó mà HDV du lịch cần trang bị có mình những kiến thức sơ cấp cứu cho những tình huống có thể xảy ra: đuối nước, điện giật, rắn cắn, ngộ độc thực phẩm, cảm sốt, say nắng, đột quỵ… Hướng dẫn viên càng am hiểu nhiều kiến thức về lĩnh vực này sẽ càng hỗ trợ tốt cho công việc và hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Kiến thức ngoại ngữ

Ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để một hướng dẫn viên quốc tế có thể hành nghề, không chỉ giúp HDV giao tiếp mà còn là phương tiện để học hỏi, tìm kiếm các thông tin tài liệu nước ngoài… Với hướng dẫn viên quốc tế thì cần thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ và có kiến thức cơ bản về 1 ngoại ngữ bổ sung.

Nghề hướng dẫn viên du lịch không chỉ yêu cầu phải hiểu biết sâu rộng mà còn chuyên sâu đúng mảng. Do vậy, muốn trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bạn cần phải đầu tư thời gian học hỏi và tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Nhân viên buồng phòng và quy trình dọn phòng khách sạn

Đối với các khách sạn thì buồng phòng chính là “sản phẩm” mang lại doanh thu đáng kể cho cơ sở dịch vụ của mình. Để “sản phẩm” ấy luôn đạt chất lượng tốt nhất làm hài lòng các khách hàng thì vai trò của nhân viên buồng phòng là cực kỳ quan trọng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem lại nhân viên buồng phòng là ai cũng như tìm hiểu về quy trình dọn phòng khách sạn nhé!


Nhân viên buồng phòng và quy trình dọn phòng khách sạn

Nhân viên buồng phòng là ai?

Nhân viên buồng phòng là người chịu trách nhiệm dọn dẹp làm vệ sinh phòng khách theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn nhằm mang lại cho người ở sự thoải mái tối đa trong thời gian lưu trú. Nhân viên buồng phòng trực thuộc bộ phận Housekeeping. Đây là bộ phận không thể thiếu với bất kỳ khách sạn nào.

Các bước trong quy trình dọn phòng

1. Chuẩn bị trước khi làm phòng:


– Xem trong báo cáo về tình trạng của phòng cần làm (khách còn ở hay đã check – out)

– Chuẩn bị xe đẩy (trolley) đựng các dụng cụ làm phòng (khăn, mền, bàn chải, dầu gội…) và các dụng cụ để làm phòng (chổi, máy hút bụi…) và đẩy xe đến trước cửa phòng.

– Đối với những phòng khách còn ở thì kiểm tra xem khách có treo bảng DND (Do not Disturb) trước cửa phòng hay không. Nếu có thì ghi nhận vào báo cáo và bỏ qua phòng đó và làm phòng tiếp theo.

– Nếu không có bảng DND thì gõ cửa 3 lần mỗi lần 3 cái và xưng “Housekeeping” và mỗi lần cách nhau khoảng 30 giây.

+ Nếu khách mở cửa thì xin phép làm phòng, nếu khách đồng ý thì thực hiện bước tiếp theo.

+ Trong trường hợp khách mở cửa và không đồng ý cho làm phòng (hoặc đang phân vân) thì xin phép quay lại sau và xác nhận thời gian có thể được quay lại làm phòng cho khách.

+ Nếu không có tiếng trả lời, nhân viên dùng chìa khoá được cấp phát khi vào ca mở cửa nhẹ nhàng (có thể khách đang ngủ hoặc đang trong phòng tắm). Nếu cửa cài chốt bên trong thì nhẹ nhàng đóng lại và quay lại làm phòng sau. Với khách đang ngủ thì nhân viên cũng làm tương tự.

+ Nếu trong phòng không có ai, nhân viên tra chìa khoá vào ổ, mở cửa và tiến hành quy trình dọn phòng.

2. Dọn dẹp giường ngủ:

– Gỡ drap giường, bao gối, bao chăn bẩn ra cẩn thận, phân loại đồ dơ và để riêng gọn gàng.

– Tiếp theo là kiểm tra, điều chỉnh đệm giường cho ngay ngắn, đệm lông vũ và lót giường ngay ngắn, phồng đều, vuốt lót giường cho phẳng.

– Trải drap mới và gấp đầu giường theo tiêu chuẩn

– Lồng bao chăn. Lưu ý: trước khi lồng phải kiểm tra ruột chăn có bị bẩn hay rách không (nếu có thay mới cho khách), xem có đúng chiều hay chưa, đúng loại chăn với phòng đó không?

– Lồng bao gối mới. Sau đó xếp gối ngăn ngắn đầu giường  Lưu ý: cũng giống như khi lồng bao chăn, cần kiểm tra ruột gối có vết dơ không, loại tương ứng với phòng và nhớ tạo độ phồng cho gối.

– Kiểm tra và trải tấm trang trí.

– Vuốt lại, điều chỉnh bao chăn cho phẳng.

3. Dọn vệ sinh phòng tắm

– Giật nước và cho trực tiếp hóa chất vào bồn vệ sinh, để ngâm khoảng 3 phút rồi làm sạch.

– Cọ rửa bồn rửa tay, bồn tắm, kính bằng bàn chải. Chú ý các vị trí kín, khó vệ sinh như xung quanh chân vòi nước, kẽ tường…

–  Lau, rửa bệ vệ sinh

– Xả nước theo trình tự bồn rửa tay, phòng tắm đứng, bồn tắm

– Lau khô gương và các thiết bị trong phòng. Đặt cốc, tách về đúng vị trí sạch trong phòng

– Xếp khăn và các đồ dùng cá nhân ngay ngắn

– Thêm các đồ dùng Amenities, các loại khăn

– Lau sàn nhà tắm sạch sẽ, khô ráo trước khi rời khỏi.

4. Làm sạch phòng ngủ

– Thu dọn các khay thức ăn Room Service, gom đồ khách yêu cầu giặt ủi rồi báo tới các bộ phận có liên quan

– Dọn các loại rác, vỏ chai…

– Lau chùi bụi ở tất cả các cánh cửa (cửa ra vào, cửa sổ, khung cửa)

– Dùng hoá chất lau kính trong phòng

– Phủi, lau, đánh bóng các đồ gỗ, trang trí trong phòng với hoá chất tương ứng phù hợp

– Kiểm tra các thiết bị điện. Báo sửa chữa nếu có hư hỏng, ghi nhận vào báo cáo

– Kiểm tra vệ sinh các vật dụng trong phòng như ly, tách, tủ lạnh

– Ghi nhận các vật phẩm trong quầy minibar khách đã sử dụng và bổ sung đầy đủ

– Hút bụi sàn nhà, dưới gầm bàn, ghế, tủ và đặc biệt các góc phòng

– Bổ sung các vật phẩm Amenities cần thiết cho khách sử dụng hàng ngày (nước suối, trà, cafe, dép đi trong phòng)

5. Kiểm tra trước khi rời phòng

– Kiểm tra lại giường ngủ, nhà tắm và các khu vực đã lau dọn

– Kiểm tra lại các thiết bị điện lần cuối

– Kiểm tra các vật dụng amenities trong nhà tắm, trong phòng ngủ đã bổ sung đầy đủ chưa?

– Ghi nhận vào báo cáo

– Rút chìa khoá từ ra khỏi ổ cắm

– Đóng cửa cẩn thận và kiểm tra xem cửa đã khoá chưa.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Nghiệp vụ Buồng phòng Khách sạn

Với những nhân viên làm việc trong bộ phận Buồng phòng hoặc những bạn có dự định theo đuổi công việc này, đều cần phải nắm vững và thực hiện thành thạo các nghiệp vụ Buồng phòng Khách sạn. Vậy Nghiệp vụ Buồng phòng khách sạn gồm những gì? Hãy cùng Vietravel Training Center tìm hiểu nhé.


Vai trò và quy trình của Nghiệp vụ Buồng phòng

Bộ phận Buồng phòng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của khách sạn. Nó đảm nhận những công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Vì thế, nhằm mang lại trải nghiệm lưu trú tốt nhất cho khách hàng, nhân viên Buồng phòng cần phải tuân thủ chính xác theo Nghiệp vụ Buồng phòng. Đó là những quy trình, thao tác tiêu chuẩn được dàn trải cho từng giai đoạn như: Khách chưa nhận phòng, khách đang ở phòng, khách rời khỏi phòng.

Nghiệp vụ Buồng phòng gồm những gì?

Để trở thành một nhân viên Buồng phòng chuyên nghiệp, bạn phải hiểu rõ và nắm được các Nghiệp vụ Buồng phòng bao gồm: Cơ cấu tổ chức bộ phận Buồng phòng; vai trò trách nhiệm của Buồng phòng; mối quan hệ với các bộ phận khác; các tiêu chuẩn về tác phong, diện mạo cần có của nhân viên Buồng phòng; các thuật ngữ khái niệm thường sử dụng; quy trình làm việc của bộ phận Buồng phòng; quy trình dọn buồng…

Trong đó, sẽ bao gồm các thao tác dọn giường cho khách, sắp xếp chăn gối, trải drap giường chuẩn xác, bố trí các vật dụng gọn gàng. Ngoài ra, Nghiệp vụ buồng phòng còn hướng dẫn cho các bạn cách chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ của bộ phận Buồng phòng như: Xe đẩy chứa vật dụng cần thiết khi lau dọn, máy hút bụi, màn cửa…

Bên cạnh đó, bạn còn được trang bị các kiến thức về phân loại và cách sử dụng hóa chất để vệ sinh buồng của khách. Bởi mỗi loại hóa chất đều có độ tẩy rửa, mùi hương và công dụng khác nhau, nên tùy vào mỗi khu vực mà sử dụng loại chất tẩy rửa cho phù hợp.

Nghiệp vụ Buồng phòng còn hướng dẫn giải quyết tình trạng buồng treo biển “xin đừng làm phiền” quá thời gian quy định trong ca làm việc hay trường hợp khách muốn đổi phòng… Không chỉ vậy, các bạn còn được học các tiêu chuẩn về an toàn lao động, bảo vệ an ninh trong khu vực phòng ngủ khách để bình tĩnh giải quyết tình huống khẩn cấp như tai nạn, mất cắp, hỏa hoạn…

Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành Nhà hàng – Khách sạn đã khiến cho nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản ngày càng tăng mạnh mẽ. Tại các trường đào tạo chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn, Quản lý Buồng phòng được xem là môn học quan trọng mà bất kỳ người học nào cũng phải thành thạo.

Đơn vị uy tín trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực Du lịch – Dịch vụ – Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn, trường Cao đẳng quốc tế KENT xin giới thiệu đến bạn khóa học Quản lý Buồng Phòng hữu ích cho các bạn trẻ yêu thích công việc Buồng phòng.

Khi tham gia khóa học, các bạn còn được trải nghiệm không gian học tập chất lượng với phòng thực hành được xây dựng mô phỏng theo mô hình khách sạn thực tế, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất giường ngủ, phòng tắm, tivi… Điều này sẽ giúp các bạn không bị bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc thực tế.

Bài đăng phổ biến