Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Thuyền buồm hóa khách sạn giữa biển băng

Vào mùa hè, Noorderlicht là thuyền buồm chở khách ở quần đảo Svalbard, Na Uy. Khi mùa đông đến, nó lại trở thành khách sạn nằm cố định giữa vùng nước đóng băng ngoài biển khơi.
 
 
Noorderlicht ban đầu có tên Fs Kalkgrund II, được đóng ở thành phố Flensburg, Đức vào năm 1910, gồm ba cột buồm chính. Trong quá khứ, nó từng là một chiến hạm lớn làm trạm cho các phi công.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, thuyền đổi tên thành Flensburg và được Hải quân Đức sử dụng. Cột buồm giữa bị tháo dỡ, đồng thời lắp thêm một khẩu súng phòng không.


Con thuyền buồm Noorderlicht nằm cố định một chỗ trong mùa đông băng giá.
 
Đến năm 1963, con thuyền được chuyển sang dùng với các mục đích khác. Có thời gian nó là nơi ở của công nhân, lúc lại là một câu lạc bộ. Người chủ hiện tại mua lại Flensburg vào năm 1991 và cải tiến để nó có thể chống chịu với băng ở Bắc Cực. Cái tên Noorderlicht ra đời từ đây và dùng để chở khách du lịch.

Noorderlicht (có nghĩa "Ánh sáng phương Bắc" trong tiếng Hà Lan), hoạt động ở Longyearbyen, đảo Spitsbergen. Thuyền đưa du khách tham quan quanh vùng cực Bắc, quần đảo Svalbard, Na Uy và các điểm xa xôi khác vào mùa hè. Những hải trình sẽ cho mọi người cơ hội được khám phá cuộc sống hoang dã ở các khu vực này.

Bên trong thuyền gồm 10 buồng có thể cung cấp chỗ ăn ngủ cho 20 hành khách. Hai chiếc thuyền nhỏ dễ dàng bơm phồng được trang bị thêm để mọi người di chuyển vào bờ và có cơ hội tìm hiểu về thế giới hoang dã xung quanh. 


Du khách dùng bữa trên thuyền Noorderlicht.

Vào mùa thu, Noorderlicht được đưa tới Tempelfjorden, một vùng vịnh hẹp ở đảo Spitsbergen, thuộc Svabard và chờ hàng tuần trời cho tới lúc nước đóng băng chắc chắn để cố định một chỗ. Có thể mất đến cả tháng chuẩn bị trước khi đội thủy thủ giữ thuyền đứng yên đúng cách. Khi mặt nước đóng băng, Noorderlicht biến thành "khách sạn" duy nhất nằm cố định giữa biển. Thuyền cũng từng có lần bị kẹt và không di chuyển được.

Vị trí con thuyền được cố định cách Longyearbyen khoảng 60 km về phía đông bắc. Vì vậy, hải trình qua nơi bị đóng băng khá dài và nguy hiểm, phương tiện di chuyển tại đây là xe chó kéo hoặc xe chạy bằng máy trên băng tuyết.

Trong suốt thời gian Noorderlicht cố định một chỗ, du khách có thể rời thuyền buồm tham gia các hoạt động trên bờ như tham quan, tìm hiểu về chim cánh cụt, chó biển, hải mã, cáo, vô số loài chim muông và thậm chí cả gấu Bắc Cực.
 
Hương Chi (Theo Amusingplanet) 

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Bí kíp ăn mặc không bị 'lạc loài' khi du lịch thế giới

Bạn nên mặc quần áo rộng khi đến Ấn Độ, đi bốt, mang theo ủng nếu tới Anh và tránh diện đồ có logo hoặc váy ngắn, quần short ở Italy.
 

Trang Business Insider vừa tiết lộ bí kíp ăn mặc sao cho phù hợp nhất đối với du khách khi tới thăm các thành phố nổi tiếng trên thế giới. Bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây.

Tokyo, Nhật Bản

Cách ăn mặc của người dân Tokyo rất khác nhau, từ phong cách Harajuku với màu sắc tươi sáng nhưng đôi chút liều lĩnh, cho đến những bộ quần áo thời trang, sành điệu. Tuy nhiên, khi đi làm đàn ông sẽ mặc vest đen còn phụ nữ chọn váy áo gọn gàng, giày cao gót. Nếu bạn không phải là nhân viên ở các công ty, phong cách điển hình nên là áo sơ mi, jeans tối màu...

Đàn ông Nhật không mặc quần short, trừ khi họ đang tập thể dục hoặc đi dạo trên bãi biển. Họ cũng cạo râu sạch sẽ và đầu tóc chải chuốt gọn gàng, lịch sự.

