Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Đề tài và chủ đề giới thiệu trong bài thuyết minh tour

Để thiết lập một chuyến đi tham quan theo chủ đề, trước tiên bạn cần quyết định chọn chủ đề và suy nghĩ kỹ về những kiến thức trên đường mà bạn sẽ sử dụng. Hãy cùng với Vietravel Training Center tham khảo những gợi ý sau nhé.



Để thiết lập một chuyến đi tham quan theo chủ đề, trước tiên bạn cần quyết định chọn chủ đề và suy nghĩ kỹ về những kiến thức trên đường mà bạn sẽ sử dụng. Ví dụ, có rất nhiều thứ bạn có thể nói trên các tuyến ở Khu bảo tồn. Việc có một chủ đề sẽ giúp bạn quyết định sẽ chọn tuyến nào. Điều này cũng giúp cho việc tạo nên sự trình bày khéo léo của bạn, làm cho mỗi điểm dừng trở thành một phần của bức tranh trong chuyến đi hơn là chỉ một phần nhỏ rời rạc khi trình bày.

Mặc dù hàng ngày các đề tài và chủ đề có thể được sử dụng lẫn lộn nhưng rõ ràng là chúng có nghĩa khác biệt nhau. Đề tài là vấn đề mà bạn đang nói như: chim, lịch sử của Khu bảo tồn, đa dạng sinh học. Chủ đề là thông điệp chính bạn muốn khách nhớ sau khi thăm, có thể như”chim đi khỏi Khu bảo tồn là bởi vì con người tác động quá nhiều” hoặc “Khu bảo tồn thay đổi rất nhiều trong vòng 100 năm” hoặc” Khu bảo tồn là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao”. Chúng ta điều tra sự việc mà khách du lịch nhớ lại sau các chuyến đi cũng như các sự trình bày khác và đã nhận thấy rằng khách nhớ các chủ đề ngay cả khi họ không nhớ vấn đề nào khác.

Tập trung vào một khía cạnh nào đó ở Khu bảo tồn sẽ làm cho bạn lên kế hoạch dễ dàng hơn. Nếu muốn như vậy thì bạn và nhóm khách trước khi đi nên có thảo luận trước về những gì mà bạn và nhóm khách quan tâm. Ví dụ: việc tập trung vào một mảng của khu bảo tồn có thể hạn chế (như lịch sử, chim,…), do vậy không cần phải luôn đề cập đến một chủ đề trong suốt quá trình hướng dẫn bởi rừng rất phong phú và đa dạng.

Việc có được những chủ đề phù hợp với những yêu cầu của đoàn khách đó hỏi bạn phải có được sự đồng cảm, nhất trí cao của các cá nhân trong đoàn và chính bản thân bạn. Có thể khi mới lần đầu gặp thì bạn chưa thể hiểu được đoàn nhưng bạn cần cố gắng tranh thủ càng nhanh càng tốt để tìm hiểu và đáp ứng cho đoàn. Đây là một nỗ lực rất lớn của nghề hướng dẫn viên du lịch cho dù nhìn bề ngoài nó có vẻ như rất đơn giản. Bạn có thể hình thành chủ đề bằng phương pháp xoắn ốc để từ một hiện tượng cụ thể nào đó nói rộng ra và tìm chọn đúng chủ đề bạn muốn.

Khi bạn đã có được những gì mà bạn mong đợi thì đừng bao giờ quên rằng bạn còn có nhóm khách đang rất cần bạn cung cấp những thông tin khác nữa chứ không phải chỉ một thông tin mà bạn muốn cung cấp cho họ. Một điều chúng tôi luôn lưu ý bạn đó là lựa chọn và thực hiện chủ đề cần phù hợp nhau để khách không cảm thấy đi lệch với những gì mà họ mong đợi. Chúc các bạn Hướng dẫn viên tương lai thành công!

Điểm danh 4 món dầm trộn giải nhiệt ngày hè Hà Nội

Mấy ngày trời nắng nóng thế này mà có ngay vài hộp trộn dầm chua cay để nhâm nhi là tuyệt nhất.

