Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Bảo tàng thất tình, trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc

Bắt đầu từ ý tưởng bảo tàng thất tình ở Croatia với những câu chuyện tình yêu tan vỡ, mô hình đặc biệt này đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thanh niên Trung Quốc.

Bảo tàng thất tình, trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc

Một góc của bảo tàng thất tình ở Quảng Châu, Trung Quốc

Một góc của bảo tàng thất tình ở Quảng Châu, Trung Quốc

Bảo tàng “Thất tình tiên sinh” đã tạo nên một trào lưu như vậy, phần lớn là do khách tham quan đăng ảnh và video trực tuyến. Sau đó, công ty đã nhanh chóng mở thêm các địa điểm mới ở khoảng 20 thành phố khác, bao gồm Bắc KinhThiên Tân.

Địa điểm du lịch thu hút giới trẻ

Địa điểm du lịch thu hút giới trẻ

Những bảo tàng này là đứa con tinh thần của Zhu Zhaowei, giám đốc công ty. Zhu cho biết ông cảm thông với những người trẻ tuổi, những người cảm thấy lạc lõng sau khi chia tay và "muốn tạo ra một nơi khiến mọi người nhìn thấy cơ hội phục hồi".

Những phiên bản bắt chước của loại hình này đã mọc lên trên khắp đất nước. Đây là hiện tượng thường thấy ở Trung Quốc. Thông thường, khi một doanh nghiệp thành công, các đối thủ sẽ đổ xô bắt chước họ, và trào lưu đó sẽ nhạt dần khi người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi những hiện tượng khác.

Giới trẻ chen chúc đến xem các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng

Giới trẻ chen chúc đến xem các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng

Không ít người xem cũng chia sẻ những cảm xúc của mình sau khi tham quan xong, có người nói nhìn những lời tâm tình dán đầy tường, chợt bật khóc lúc nào không hay, bởi vì họ nhìn thấy bản thân mình trong đó, nhất là những người thất tình, càng khó khống chế cảm xúc hơn, một vài người vừa bước vào đã đỏ cả mắt.

Cũng không thiếu bạn trẻ cảm thấy nội dung trong triển lãm rất đơn điệu, có vài trang nhật ký nhìn là biết chép từ trên mạng xuống. Có lẽ những người chưa từng trải nghiệm tình yêu, rất khó hiểu được cảm xúc này.

Mỗi một vật phẩm được trưng bày trong triển lãm đều đi kèm với một câu chuyện

Mỗi một vật phẩm được trưng bày trong triển lãm đều đi kèm với một câu chuyện

Có những thứ kì quái như lọ nước mắt đến từ một người đàn ông muốn thu nhặt nước mắt thất tình của mình gửi cho người yêu cũ.

Có những thứ như bó tóc được tết từ những sợi tóc rụng của chồng. Cô vợ mỗi tuần đều nhặt tóc rụng của chồng kết chúng lại rồi tết thành bím, thậm chí cô còn dùng kim chỉ để chúng không bị rơi ra. Cô làm việc này trong hơn một năm, với hy vọng giữ gìn cuộc hôn nhân của mình, nhưng cuối cùng cả hai cũng ly dị sau 10 năm chung sống.

Có vài thứ là kỷ niệm cuối cùng với một người. Tấm hình chụp trên trò tàu lượn siêu tốc này, ghi lại cảnh đôi bạn trẻ vừa vui thích vừa hoảng sợ khi đang ngồi trên tàu, một tình yêu tốt đẹp, mỗi lữ trình ngập tràn chờ mong. Tiếc rằng chỉ một năm sau khi chụp tấm hình này, chàng trai đã qua đời để lại nỗi tiếc nuối khôn nguôi trong lòng cô gái.

Bảo tàng mang ý nghĩa giúp những người thất tình vượt qua được đau khổ

Bảo tàng mang ý nghĩa giúp những người thất tình vượt qua được đau khổ

Bằng cách quyên tặng các vật phẩm có giá trị cho triển lãm, ở một khía cảnh nào đó có lẽ những người vừa thất tình hoặc vừa kết thúc một mối quan hệ sẽ vượt qua những cảm xúc đau khổ và dằn vặt trong lòng.

Và mặc kệ mục đích của người quyên tặng là gì, dù chỉ đơn thuần là muốn nổi bật, muốn chữa trị vết thương tình cảm, hay chỉ vì tò mò, thì bảo tàng cũng sẽ tiếp nhận và trưng bày những vật phẩm ấy một cách trang trọng, để những câu chuyện ẩn đằng sau được chia sẻ đến nhiều người.

Có lẽ vài vật phẩm trong triển làm sẽ làm người xem khó chịu, bởi chúng chứa đựng quá nhiều quá khứ, nhưng cũng vì chúng là vật chứng kiến, chứa đựng bi thương của chủ nhân, nên khi từ bỏ được chúng, người ta mới có thể nhìn thẳng vào nỗi đau, buông bỏ quá khứ và đi tiếp về phía trước.

Bảo tàng cũng có những thông điệp cổ vũ tình yêu

Bảo tàng cũng có những thông điệp cổ vũ tình yêu

Thế nhưng nơi đây không chỉ dành cho người thất tình hay nhuốm màu tăm tối. Phần lớn không gian bên trong trang trí theo gam màu tươi sáng, giúp người xem không cảm thấy quá nặng nề. Chính vì thế, các bạn trẻ cũng đến đây tham quan, check-in khá đông.

Bên cạnh đó, bảo tàng cũng có thông điệp cổ vũ tình yêu. Chiếc điện thoại "Vì yêu mà gọi" như vật tiếp thêm sức mạnh cho người chưa đủ dũng cảm theo đuổi người mình yêu dám thử một lần.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Ngất ngây với 6 phim trường cổ trang ở Trung Quốc

Những phim trường hoành tráng ở Trung Quốc đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của rất nhiều bộ phim cổ trang đình đám. Không chỉ có vậy, những phim trường này còn có nguồn thu không nhỏ từ việc bán vé cho khách du lịch tham quan, chụp ảnh.  Vậy có gì bên trong những phim trường này? Cùng ngất ngây với 6 phim trường cổ trang ở Trung Quốc.

Xem thêm: 13 phong tục ở Trung Quốc có thể khiến du khách sốc

Phim trường Hoành Điếm – Chiết Giang, Trung Quốc


Hoành Điếm được biết đến là phim trường nhân tạo lớn nhất Trung Quốc, do người đàn ông có tên là Từ Văn Ninh xây dựng. Có diện tích lên đến 30 triệu m², Hoành Điếm rộng gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Tất cả công trình đều được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 so với nguyên bản từ Tần Vương Cung cho đến Tử Cấm Thành.

Hoành Điếm có tổng cộng 9 khu vực nguy nga, tráng lệ phục vụ cho việc quay phim từ cổ trang cho đến bối cảnh Dân quốc như: Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, khu Quảng Châu Hồng Kông, khu văn hóa Hoa Hạ, Mộng Huyễn Cốc, chùa Bích Trí Đàm. 


Mỗi năm có hơn 12 triệu du khách đến tham quan phim trường Hoành Điếm, đứng thứ ba sau di tích Cố Cung ở Bắc Kinh và danh thắng Vũ Lăng Nguyên ở Hồ Nam. Phim trường Hoành Điếm không thu phí sử dụng bối cảnh đối với các nhà làm phim. Doanh thu chủ yếu đến từ dịch vụ đi kèm như trang phục, đạo cụ, thiết kế sản xuất, ăn uống, lưu trú…

Đã có hơn 4000 bộ phim cổ trang lớn nhỏ được quay tại đây. Có thể điểm qua những cái tên nổi bật như: Kiếm Vũ Giang Hồ, Quái Hiệp Nhất Chi Mai, Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện 3, Thần Thoại, Mỹ Nhân Tâm Kế, Hậu Cung, Võ Tắc Thiên Bí Sử, Bộ Bộ Kinh Tâm, Tùy Đường Diễn Nghĩa, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện...

Xem thêm: Một số lưu ý khi đi du lịch Trung Quốc

Phim trường Tượng Sơn –  Chiết Giang, Trung Quốc


Tận dụng cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Giang Nam trù phú, Tượng Sơn cũng là một trong những địa điểm được các nhà làm phim “chọn mặt gửi vàng”. Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3,927 triệu m², khởi công xây dựng vào năm 2005 với 5 khu quay phim chính với nhiều quảng trường và khu phố xưa.

Tứ Đại Danh Bổ, Triệu Thi Cô Nhi, Bích Huyết Kiếm, Đại Minh Vương Triều, Bảng Phong Thần, Thiếu Niên Dương Gia Tướng, Hoa Tư Dẫn, Lan Lăng Vương, Tân Thiên Long Bát Bộ… là những bộ phim điển hình được quay tại Tượng Sơn.

Phim trường Trác Châu – Bắc Kinh, Trung Quốc

Là địa điểm quay Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng, Đại Cung Minh Từ hay Hán Vũ Đế, phim trường Trác Châu mô phỏng nhiều di tích lịch sử tại Bắc Kinh như Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành, Hạ Môn… 
Ngoài ra, Trác Châu còn biết đến với những di tích thật được bảo tồn lâu đời như Ngự Hoa Viên và Vương Phủ Tỉnh.

Phim trường Thượng Hải –Thượng Hải, Trung Quốc


Nằm cách trung tâm Thượng Hải khoảng 3 giờ ngồi xe khách, phim trường Thượng Hải cũng được biết đến là địa điểm quay phim lớn nhất Thượng Hải. Phim trường này như một Thượng Hải thu nhỏ với phố đi bộ Nam Kinh xưa, cầu Bạch Độ và một số địa danh khác. Một số bộ phim đã được quay tại đây như: Khuynh Thành Chi Luyến, Hoa Anh Hùng, Mộc Lan Truyện…

Ngoài ra, phim trường Thượng Hải còn là nơi lấy cảnh của nhiều bộ phim thời Dân quốc như Tân Bến Thượng Hải, Tân Dòng Sông Ly Biệt, hay Cẩm Tú Duyên Hoa Lệ Mạo Hiểm…Phim trường này thường xuyên bán vé cho khách vào tham quan từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Xem thêm: Khám phá thế giới ẩm thực Trung Quốc 

Phim trường Nam Hải – Quảng Châu, Trung Quốc


Phim trường Nam Hải vốn trực thuộc đài truyền hình CCTV. Với diện tích 5,4 triệu m², Nam Hải là địa điểm quay của các bộ phim nổi tiếng như Thái Bình Thiên Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thiếu Niên Bao Thanh Thiên, Thiện Nữ U Hồn…

Ban đầu, phim trường Nam Hải chỉ mở cửa cho những đoàn làm phim được cấp phép bởi đài truyền hình CCTV, sau vì xu thế hội nhập mà Nam Hải đã cởi mở hơn trong việc cho phép các đoàn làm phim khác cũng được vào đây quay phim.

Phim trường Đồng Lý – Tô Châu, Trung Quốc


Nếu ai đã từng đến Tô Châu chắc chắn sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp trầm mặc của cổ trấn Đồng Lý. Không chỉ được biết đến là một trong những cổ trấn đẹp bậc nhất Trung Quốc, Đồng Lý còn là một trong những phim trường được nhiều đạo diễn ưu ái chọn để quay phim. 

Vẻ đẹp trữ tình với nhiều kênh rạch đan xen, Đồng Lý đã xuất hiện trong những bộ phim như Như Ý Cát Tường, Phong Nguyệt, Yêu Nữ Thiên Hạ…

Ảnh: Internet
Nguồn: Tham khảo Kenh14

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Đi thiên đường mua sắm Quảng Châu chỉ 5 triệu đồng

Có vô vàn cách đi Quảng Châu, dù bạn đi buôn hay đi chơi thì chi phí cả đi lẫn về 3 ngày 2 đêm cũng chỉ khoảng 5 triệu.

Chuẩn bị

Hộ chiếu, visa, tiền nhân dân tệ, vé tàu hoặc vé xe nên đặt trước cho chủ động, tránh việc đến nơi mới mua sẽ có trường hợp bị hết vé, lỡ chuyến.

Visa: bây giờ làm rất nhanh. Bạn có thể làm dịch vụ (khoảng 65 USD) hoặc muốn tiết kiệm thì đến thẳng đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam, xin sau 4 ngày là được cấp.

Tiền tệ: nên đổi ở Hà Nội (phố Hà Trung), khuyến cáo không nên đổi tiền ở cửa khẩu (khoảng 3.500 VND/tệ).

Một khu chợ ở Quảng Châu

Di chuyển

Trong các cách đi bằng máy bay, ôtô hay tàu cao tốc thì theo kinh nghiệm di chuyển nhiều lần giữa Hà Nội và Quảng Châu, Nguyễn Thu nhận thấy đi đường bộ là tiện lợi nhất.

Tàu cao tốc (sáng sớm đi, chiều tối tới nơi)

Xuất phát từ Hà Nội lúc 5h sáng, xe đón đến cửa khẩu khoảng 9h. Vé xe: 130.000 đồng, ăn sáng phở gà ở Lạng Sơn: 35.000 đồng.

Làm thủ tục check-in ở cửa khẩu.

Bắt xe đi Nam Ninh, ở đây bạn sẽ gặp rất nhiều người Việt, nếu đi chung sẽ rẻ nhất, giá vé xe cao cấp khoảng 100 tệ/người.

Vào bến tàu Nam Ninh khoảng 13h hoặc hơn chút xíu tùy thuộc vào lái xe.

Bạn nên mua vé tàu lúc 15-16h cho dư giả thời gian, tránh tình trạng gặp trường hợp đột xuất mà bị muộn tàu. Vé tàu khoảng 330 tệ/khứ hồi.

Đến Quảng Châu tầm 19-20h, check-in khách sạn, đi ăn uống, tham quan, mua sắm

Khách sạn: có hai khách sạn bạn sẽ gặp người Việt và giá tương đối tốt là Đức Chính (chủ người Việt) và Gia Viên (màu xanh) cạnh kho cô 7. Giá khách sạn khoảng 180-200 tệ/đêm.

Bến xe Bằng Tường

Ôtô (giá vé khoảng 540 tệ/khứ hồi)

Ngày 1: 9-10h xe đón ở Hà Nội. 13-14h đến cửa khẩu check-in.

Bắt taxi ra bến xe Bằng Tường (30 tệ). Chờ 17h30 lên xe, ngủ đến sáng hôm sau 7h tới bến xe Việt Tú Nam. Bến xe này cách hai khách sạn Đức Chính và Gia Viên chỉ 100-200 m.

Ngày 2 & 3: Sáng đi chợ, chiều đi chợ, tối đi chơi, shopping, chụp hình, ăn uống...

Ngày 4: 12h trưa trả phòng, gửi hành lý dưới sảnh khách sạn, sau đó bắt taxi và mua sắm nốt trước khi về. Miễn sao 19h có mặt ở bến xe (nếu đi ô tô) hoặc 17h chiều ở bến tàu (nếu đi tàu cao tốc) là được. Ngày hôm sau đến cửa khẩu check-in và lên xe về Hà Nội.

Một số lưu ý khi đi

Các bạn hoàn toàn có thể không cần thuê phiên dịch, tự đi sẽ tiết kiệm được 250 tệ/ngày phiên dịch.

Khi không có phiên dịch, bạn có thể đi theo hướng nào tùy thích mà không sợ ảnh hưởng đến ai. Muốn trả giá hay yêu cầu gì cũng không sợ mất thể diện. Đa số phiên dịch khi trả giá đều không tỉ mỉ cân nhắc đồng tiền lời lỗ như người mua hàng.

Ở đây có buffet đồ nướng, bình dân là 30 tệ/người (miễn phí nước uống). Buffet ở nhà hàng khoảng hơn 100 tệ kèm nước (đủ món Á, Âu, Trung, Nhật, Hàn)

Bạn chỉ cần chỉ và chỉ, lắc đầu gật đầu, hỏi giá tiền với những câu đơn giản bằng tiếng Anh vì đa số dân ở đây nói không siêu tiếng Anh, nhưng họ có thể nhìn bạn chỉ và đoán được bạn muốn gì. Đặc biệt các bạn sẽ không lo bị chặt chém vì nhìn mình ngu ngơ. Người bán hàng nói giá, bạn cân nhắc xem nên mua hay đi, sẽ không ai chửi bới hay bắt khách phải mua hàng.

Khi cần đi mua sắm ở các trung tâm lớn, hàng hiệu và ăn uống thì bạn cần thổ địa dẫn đi. Hoặc trước khi đi viết ra giấy các điểm cần đến rồi đưa cho ông tài xế và đi. Nếu không biết tiếng Trung bạn có thể nhờ những người ở khách sạn ghi ra địa điểm muốn đi ra giấy.

Quảng Châu có các khu chợ riêng cho từng mặt hàng, bạn nên dành một ngày đầu để tham quan và lựa chọn. Sau đó tới từng điểm lấy hàng mình cần, đôi khi có những nơi có hàng vừa đẹp giá lại rẻ, còn một số điểm bán hàng lại vừa mắc mà chất lượng không như ý.

Hàng Quảng Châu bán theo mùa, khí hậu nóng lạnh quyết định đến gu thẩm mỹ và hàng hóa bán ra ở từng cửa hiệu. Nên thường bạn đi mùa hè là hàng sẽ hợp với khí hậu Việt Nam hơn cả.

Không cần thủ sẵn tiền lẻ khi mua bán, vì Trung Quốc họ cũng có sẵn tiền lẻ để thối cho bạn khi cần thiết. Và nhất là khi bạn đi buôn thì mang theo nhiều tiền chẵn đỡ nặng tay chân.

Chợ ở Quảng Châu thực chất là các trung tâm lướn với lực lượng an ninh hoành tráng, bạn không cần lo chuyện cướp giật, chỉ cần cẩn thận mang túi xách và không để bị lạc mà thôi.

Đi mua buôn ở chợ 13 十三 tại Quảng Châu là hàng quần áo thời trang rẻ nhất so với tất cả các nơi bán khác tại Trung Quốc. Bạn nên đi lùng nhiều để có hàng độc giá tốt. Tuy nhiên chợ này đúng 12h trưa là đóng cửa. Khi đó bạn có thể tới các gian hàng đối diện trung tâm chợ để mua với giá cũng rất phải chăng. Ngoài ra các bạn còn có thể đi Zhanxi, Huimei, Baima... Tối có thể đi Tianhecheng, Beijinglu ăn uống và mua sắm.

Hoa mắt vì hàng hóa ở Quảng Châu vừa rẻ vừa đẹp

Nên mua hay mượn tại khách sạn chiếc xe đẩy hàng nhỏ để vận chuyển. Vì đa số mỗi lần đi mua đều vác về các bao tải đồ nên sức người không thể kéo hết được. Càng phải đi hai người để có một người ngồi trông hàng để người kia lựa hàng về cho nhanh, đỡ tốn chi phí đi lại. Hoặc nếu chỉ đi một mình, bạn đi lựa hàng và gom hoá đơn mua hàng lại. Sau đó xuống cổng chính thuê cửu vạn đi gom hàng cho bạn (khoảng 50 tệ, lắc đầu nhiều vào nếu họ đòi nhiều hơn, đứng một lúc là người ta sẽ đồng ý)

Hoặc cách nữa là bạn bảo chủ từng shop mang hàng xuống địa điểm bạn đang đợi (tiết kiệm được mấy chục tệ tiền cửu vạn nhưng lại yêu cầu bạn phải giỏi tiếng và nói chính xác, không thì rất mất thời gian, tìm tới tìm lui, kiểm hàng lâu la)

Nhớ là dù bận rộn cách mấy, hàng hóa gói chặt thế nào cũng lấy ra kiểm lại từng món hàng. Quần áo thường bị trộn khác size, gán mác này mà size quần kia, hàng cũ đứt nút, quần bị rách lỗ, hàng cũ tân trang lại rất thường xuyên… đôi khi còn ghi nhầm hóa đơn cho bạn nữa. Tuyệt đối trả tiền sau khi đã nhận hàng đầy đủ. Bởi bạn không thể ghé lại đổi hoặc trả hàng cho họ.

Món ăn ở Trung Quốc nói chung đều dễ ăn, chỉ có giá tiền là khác nhiều thôi. Hạn chế đi ở các tiệm ăn lớn giá rất đắt đỏ.

Đừng mua sim card tại cửa khẩu vì giá mắc lại thời gian gọi ít, đa số là sim khuyến mãi (như Viettel). Cứ mua một cái sim tại gần khách sạn và nạp tiền là sử dụng tốt nhất. Hoặc chat voice cho đỡ tốn chi phí.

Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài hơn cho các chuyến buôn hàng thì nên mua bản đồ và đi xe bus, giá rẻ hơn taxi 10 lần, mỗi lần đi 1,2 tệ, hoặc tàu điện ngầm. Nhưng sẽ rất khó đối với các bạn mới sang lần đầu hoặc lần thứ hai

Kho đóng hàng: ở đây có rất nhiều kho đóng hàng cho các bạn lựa chọn, ngay cạnh ở hai khách sạn trên đều có. 60 tệ tiền đóng bao va 22.000 đồng/kg về Hà Nội, các tỉnh khác sẽ đắt hơn, 100.000 đồng tiền xe ôm về tận nhà hoặc cửa hàng. Các bạn nhớ ghi rõ tên, số điện thoại người nhận hàng ở Việt Nam là được.

Chú ý

Cài đặt sẵn phần mềm cho iPhone để có thể vào được Facebook ở Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia chặn Facebook, chính vì thế trước khi sang đây bạn nên download trước tài khoản VPN để vào được Facebook, kiểm tra hàng hoá và tiện liên hệ với mọi người ở nhà.

Theo Ngôi sao

Bài đăng phổ biến