Hiển thị các bài đăng có nhãn mùa lúa chín. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mùa lúa chín. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Thu này ta có hẹn với ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Mùa gió heo may rải đồng kéo về, nắng thu rót mật lên những thửa ruộng bậc thang cũng là lúc bà con người Mông, người Nùng ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thu hoạch lúa. Những lớp "sóng" ruộng bậc thang nơi này làm say lòng khách du lịch.


Ruộng bậc thang ở huyện Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Bản Máy và Thông Nguyên... Nó được hình thành cách đây hàng trăm năm. Ruộng bộc thang vừa nuôi sống con người, vừa là tác phẩm nghệ thuật của bao thế hệ người Mông, người Tày, người Nùng đã kì công xây đắp mà thành.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây là tư liệu sản xuất cũng là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì.


Ruộng bậc thang là một loại hình canh tác tương đối phổ biến, có mặt ở rất nhiều quốc gia mà tiêu biểu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines, Indonesia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.


Tại Việt Nam hệ thống ruộng bậc thang là phương thức sản xuất của rất nhiều dân tộc sinh sống ở miền núi phía Bắc như: La Chí, Hà Nhì, Mông, Dao, Nùng... Mỗi dân tộc lại có quá trình hình thành và phát triển sản xuất trên ruộng bậc thang khác nhau, những tập quán, những cách thức canh tác cũng như những nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp không giống nhau. 


Nằm e ấp dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, thời gian gần đây thị trấn Quang Vinh lại nhộn nhịp khách ghé qua, những người ưa mạo hiểm, đi tìm sự độc đáo trên những nấc ruộng bậc thang. Nếu vùng địa đầu Tổ quốc, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang trứ danh với cột cờ chủ quyền sừng sững giữa miên man đá núi do thiên nhiên ban tặng thì Hoàng Su Phì được ví như những nét phác họa tuyệt mỹ từ chính đôi bàn tay người nông dân. Những mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang làm mê hoặc lòng người, còn mùa nước đổ ải như bản nhạc giao hòa của thiên nhiên láng gương vào mặt núi tạo nên sự quyến rũ lạ thường.


Nằm trên quốc lộ 2, từ thị trấn Tân Quang đến thị trấn Vinh Quang, huyện lỵ Hoàng Su Phì khoảng 60 km. Đường tuy quanh co nhưng dễ đi. Chừng nửa quãng đường đi từ quốc lộ 2 đến huyện lỵ là bạn bắt đầu lạc vào mê cung của ruộng bậc thang, những nấc ruộng tuyệt tác trên thang núi. 


Hoàng Su Phì thường được nhắc đến tên bản Luốc với những “nấc thang trời” chìm vào cõi mây. Ta đứng dưới chân bản ngước mắt lên nhìn bậc cao trên núi, sẽ ngỡ mình như đang đứng dưới cột gương khổng lồ của trời đất. Ngược đường ngựa thồ lên đỉnh bản, nơi có đền thờ 13 pho tượng đất sét để rồi thu vào ống kính máy ảnh những cung bậc kỳ diệu của thiên nhiên. 

Và chợ phiên Hoàng Su Phì ngày thứ 7 cũng mang lại cho người đến một điều thú vị, không chỉ sắc màu vùng cao mà còn là nơi “khoe” sản vật. Đó là rượu ngô, thịt treo gác bếp, lợn “tên lửa”… và ta sẽ đặt câu hỏi khi chứng kiến ở chợ này chỉ có phụ nữ bán rượu chứ không hề có bóng dáng người đàn ông. Đó là quan niệm trở thành phong tục, người uống rượu sẽ không bao giờ đi bán rượu.

Nguồn tổng hợp từ internet

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Cung phượt đẹp mê hồn với Tây Bắc mùa lúa chín


Tháng 9 bắt đầu cũng là lúc các đoàn phượt lên kế hoạch cho chuyến đi Tây Bắc. Phượt cung Tây Bắc luôn hấp dẫn với mọi người.

Xem thêm: Mùa lúa dát vàng ở Hoàng Su Phì

Cứ đến độ tháng 9, tháng 10 hàng năm, lúa lại chín vàng, nhuộm khắp miền núi Tây Bắc trong sắc màu tươi sáng, đậm chất thu sang. Đây là thời điểm các đoàn du lịch bụi háo hức lên kế hoạch để khám phá các cảnh sắc tuyệt đẹp của đất nước.

Mộc Châu, Sơn La


Tiết trời thu tháng 9, tháng 10 là điều kiện thời tiết lý tưởng để tới thăm Mộc Châu. Mùa lúa chín, bạn sẽ được mãn nhãn với những ruộng bậc thang nhuộm trong sắc vàng, rải rác là những mái nhà, làng bản. Bạn cũng có cơ hội tới thăm đồi chè và chìm trong sắc dã quỳ vàng, cải trắng nếu những loài hoa này đã nở.



Mù Cang Chải


Là một trong những cung nổi tiếng với các thửa ruộng bậc thang vàng óng, Mù Cang Chải có La Pán Tẩn trĩu bông, thung lũng Cao Phạ vàng rực, đẹp mê hồn ẩn hiện giữa màn sương.

Hà Giang


Là nơi gieo lúa vụ đông muộn nhất miền Bắc, đây là điểm thăm quan ngắm lúa vàng cho những ai chưa lên kế hoạch phượt sớm được. Cung đường Hà Giang khá hiểm trở nhưng cảnh những ruộng bậc thang rộ vàng là phần thưởng xứng đáng cho các phượt thủ. Đặc biệt, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vừa qua đã được công nhận là di sản quốc gia.



Sapa


Tới Sapa trên một chuyến tàu rồi thuê xe máy ghé thăm các bản Tả Phìn, Lao Chải…, du khách vừa được chiêm ngưỡng những bậc thang lúa vàng tuyệt đẹp trong nắng vàng, vừa được khám phá văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.



Tú Lệ, Yên Bái, Lào Cai



Cung đường qua những cái tên quen thuộc với giới phượt như Tú Lệ, Khau Phạ, La Pán Tẩn… luôn là lựa chọn hàng đầu cho các phượt thủ mê lúa mùa thu. Đúng như cái tên của nó, cung phượt Tú Lệ cho bạn hiểu thêm về vẻ đẹp tú lệ của miền Tây Bắc tổ quốc.



Theo afamily

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Lên Tây Bắc ngắm mùa lúa chín

Tây Bắc vào mùa lúa chín phô trương được mọi vẻ đẹp mê hồn làm say lòng du khách. Mùa này, không đâu có thể đẹp hơn Tây Bắc, đi chỗ nào cũng ngập tràn màu vàng của lúa, của ấm no. Và không khí mát mẻ dễ chịu càng khiến người ta xao xuyến.
Xem thêm: Mù Cang Chải óng ả mùa lúa chín
 

Thông thường thời điểm lúa chín của từng vùng lại tương đối khác nhau. Biết trước lịch lúa chín ở các vùng được coi là "thánh địa" ruộng bậc thang, với những địa danh nổi tiếng sẽ giúp bạn lên kế hoạch phù hợp cho các chuyến đi.

Lúa chín sớm nhất vẫn là khu vực Lào Cai mà cung đường nổi tiếng là Sapa - Mường Hum - Y Tý, lúa chín từ cuối tháng 8 cho tới khoảng 20.9. Ở Sapa, bạn có thể ngắm lúa tại Tả Van, thung lũng Mường Hoa, Tả Giàng Phình,... Rồi trên đường từ Sa Pa sang Y Tý, bạn sẽ qua những địa danh có lúa đẹp là Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng.

Tại Y Tý, ngắm lúa đẹp nhất là ở bản A lù, Khu Chu Lìn, Thung lũng Thiên Sinh, bản Lao chải 1, Lao chải 2.
Tiếp theo là khu vực Yên Bái mà nổi tiếng nhất là Mù Cang Chải, ở đây lúa sẽ chín từ khoảng 20.9 cho tới 10.10. Các điểm có nhiều ruộng bậc thang đẹp ở Mù Cang Chải là: Tú Lệ (Lìm Thái, Lìm Mông), Ngã Ba Kim, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Lào Thua Chải,..
Khu vực Đông Bắc thường lúa chín muộn hơn, thông thường Hoàng Su Phì, Xín Mần lúa chín trong khoảng từ 1.10 - 25.10. Các điểm đẹp để ngắm lúa tại đây là Hoàng Su Phì: Bản Luốc, Thông Nguyên, Bản Phùng, và ở Xín Mần thì chủ yếu là trên trục đường chính, hoặc đường lên cửa khẩu số 5...



Ruộng bậc thang ở Tả Van, Mường Hoa (Sa Pa)







Những ruộng lúa chín vàng tuyệt đẹp ở Y Tý





Ruộng bậc thang ngút ngàn ở Mù Cang Chải

Đi học trên cánh đồng lúa chín

Những chum ngô vàng rộm trong nắng thu ở Lìm Mông

Ruộng lúa tuyệt đẹp dưới chân đèo Khau Phạ

Lúa ở La Pán Tẩn

Ruộng bậc thang ở Bản Luốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang

Bản làng trong mùa lúa ở Xín Mần, Hà Giang

Mèo Già

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Mù Cang Chải óng ả mùa lúa chín

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ lại vàng rực rỡ, óng ả.
Xem thêm: Điều cần biết khi săn lúa chín Bắc Sơn


Các ruộng bậc thang ở miền núi phía Bắc chỉ có thể trồng được một vụ lúa mỗi năm nên khoảng thời gian tháng 5-6 là mùa đổ nước và tháng 9-10 mùa lúa chín là thời điểm thích hợp nhất để du khách thăm thú nơi đây.


Có rất nhiều điểm ngắm lúa chín đẹp nhưng được yêu thích nhất chính là quanh khu vực huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), nơi những ruộng bậc thang trải rộng tầng tầng lớp lớp hoặc hình vòng cung đẹp mắt.


Từ trên cao, bản Lìm Mông thuộc xã Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải đẹp tựa một bức tranh thủy mặc. Để đến được đây, bạn phải vượt qua quãng đường đèo nguy hiểm nhưng khi được chiêm ngưỡng cảnh sắc thì mọi sự mệt nhọc đều đáng.


Cảnh thu say đắm lòng người ở bản Lìm Mông.




Những thửa ruộng được 'nhuộm' màu khiến bạn có cảm giác lạc chân vào cõi mơ.


Để chụp được nhiều ảnh đẹp cũng như tha hồ có thời gian lang thang, dừng chân tại bất kỳ đâu bạn nên chọn phương tiện là xe máy hoặc nếu đi xe khách từ Hà Nội lên thì có thể thuê xe máy tại các cửa hàng hoặc khách sạn, nhà nghỉ.




Với phong cảnh tươi đẹp vốn có của Mù Cang Chải, không khó để những tay nhiếp ảnh không chuyên cũng có thể chụp được những bức ảnh 'để đời'.


Hoặc Tú Lệ cũng là một địa điểm ngắm lúa chín đẹp của Yên Bái. Trên đường lên Mù Cang Chải, đừng quên dừng chân tại Tú Lệ để tắm suối nước nóng hay ăn xôi nếp nổi tiếng.





Tú Lệ vào những ngày nắng vàng rực rỡ của mùa thu.


Hà Đan - Ảnh: Tuấn Đào

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Mùa lúa dát vàng ở Hoàng Su Phì

Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, ánh lên trong nắng làm mê mẩn bước chân của du khách khi một lần bước tới Hoàng Su Phì, Hà Giang. 


Tháng 10, những thửa ruộng bậc thang trên vùng cao Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang lại bước vào mùa lúa chín. Khi màu vàng quyến rũ của lúa phủ kín mọi nơi cũng là lúc các phượt thủ lại náo nức lên đường để ngắm cảnh đẹp.


Không chỉ hấp dẫn du khách trong nước, nhiều du khách quốc tế cũng lặn lội tìm đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo này. Những nghệ sỹ nhiếp ảnh coi đây là địa điểm lý tưởng để sáng tạo nghệ thuật…


Đứng trước khung cảnh bao la, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi được ngắm hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn bao quanh những sườn đồi, lưng núi, lung linh dưới làn mây, tia nắng hệt như một bức tranh sống động.


