Khi thế hệ trẻ ngày càng xem du lịch là “một phần tất yếu của cuộc sống” thì ngành công nghiệp không khói này đang có điều kiện và cơ hội để phát triển hơn bao giờ hết. Kéo theo đó, Hướng dẫn viên du lịch cũng trở thành một nghề đầy tiềm năng. Vậy, một hướng dẫn viên du lịch cần sở hữu những kỹ năng nào?
Dưới đây là 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch:
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Thuyết trình trong du lịch là một trong những yếu tố sống còn tạo nên bản sắc, thương hiệu cho một người hướng dẫn viên. Thuyết trình không chỉ là truyền đạt thông tin đến với du khách, mà chứ trong đó là cả một tâm hồn nghệ sỹ. Những người
hướng dẫn du lịch là nghệ nhân. Điều đó nghĩa là bạn phải thổi hồn vào mỗi câu từ trong thuyết minh để thêm sinh động và hấp dẫn, không khiến du khách buồn ngủ.
Bạn có biết tại sao hai giảng viên – dù ở mức độ kiến thức chuyên môn ngang nhau, nhưng một người cất lên bài giảng thì cả lớp sẽ lắng nghe theo từng lời nói, cử chỉ của giáo viên và sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến. Còn người kia giảng thì cả lớp trở nên buồn ngủ, không khí ảm đảm…đó là do phong cách giảng dạy, tiếp cận học trò của mỗi giảng viên khác nhau. Nếu ai nắm bắt được tâm – sinh lý của học trò thì sẽ thành công trong công tác giảng dạy.
Đối với Nghề hướng dẫn viên du lịch cũng vậy, nếu ai nắm bắt được tâm lý du khách và biết thổi hồn vào những kiến thức lịch sử – những con số khô khan, thì sẽ gây dựng được sự hứng thú, tò mò trong du khách…và bài thuyết minh sẽ thành công.
Kỹ năng giao tiếp
Có rất nhiều yếu tố tạo nên một
hướng dẫn viên tài ba, nhưng có thể nói giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.
Thử nghĩ xem, làm hướng dẫn viên du lịch nghĩa là bạn luôn sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc và chào đón những vị khách lạ, không chỉ là khách trong nước mà còn là những con người đến từ hàng chục, thậm chí hàng trăm quốc gia khác nhau với chừng ấy nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau,…
Trau dồi kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn có thể tự tin tiếp xúc với mọi đối tượng du khách và dễ dàng tạo ấn tượng tốt với họ.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự tác động qua lại bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…đôi khi nó còn có tác dụng to lớn, quyết định đến sự thành công trong giao tiếp. Chỉ những cái bắt tay, ôm hôn, vỗ vai…cũng đủ để khích lệ, động viên cực kỳ to lớn. Trong du lịch sự vui vẻ, hòa đồng, cảm thông lẫn nhau giữa người
hướng dẫn viên và khách du lịch có vai trò quyết định đến sự thành công của chuyến đi.
Theo nghiên cứu, ngôn ngữ không lời chiếm tới 70% sự thành công của cuộc giao tiếp. Tuy vậy, để thực sự thành công bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết để kết hợp và sử dụng hài hòa giữa ngôn ngữ có lời – ngôn ngữ không lời để đạt hiệu quả cao nhất.
Tránh tình trạng đưa ra thông điệp gây nhầm lẫn đáng tiếc. Bởi các hành động, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…của ngôn ngữ không lời rất dễ gây hiểu nhầm – nó như là “con dao hai lưỡi”. Cho nên các Hướng dẫn viên cần hết sức chú ý tới việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ đúng lúc, đúng chỗ.
Kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống
Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch mạo hiểm. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra.
Chắc chắn, một người
hướng dẫn viên du lịch nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống ngoài lề sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong lòng du khách hơn là một anh lớ ngớ như “gà mắc tóc”.
Kỹ năng tổ chức và quản lý
Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi,… nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ nhìn vào tờ kế hoạch và triển khai một cách máy móc là xong. Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khu khách.
Có thế nói, lịch trình, những điểm đến là phần cứng của hành trình, còn người
hướng dẫn viên du lịch tài ba phải biết thổi hồn vào hành trình đó, phải trở thành linh hồn của những chuyến đi.
Kỹ năng làm việc nhóm & Làm việc độc lập
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong ngành du lịch, để thành công là sự hợp tác của nhiều người.
Hướng dẫn viên là một bộ phận trong chuỗi hoạt động du lịch – dịch vụ, Cũng có thể trong một đoàn lớn, phải có hai hoặc nhiều hướng dẫn viên đảm nhiệm. Vậy nên phải thường xuyên tương tác – hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận để có kết quả cao nhất.
Và trong quá trình đi tour… thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn, do vậy bạn phải tiên liệu và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể xảy ra. Có một câu nói rất nổi tiếng “để đối phó với một bầy sâu trong nón bạn luôn phải thủ ít nhất 10 con thỏ”. Bên cạnh đó – yếu tố cá nhân vẫn được đề cao, nó là chất xúc tác tạo nên sự thành công và bản sắc riêng của mỗi một hướng dẫn viên tài ba.
Kỹ năng quan sát
Điều này nói ra nghe có vẻ bình thường, nhưng thực ra nó lại là một kỹ năng khá quan trọng. Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được gì. Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, mà nhiều khi là một cử chỉ, là một ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi,…
Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn.
Bạn hoàn toàn có thể tiến gần hơn tới ước mơ của mình khi đăng ký học chuyên ngành
Hướng dẫn Du lịch của
Trường Trung tâm dạy nghề Vietravel. Chương trình đào tạo của khối ngành này có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp.