Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Du lịch Đắk Lắk cùng 5 địa điểm cứ lên ảnh là hứng triệu like

Giữa vùng đất cao nguyên miền Trung, nhiều địa điểm ở Đắk Lắk nổi lên như một hiện tượng nhờ vào loạt ảnh check-in đẹp hút hồn của các Instagram-ers. 

Du lịch Đắk Lắk cùng 5 địa điểm cứ lên ảnh là hứng triệu like
Ảnh: @baotran_

Đá Voi Mẹ

Đá Voi Mẹ
Ảnh: @cuongkhii

Đá Voi Mẹ được mệnh danh là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam với chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và chiều cao khoảng hơn 30m. Chính vì thế Đá Voi Mẹ không chỉ là nơi check-in lý tưởng mà còn là địa điểm thử thách mọi con tim mê chinh phục, để có những tấm ảnh đẹp nhất bạn phải leo từng bước chênh vênh lên dốc đá thoai thoải không có chỗ bám giữa gió trời cao nguyên. Từ trên cao nhìn xuống, núi đá này trông giống lưng một con voi to lớn.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Ảnh: Bao Tran

Không chỉ là một chốn tâm linh để tịnh tâm, chùa Sắc Tứ Khải Đoan còn là điểm chụp ảnh đẹp lung được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vẻ đẹp của chùa Khải Đoan là sự kết hợp giữa vẻ đẹp kiến trúc, thiên nhiên giao hòa, quan trọng hơn cả là vẻ đẹp khắc cốt lịch sử ngàn đời không gì có thể thay thế được. Chùa Khải Đoàn mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp với kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê. Chất liệu chủ yếu để xây dựng chùa là gỗ. Tông màu nâu trầm của gỗ khiến cho ngôi chùa càng thêm phần trầm mặc, cổ kính hơn lên ảnh trông vô cùng ấn tượng.

Vườn thực vật Troh Bư

Vườn thực vật Troh Bư
Ảnh: @caybui, @kaeley.hat

Vườn thực vật Troh Bư là một vườn thực vật tư nhân, được xây dựng theo mục tiêu chính là bảo tồn các loài lan rừng tự nhiên Việt Nam vùng cao nguyên. Theo tiếng Ê Đê thì Troh Bư có nghĩa là “lũng cá lóc suối”. Địa điểm này mặc dù chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt lớn trong cộng đồng mê du lịch. Chỉ với 25k tiền vé tham quan, đến Troh Bư các bạn sẽ được dạo quanh các tiểu cảnh đẹp “cộp mác” phố núi để chụp ảnh. Đặc biệt, góc check-in nổi tiếng nhất tại đây chính là chiếc tổ chim sống ảo đẹp thần sầu.

Bảo tàng Thế giới Cà Phê

Bảo tàng Thế giới Cà Phê
Ảnh: @toominhtan, @ptrang2805

Đây được xem là bảo tàng cà phê đầu tiên của Việt Nam, bảo tàng Thế giới Cà Phê có thiết kế nương theo không gian quen thuộc của nhà rông Tây Nguyên, sử dụng chất liệu xây dựng mang tính bản địa. Không gian bên trong nơi đây tạo cảm giác như một đường cong đa hình vô cùng uyển chuyển và ấn tượng. Bảo tàng gồm nhiều không gian trưng bày các loại máy chế biến cà phê, dụng cụ làm cà phê thô sơ của người dân Tây Nguyên, không gian triển lãm những bức tranh được chụp bởi các nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Và điều đặc biệt là khu triển lãm các loại cà phê với phong cách sắp đặt cực kỳ mang chất Tây, sang trọng và đẳng cấp. 

Đồi cỏ hồng

Đồi cỏ hồng
Ảnh: @cuongkhii

Tọa lạc ngay trong khuôn viên của Bảo tàng Thế giới Cà phê, đây là đồi cỏ hồng độc nhất xứ Buôn Mê. Nếu đi từ cổng vào thì các bạn cứ để ý khu vực xung quanh là sẽ thấy ngay. Gọi là cỏ hồng nhưng thực ra cỏ ở đây có màu sắc không quá hồng, có ý kiến còn gọi đây là loại cỏ đuôi chồn đặc trưng của Đắk Lắk. Với background thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp này thì bạn chỉ cần diện outfit đẹp đẹp một xíu, vô đứng là auto có ảnh đẹp. 

Xem thêm: Về miền đại ngàn Đăk Lăk

Tổng hợp


Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Ninh Thuận và những cánh đồng điện gió đẹp tựa trời Tây

Bạn đã từng mơ được chụp hình dưới những cây quạt gió ở tuốt bên trời Tây? Bây giờ ước mơ đó không còn xa vời nữa bởi vì ở ngay Việt Nam cũng đã có những nơi chất-ngây-ngất với những cây quạt gió như thế.

Ninh Thuận và những cánh đồng điện gió đẹp tựa trời Tây
Ảnh: Nguyễn Thế Vinh

Những cánh quạt turbine không chỉ tạo nên khung cảnh hùng vĩ, mà đây còn là nơi cho ra đời những bức ảnh siêu chất, ngỡ như đang du lịch ở một nước châu Âu nào đó.