Hong Kong, Trung Quốc

Hầu hết người dân ra đường đều mang theo ô để che mưa vào mùa thu, đông và tránh ánh nắng mặt trời vào mùa hè. Phong cách ăn mặc của họ khá giản dị, chủ yếu là giày thể thao, quần jeans. Dép xỏ ngón và quần short cũng khá phổ biến nhưng bạn lưu ý không mặc quá hở hang. Phụ nữ Hong Kong có thể mặc váy ngắn, nhưng họ thường không thích khoe quá nhiều phần trên của cơ thể.

Jakarta, Indonesia

Đàn ông bản địa thường mặc áo sơ mi, quần kaki và đi giày trong khi phụ nữ hạn chế đeo đồ trang sức.

New Delhi, Ấn Độ

Bạn không nên mặc quần áo khoe quá nhiều da thịt. Quần áo rộng thùng thình hoặc quần dài, áo sơ mi là những trang phục phù hợp.

Amsterdam, Hà Lan

Legging là vật dụng chủ yếu của phụ nữ ở đây. Họ thường kết hợp các loại legging bó sát, dày, dài tới mắt cá chân khi mặc váy, quần sóoc và đi giày thể thao màu sắc tươi sáng. Vào mùa đông, họ đi bốt bệt. Trang phục để du khách đi chơi vào buổi tối phù hợp nhất là áo khoác thể thao và quần jeans.


Người Thụy Sĩ ăn mặc khá đơn giản, không đeo nhiều phụ kiện rườm rà. Ảnh: BI.

Berlin, Đức

Mùa hè, người dân bản địa thích mặc quần short và đi dép xỏ ngón. Nếu trời lạnh hơn, họ sẽ mặc denim jeans, cùng áo khoác dài sáng màu.

London, Anh

Người Anh ăn mặc lịch sự nhưng cũng không quá gò bó. Vào mùa đông, trang phục phù hợp mà du khách nên mặc để nhìn giống dân bản địa là quần jeans, đi bốt và áo khoác dài. Nếu trời mưa, bạn nên đi ủng, bốt cao su và mang theo ô.

Brussels, Bỉ

Phong cách thời trang mà người dân ở đây ưa chuộng là áo tank-top, hàng dệt kim sáng màu cho mùa hè và áo sơ mi dài tay, áo len trong mùa đông.

Phần lớn đường phố đều lát đá sỏi, nên giày đế bằng thường được ưa thích hơn cao gót. Nếu bạn tới các hồ bơi công cộng, đàn ông phải mặc quần bơi chứ không phải quần ngắn.

Florence, Italy

Bạn nên tránh đi dép xỏ ngón, áo sơ mi với các hình logo, váy ngắn, quần short. Hầu hết điểm đến là di tích, tôn giáo và nhà thờ sẽ không cho phép bạn mặc áo để lộ vai trần. Do đó, mang theo một chiếc khăn để choàng lên người khi cần thiết là điều du khách nên làm.

Cairo, Ai Cập

Phần lớn người dân ở đây ăn mặc theo kiểu cổ điển. Đàn ông thường mặc quần dài, áo phông và hiếm khi mặc quần short, áo ba lô hay đeo đồ trang sức.

Buenos Aires, Argentina

Bạn nên tránh mặc quần áo rộng thùng thình, và đàn ông ở đây cũng ít khi mặc quần short. Ngoài ra, quần jeans giản dị, váy là những phong cách thời trang được ưa chuộng tại Buenos Aires.

Los Angeles, Mỹ

Do thời tiết ấm áp quanh năm nên áo ba lỗ, sơ mi rộng, quần short và váy là những phục trang bạn có thể thoải mái lựa chọn. Nếu bạn định ghé thăm một bãi biển, có thể mang theo một chiếc áo khoác mỏng phòng khi cảm thấy lạnh. Vào buổi tối, phụ nữ sẽ đi giày cao gót, quần jean tối màu và áo thanh lịch, gợi cảm để đi ăn tối.

Nếu đi bạn định đi bar, váy ngắn, áo sặc sỡ là những trang phục phổ biến.

Sydney, Australia

Nơi đây khí hậu ấm áp quanh năm nên bạn có thể thoải mái mặc quần ngắn, đi dép xỏ ngón hoặc sandals... Người dân ở đây cũng không quá câu nệ việc bạn mặc đồ như thế nào.

Anh Minh (VnExpress)

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Những cầu treo ổ khóa tình yêu nổi tiếng trên thế giới

Chiếc ổ khóa không còn mang ý nghĩa đơn thuần là bảo vệ tài sản mà trở thành biểu tượng cho cam kết tình yêu vĩnh cửu. Bởi vậy, rất nhiều đôi lứa lựa chọn những chiếc cầu rỉ sét theo thời gian để gắn ổ khóa như một minh chứng cho tình yêu.

Cây cầu sắt Eiserner Steg, Đức


Nước Đức nổi tiếng với những câu chuyện tình lãng mạn. Cây cầu sắt Eiserner Steg 144 năm tuổi bắc qua sông Main ở Frankfurt là một địa chỉ để những đôi lứa gắn những ổ khóa - biểu tượng của sự gắn kết tình yêu. Sắc màu của các ổ khóa tình yêu với những trang trí sinh động đã khiến cho cây cầu càng thêm lãng mạn. Cây cầu tình yêu Eiserner Steg trở thành điểm tham quan độc đáo, thu hút khách du lịch đến với nước Đức.

Xem thêm: Những hồ đẹp nhất châu Âu

Rome, Italia


Không hổ danh là thành phố tình yêu, Rome là nơi đầu tiên có cây cầu với đa dạng các ổ khóa khác nhau. Những đôi tình nhân Ý tin rằng, nếu khắc tên mình lên ổ khóa, sau đó treo nó vào thân một cột đèn trên cầu Milvio – cây cầu cổ nhất ở thủ đô Rome (Ý), rồi ném chìa xuống dòng sông Tevere thì không gì có thể chia lìa được tình yêu của họ.

Cầu Luzhkov, Moscow, Nga


Trong những ngày đẹp trời, đặc biệt là vào cuối tuần, nơi đây chào đón nhiều đôi vợ chồng mới cưới đến thực hiện một nghi lễ mà chưa hẳn là truyền thống của Nga. Vẫn còn nguyên trên người bộ cánh đẹp nhất trong ngày cưới, cô dâu chú rể mặt ngời hạnh phúc, cùng nhau mắc ổ khóa lên thân cây kim loại được trồng dọc theo cầu.

Trên ổ khóa ghi rõ tên hai người kèm theo ngày kết hôn rồi chìa khóa được quẳng xuống sông sau đó.

Đến Luzhkow thì bạn nên tham khảo tour Moscow trong chương trình du lịch Nga của Vietravel.

Cầu Ponte Vecchio (Italia)


Cầu Ponte Vecchio không chỉ là chứng nhân lịch sử của thành phố Florence qua những thăng trầm của lịch sử mà còn là chứng nhân cho tình yêu của đôi lứa.

Đi dọc cầu, người ta không khỏi ngạc nhiên trước một số lượng lớn các ổ khóa được ghi tên hai người và móc vào rất nhiều nơi khác nhau. Không chỉ các cặp đôi khắp thế giới muốn về đây nắm tay nhau đi dạo trên cầu và mong ước hạnh phúc, nhiều người đi đến đây một mình cũng chuẩn bị một cái khóa và viết tên người mình thầm yêu trộm nhớ mong một ngày được có đôi.

Cầu Pont des Arts, Paris


Dường như từ năm 2008, cầu Pont des Arts (cầu nghệ thuật) trở thành nơi mà các cặp tình nhân đến cài khóa, thề thốt tình yêu chung thủy. Phong tục này có từ lâu, ở một số nước châu Âuchâu Á. Nhưng, tình yêu "cài khóa - ném chìa" trên cầu Nghệ thuật Paris lãng mạn hơn. Do quá nổi tiếng nên số lượng ổ khoá gắn vào thành cầu Nghệ Thuật đã trở nên dần quá tải.

Xem thêm: Lãng mạn mùa Valentine tại Paris - Pháp

Cầu vượt qua chạm ga, Đài Loan


Nếu Paris hay Rome có những cây cầu khóa tình yêu bắc qua những dòng sông êm ả thì nơi lưu giữ khóa tình yêu tại Đài Loan là cây cầu vượt qua trạm ga xe lửa. Tại đây, người ta có thể thấy vô số loại khóa được móc đôi một vào nhau trên tấm lưới.

Những cặp tình nhân nơi đây tin rằng năng lượng nam châm của xe lửa sẽ trở thành lực hút mạnh mẽ khiến những cặp khóa không thể tách rời và hi vọng tình yêu bất diệt sẽ thành hiện thực.

Cầu Hohenzollern, Đức


Cây cầu Hohenzollern bắc qua sông Rhine (thành phố Cologne, Đức) cũng trở thành một cây cầu khóa tình yêu lãng mạn. Đi dạo trên cầu Hohenzollern bạn sẽ thấy hàng nghìn ổ khóa tình yêu được gắn vào chấn song của làn đường đi bộ trên cầu. Hohenzollern đã trở thành nơi vô cùng ý nghĩa và quan trọng để các cặp đôi gửi gắm tình cảm vào những ổ khóa tình yêu.

Xem thêm: Khám phá thiên đường hoang dã KENYA
(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến