Hiển thị các bài đăng có nhãn Trekking. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trekking. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Cần làm gì khi bị say độ cao trong lúc leo núi?

Những năm gần đây Trekking và Hiking đang dần trở thành những lựa chọn du lịch đầy thử thách và hấp dẫn. Tuy nhiên, với những người mắc chứng say độ cao thì hành trình này vẫn luôn là điều mơ ước.

Cần làm gì khi bị say độ cao trong lúc leo núi?

Say độ cao là gì? Triệu chứng ra sao?

Say độ cao là gì? Triệu chứng ra sao?

Đi du lịch chúng ta thường quen với khái niệm say tàu, say xe, say sóng, Say độ cao là phản ứng vật lý của cơ thể khi lên cao đột ngột so với tốc độ điều chỉnh của cơ thể, gây ra tình trạng khó khăn trong việc hấp thụ oxy. Thường thì tình trạng này dễ xuất hiện khi bạn đang ở độ cao tầm 2.400m trở lên, lượng oxy loãng dần, áp suất trở nên thấp hơn khiến cơ thể gặp một số dấu hiệu của triệu chứng say độ cao như đau đầu từ nhẹ đến nặng kèm theo choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn có thể trở ngất xỉu hoặc khó thở. Môi và móng tay tím tái. 

Cần làm gì khi bị say độ cao?

Cần làm gì khi bị say độ cao?

Để đảm bảo an toàn cho bản thân trong những chuyến khám phá thiên nhiên, bạn cần nắm một số kiến thức cơ bản để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm. 

1. Uống thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp kiểm soát tác động của chứng say độ cao. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách và hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

2. Xuống nơi có độ cao thấp hơn

Ngay khi cảm nhận các triệu chứng say độ cao, dừng lại ngay, điều bạn cần làm lúc này là đi xuống nơi có độ cao thấp hơn để giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Đây là cách khắc phục nhanh và an toàn nhất trong trường hợp này.

Cần làm gì khi bị say độ cao?

3. Tập thích nghi với độ cao mới

Trong trường hợp không thể ngay lập tức xuống nơi có vị trí thấp hơn hoặc các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể ở yên tại chỗ, dành thời gian để nghỉ ngơi, thích nghi với độ cao mới. Chú ý cung cấp nước và tinh bột đồng thời thư giãn để cơ thể dần dần thích nghi.

4. Trang bị tốt kiến thức leo núi

Say độ cao đôi khi chỉ là một triệu chứng nhẹ, nhưng nếu không được quan tâm đúng mức có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, điều quan trọng hơn hết chính là bạn cần chuẩn bị một thể lực thật tốt cùng các kiến thức cơ bản để xử lý các tình huống phát sinh trong chuyến đi chuyến leo núi trở nên trọn vẹn.


Theo Zingnews

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Chiêm ngưỡng những ngọn núi đẹp nhất hành tinh

Những tuyệt tác thiên nhiên này chắc chắn sẽ khiến bất cứ vị khách du lịch nào cũng phải choáng ngợp bởi vẻ đẹp có một không hai và vô cùng kỳ vĩ. 


Chiêm ngưỡng những ngọn núi đẹp nhất hành tinh

Vinicunca, Peru 

Vinicunca

Núi cầu vồng Vinicunca nằm trong dãy núi Andes, phía đông nam của thành phố Cusco, tỉnh Canchis, Peru. Trong tiếng địa phương thì Vinicunca có nghĩa là "ngọn núi bảy màu" cái tên này bắt nguồn từ những màu sắc bắt mắt mà nó sở hữu. Do ảnh hưởng từ các mỏ khoáng sản, mỗi đỉnh núi trong khu vực được bao phủ bằng nhiều dải màu sắc xen kẽ như xanh pastel hiền hoà, đỏ mãnh liệt, xanh lá cây, hồng và vàng rực rỡ. 

Để đặt chân tới ngọn núi Vinicunca đầy màu sắc này, du khách phải leo núi Ausangate và đi vòng quanh đỉnh núi rộng lớn rộng lớn, hành trình thông thường phải mất tới 6 ngày. Nhưng đổi lại, đó có thể là những trải nghiệm để đời với bức tranh cầu vồng sống động dần hiện ra trước mắt thật ngoạn mục. 

Kirkjufell, Iceland 

Kirkjufell

Nằm trên bờ biển phía bắc của bán đảo Snæfellsnes, trong một ngôi làng đánh cá có tên là Grundarfjordur. Mặc dù độ cao chỉ có 460 mét, Kirkjufell là ngọn núi vô cùng nổi tiếng của đất nước Iceland. Đỉnh núi núi có hình dạng độc đáo, trông giống như đang nổi lên từ đại dương, kết hợp cùng những thác nước xung quanh khiến cảnh quan nơi đây thêm phần hùng vĩ. Ngoài ra, Kirkjufell còn được sử dụng làm địa điểm quay phim cho các mùa 6 và 7 trong chương trình truyền hình nổi tiếng "Game of Thrones". 

Matterhorn, Thụy Sĩ 

Matterhorn

Ở độ cao hơn 4.500 m trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Italy, Matterhorn là một trong những đỉnh núi nổi tiếng nhất dãy Alps. Tuy không có độ cao vượt trội nhưng địa hình độc đáo của ngọn núi đã khiến nó trở thành niềm tự hào của đất nước. Matterhorn giống như một kim tự tháp với bốn mặt hình tam giác hội tụ lại một đỉnh. Các cạnh của ngọn núi được thiên nhiên đẽo gọt khéo léo sắc sảo và đẹp mắt. Từ trên đỉnh Matterhorn, bạn sẽ thấy mọi ngõ ngách dưới thị trấn Zermatt với những ngôi nhà gỗ cổ xưa lung linh trong ánh đèn đêm trông hệt như khung cảnh trong câu chuyện cổ tích. 


Dolomites, Italy

Dolomites

Dolomites đã được đưa vào danh sách di sản Thế Giới bao gồm 18 đỉnh núi thuộc vùng núi phía bắc Italy, trong đó có những ngọn núi cao khoảng 3,000 m. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây vô cùng đẹp mắt với những bức tường đá dốc đứng, uốn lượn, gần đó là hồ Braies - được ví như “Ngọc trai giữa Dolomite”. Phía dưới chân núi là những thung lũng hẹp, sâu và dài độc đáo; rải rác những mái nhà nhỏ xinh, thơ mộng. 

Rainier, Mỹ 

Rainier

Là một ngọn núi lửa đang hoạt động, nằm ở đông nam thành phố Tacoma, Washington. Nơi đây có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài động vật cùng đồng cỏ hoang dã dưới chân núi và rừng cây bao quanh sườn núi. 

Cả ngọn núi nằm gọn trong công viên quốc gia Rainier. Công viên này mở cửa cả đêm để du khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi và ngắm vòm trời rực sáng sau hoàng hôn. Vạn vật thể từ nhỏ đến lớn đều in bóng xuống mặt đất khi có ánh sáng chiếu vào. Nhưng kỳ lạ, bóng của đỉnh Rainier lại đổ lên những đám mây trên trời cao. Khi những vì tinh tú bắt đầu xuất hiện, khung cảnh xung quanh bỗng nổi bật giữa những vì sao huyền ảo. 

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà, Trung Quốc 

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà

Tọa lạc tại tỉnh Cam Túc, có diện tích 510 km2; công viên là một trong những khu vực địa mạo đẹp nhất ở Trung Quốc. Những dãy núi đầy màu sắc ở đây được tạo thành từ các lớp khoáng chất và đá sa thạch đỏ và trầm tích ép vào nhau trong hơn 24 triệu năm. Theo thời gian, các lớp đá bị bào mòn, để lộ ra những đường vân màu lạ thường cũng như tạo nên địa hình lởm chởm đặc biệt với các khe núi, cột đá, khe suối, thác nước, thung lũng tự nhiên cùng các mảng màu lung linh. Năm 2010, Đan Hà được UNESCO công nhận là di sản thế giới và trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Các bí quyết cho chuyến leo núi hoàn hảo

Tính toán khả năng di chuyển phù hợp với sức lực, mang theo vật dụng thiết yếu mà không quá cồng kềnh sẽ khiến chuyến đi của bạn thêm thú vị.

1. Tính toán khả năng di chuyển

- Tùy vào thể lực và sức khỏe của mỗi người để tính toán kỹ lưỡng quãng đường di chuyển cho hợp lý, tránh bị quá sức. Trung bình một người bình thường có thể di chuyển từ 12 km đến 15 km mỗi ngày.
- Xem xét thời tiết để quyết định mang theo đồ và có những phương án cụ thể.
- Chuẩn bị giấy tờ nếu khu vực bạn đến ở vùng biên giới hoặc khu bảo tồn. Một bản copy về lịch trình hoặc bản đồ khu vực trekking cũng là điều cần mang theo trong hành trình của bạn.
Trekking vào thăm các bản làng dân tộc để tìm hiểu về cuộc sống của người dân. Ảnh: A.P.

2. Các vật dụng cá nhân

- Nên mang theo quần áo ấm, ủng lội nước và giày đi rừng, áo đi mưa... Cung đường cần khám phá có thể bạn chưa biết nên cần mặc quần áo kín, có khả năng chống nước, côn trùng hoặc những loại quần áo nhanh khô để dễ di chuyển. Ba lô nên là loại không thấm nước, có nhiều ngăn chứa đồ thuận tiện.
- Không thể thiếu tất chống vắt, tất ấm, khăn quàng cổ, mũ, găng tay và các đồ vệ sinh cá nhân.

3. Vật dụng cho đoàn, nhóm

- Lều trại, dây thừng (loại dây dù), tấm trải, túi ngủ, dao đi rừng, bật lửa, nến đốt, nồi niêu xoong chảo, ấm đun nước... tùy theo chuyến đi của các bạn.
- Bản đồ của vùng được đựng cẩn thận trong túi nilon chuyên dụng.
- Các đồ nghề khác (nếu có) rất thú vị như máy nghe nhạc Ipod hay MP3, máy định vị GPS, la bàn, máy ảnh, một cuốn sổ nhỏ và cây bút để ghi chép lại những kinh nghiệm quý báu trên đường.
- Trong các chuyến khám phá mạo hiểm, bạn nên mang theo bao cao su sẽ có tác dụng rất lớn. Trong nhiều trường hợp, nó có thể dùng làm ga-rô cầm máu, thổi lên trở thành bao đựng điện thoại, máy ảnh, máy quay phim khi gặp sông suối.

4. Thuốc men

Một số thuốc men cơ bản như viên thuốc tiệt khuẩn nước, dầu gió, hạ sốt, trị cảm, đau bụng, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, cồn y tế, kem chống muỗi, vắt...

5. Thức ăn

Một số đồ ăn có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, nhiều năng lượng như ruốc, xúc xích, bánh mì, đồ hộp, lương khô, mì tôm, thịt bò khô, lạc rang mặn, rau khô đóng gói, bánh quy, kẹo ngọt, chocolate, viên C sủi để tăng cường sức đề kháng. Bạn hãy nhớ mang theo nước uống.

6. Cách di chuyển

Cự ly di chuyển cần phải gần nhau. Ảnh: A.P
- Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, không nên tách ra đi một mình, nhất là khi vượt suối, qua vực, đi trên đường hiểm.
- Đừng nên tháo ba lô khi bạn dừng lại, hãy coi đó là điểm tựa khi nghỉ ngơi.
- Nên đến bản làng và ngủ lại qua đêm tại nhà dân địa phương, hoặc hạ trại gần nhà dân, nấu ăn nhờ. Bạn cũng có thể nhờ dân bản (hoặc nơi nào bạn chọn đến) nấu cơm, mua thức ăn, rau xanh cho bữa tối.
- Nếu cắm trại trong rừng nên làm khi trời còn sớm, bên cạnh nguồn nước. Khi đốt lửa nên duy trì ngọn lửa suốt đêm để tránh thú dữ.
- Bạn nên trò chuyện với người bản địa để có được những thông tin cần thiết và hiểu sâu thêm về nơi đang đến.
Anh Phương

Chúc bạn có một chuyến đi du lịch bổ ích.

Bài đăng phổ biến