Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Du lịch Nhật Bản mùa lễ hội tháng 3 ngắm hoa anh đào

Tháng 3 có thể nói là tháng du lịch lý tưởng nhất trong năm ở Nhật Bản. Trong tiết xuân ấp áp và đêm se lạnh, đến Nhật Bản từ Hà Nội tháng này bên cạnh ngắm hoa anh đào khoe sắc trên mọi nẻo đường, bạn còn được tham gia vào các lễ hội thú vị ở đây.

Du lịch Nhật Bản mùa lễ hội tháng 3 ngắm hoa anh đào

Ngắm hoa anh đào – Lễ hội Hanami (15/3 đến 30/4)


Ngắm hoa anh đào – Lễ hội Hanami (15/3 đến 30/4)

Khoảng thời gian từ tháng 3 đến cuối tháng 4, tại Nhật Bản diễn ra lễ hội Hanami (lễ hội ngắm hoa truyền thống). Đây là lễ hội lớn và rất quan trọng với người dân xứ Phù Tang. Hoa anh đào nở rộ nhất vào thời điểm này và tàn dần sau một tuần. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội Hanami, người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ làm để tới những địa điểm có nhiều hoa anh đào chiêm ngưỡng, ca hát và tổ chức các bữa tiệc ăn uống với những món ăn truyền thống như cơm bento, sushi hay uống rượu sake…

Lễ hội đền Todaiji tỉnh Nara (01 – 14/3)


Lễ hội đền Todaiji tỉnh Nara (01 – 14/3)

Todaiji là lễ hội được tổ chức thường niên ở Nara, đây là lễ hội của Nước và Lửa. Các thầy tu sẽ rước lửa hàng tối từ 18:00, tay cầm các ngọn đuốc để xua đuổi tà ma. Và đến 2 giờ sáng ngày 13 các du khách tham gia sẽ được mời uống nước được múc lên từ lòng giếng cổ 1200 tuổi với mong ước mang lại sức khỏe và hạnh phúc.

Lễ hội đền Konomiya tỉnh Aichi


Lễ hội đền Konomiya tỉnh Aichi

Thường được tổ chứ vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch hàng năm (cuối tháng 2 đầu tháng 3), Konomiya là một lễ hội rất náo nhiệt ở Aichi. Hàng trăm người đàn ông ở độ tuổi 42 đóng khố và cố gắng để chạm vào một người đàn ông mới trưởng thành khỏa thân khi tuần hành đến đền Komomiya Shrine nhằm thể hiện ý chí có thể vượt qua khỏi những điều không may trong cuộc sống.

Lễ hội Honen Sai tỉnh Aichi (15/3)


Lễ hội Honen Sai tỉnh Aichi (15/3)

Một lễ hội khác cũng được tổ chức vào tháng 3 ở Aichi là Honensai tại đền Tagata, phía bắc của Nagoya. Vào ngày này, người ta sẽ mang rượu sake và một cái dương vật bằng gỗ dài 3m mới khắc diễu hành quanh khu vực của đền Tagata. Lễ hội này được tổ chức để “cầu con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách chạm tay vào vật này.


Tổng hợp

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Hội chùa Hương đã chính thức khai mạc từ ngày mồng 6 Tết âm lịch. Những chia sẻ dưới đây sẽ góp phần nào giúp bạn có được chuyến hành hương an toàn và ý nghĩa.

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội du xuân, một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. 

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Theo thường lệ, lễ hội Chùa Hương được chính thức khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài cho đến gần hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Hội chùa Hương không chỉ là hành trình đến với nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của đạo Phật mà còn là dịp để người dân, du khách khám phá và thưởng thức nét đẹp trù phú của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nơi đây. 

Chùa Hương được biết đến là một danh lam thắng cảnh với sự hiền hòa của núi non sông nước. khi hội tụ những hang động gắn liền với núi rừng rộng lớn. Vẻ đẹp hài hòa, sinh động, nhiều màu sắc làm cho non nước nơi đây trở nên lung linh, huyền diệu, lôi cuốn.

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Đi theo nhóm chừng 5-7 người sẽ tốt hơn đi theo đơn lẻ 1-2 người. Trước khi lên đường, bạn nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi chùa nên đứng đắn, trang nhã. Để đảm bảo sức khỏe, du khách có thể cân nhắc lịch trình hợp lý cho chuyến đi: lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để vãn cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng non nước. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng với người lớn và 60.000 đồng với trẻ em.

Chủ động đồ cúng lễ

Chủ động đồ cúng lễ

Nếu có điều kiện, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ ở nhà, vừa chủ động thời gian, vừa tiết kiệm hầu bao. Nên mang theo các lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Không nên dâng các lễ mặn như gà, giò, xôi… Trong trường hợp chưa chuẩn bị lễ, du khách có thể mua tại khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, đồ cúng lễ được bày bán nhiều nhưng giá thành có thể đắt gấp đôi.

Không theo lời “cò” mời chào

Không theo lời “cò” mời chào

Đến chùa Hương có rất nhiều “cò mồi” lôi kéo. Để tránh bị chặt chém, du khách nên mua trực tiếp vé tại điểm bán của Ban tổ chức đặt ở cổng khu di tích với giá niêm yết 50.000 đồng/người. Với những người đi lẻ 1-2 người nên đi thẳng tới suối Yến chủ động tìm đò ghép. Trước khi xuống đò, bạn cần thỏa thuận giá cả rõ ràng và số khách cùng ngồi đò, tránh trường hợp bị tăng tiền và nhồi nhét thêm người. Với tuyến Hương Tích, giá vé đò là 35.000 đồng/người.

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp 

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp

Dù lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới bạc đỏ đen vẫn tiếp diễn. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít du khách bị hấp dẫn và mất tiền oan với những trò bịp bợm. Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất hiện nhiều người xem bói dạo. Du khách không nên tin tưởng nhiều vào các bài bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện thoại.

Mặc cả trước khi mua đồ

Tránh trường hợp giá cả hàng hóa bị “đội” lên gấp nhiều lần, trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường, du khách nên hỏi rõ giá cả. Một số mặt hàng đặc sản chùa Hương như mơ rừng, rau sắng… mua ở khu vực gần suối Yến sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.

Mặc cả trước khi mua đồ

Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số điện thoại đường dây nóng để du khách tiện liên lạc nếu gặp phải trường hợp “chặt chém” về giá cả dịch vụ khi tham gia lễ hội. Trước khi hội chùa Hương chính thức khai mạc, Ban tổ chức đã tóm hàng loạt cò mồi để tạo sức răn đe. Tại nhiều điểm tham quan còn có các chốt công an để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Hà Giang không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ mà còn sở hữu rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cùng ghé thăm Hà Giang để hòa cùng không khí lễ hội trong những ngày đầu năm. 

Ghé Hà Giang hòa cùng không khí lễ hội đầu năm

Xem thêm: Lịch trình du ngoạn Hà Giang cho từng phương tiện

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày. Đây là 1 trong số những lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Giang. Lễ hội này được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.

1.  Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Phần lễ

Là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Phần hội 

Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội.

Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Gầu Tào là một trong những lễ hội mùa xuân ở Hà Giang và là lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn…Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân…

Phần lễ

Phần lễ có những nghi thức thể hiện bản sắc văn hóa của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, xôi, rượu…

Ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây Nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tổ chức lễ hội Gầu Tào.

2.  Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Phần hội

Phần hội là thời gian vui hơn cả. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường, chúc tụng mọi người nhân dịp năm mới.

Lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ của váy áo các cô gái. Họ thổi khèn, múa khèn, mời nhau chén rượu ngô thịnh tình, thưởng thức các món ăn đặc sản ở Hà Giang và cùng say trong tiếng khèn tha thiết, mời gọi không dứt…

Đây cũng là lúc những chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như: đánh yến, leo cột lấy bầu rượu… tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao. Và bạn cũng có thể hòa mình vào những trò chơi này cùng với những người dân nơi đây.

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn Nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ là nơi để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Đi phượt Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê.

Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.

3.  Lễ Hội Cầu Trăng

Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

Đêm hội cầu Trăng kết thúc khi mẹ Trăng lên giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ Trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi đầy sức lôi cuốn lòng người.

Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con trong bản một vụ mùa gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Lễ hội Cấp Sắc Hà Giang thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi.

Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng…

Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ.

4.  Lễ Hội Cấp Sắc của người Dao

Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy.

Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ.

Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Đi phượt Hà Giang vào dịp cuối xuân, bạn sẽ được hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khau Vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch).Từ thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc du khách có thể đi bằng xe gắn máy hoặc ô tô ngược qua Cán Chu Phìn, Lũng Pù đến với Khâu Vai.

5.  Lễ Hội Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Từ lâu đời cái xóm nhỏ heo hút ở vùng cao núi đá huyện Mèo Vạc mang tên Khâu Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau. Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và có lẽ cả trên thế giới.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa 

Lễ hội nhảy lửa ở Hà Giang thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Để bắt đầu Lễ hội nhảy lửa Hà Giang phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1–2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”.

6.  Lễ Hội Nhảy Lửa

Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng trai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Đậm đà bản sắc dân tộc những lễ hội truyền thống ở Sapa


Nằm phía Tây Bắc tổ quốc, Sapa ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, con người. "Thị trấn trong mây" hấp dẫn khách du lịch với quang cảnh núi non hùng vĩ cùng nhiều trải nghiệm độc đáo khám phá cuộc sống và những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Đậm đà bản sắc dân tộc những lễ hội truyền thống ở Sapa

Hội Roóng Poọc

Hội Roóng Poọc

Hàng năm, vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van lại nô nức mở hội Roóng Poọc với mong ước mùa màng sẽ bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vẫn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng và trở thành lễ hội chung của cả thung lũng Mường Hoa. Trong hội Roóng Poọc ngoài những nghi lễ độc đáo còn diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.

Lễ hội Nào Cống

Lễ hội Nào Cống

Vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Nào Cống như một câu chuyện được viết lại, vẫn mang trong mình một vẻ tôn nghiêm và đậm nét truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Vào ngày này, các làng người Mông, người Dao, người Giáy Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống” mang ý nghĩa cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội, người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.

Lễ hội Tết Nhảy

Lễ hội Tết Nhảy

Lễ hội Tết Nhảy vốn là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ ở Tả Van. Lễ hội độc đáo này rất giàu bản sắc, độc đáo, đậm đà tính nhân văn bao gồm các loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ thuật nhảy múa, nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật ngôn từ, kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên đến nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ…

Lễ hội này chỉ diễn ra khoảng 5 tiếng đồng hồ vào ngày mồng một và mồng hai tết âm lịch hằng năm và được diễn ra vào cuối giờ Thìn đến giờ Dậu và sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa. Lễ hội bắt đầu bằng việc một tốp thanh niên sẽ lần lượt trình diễn 14 điệu nhảy để dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về “ăn” Tết.

Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng

Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng

Đây là lễ hội của người Dao đỏ làng Giàng Tả Chải, Tả Van mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng. Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa màu, người Dao mới tổ chức lễ Nhặn Sồng. Trong buổi lễ, Chẩu chiếu- người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chặn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. Sau khi dân làng thảo luận xong Chẩu chiếu sẽ tổng hợp thành quy ước, mỗi người tự giác tuân theo.

Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức một lễ hội tương tự gọi là lễ Nào Sồng, ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ Nào Sồng có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau…

Lễ Quét Làng của người Xá Phó

Lễ Quét Làng của người Xá Phó

Hàng năm, người Xá Phó tổ chức lễ Quét Làng vào ngày Ngọ, ngày Mùi hoặc ngày con người vào tháng Hai âm lịch là một trong những lễ hội được chào đón nhất nơi đây. Lễ Quét Làng nhằm cầu mong cho năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trong lễ này, mọi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để thầy cúng làm mâm cúng các loài ma và vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên, đến cuối buổi lễ sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ, đặc biệt là thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.

Hội Gầu Tào của người Mông

Hội Gầu Tào của người Mông

Trong các lễ hội ở Sapa, Hội Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất thường được tổ chức vào dịp đầu năm. Lễ hội nhằm cầu phúc, cầu mệnh. Các gia chủ không có con, thưa con, con một bề sẽ làm lễ nhờ thầy cúng mở lễ hội Gầu Tào để cầu mong có con – đây là cầu phúc. Những gia chủ thường xuyên ốm đau bệnh tật, con cái ốm yếu, mùa mang thất thoát sẽ nhờ thầy cúng mở hội Gầu Tào để  cầu mệnh.

Lễ hội Xuống Đồng

Lễ hội Xuống Đồng

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ – Sapa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao.

Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…

Tổng hợp

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội

Nếu bạn đang có dự định du lịch chùa Hương vãn cảnh và trẩy hội đầu năm, nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên đi thế nào và đi những đâu, ăn gì khi du lịch chùa Hương? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây nhé.


Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong dịp đầu xuân. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, từ những công trình mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do thiên nhiên tạo ra.

Hàng năm lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch. Nếu đi lễ các bạn nên đi vào mùa lễ hội, nếu đi vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng những kì quan do tạo hóa thì các bạn có thể đi vào bất kì thời gian nào trong năm, trong đó nổi bật nhất là Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.

Xem thêm:Thưởng ngoạn cảnh đẹp kết hợp ẩm thực Hạ Long

Đường đi đến chùa Hương gần và thuận tiện nhất


Phương tiện di chuyển từ Hà Nội tới chùa Hương rất phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm, vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy, còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus.

+ Du lịch chùa Hương bằng xe máy các bạn có thể đi theo cách sau:

Đi theo đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương. Hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. (Lưu ý, khi đi tới đường từ Bình Đà đến Kim Bài đoạn cánh đồng thường có cảnh sát giao thông, bắt cả những lỗi rất nhỏ do đó bạn nên mang theo giấy tờ và có gương nhé)

+ Nếu đi bằng ô tô riêng: Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao thông Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

+ Nếu du lịch chùa Hương bằng xe bus: các bạn có thể đi tuyến bus 75 ở bến xe Yên Nghĩa – bến xe Hương Sơn, có giá 25.000 vnđ. Chuyến sớm nhất là từ 6h tại bến xe Yên Nghĩa. Khoảng thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng, tuy nhiên để tới bến Đục đi thuyền lên chùa mất 1km nữa, các bạn có thể đi xe ôm ra bến đò nhé. Hoặc tuyến 78 chạy tuyến bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu, giá vé 20.000 vnđ. Tuy nhiên, Tế Tiêu cách Chùa Hương hơn 12km nên để di chuyển vào rất xa.

(*) Đa phần mọi người thường du lịch chùa Hương 1 ngày, nên khách sạn, nhà nghỉ ở đây thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu các bạn có nhu cầu ở lại qua đêm có thể thuê nhà nghỉ tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ).

Giá vé tham quan chùa Hương và kinh nghiệm đi đò


Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách, trong đó giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt và giá đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt – đò thường là 35.000đ/vé. (Lưu ý, đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt. Nếu trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.)

Ngoài ra, nếu có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách. Giá vé cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

Kinh nghiệm đi đò khi du lịch chùa Hương: Thường thì có cò đò bám mời chào khách ở khu vực, thậm chí cách xa chùa 20km. Các bạn không nên đi theo cò vì giá vé thường bị chặt chém, nên mua vé ở cổng hội hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến để liên hệ với nhà đò. Vào dịp lễ hội lượng khách thường rất đông, nhà đò thường chở nhiều khách, để tránh bị tăng tiền bạn nên thỏa thuận rõ ràng trước khi đi.

Địa điểm tham quan ở chùa Hương



Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương :

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Ăn uống tại chùa Hương

Dọc đường từ bến đò tới chùa Thiên Trù hai bên đường có nhiều quán ăn, lưu ý nên hỏi giá trước khi ăn nhé. Đặc sản chùa Hương như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…đặc biệt là món rau sắng nổi tiếng chùa Hương.

Xem thêm: Du lịch Vịnh Hạ Long phải thử cho bằng hết 7 trải nghiệm thú vị này

Kinh nghiệm mua sắm ở chùa Hương


Các bạn nên sắm lễ trước khi đi vì nế mua trên chùa thường rất đắt. Tại chùa Hương có nhiều món đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng…trước khi mua nên kiểm tra chất lượng cũng như số lượng. Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.

Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Hương

Nên vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ.
Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.
Nên đi theo nhóm, nhiều người để tiết kiệm chi phí đi đò…
Mang theo những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân.
Đặc biệt hãy cảnh giác với những trò đỏ đen bịp bợm mà mất tiền oan.

Theo Dulich9

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật Bản chính hiệu ở Hà Nội

Bên cạnh cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật thơm ngon nổi tiếng thế giới, lễ hội hoa anh đào 2016 sẽ đem tới cho du khách ở Hà Nội dịp thưởng trà, xem biểu diễn Yosakoi, múa kịch truyền thống...


Lễ hội hoa anh đào 2016 tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào hai ngày 16, 17/4. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm lễ hội hoa anh đào được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Ước tính sự kiện này thu hút hơn 150.000 lượt khách tham quan do diễn ra vào cuối tuần và dịp lễ giỗ tổ vua Hùng. 

300 cành hoa anh đào tươi sẽ được đem từ Nhật sang Hà Nội để phục vụ lễ hội. Ảnh: Hương Chi

Lễ hội không chỉ có hoa anh đào tươi mang từ Nhật mà còn có thêm một góc giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của loài cây này trên toàn Nhật Bản. Hoạt động nhằm khơi dậy đam mê du lịch, khám phá đất nước và con người xứ Phù Tang trong lòng các du khách ghé thăm lễ hội.

Đến lễ hội, du khách có cơ hội ngắm 300 cành hoa anh đào tươi, chơi cờ cá chép, tham quan gian hàng du học, thưởng thức trà đạo, các màn múa kịch truyền thống và đặc biệt là thưởng thức thịt bò Nhật. Thịt bò Nhật vốn nổi tiếng thế giới vì thơm ngon khác lạ, không phải ai cũng có dịp thưởng thức. Lễ hội hoa năm nay sẽ mang tới cho du khách Hà Nội cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật chính hiệu để cùng so sánh và bình giá.

Thị bò Kobe là một trong những loại thịt nổi tiếng của Nhật Bản

Tại sân khấu chính của chương trình sẽ có thi biểu diễn Yosakoi, trống hội Nhật và trình diễn nhạc pop đến từ nhóm Parallel Dream. Lễ hội hứa hẹn sẽ đem tới không khí tràn đầy âm nhạc Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại.

Bà Suzuki Mari, giám đốc điều hành lễ hội, cho biết sẽ có khoảng 80 người Nhật Bản tham gia vào các hoạt động của lễ hội, trong đó có các giảng viên về trà đạo, thư pháp và các nghệ sĩ.

(Theo VnExpress)

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

10 phong tục, lễ nghi bạn cần biết trước khi du lịch Thái Lan

Thái Lan nổi tiếng là đất nước Phật Giáo lâu đời với hàng nghìn lễ nghi, phong tục. Trước khi đi du lịch đến xứ sở chùa Vàng, bạn cần biết 10 phong tục, lễ nghi sau đây để tránh gặp phải những rắc rối và phiền phức khi bạn ở đất nước xinh đẹp này.
Xem thêm: 10 hòn đảo Thái Lan đẹp, đồ ăn ngon và đi lại dễ

1. Phong tục chào hỏi


Thái Lan là một đất nước xinh đẹp có nền văn hóa giàu có với rất nhiều truyền thống lâu đời, thú vị và một xã hội luôn đặt sự tôn trọng Phật giáo lên hàng đầu. Chào, cảm ơn hay tạm biệt ai đó đã đi vào truyền thống Thái với cái gọi là Wai. Đây là một động tác chắp tay lại, giống như khi cầu nguyện, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục, cử chỉ Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn.

2. Lòng tôn kính đối với Hoàng gia


Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan, những người trong hoàng gia luôn được người dân Thái Lan kính trọng nhất. Sẽ là một sai lần lớn nếu bạn có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong hoàng tộc, dù chỉ là đùa. Hình ảnh của nhà Vua được dùng để tô điểm cho rất nhiều nơi. Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài “hoàng ca” ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác.

Nếu bạn đi du lịch Thái Lan, khi họ hát bài hát “Hoàng ca” bạn nên dừng lại giữ trật tự để tỏ lòng tôn kính.

3. Bài hát quốc ca


Thái Lan là đất nước tôn kính Phật giáo và Hoàng gia, nên tất cả những gì liên quan đến đất nước họ đều được tôn trọng. Bài hát quốc ca của họ được phát hai lần mỗi ngày. Bài hát quốc ca Thái Lan mỗi khi được phát lên thì mọi người dân dù đang ở đâu cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào dân tộc.

4. Cẩn thận với cái đầu và chân bạn


Mọi bộ phận trên cơ thể người đều có ý nghĩa riêng trong nền văn hóa Thái. Người Thái rất coi trọng cái đầu, đây là nơi linh thiêng nhất của một người, tùy tiện chạm vào đầu ai đó là sự vô lễ và sỉ nhục to lớn. Chân là nơi “kém giá trị” nhất, và họ coi là bất lịch sự nếu bạn để chân cao hơn đầu một ai đó, đặc biệt là khi người đó có địa vị xã hội cao hơn. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng nhiều đến cách người Thái ngồi, chân của họ không bao giờ chĩa vào người đối diện. Chĩa hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều là mất lịch sự.

Một trong những phong tục nhạy cảm khác mà khách du lịch cần phải biết là cởi giày trước khi vào các công trình tôn giáo hay nhà của bất cứ ai. Hay là giẫm chân lên trên đồng bath Thái có hình quốc vương sẽ bị khiển trách tại quốc gia này.

5. Chú ý cách ăn mặc


Vì là một đất nước Phật giáo lâu đời nên người Thái hay đánh giá thông qua diện mạo và bề ngoài của con người. Bạn nên ăn mặc gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng đối với tôn giáo của họ, việc bạn ăn vận luộm thuộm được xem như không tôn trọng họ và sẽ khiến họ phật ý. Các khu vực tôn giáo rất nhạy cảm về việc ăn mặc. Đến đây bạn phải kín đáo, những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây, áo ba lổ có thể bị từ chối vào các đền chùa đến khi nào có sự thay đổi phù hợp.

6. Kiềm chế cảm xúc

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân Thái Lan thường chú ý giữ cho cuộc sống luôn được vui vẻ. Do vậy tại “đất nước của những nụ cười” thể hiện cảm xúc tích cực trong các giao tiếp xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái. Giận dữ là điều không thể tha thứ ở Thái Lan, nếu ai đó bắt đầu nóng giận, họ thường bỏ đi để bình tĩnh lại. Trong phong tục Thái Lan, nếu không cho đối tác thấy được sự nóng tính thay vì sự đàng hoàng có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ và nhận được cái nhìn xa lánh từ các đồng nghiệp.


Vậy nên rèn luyện tính kiên nhẫn là cách tốt nhất áp chế cơn nóng giận. Thậm chí khi thông báo một tin xấu hay rơi vào một tình huống khó khăn, nụ cười vẫn có thể nở trên môi của những người liên quan. Khi gười Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ họ sẽ nói “Mai pen rai” (Không có gì đâu mà); khi một người nói “mai pen rai” thì có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, có thể coi là không có va chạm nào và sẽ không làm ai đổi nét mặt cả. Ở Thái Lan, một nụ cười với những người nghèo khó được xem như đang thể hiện sự tử tế với những ai trong cuộc.

Một điều mà bạn cũng cần lưu ý là không nên thể hiện tỉnh cảm quá thân mật trước mặt người khác, như thế là không tôn trọng nền văn hóa tôn kính của đất nước họ. Ở Thái Lan, người ta chỉ thường thấy bạn bè nắm tay nhau, còn các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ khi họ đang ở những nơi Tây hóa.

7. Màu sắc trang phục của người dân Thái Lan trong tuần


Một trong những phong tục rất hay của đất nước Thái Lan, bắt nguồn từ truyền thuyết mỗi ngày trong tuần đều đại diện cho một màu cụ thể bắt. Không phải tất cả đều tuân theo phong tục này nhưng bạn dễ thấy nhiều người mặc màu vàng vào thứ Hai để chào mừng sự ra đời của nhà vua hay màu xanh dương vào thứ Sáu để chào mừng ngày hoàng hậu ra đời.

8. Ăn uống lịch sự

Trong mỗi bữa ăn của người Thái đều có đầy đủ các dụng cụ và có công dụng riêng nhưng bạn nên thử tìm ra cái nào phù hợp với món mình đang ăn. Ví dụ, khi ăn bún có thể dùng đũa và khi ăn cơm có thể dùng muỗn và nĩa. Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong dĩa lớn, từ đây mọi người mới lấy về chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên dĩa ở cuối bữa ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.

9. Mặc cả

Người Việt ta thường có thói quen mặc cả mỗi khi mua hàng hóa gì đó, người Thái cũng có thói quen như vậy. Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến, không ai mong chờ điều này cả, vì thế bạn đừng lạm dụng quá khi đi du lịch.

10. Quà tặng


Khi tặng quà ở Thái Lan, món quà không bao giờ được gói trong giấy màu xanh lá, đen và xanh dương vì những màu này liên quan đến đám tang. Tương tự như vậy, không bao giờ chọn hoa vạn thọ hay cẩm chướng vì hai loại hoa này cũng gợi nhớ đến đám tang. Theo văn hóa Thái, những món quà tốt nhất là chocolate, các loại hoa phù hợp hoặc là trái cây.
Sưu tầm

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

7 lễ hội Việt Nam được giới thiệu trên báo Anh

“Lấp lánh ánh đèn, rộn ràng những con đường tấp nập người qua lại vô cùng náo nhiệt - hãy cùng chúng tôi điểm lại những dịp lễ tết thú vị của Việt Nam”, đó là lời mở đầu trong bài viết của tạp chíWanderlust nổi tiếng, Anh.

Và đây là bảy lễ hội Việt Nam được Wanderlust mô tả gửi tới bạn đọc.

1. Lễ hội đèn lồng Hội An

Phố cổ Hội An nổi danh với các kiến trúc cổ kính, đôi bờ sông náo nhiệt là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Hằng tháng vào những ngày trăng tròn, ánh đèn điện sẽ được tắt đi, xe cộ không được phép qua lại trên nhiều đoạn đường, nhường chỗ cho hàng nghìn ánh đèn lồng lung linh tỏa sáng.

Hòa cùng bầu không khí lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian, ẩm thực phong phú và âm nhạc du dương. Tuyệt vời nhất là lễ hội này tổ chức suốt cả năm.
Xem thêm: 7 đặc điểm của Hội An mê hoặc du khách Tây

2. Hội Chử Đồng Tử


Được đặt tên theo một trong bốn vị “tứ bất tử” của Việt Nam, lễ hội diễn ra tại đền thờ Chử Đồng Tử ở xã Dạ Hoa và Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Trong lễ hội có tổ chức múa rồng múa lân, biểu diễn võ thuật, hát chèo để tưởng nhớ đến thánh Chử Đồng Tử, người đã có công phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12-3.

3. Lễ hội chùa Thầy


Lễ hội chùa Thầy tổ chức từ ngày 11 đến 13-4 là lễ hội để tưởng nhớ về nhà sư Từ Đạo Hạnh ở huyện Quốc Oai, Hà Nội với những màn múa rối nước độc đáo và những đoàn tăng lữ tuần hành của các nhà sư chùa Thầy.

Trong suốt cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã hết mình hành y, tích đức giúp nhân dân trong vùng. Ông còn là người đã phát minh nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Xem thêm: Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

4. Festival Huế


Festival Huế là sự kiện diễn ra hai năm một lần nhằm tưởng nhớ về những giá trị truyền thống tại cố đô Huế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử.

Festival Huế tổ chức từ ngày 20-4 đến 3-5.
Xem thêm: Núm đuôi xào nghệ và cá ngạnh um măng ở Huế

5. Ngày đất nước thống nhất

Đây là dịp kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam Bắc thống nhất, 30-4-1975.

Vào ngày này, có rất nhiều lễ hội được tổ chức khắp Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM được trang hoàng với các biểu ngữ, cờ quạt, đèn đường sặc sỡ.

Vì đây là ngày nghỉ lễ chung, rất nhiều người cũng tranh thủ về thăm gia đình.

6. Lễ Vu lan


Là lễ hội phố biến khắp cả nước, đây là dịp để gia đình, người thân kề cận bên nhau, tưởng nhớ về người đã khuất, cúng mâm cơm và dâng hoa. Một trong những địa điểm tập trung nhiều nhất vào thời điểm này là chùa Vĩnh Nghiêm.

Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hằng năm.

7. Tết Trung thu


Tết Trung thu là một trong những lễ hội quan trọng nhất để thể hiện tình cảm gia đình tại Việt Nam. Đây là lúc các bậc cha mẹ bù đắp cho con cái sau những ngày mùa bận bịu. Ngày nay vào dịp này, trẻ em sẽ được nhận quà, còn người nông dân mừng một mùa vụ bội thu.

Được tổ chức vào dịp trăng tròn - thể hiện sự viên mãn, giàu có - người dân thường ăn bánh trung thu (loại bánh nướng tròn có thịt, trứng muối, trái cây khô, các loại hạt khô).

Bài đăng phổ biến