Cánh đồng điện gió Phan Rang – Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Phan Rang – Ninh Thuận
Ảnh: @mievatho

Nằm cách biển Ninh Chữ hơn 10km, cánh đồng điện gió Đầm Nại ở thôn Láng Me, tỉnh Ninh Thuận là địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh nhất ở Phan Rang hiện nay nhờ khung cảnh đẹp như tranh vẽ của các trụ turbine sừng sững giữa cánh đồng lúa bát ngát, xa xa là núi đồi.

Cánh đồng điện gió Phan Rang – Ninh Thuận
Ảnh: Thúc Trình
Đây là cánh đồng điện gió có loại turbine lớn nhất Việt Nam hiện nay, với đường kính cánh quạt là 114m và có 16 trụ. Vào mỗi thời điểm khác nhau, nơi này lại mang một vẻ đẹp khác, lúc thì sắc vàng óng ả của đồng lúa chín, lúc thì màu xanh rì nhưng cũng có thời điểm hoang vu. 

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Ảnh @huyenthanh0203

Bạc Liêu là nơi có cánh đồng điện gió lớn nhất nước hiện nay với 62 trụ turbine gió, chiều dài cánh quạt là 41.7m.  Đây là cánh đồng điện gió trên biển duy nhất tại Việt Nam và là dự án điện gió đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa.

Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm cánh đồng gió là lúc sáng sớm hoặc chiều tà để ngắm bình minh hoặc hoàng hôn. Buổi chiều, tầm 4 giờ là thời điểm chụp ảnh đẹp nhất bởi lúc này nắng chiều hướng về turbine, chụp vừa sáng mặt vừa có nắng đẹp không quá chói chang.

Cánh đồng điện gió Tuy Phong, Bình Thuận

Cánh đồng điện gió Tuy Phong, Bình Thuận
Ảnh: @olivesieunhan

Là dự án nhà máy điện gió lớn thứ 2 ở Việt Nam được đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận với 60 turbine quạt gió trắng muốt cao đến 95m, cánh turbine rộng tới 49m vô cùng ấn tượng, nhìn từ xa đẹp không thua gì những cánh đồng quạt gió lớn trên thế giới. Trên cánh đồng lộng gió bạt ngàn sắc đỏ của hoa Atiso cùng vòng quay đều đều của những cánh quạt, bạn sẽ nhầm tưởng mình đang đặt chân đến những xứ sở phương Tây.

Cánh đồng quạt gió Đắk Lắk

Cánh đồng quạt gió Đắk Lắk
Ảnh: @to.trinh95

Cánh đồng quạt gió mới tinh này thực ra chính là Nhà máy điện gió Dlieyang. Địa điểm này không nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột mà tọa lạc tại xã Dlieyang, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Vì còn đang trong quá trình xây dựng nên khi đặt chân đến đây, du khách chỉ mới thấy vài trụ quạt gió được đưa vào hoạt động mà thôi.

Dù không có view biển như ở Bạc Liêu nhưng vẫn đậm "chất" riêng của núi rừng Tây Nguyên, với không gian đẹp và mới lạ, cánh đồng quạt gió này dạo gần đây cũng thu hút hội chị em "cuồng chân" ở Đắk Lắk tò mò tìm đến rất nhiều và vô tình trở thành nơi tụ tập, picnic, sống ảo lý tưởng nhất là vào các buổi chiều mát.


Tổng hợp

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Khám phá Đắk Lắk, trái tim của Tây Nguyên

Nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại".

Tháp Chàm Yang Rong

Tháp Chàm Yang Rong

Yang Rong là là một trong những công trình cổ còn sót lại của người Chăm Pa cổ tại vùng đất Tây Nguyên, còn có tên gọi khác là tháp Chàm Rừng Xanh. Nằm ở giữa nơi núi rừng hoang sơ tháp Yang Prong là ngôi tháp Chàm duy nhất không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, không bóng cây như những ngọn tháp khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dong sông Ea H'leo và cũng là ngọn tháp duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên. Sở hữu những nét cổ kính và hoang sơ, tháp Chàm Yang Rong trở thành 1 di tích văn hóa với những ý nghĩa lớn về mặt văn hóa, tinh thần. Được biết ngôi tháp này thờ thần Siva, vị thần vĩ đại theo quan niệm của người Chăm Pa xưa.

Hồ Lắk

Hồ Lắk

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.  Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông.

Vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi  cư trú của 62 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật. Trong số 56 loài động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương, thì 38 loài có ở Yok Don. 

Vào mùa thu, những cánh rừng lá khộp đồng loạt chuyển sang sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ. Cùng với đó là sắc vàng, sắc đỏ của hàng cây cà chít, cẩm liên, dầu đồng... như càng rực rỡ hơn trong ánh nắng và màu xanh thẳm của bầu trời. Càng về chiều, không gian trong rừng càng trong lành và yên bình đến lạ. Thỉnh thoảng lại có tiếng chim hót đánh thức khu rừng rồi lại rơi tõm vào không gian tĩnh lặng.

Mộ vua săn bắt voi Khunjunob

Mộ vua săn bắt voi Khunjunob

Khu mộ nằm trong nghĩa trang Buôn Đôn, là một nơi chứa đựng những nét văn hóa tâm linh truyền thống của các đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khunjunob, một nhân vật lịch sử có đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt voi và thuần dưỡng voi rừng.

Khu mộ gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia. Ngôi mộ này do chính vua Bảo Đại đã cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. 

Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến