Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Khám phá Đắk Lắk, trái tim của Tây Nguyên

Nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại".

Tháp Chàm Yang Rong

Tháp Chàm Yang Rong

Yang Rong là là một trong những công trình cổ còn sót lại của người Chăm Pa cổ tại vùng đất Tây Nguyên, còn có tên gọi khác là tháp Chàm Rừng Xanh. Nằm ở giữa nơi núi rừng hoang sơ tháp Yang Prong là ngôi tháp Chàm duy nhất không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, không bóng cây như những ngọn tháp khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dong sông Ea H'leo và cũng là ngọn tháp duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên. Sở hữu những nét cổ kính và hoang sơ, tháp Chàm Yang Rong trở thành 1 di tích văn hóa với những ý nghĩa lớn về mặt văn hóa, tinh thần. Được biết ngôi tháp này thờ thần Siva, vị thần vĩ đại theo quan niệm của người Chăm Pa xưa.

Hồ Lắk

Hồ Lắk

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.  Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông.

Vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi  cư trú của 62 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật. Trong số 56 loài động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương, thì 38 loài có ở Yok Don. 

Vào mùa thu, những cánh rừng lá khộp đồng loạt chuyển sang sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ. Cùng với đó là sắc vàng, sắc đỏ của hàng cây cà chít, cẩm liên, dầu đồng... như càng rực rỡ hơn trong ánh nắng và màu xanh thẳm của bầu trời. Càng về chiều, không gian trong rừng càng trong lành và yên bình đến lạ. Thỉnh thoảng lại có tiếng chim hót đánh thức khu rừng rồi lại rơi tõm vào không gian tĩnh lặng.

Mộ vua săn bắt voi Khunjunob

Mộ vua săn bắt voi Khunjunob

Khu mộ nằm trong nghĩa trang Buôn Đôn, là một nơi chứa đựng những nét văn hóa tâm linh truyền thống của các đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khunjunob, một nhân vật lịch sử có đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt voi và thuần dưỡng voi rừng.

Khu mộ gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia. Ngôi mộ này do chính vua Bảo Đại đã cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. 

Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn.


Tổng hợp

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Xôi măng, món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử

Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá... nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây sự tò mò cho người thưởng thức.

Xôi măng, món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử

Đặc sản núi rừng Kon Tum


Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng. Đây là món ăn vừa lạ vừa quen với du khách.

Từ những nguyên liệu quen thuộc


Quen bởi món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, hay đậu hũ...Lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị lạ: cá, măng, đậu hũ được kho chung cùng với nhiều ớt bột, ăn kèm với xôi nếp dẻo thơm. Vì vậy, du khách đến đây đều muốn thưởng thức món ăn này. 

Tuy đơn giản nhưng lại được chế biến rất kỳ công


Để chế biến xôi măng, hai nguyên liệu không thể thiếu được đó là xôi và măng. Nghe thì đơn giản như vậy nhưng để chế biến món ăn này rất kỳ công.

Măng rừng


Ở vùng núi rừng Kon Tum, măng nhiều vô kể. Măng rừng sau khi mang về sẽ được chế biến, luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó người chế biến sẽ xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Măng được xào sơ qua cùng một chút gia vị cho đậm đà.

Gạo nếp nấu xôi được ngâm với bột nghệ


Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm được thêm chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt. Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm. Khi chế biến, đầu bếp cũng nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê. Người Kon Tum hay ăn cay nên măng lúc nào cũng phải có vị chua cay vừa đủ. Có khi còn cho thêm cả ớt vào món xôi măng nữa.

Sự kết hợp kỳ lạ mà hấp dẫn


Nhiều người lần đầu tiên thưởng thức đều vô cùng ngạc nhiên vì thường xôi không ăn với măng. Nhưng đến khi đã thưởng thức món ăn này rồi, thì lại muốn ăn mãi không thôi. 

Thức quà núi rừng mộc mạc vạn người mê


Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ, tất cả kho chung cùng với nhiều ớt bột. Cái thức quà giản dị, mộc mạc nhìn đơn giản thế thôi nhưng lại khiến "vạn người mê".


Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Về Đak Lak, nhất định nên ghé chơi những địa điểm này

Đak Lak ngày càng được nhiều du khách biết đến và chọn để trải nghiệm cho những chuyến đi ngắn ngày. Nếu không có quá nhiều thời gian thì dưới đây là những địa điểm giúp bạn có kỳ nghỉ nhiều niềm vui, khám phá được một phần nào đó văn hóa và thiên nhiên vùng đại ngàn đất đỏ bazan. 

Buôn Jun – Buôn Lê


Đây là một địa điểm hoàn hảo để các du khách có thể tìm hiểu về nét văn hóa của người dân tộc ở Tây Nguyên. Mặc cho cuộc sống bên ngoài có phát triển ra sao đi nữa thì nơi đây vẫn giữ được những nét truyền thống riêng từ lâu đời. Nó thể hiện trong những ngôi nhà sàn theo nét kiến trúc cổ truyền hay những nếp sống, nếp sinh hoạt tập thể xa xưa. 

Vườn quốc gia Yok Đôn


Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40 km. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất cả nước. Khi đến đây, du khách sẽ được chìm đắm trong không gian rừng núi bạt ngàn, hoang sơ, ngồi nghe chim kêu vượn hót. 

Bên cạnh đó, vườn Yok Đôn cũng là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật, trong đó có nhiều loài được liệt vào danh sách các động vật quý hiếm cần bảo vệ.

Vườn quốc gia Chư Yang Sin


Vườn Chư Yang Sin nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 60 cây số và sở hữu diện tích hơn 59000 ha. Đây cũng là một trong những khu vườn quốc gia lớn của tỉnh Đăk Lăk. Không giống với vườn quốc gia Yok Đôn, nơi này sở hữu nhiều núi cao hơn và đặc biệt còn có đỉnh núi Chư Yang Sin – đỉnh núi cao nhất của Đăk Lăk với độ cao lên tới hơn 2400 m. 

Với độ cao ấy, nơi này có khá nhiều sườn dốc và có nền nhiệt độ hơi thấp hơn so với nền nhiệt chung ở Đăk Lăk. Ngoài ra thì tại đây cũng có nhiều các loại động thực vật, và có hơn 44 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Xem thêm: Món ngon nổi tiếng vùng đại ngàn Tây Nguyên 

Hồ Lăk


Hồ Lăk cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 56 km. Nằm bên thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Hồ Lắk là một thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của Tây Nguyên, có diện tích rộng trên 5 km², đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể

Cả một hồ nước rộng lớn nằm lọt thỏm giữa những dãy núi trập trùng, khiến cho du khách có được một cảm giác yên bình khi đi lạc vào nơi này. Bên hồ có nhiều buôn làng của người dân tộc M' Nông, nơi lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của Tây Nguyên.

Thác Dray Sáp, Dray Nur


Cụm hai con thác này có lẽ cũng không còn xa lạ gì với khách du lịch thập phương. Nơi này sở hữu trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên với sự kết hợp hoàn hảo giữa núi non và hồ nước. Đặc biệt, các hang động ẩn phía sau dòng thác nước dữ dội luôn là những thử thách đầy hấp dẫn khiến các du khách không thể không khám phá.

 Đá Voi Yang-tao


Nằm trên địa bàn xã Yang-tao (huyện Lắk), cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27, đá Voi Yang-tao gồm một cặp đá Voi Cha và đá Voi Mẹ hiện lên sừng sững giữa núi rừng, mang trong mình những truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn.

Cặp đá voi này là hai hòn đá nguyên khối có kích thước lớn, hình thù giống con voi đang nằm nên được người dân quanh vùng gọi là đá Voi Cha và đá Voi Mẹ.  Cho đến ngày nay trên mình hòn đá vẫn còn nhiều dấu tích được cho là dấu chân của con người và con vật từ xưa để lại. Đây là địa điểm được nhiều bạn trẻ yêu thích vì có thể cho ra những bức hình cực kì tuyệt vời. Nếu ghé Đak Lak, hãy đến thứ 1 lần nhé bạn. 

Nguồn: Tổng hợp
Ảnh: Internet 



Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Món ngon nổi tiếng vùng đại ngàn Tây Nguyên

Ẩm thực Tây Nguyên phản ánh đời sống gần gũi với thiên nhiên của đại đa số đồng bào dân tộc nơi đây. Rau hái từ rừng, cá đánh bắt từ sông, gà nuôi thả vườn… Chính từ nguyên liệu đơn giản đó cùng cách chế biến tài tình, đã tạo ra những món ăn mang âm hưởng đại ngàn cao nguyên.



Tây Nguyên giờ đây không còn là vùng đất hoang sơ, đầy nắng và gió với những con đường đất đỏ bazan bụi mịt mù. Tây Nguyên giờ đây mang một vẻ ngoài gần gũi với khách du lịch hơn nhưng vẫn giữ cho riêng mình những điều thú vị, hấp dẫn. Những ngọn đồi, những con sông, những dòng thác nằm yên bình trên cao nguyên đại ngàn. Một nét ấn tượng mà Tây Nguyên đem đến cho khách du lịch ắt hẳn là bởi hương vị ẩm thực đậm chất dân dã và độc đáo.


Gà nướng Bản Đôn 


Đến thăm Bản Đôn bạn hãy thưởng thức món gà nướng ngon tuyệt này. Để có những con gà nướng ngon, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và tạo ra một công thức tẩm ướp gia vị rất riêng.

Gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Gà để nguyên con, có thể đè cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.  Để ăn gà nướng đúng chất Bản Đôn thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả, nhưng phải sử dụng muối hạt giã với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.


Gỏi lá Tây Nguyên 


Gỏi lá một trong những món ăn lọt vào danh sách 10 đặc sản Việt Nam với giá trị ẩm thực sâu sắc. Được lựa chọn bởi 40 loại lá khác nhau, dùng các lá cuốn thành hình phễu và gắp thức ăn vào ( có thể ăn kèm với thịt ba chỉ, da heo thái mỏng, tôm rang) chấm với nước chấm sền sệt.

Để lưu lại hương vị món gỏi đặc biệt này,hãy uống thêm một ngụm rượu cây ủ lâu năm. Bạn ắt hẳn sẽ cực kì muốn thưởng thức món ăn đặc biệt này phải không?


Dế chiên Kon Tum 


Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên này. Món ăn từ dế khá xa lạ với nhiều người, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế nhưng dế cơm là ngon nhất.

Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Dế chiên có cái giòn tan của phần chân, đầu và vị béo ngầy ngậy của mình dế. Hương vị của dế càng đặc biệt hơn bởi mùi thơm của lá sả, lá chanh và vài ba hạt đậu rang đi kèm.

Các món nướng trong ống lồ ô


Với những nguyên liệu vốn có từ núi rừng, người dân tộc Ba Na ở Kon Tum chế biến thành những món ăn nướng trong ống lồ ô, nhìn lạ mắt và độc đáo.

Sau khi rửa sạch các loại rau, cá sông, cá suối và các loại thịt gia súc, gia cầm băm nhỏ hoặc xắt thành sợi trộn với các loaị gia vị tùy vào từng món. Ống lồ ô chặt từng khúc nhỏ, rồi để lên lửa than nướng cho đến chín thơm phức. Ống lồ ô để lên lửa than cây rừng nướng cho đến chín thơm phức hương vị độc đáo mà không có nơi nào có được.

Bò một nắng chấm muối kiến vàng


Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt loài kiến này, đem về rang, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng.

Muối kiến vàng rất ngon và được nhiều khách du lịch yêu thích, mua về để ăn dần hoặc làm quà cho gia đình, người thân.

Lẩu lá rừng Đak Lak 


Lẩu này dùng khoảng 10 loại lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.

Hình ảnh: Internet
Nguồn: Tổng hợp 


Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

​Tây nguyên tuyệt đẹp đầu mùa mưa

Tây nguyên đang bước vào mùa mưa. Mùa mưa, đất trời, cây cối và con người Tây nguyên như tươi mới, khiến bao du khách ngẩn ngơ trên những nẻo đường và cao nguyên hoang vu.

Thác Dray Nur ( Đắk Lắk) tung bọt trắng xóa - Ảnh: TIẾN THÀNH

Mới tháng trước, những ao hồ cạn trơ đáy, giờ đây nước tràn đầy sông suối, cây cối được tưới tắm, khoe màu xanh non.

Mùa mưa đến, những cánh rừng biên giới dọc các huyện Buôn Đôn, Ea Súp (Đắk Lắk) chuyển từ sắc vàng sang sắc xanh mơn mởn. Cỏ cây tươi tốt, đàn trâu bò, voi nhà thảnh thơi ăn uống.

