Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Dê nướng đá nóng, món ăn quốc hồn quốc túy của Mông Cổ

Vốn là quốc gia gắn liền với hình ảnh của những bộ tộc du mục lớn, nên ngay từ thuở xa xưa Mông Cổ đã hình thành cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực rất riêng biệt, không hòa lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Dê nướng đá nóng, món ăn quốc hồn quốc túy của Mông Cổ

Trong đó, nổi tiếng nhất là phải kể đến phương pháp dùng đá nóng để nấu ăn. Và liên quan đến phương pháp độc đáo này, có một món ăn trứ danh được xem là "quốc hồn quốc túy" của Mông Cổ mà những ai có dịp biết đến đều không khỏi kinh ngạc. 

Boodog - dê nướng đá nóng

Boodog - dê nướng đá nóng

Đó chính là món Boodog. Tên gọi của món ăn này sẽ làm nhiều người lầm tưởng là có liên quan đến thịt chó (dog trong boodog), nhưng hoàn toàn không phải vậy. Boodog thực ra là món nướng, được làm từ dê hoặc marmot - một loài gặm nhắm sống trong hang, phân bố rộng rãi ở cao nguyên Mông Cổ. Món ăn này được hình thành từ thời Thành Cát Tư Hãn, gắn liền với hình ảnh của dân du mục quanh năm sống trên lưng ngựa: hoang dã và không cần quá nhiều dụng cụ để chế biến thức ăn.

Món ăn cần rất nhiều thời gian để chế biến

Món ăn cần rất nhiều thời gian để chế biến

Dù vậy, để làm ra một món Boodog hoàn chỉnh người ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tầm hơn 5 giờ đồng hồ. Chưa kể, quá trình chuẩn bị sơ chế nguyên vật liệu cũng cần phải có tay nghề cao, độ chính xác cao, sự khéo léo thượng thừa và yếu tố tiên quyết là phải một cái đầu cực kỳ lạnh. 

Đầu tiên, người ta chọn ra một con dê có trọng lượng và kích cỡ vừa phải từ đàn gia súc của mình. Sau đó, họ sẽ giết nó bằng cách đập vào đầu. Tất nhiên là phải đập sao cho chuẩn xác để con dê chết ngay tức khắc, nếu không, tiếng kêu thoi thóp của nó giữa xứ cao nguyên lộng gió sẽ rất ám ảnh. Tiếp đó, họ treo con dê lên, cắt đứt đầu và tứ chi của nó. Ở những chỗ vừa cắt, họ sẽ cẩn thận rút xương, lóc thịt và lấy hết nội tạng dê ra, chỉ chừa lại lớp da.

Cần phải có kỹ năng chế biến cực kỳ cao

Cần phải có kỹ năng chế biến cực kỳ cao

Quá trình này nói thì đơn giản nhưng sự thật là cần một kỹ năng cực kỳ cao, sao cho phần thân dê không bị chọc thủng. Riêng với phần thịt dê và nội tạng vừa lấy ra được, người chế biến sẽ làm sạch và thái nhỏ chúng rồi để qua một bên. Với thân dê chỉ còn lớp da, họ sẽ cột vết cắt chỗ tứ chi lại bằng dây kim loại cẩn thận và khéo léo để đảm bảo chỗ khâu thật chắc chắn. Lúc này đây, lớp da dê sẽ giống như một chiếc túi rỗng, được gọi là "tulam".

Thịt dê được làm chín bằng đá nóng từ bên trong

Thịt dê được làm chín bằng đá nóng từ bên trong

Người Mông Cổ sẽ dùng muối để nêm nếm sơ tulam. Sau đó, họ lấy những viên đá đã được hơ nóng trước đó suốt 1 giờ đồng hồ cho vào. Đá phải nhẵn, tròn và sạch sẽ; đá nhỏ được cho vào phần rỗng ở tứ chi của "chiếc túi da dê", đá to sẽ cho vào phần bụng dê cùng với thịt, khoai tây, hành tây, nội tạng dê đã được chuẩn bị từ trước. Cứ thế, đến khi lấp đầy tulam thì người chế biến sẽ cột lỗ ở cổ dê bằng dây kim loại, tương tự như khi làm với tứ chi. Lúc này, những viên đá nóng sẽ làm chín thịt dê từ bên trong. Tiếp theo, người chế biến món Boodog sẽ dùng nhiệt tác động thêm bên ngoài, cũng như là thui trụi lông dê bằng một đống lửa.

Nhưng do dưới sự tác động của nhiệt quá lớn cả trong và ngoài, trong khi túi tulam lại bịt kín, nên để tránh việc món Boodog nổ tung trước khi mang ra thưởng thức, thông thường người ta sẽ phải cắt một lỗ nhỏ trên da để tránh nổ và sẽ chọc thêm một số lỗ trên túi tulam suốt quá trình nướng để không khí và chất béo thoát ra ngoài. Số chất béo chảy ra, có thể được hứng lại, dùng uống kèm khi thưởng thức món Boodog thành phẩm ít lâu sau đó. Ngoại trừ những viên đá thì mọi thứ khác đều ăn được khi Boodog chín.

Món ăn dân dã đậm đà hồn người du mục Mông Cổ

Món ăn dân dã đậm đà hồn người du mục Mông Cổ

Món ăn mang hơi hướng hoang dã đậm đà cái hồn của người dân du mục Mông Cổ này, tuy được đánh giá là thơm ngon, giữ được sự đậm đà hoàn toàn tự nhiên của thịt dê thông qua quá trình được làm chín bằng đá nóng từ bên trong.


Nguồn: Mongol Food, Asian Top Recipes, Mongolia Trips

Chiêm ngưỡng rừng Amazon hùng vĩ trước trận cháy kỷ lục

Rừng mưa nhiệt đới Amazon đã hình thành từ 10.000 năm trước. Vẻ đẹp của cánh rừng được mệnh danh "lá phổi Trái Đất" đang bị phá hủy từng ngày do bàn tay con người.

Rừng mưa nhiệt đới Amazon là khu rừng lớn nhất thế giới, bao phủ gần hết lưu vực sông Amazon với diện tích 5,5 triệu km2, chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazil (60%). Phần còn lại của rừng Amazon thuộc Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam và Guyana thuộc Pháp.
Ảnh: The Guardian.

Rừng mưa nhiệt đới Amazon là khu rừng lớn nhất thế giới, bao phủ gần hết lưu vực sông Amazon với diện tích 5,5 triệu km2, chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazil (60%). Phần còn lại của rừng Amazon thuộc Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam và Guyana thuộc Pháp.

Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa của Trái Đất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà khoa học đã tìm thấy 10% số loài động vật được phát hiện trên thế giới tại nơi này. Vì thế, người ta ví rừng mưa Amazon như một khu bảo tồn thiên nhiên của Trái Đất. Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng cũng như săn bắt động vật quý hiếm đang hủy hoại nơi này theo thời gian. Theo thống kê, khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã biến mất trong 50 năm qua.
Ảnh: Shutterstock.

Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa của Trái Đất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà khoa học đã tìm thấy 10% số loài động vật được phát hiện trên thế giới tại nơi này. Vì thế, người ta ví rừng mưa Amazon như một khu bảo tồn thiên nhiên của Trái Đất. Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng cũng như săn bắt động vật quý hiếm đang hủy hoại nơi này theo thời gian. Theo thống kê, khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã biến mất trong 50 năm qua.
Ảnh: Shutterstock. 
Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa của Trái Đất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà khoa học đã tìm thấy 10% số loài động vật được phát hiện trên thế giới tại nơi này. Vì thế, người ta ví rừng mưa Amazon như một khu bảo tồn thiên nhiên của Trái Đất. Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng cũng như săn bắt động vật quý hiếm đang hủy hoại nơi này theo thời gian. Theo thống kê, khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã biến mất trong 50 năm qua.
Ảnh: Shutterstock.


Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa của Trái Đất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà khoa học đã tìm thấy 10% số loài động vật được phát hiện trên thế giới tại nơi này. Vì thế, người ta ví rừng mưa Amazon như một khu bảo tồn thiên nhiên của Trái Đất. Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng cũng như săn bắt động vật quý hiếm đang hủy hoại nơi này theo thời gian. Theo thống kê, khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã biến mất trong 50 năm qua.

Các nghiên cứu chỉ ra rừng Amazon đã xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Cho đến giờ, nơi này vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn với giới khoa học. Một số giả thuyết cho rằng rừng Amazon là một "kế hoạch lỗi" của người dân bộ lạc Amazonia khi xưa. Họ thử nghiệm trồng trọt tại vùng Amazon trù phú nhưng không kiểm soát được tốc độ phát triển của các loài cây. Điều này biến vùng Amazon ngập nước thành cánh rừng xanh, rậm rạp như bây giờ.
 Ảnh: The Guardian

Các nghiên cứu chỉ ra rừng Amazon đã xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Cho đến giờ, nơi này vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn với giới khoa học. Một số giả thuyết cho rằng rừng Amazon là một "kế hoạch lỗi" của người dân bộ lạc Amazonia khi xưa. Họ thử nghiệm trồng trọt tại vùng Amazon trù phú nhưng không kiểm soát được tốc độ phát triển của các loài cây. Điều này biến vùng Amazon ngập nước thành cánh rừng xanh, rậm rạp như bây giờ.
 Ảnh: Shutterstock

Các nghiên cứu chỉ ra rừng Amazon đã xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Cho đến giờ, nơi này vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn với giới khoa học. Một số giả thuyết cho rằng rừng Amazon là một "kế hoạch lỗi" của người dân bộ lạc Amazonia khi xưa. Họ thử nghiệm trồng trọt tại vùng Amazon trù phú nhưng không kiểm soát được tốc độ phát triển của các loài cây. Điều này biến vùng Amazon ngập nước thành cánh rừng xanh, rậm rạp như bây giờ.

Thảm thực vật phong phú của Amazon tạo nên 20% oxy trên thế giới. Do đó, khu rừng này còn được mệnh danh là "lá phổi của hành tinh".
Ảnh: BI.

Thảm thực vật phong phú của Amazon tạo nên 20% oxy trên thế giới. Do đó, khu rừng này còn được mệnh danh là "lá phổi của hành tinh".

Amazon là nơi sinh sống của khoảng 160.000 loài cây. Khí hậu nóng, ẩm trong rừng khiến cây cối phát triển kỳ lạ. Du khách đến đây có thể gặp những cây cao tới 40 m, điều này giúp hấp thụ tối đa ánh nắng mặt trời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây cối trong rừng Amazon còn có khả năng tự tạo mưa cho mình trước khi mùa mưa đến.
Ảnh: Getty

Amazon là nơi sinh sống của khoảng 160.000 loài cây. Khí hậu nóng, ẩm trong rừng khiến cây cối phát triển kỳ lạ. Du khách đến đây có thể gặp những cây cao tới 40 m, điều này giúp hấp thụ tối đa ánh nắng mặt trời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây cối trong rừng Amazon còn có khả năng tự tạo mưa cho mình trước khi mùa mưa đến.

Tờ The Sun từng khẳng định còn rất nhiều bộ lạc đang sống ẩn dật bên trong khu rừng và không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cho tới nay, người ta mới tìm ra khoảng 350 ngôi làng của các bộ tộc sinh sống trong rừng. Họ vẫn duy trì các lối sống từ xưa như cúng tế, săn bắn...
Ảnh: Getty, Shutterstock.

Tờ The Sun từng khẳng định còn rất nhiều bộ lạc đang sống ẩn dật bên trong khu rừng và không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cho tới nay, người ta mới tìm ra khoảng 350 ngôi làng của các bộ tộc sinh sống trong rừng. Họ vẫn duy trì các lối sống từ xưa như cúng tế, săn bắn...

Những người thổ dân ở rừng Amazon đã chịu nhiều ảnh hưởng khi thế giới ngày càng phát triển. Họ phải đối mặt với nạn chặt phá rừng, thậm chí là bị giết bởi những tên lâm tặc. Thổ dân rừng Amazon vẫn thường tự tổ chức đi tuần, xua đuổi những người đào vàng trái phép khỏi mảnh đất của họ.
Ảnh: The Guardian.

Những người thổ dân ở rừng Amazon đã chịu nhiều ảnh hưởng khi thế giới ngày càng phát triển. Họ phải đối mặt với nạn chặt phá rừng, thậm chí là bị giết bởi những tên lâm tặc. Thổ dân rừng Amazon vẫn thường tự tổ chức đi tuần, xua đuổi những người đào vàng trái phép khỏi mảnh đất của họ.

Trong những năm gần đây, nhiều bộ tộc bên trong rừng Amazon đã sử dụng súng thay cho các loại vũ khí thô sơ như giáo, cung tên tẩm độc...
Ảnh: BI.

Trong những năm gần đây, nhiều bộ tộc bên trong rừng Amazon đã sử dụng súng thay cho các loại vũ khí thô sơ như giáo, cung tên tẩm độc...

Bất chấp những bí ẩn còn tồn tại bên trong khu rừng, nhiều tour du lịch khám phá Amazon vẫn được tổ chức và thu hút khách tham dự. Giá một tour 2-4 ngày dao động khoảng 200 USD. Khi mua tour này, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thám hiểm khu rừng đầy bí ẩn với hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Thăm thú, tìm hiểu về cá sấu cũng như các sinh vật trong rừng cũng là điều khiến nhiều người thích thú.
Ảnh: Getty

Bất chấp những bí ẩn còn tồn tại bên trong khu rừng, nhiều tour du lịch khám phá Amazon vẫn được tổ chức và thu hút khách tham dự. Giá một tour 2-4 ngày dao động khoảng 200 USD. Khi mua tour này, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thám hiểm khu rừng đầy bí ẩn với hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Thăm thú, tìm hiểu về cá sấu cũng như các sinh vật trong rừng cũng là điều khiến nhiều người thích thú.

Rừng Amazon có nhiều sinh vật rất đáng sợ, có thể giết chết người như muỗi anopheles, rắn fer-de-lance, kiến đạn hay trăn Nam Mỹ... Cây pareira với gai độc có khả năng gây nghẹt thở cũng được ví như "lưỡi hái tử thần" chờ sẵn bên trong khu rừng.
Ảnh: Getty

Rừng Amazon có nhiều sinh vật rất đáng sợ, có thể giết chết người như muỗi anopheles, rắn fer-de-lance, kiến đạn hay trăn Nam Mỹ... Cây pareira với gai độc có khả năng gây nghẹt thở cũng được ví như "lưỡi hái tử thần" chờ sẵn bên trong khu rừng. 

 Cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon (Brazil) là một vấn đề đáng lo ngại trong những năm qua. Trung tâm nghiên cứu không gian (INPE) của Brazil đã ghi nhận 9.000 vụ cháy trong năm nay. Số lượng vụ cháy xảy ra ngày một cao dù mùa cháy mới bắt đầu (thường diễn ra từ tháng 8-10). Hôm 19/8, một trận cúp điện kéo dài khoảng một giờ đã xảy ra ở Sao Paulo (Brazil). Nguyên nhân do ảnh hưởng từ vụ cháy rừng ở bang Amazonas và Rondonia, những nơi cách đó gần 3.000 km.
Ảnh: Washington Post.

Cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon (Brazil) là một vấn đề đáng lo ngại trong những năm qua. Trung tâm nghiên cứu không gian (INPE) của Brazil đã ghi nhận 9.000 vụ cháy trong năm nay. Số lượng vụ cháy xảy ra ngày một cao dù mùa cháy mới bắt đầu (thường diễn ra từ tháng 8-10). Hôm 19/8, một trận cúp điện kéo dài khoảng một giờ đã xảy ra ở Sao Paulo (Brazil). Nguyên nhân do ảnh hưởng từ vụ cháy rừng ở bang Amazonas và Rondonia, những nơi cách đó gần 3.000 km. 


(Theo Zing.vn)

Khám phá vùng đất Havana

Havana được mệnh danh là trái tim của Cuba, là thành phố năng động, lãng mạn và pha lẫn nét cổ kính. Chính vẻ đẹp ấy đã thu hút du khách đến với nơi này ngày càng đông hơn nữa.

Khám phá mảnh đất Havana

Khu phố cổ Havana

Khu phố cổ Havana

Khu phố cổ Havana được công nhận là di sản văn hóa do UNESCO công nhận, khu phố này thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm mỗi năm bởi những kho tàng cổ vật mà nó còn lưu giữ. Với 88 công trình có giá trị cao về lịch sử và văn hóa, 860 công trình có giá trị sinh thái và 1.780 công trình kiến trúc khác, được xem là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ.

Bờ biển Malecon

Bờ biển Malecon

Bờ biển Malecon được xem là nơi bình yên nhất tại Havana, chính vì thế mà khách du lịch luôn tìm đến với bờ biển này. Bờ biển là con đường chính lớn nhất chạy dọc bờ biển Caribe ở thủ đô Havana, nơi đây còn được xem là điểm  biểu diễn và tổ chức các lễ hội ngoài trời đầy sôi động.

Bảo tàng Ernest Hemingway

Bảo tàng Ernest Hemingway

Đây là nơi dành cho những người hâm mộ tác giả “Nguyên lí tảng băng trôi”. Bảo tàng là ngôi nhà cũ Finca Vigia, nằm ở vùng ngoại ô phía Đông Nam của Hanava, cách đó 30 phút lái xe. Khu đất này được bảo tồn nghiêm ngặt bởi vì người dân địa phương muốn giữ lại những kỉ vật cuối cùng của tiểu thuyết gia nổi tiếng này.

Castillo del Morro

Castillo del Morro

Pháo đài đẹp như tranh vẽ này được xây dựng để tạo lối vào vịnh Havana. Đây là một trong những pháo đài cổ nhất của Cuba ngày xưa và hiện nay nó trở thành một trong những điểm đến ghé thăm vô cùng lý tưởng cho khách du lịch quốc tế bởi những lối kiến trúc độc đáo.

Tổng hợp


Bài đăng phổ biến