Những bức tranh ấy ngỡ như thể sự sắp đặt của tạo hóa nhưng lại được tạo ra bởi công sức của những người nông dân nhỏ bé nơi đây.


Được công nhận là di sản cấp quốc gia từ năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ngày càng trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách khắp nơi tìm đến.


Rất nhiều công ty du lịch đã lên kế hoạch xây dựng thêm nhiều tuyến tour, mở rộng thêm các điểm dừng chân tại những nơi có cảnh đẹp để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan mỗi khi mùa về.


Một số địa điểm bạn có thể chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này là xã Bản Phùng, xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, xã Hồ Thầu...

Xuân Hỷ

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Điều cần biết khi săn lúa chín Bắc Sơn

Thức dậy sớm để ngắm những tia nắng đầu tiên rọi xuống từng ruộng lúa chín là hoạt động bạn có thể làm trong thời gian này tại Bắc Sơn.

Xem thêm: Chốn bình yên trên thảo nguyên Đồng Cao

Thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn nằm trên quốc lộ 1B, cách Hà Nội khoảng 160 km. Địa hình nơi này bằng phẳng, thuận lợi để trồng lúa. Đặc điểm của lúa Bắc Sơn là các ruộng trồng không cùng thời điểm, do vậy bạn có thể chiêm ngưỡng được sắc xanh mát hay vàng óng xen kẽ.

Thời gian

Vẻ đẹp của Bắc Sơn khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Hachi8.

Thời gian phù hợp cho chuyến ngắm lúa là tháng 7-11. Lúc này, cả thung lũng khoác lên mình tấm áo vàng mới, rực rỡ, bắt mắt. Ngoài ra, nếu muốn chiêm ngưỡng góc khác, bạn có thể tới vào thời điểm còn lại. Đây là mùa cấy, nên toàn bộ không gian hiện ra trong màu xanh mướt của mạ non.

Di chuyển

Từ Hà Nội, bạn có thể tới Bắc Sơn theo hướng cầu Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn, Thái Nguyên hoặc cầu Thanh Trì, Hữu Lũng, với thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng.

Sau khi có mặt tại thị trấn Bắc Sơn, bạn hỏi đường tới núi Nà Lay. Đây chính là vị trí quan sát được toàn cảnh. Các đoàn đi xe có thể gửi ở nhà dân dưới chân núi. Giá một đêm trung bình khoảng 30.000 đồng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi và thương lượng trước để tránh rắc rối khi lấy xe.

Nghỉ ngơi

Nhà nghỉ ở thị trấn Bắc Sơn có giá trung bình 200.000 đồng. Bạn có thể ở lại, lấy sức trước khi bắt đầu hành trình ngắm cảnh vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, nếu muốn chiêm ngưỡng Bắc Sơn trong ánh mình minh ngày mới, bạn nên thuê lều ngủ lại đỉnh Nà Lay. Nơi này có đặt một trạm phát sóng điện thoại nên bạn cần xin phép trước. Từ đó, bạn có thể nhờ trợ giúp trong một số trường hợp cần thiết.

Hành trình săn lúa

Bạn nên dậy sớm để ngắm khoảnh khắc mặt trời mọc. Lúc này, nắng mới tạo thành tia, bên dưới là những ruộng lúa xanh, vàng xen kẽ. Tất cả tạo bức tranh rực rỡ.

Trên đường trở về, bạn có thể tới thăm khu du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn nằm gần đó. Đây là bản làng của dân tộc Tày với nhiều nhà sàn xây tập trung trên không gian đồng nhất. Các nóc nhà hướng về phía nam, hài hòa với núi rừng. Tới đây, bạn sẽ băng qua những ruộng lúa chín, tận hưởng mùi thơm dịu ngọt và nhẹ nhàng.

Vật dụng cần mang theo

Trường hợp ngủ lều, bạn cần mang theo đồ ăn đủ cho hai bữa tối và sáng, lều, chăn mỏng, bật lửa, áo khoác mỏng, đèn pin, nước uống, giầy leo núi...

Diệu Huyền (VNExpress)

Bài đăng phổ biến