Mùa mưa cũng là mùa lên rẫy trỉa bắp, mùa người Êđê đặt bẫy bắt chim kơtia, loài chim có bộ lông sặc sỡ, thường kéo về thành đàn cắn phá mùa màng. Bởi thế, đi dọc quốc lộ 14 đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) những ngày này, du khách sẽ dễ thấy những chú chim kơtia bắt mắt được bày bán với giá bình dân.

Mùa mưa cũng là mùa thác đổ. Những con thác nổi tiếng tại Đắk Lắk, Đắk Nông như gọi mời du khách khám phá, nào là Dray Sáp, Dray Nur, Gia Long, Thủy Tiên… ngày đêm chảy ầm ào, bắn hàng tỉ bọt nước trắng xóa…

Mùa mưa, đất trời, cây cối và con người Tây nguyên như tươi mới, khiến bao du khách ngẩn ngơ trên cao nguyên hoang vu.


Mùa mưa đến, cây cối thêm xanh tươi. Trong ảnh: Một bãi cỏ lau ven quốc lộ 14 (nay là đường Hồ Chí Minh) đoạn qua địa phận huyện Krông Búk, Đắk Lắk - Ảnh: TIẾN THÀNH


Cơn mưa đổ xuống cánh đồng lúa ở huyện Krông Bông, Đắk Lắk - Ảnh: TIẾN THÀNH


Con đường đất đỏ sau trận mưa tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, Đắk Lắk - Ảnh: TIẾN THÀNH


Một nếp nhà dài của người Êđê nổi bật trên bãi cỏ xanh rì ven quốc lộ 26 đoạn qua huyện M’đrắk - Ảnh: TIẾN THÀNH


Lùa bò về trên bờ đập của huyện Krông Bông (Đắk Lắk) trong chiều mưa - Ảnh: TIẾN THÀNH


Những người nông dân huyện Lắk nghỉ ngơi sau trận mưa - Ảnh: TIẾN THÀNH


Những ngôi nhà nổi trên một con suối đầy nước thuộc xã Nam Ka, huyện Lắk trong ráng chiều - Ảnh: TIẾN THÀNH


Một con voi nhà ăn cây cỏ tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) - Ảnh: TIẾN THÀNH


Mùa mưa đến cũng là mùa người Êđê săn bắt và bày bán chim kơtia (vẹt) dọc quốc lộ 14 đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) - Ảnh: TIẾN THÀNH
Sau cơn mưa là hoàng hôn đỏ rực góc trời TP. Buôn Ma Thuột - Ảnh:TIẾN THÀNH


Hai người đàn bà Êđê cầm tẩu thuốc, gùi rau trên quốc lộ 27 đi Đà Lạt sau chiều mưa - Ảnh: TIẾN THÀNH

(Theo TuoiTre)

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Đại sứ các nước cưỡi voi ở Buôn Đôn

Chuyến tham quan khu du lịch Buôn Đôn (Đắk Lắk) của các đại sứ nằm trong khuôn khổ chương trình "Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn" năm 2016.
Xem thêm: 8 trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở Tây Nguyên

Vào ngày 8/6, trước chương trình chính, Ngoại giao đoàn có buổi tham quan khu du lịch Buôn Đôn, trải nghiệm cưỡi voi, đi cầu treo, thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc của đồng bào dân tộc.

Dịch vụ cưỡi voi là một trong những hoạt động du lịch chính ở Buôn Đôn. Bên cạnh cảm giác thú vị ngồi lắc lư trên lưng voi khi vượt sông, du khách còn được tham quan cuộc sống của người dân bản địa.

Trước đó, giữa tháng 5, đoàn ngoại giao đến từ 7 nước đã chinh phục hang Sơn Đoòng để quảng bá du lịch Việt Nam. Tháng 6/2015, Câu lạc bộ Đại sứ Ẩm thực Hà Nội được thành lập, gồm 18 đại sứ các nước từ 4 châu lục Á, Âu, Mỹ và Phi. Câu lạc bộ ra đời nhằm quảng bá ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế, góp phần thu hút du lịch thông qua giới thiệu các món ăn Việt tới thế giới.

Đoàn cán bộ cưỡi voi Buôn Đôn vào chiều ngày 8/6.

Ngoài lãnh đạo của 5 tỉnh Tây Nguyên, chương trình còn có sự tham gia của các đại sứ, tổng lãnh sự, trưởng đại diện tổ chức quốc tế, cán bộ phụ trách ngoại giao, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và một số doanh nghiệp tiêu biểu của Tây Nguyên. Hiện có 24 cơ quan đăng ký tham dự, đến từ các nước thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, các tổ chức quốc tế và hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài.

Chương trình "Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn" khai mạc vào sáng 9/6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Các đại biểu tham gia sẽ thảo luận 3 nội dung chính, gồm: Phát triển du lịch bền vững và bảo tồn giá trị văn hóa vùng Tây Nguyên; Tiềm năng liên kết kinh tế vùng Tây Nguyên và nâng cao sức cạnh tranh của vùng; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên và nâng cao chuỗi giá trị nông sản.

Các đại biểu đi cầu treo tham quan khu du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên.

Ngoài ra, Ngoại giao đoàn còn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về cơ hội xúc tiến đầu tư vào tỉnh cùng nhiều hoạt động phụ trợ khác như: thăm và tặng quà từ thiện tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh; tham quan một số mô hình nông nghiệp hộ gia đình và các khu di tích, danh thắng…
 
(Theo VnExpress)

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

24 giờ không chán ở Ban Mê Thuột

'Check in' ở cây long não huyền thoại, vào làng cà phê chụp ảnh, ăn gà đồng bào hay ra quảng trường hóng gió sẽ khiến một ngày du lịch thêm thú vị.
Xem thêm: 8 trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở Tây Nguyên

Nếu chỉ có một ngày ở trung tâm thành phố Ban Mê Thuột, bạn cũng sẽ có được những trải nghiệm vừa mang đặc trưng của địa phương vừa trẻ trung, sôi nổi của thành phố hiện đại, chẳng kém gì Sài Gòn hay Hà Nội.

Ăn sáng, uống cà phê

Người ở Ban Mê Thuột dậy từ rất sớm để bắt đầu một ngày mới. Và bao giờ việc ăn sáng cũng sẽ gắn liền với việc uống cà phê như một "thủ tục" không thể thiếu. Ẩm thực ở phố núi rất đa dạng và phong phú nên bạn có thể tìm thấy rất nhiều món ăn có xuất xứ từ khắp nơi trên cả nước, từ món Bắc, món Trung rồi món Nam đều chẳng thiếu món nào.

Bạn có thể thử: bánh canh cua biển, miến cua biển ở Hà Huy Tập, rất ngon nhưng hơi đắt, tầm 35.000 đồng đến 40.000 đồng một bát. Xôi: góc Phan Đình Giót - Lê Hồng Phong, bán từ 6 đến 9h giá 5.000 - 10.000 đồng các loại. Bánh mỳ chảo: 16-18 Y Ngông giá 25.000 đồng một suất. Miến lươn: 67 Trần Quang Khải. Hủ tiếu khô: 160B Hoàng Diệu giá 20.000 đồng. Bánh cuốn vị Bắc: 84 Mạc Thị Bưởi, 20.000 - 35.000 đồng...
Xem thêm: 8 trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở Tây Nguyên

Thăm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

Nằm ngay trong trung tâm thành phố Ban Mê Thuột, bảo tàng là địa chỉ luôn được khách nơi xa ghé chân khi tới đây. Bảo tàng được xây dựng hiện đại với các khu vực trưng bày riêng biệt từ văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái... có hướng dẫn viên thuyết minh cặn kẽ, cụ thể, có vực trải nhiệm chơi đàn t'rưng, ngửi hạt cà phê, hồ tiêu...

Bên cạnh đó, bảo tàng còn là một không gian xanh rộng lớn chẳng kém gì công viên với nhiều cây cổ thụ, thảm cỏ dài - là nơi nhiều người dân chọn làm nơi nghỉ ngơi, hóng mát, tập thể dục hàng ngày. Thông với Bảo tàng là Biệt điện Bảo Đại, là nơi ở khi ở Buôn Mê Thuột của vị vua cuối cùng triều Nguyễn.

Bạn đừng quên chụp ảnh check in ở 2 cây long não nổi tiếng nhất ở phố núi, được công nhận là cây di sản của Việt Nam với chiều cao 30'm, nhiều nhánh lớn, tuổi đời gần 100 năm tuổi.

Trung tâm Thương mại Ban Mê Thuột

Cái nắng buổi trưa ở Ban Mê Thuột không quá gay gắt nhưng cũng không mấy dễ chịu. Vì thế, sau khi tham quan bảo tàng, bạn có thể "trốn" vào Trung tâm Thương mại Vincom để tránh nóng, đồng thời cũng để ăn trưa, tham gia một số trò chơi hoặc xem phim tùy thích.

Những người ở xa có lẽ ít biết rằng ở tòa nhà này vừa mới khai trương ở Buôn Mê Thuột, với đầy đủ tiện nghi mua sắm, ăn uống, vui chơi dù ở quy mô nhỏ hơn các thành phố lớn như TP HCM hay Hà Nội. Trong đó, tầng 6 có một quán ăn với cửa kính lớn trong suốt, có thể nhìn xuống bao quát cả thành phố, được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Làng cà phê Trung Nguyên

Buổi chiều, sau khi ăn uống no say, bạn có thể ghé qua Làng cà phê Trung Nguyên, một địa chỉ không thể không ghé qua khi tới thành phố cao nguyên. Đây không chỉ là địa chỉ mua cà phê nổi tiếng mà còn được thiết kế như một công viên thu nhỏ. Bạn có thể không cần mua bất cứ sản phẩm nào, không cần uống nước trong quán mà vẫn có thể tham quan quần thể này một cách miễn phí.

Các khu tiểu cảnh được thiết kế đẹp mắt, hoành tráng như các thác nước lớn, cầu, suối, ao hồ, nhà sàn... luôn thu hút đông khách du lịch ra vào tấp nập. Khu vực này không bán vé nên bạn thoải mái ra vào chụp ảnh, vui chơi.


Ngoài Làng cà phê Trung Nguyên, nếu còn thời gian, bạn cũng có thể ghé qua Thiên đường Cafe Mehyco cũng tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn một chút.

Tượng đài Chiến thắng Ban Mê Thuột

Tượng đài nằm ở chính giữa vòng xoay Ngã Sáu, với mô hình xe tăng cắm cờ để kỷ niệm chiến thắng Buôn Mê Thuột, cũng là biểu tượng thiêng liêng của người dân thành phố. Dù ai đi đâu ở đâu thì chỉ cần nhìn thấy biểu tượng Ngã Sáu là như nhìn thấy nhà mình. 


Con đường Nguyễn Tất Thành hay Lê Duẩn chạy thẳng đến tượng đài rất rộng, thoáng, vỉa hè lớn, thích hợp cho việc tản bộ, dạo mát trong buổi chiều. Thời điểm này, khu vực tượng đài cũng chưa quá đông nên bạn cũng không phải đợi lâu để chụp ảnh lưu niệm như buổi tối.

Ăn chiều

Có một món ăn bạn cũng nhất định phải thử ở Ban Mê Thuột, đó là món bún đỏ, món ăn thường chỉ bán vào buổi chiều và tập trung đông nhất ở đường Phan Đình Giót. Chỉ đoạn đường 100 m mà có tới hơn 10 quán bún đỏ.

Những nguyên liệu chính để chế biến món ăn này được làm từ cua đồng, chả viên và những quả trứng cút luộc. Bát bún có màu hơi đỏ của hạt điều, màu đỏ tươi của miếng cà chua cắt hình múi cau ăn kèm rau cần nước và giá cùng một số phụ gia như mỡ hành, tóp mỡ rán giòn và nhất là trứng cút luộc.

Ngoài ra, các món như bún cá dầm ở đường Hai Bà Trưng, bánh ướt thịt nường 45 Trần Nhật Duật, cháo sườn óc heo, bánh cay gà đường Y Jut... cũng rất ngon.
Xem thêm: Bún đỏ - món ăn dân dã bên dòng Sêrêpôk

Các quán cà phê tuổi teen


Ngoài các quán cà phê truyền thống, bán loại cà phê hảo hạng làm nên tên tuổi của vùng đất Ban Mê thì giới trẻ Buôn Mê Thuột còn có rất nhiều sự lựa chọn khác, trẻ trung, thiết kế hiện đại, cập nhật theo xu hướng giống ở TP HCM hay Hà Nội như lát gạch hoa, tường trắng, viết slogan nghệ thuật trên tường hay quán kiểu vintage hoài cổ.

Bạn có thể ghé qua quán Bolero (sô 75 Y Moan) vừa khai trương có thiết kế khá đẹp, Ngọc cafe(số 1 Nguyễn Văn Trỗi) hay Thị cafe (71 Lý Thường Kiệt) với phong cách xưa cũ, Lavie's Coffee (36 Đào Tấn), Holiat (44 Đặng Thai Mai), Life Coffee (7 Trần Hữu Dực), Hippo Town (20A Ngô Quyền), Casa Coffee (10 Nguyễn Sơn)...

Quảng trường 10/3

Quảng trường 10/3 nằm ở trung tâm thành phố Ban Mê Thuột, rất thoáng rộng và ít bị xâm lấn bởi các hàng quán xung quanh. Các em nhỏ thường tới đây vui chơi, thả diều, đạp xe đạp đôi, thuê xích lô, trượt patin... vào các buổi chiều mát mẻ. Đến tối, khu vực này mới thực sự đông đúc. Các hàng quán ăn uống, giải khát nhộn nhịp, tưng bừng. Nhiều người dân còn mang theo báo, chiếu để trải xuống quảng trường để nghỉ ngơi, ăn uống...

Ăn tối

Như đã nói ở trên, ẩm thực Ban Mê Thuột rất phong phú và đa dạng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều hàng quán bán hầu như tất cả các món ăn từ khắp mọi miền. Nhưng một trong những món ngon rất ở đây bạn nên thử qua là thịt gà đồng bào do đồng bào dân tộc nuôi. Thịt gà thơm, ngon, chắc, ngọt thịt, đặc biệt là giá rất rẻ (địa chỉ tham khảo: quán Sinh Đôi 84 Ngô Quyền hay gà hấp lá chanh đường Trương Công Định).


Ngoài ra, một số món ăn no khác bạn có thể tham khảo như cơm lam gà sa lửa, bò nhúng mê Lê Thánh Tông, canh lá người Êđê, lẩu cá lăng 143 Ngô Quyền...

Ngồi beerclub

Quanh khu vực quảng trường 10/3, có khá nhiều quán beer được thiết kế dưới dạng beerclub khá vui vẻ, sôi động, không gian thoải mái, thân thiện, rất thích hợp để ngồi lai rai, hóng gió trước khi về.

Bài và ảnh: Nguyên Chi

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Điểm danh các món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của núi rừng nơi đây.
Xem thêm: 12 điều bạn sẽ nhớ sau chuyến du lịch Buôn Ma Thuột

Gà nướng Bản Đôn

Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.


Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.

Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.

Lẩu lá rừng

Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.


Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Cà đắng

Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó.


Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.

Thịt nai Đăk - Lăk

Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được.


Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Ban Mê Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

Bò một nắng nướng

Bò một nắng nướng vốn là đặc sản của thị trấn Củng Sơn, Phú Yên nhưng ngày nay trở nên phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó, bò được đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.

Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) sau khi được rang lên và giã nhuyễn với lá then len(tên gọi một loại lá rừng) Xé miếng thịt bò, chấm vào chén muối kiến vàng và thưởng thức cùng các loại rau, bạn sẽ cảm nhận được thịt bò mềm hòa cùng vị ngọt, chua của muối kiến.

Cơm Lam Tây Nguyên

Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa. Hiện nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản làm say lòng du khách.


Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Người Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng.

Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.

Phở khô Gia Lai

Người Gia Lai xem món phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn của mình. Hương vị của phở khô Gia Lai khác hẳn với các loại phở khác, nước dùng của món ăn này cũng rất khác với món phở bắc truyền thống.

Ngoài phở là nguyên liệu chính thì những miếng thịt heo và thịt bò, các loại rau sống, tương xay và sa tế cũng góp phần tạo nên vị phở thơm ngon, độc đáo mà không nơi nào có được.


Khi thưởng thức món phở khô độc đáo này, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò mềm, thịt heo, vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau sống vô cùng hấp dẫn.
Xem thêm: Về nơi trái tim Tây Nguyên kiêu hùng

Tổng hợp

Bài đăng phổ biến