Hà Nội đã chính thức bước vào mùa hè bằng một màn "comeback" ngoạn mục khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 37 độ. Thời tiết thế này lười ra đường mà lại muốn nhâm nhi món gì mát mát thì cứ gọi ngay mấy món sau đây. Đảm bảo mấy món dầm trộn chua cay ngon "hết sảy" này sẽ làm xiêu lòng bạn giữa thời tiết oi bức như bây giờ.

Hà Nội đã chính thức bước vào mùa hè bằng một màn "comeback" ngoạn mục khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 37 độ. Thời tiết thế này lười ra đường mà lại muốn nhâm nhi món gì mát mát thì cứ gọi ngay mấy món sau đây. Đảm bảo mấy món dầm trộn chua cay ngon "hết sảy" này sẽ làm xiêu lòng bạn giữa thời tiết oi bức như bây giờ.

Gân bò dầm cóc

Gân bò dầm cóc là sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu được nhiều người ưa thích. Cái dai giòn sần sật của gân bò, vị chua dịu của cóc non kết hợp cùng với nước ngâm chua cay mặn ngọt cứ phải gọi là tròn vị. Mỗi khi buồn miệng, nếu có ai đó mang đến một hộp gân bò dầm cóc để nhâm nhi thì đúng là "chân ái".

Gân bò dầm cóc là sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu được nhiều người ưa thích. Cái dai giòn sần sật của gân bò, vị chua dịu của cóc non kết hợp cùng với nước ngâm chua cay mặn ngọt cứ phải gọi là tròn vị. Mỗi khi buồn miệng, nếu có ai đó mang đến một hộp gân bò dầm cóc để nhâm nhi thì đúng là "chân ái".

Giá cả dành cho món ăn này dao động khoảng 50k - 90k/hộp. Mỗi hộp gân bò đủ cho 2 – 3 người cùng ăn. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở các địa chỉ như số 8 ngõ Hàng Bột, 243 Giảng Võ…

Nem trộn 8 loại

Trời nắng nóng gần 40 độ thế này thì cứ chọn mấy món trộn man mát như nem trộn mà ăn thôi. Và đúng như tên gọi, loại nem này là sự kết hợp giữa 8 nguyên liệu khác nhau như nem tai, chả, nem chua, giò bò, giò gân, cá tẩm, xoài, cóc. Các nguyên liệu trên được thái miếng vừa ăn, trộn cùng với nước mắm chua cay. Nem có vị cay đậm đà của ớt, thơm thơm của lá chanh và tắc.

Trời nắng nóng gần 40 độ thế này thì cứ chọn mấy món trộn man mát như nem trộn mà ăn thôi. Và đúng như tên gọi, loại nem này là sự kết hợp giữa 8 nguyên liệu khác nhau như nem tai, chả, nem chua, giò bò, giò gân, cá tẩm, xoài, cóc. Các nguyên liệu trên được thái miếng vừa ăn, trộn cùng với nước mắm chua cay. Nem có vị cay đậm đà của ớt, thơm thơm của lá chanh và tắc.

Một hộp nem trộn đầy đặn có giá khoảng 100k, trước khi ăn bạn hãy trộn đều để nước sốt ngấm nhé! Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể ghé địa chỉ online ở 18 Hồ Đắc Di, hoặc Nguyễn Lương Bằng...

Một hộp nem trộn đầy đặn có giá khoảng 100k, trước khi ăn bạn hãy trộn đều để nước sốt ngấm nhé! Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể ghé địa chỉ online ở 18 Hồ Đắc Di, hoặc Nguyễn Lương Bằng...

Cóc, xoài dầm bò khô

Các tín đồ của các món dầm chua ngọt chắc hẳn không thể bỏ qua món ăn này được. Chẳng cần quá cầu kì, chỉ cần vài trái cóc bao tử tách miếng trộn cùng nước sốt chua ngọt, thêm chút bò khô là đã đủ tạo nên một món ngon.     Dạo quanh một vòng các quán bán online hay hàng ăn vặt, không khó để tìm thấy những hộp cóc dầm xanh thích mắt. Giá cả cho một hộp cóc dầm cũng tương đối "hạt dẻ", chỉ dao động từ 30k – 50k. Bạn có thể tìm mua chúng tại các khu ăn vặt như Nguyễn Quý Đức, Nghĩa Tân…

Các tín đồ của các món dầm chua ngọt chắc hẳn không thể bỏ qua món ăn này được. Chẳng cần quá cầu kì, chỉ cần vài trái cóc bao tử tách miếng trộn cùng nước sốt chua ngọt, thêm chút bò khô là đã đủ tạo nên một món ngon. 

Dạo quanh một vòng các quán bán online hay hàng ăn vặt, không khó để tìm thấy những hộp cóc dầm xanh thích mắt. Giá cả cho một hộp cóc dầm cũng tương đối "hạt dẻ", chỉ dao động từ 30k – 50k. Bạn có thể tìm mua chúng tại các khu ăn vặt như Nguyễn Quý Đức, Nghĩa Tân… 

Chân gà dầm chẩm chéo cóc non

Chán chân gà ngâm xả ớt thì đổi gió với món này cũng là gợi ý hay ho. Chân gà rút xương được dầm với chẩm chéo và cóc bao tử đến khi ngấm gia vị. Từng miếng chân gà giòn giòn sần sật kết hợp với vị chua dịu của cóc non, chẩm chéo chua chua ngọt ngọt cay cay đảm bảo ngon "hết sảy".

Chán chân gà ngâm xả ớt thì đổi gió với món này cũng là gợi ý hay ho. Chân gà rút xương được dầm với chẩm chéo và cóc bao tử đến khi ngấm gia vị. Từng miếng chân gà giòn giòn sần sật kết hợp với vị chua dịu của cóc non, chẩm chéo chua chua ngọt ngọt cay cay đảm bảo ngon "hết sảy".


Theo Kenh14.vn

Ẩm thực Tây Tạng, nét văn hoá khác biệt và thú vị

Có lẽ so với những "cái nôi văn hoá" lân cận như Trung Hoa hay Ấn Độ, Tây Tạng là một cái tên không nhiều người nhắc đến. Với vị trí nằm giữa hai "ông lớn", Tây Tạng chịu không ít ảnh hưởng từ hai nền văn hoá này, và sự ảnh hưởng này được thể hiện khá đậm nét trong mảng ẩm thực.

Ẩm thực Tây Tạng, nét văn hoá khác biệt và thú vị

Sống trên cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng khắc nghiệt với độ cao trung bình trên 4000m, người Tây Tạng phát triển chế độ ăn uống độc đáo của họ dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt có sẵn. Ẩm thực Tây Tạng, ở một mức độ lớn đã được định hình bởi môi trường núi cao riêng biệt, Phật giáo Tây Tạng sâu sắc và ảnh hưởng tinh tế của thực phẩm Ấn ĐộNepal.

Trà bơ


Lối sống du mục cũng tạo nên ảnh hưởng cho ẩm thực Tây Tạng. Người du mục tha phương, phải chống chọi với cái khắc nghiệt của thời tiết nên luôn cần nạp một lượng năng lượng lớn vào cơ thể. Do vậy, ẩm thực Tây Tạng cũng mang đặc điểm du mục rõ nét. Những chế phẩm từ phô mai yak, hay đặc biệt nhất là món trà bơ po cha đều chứa rất nhiều năng lượng, chẳng thế mà có khi, người Tây Tạng uống đến cả ...60 cốc trà bơ mỗi ngày.


Tsampa


Là thực phẩm chủ yếu của người Tây Tạng, Tsampa (bột lúa mạch), làm từ lúa mạch vùng cao, không chỉ là ẩm thực, Tsampa còn là nền tảng trong văn hóa Tây Tạng. Trong các lễ hội quan trọng của Tây Tạng như Losar (năm mới Tây Tạng), bột Tsampa tốt lành sẽ được ném cao trên không trung như một cách đặc biệt để cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng hoặc thậm chí được sử dụng để xua đuổi những linh hồn ma quỷ. Tsampa thường được ăn với trà bơ Tây Tạng. Trước tiên, bạn đặt trà bơ vào tô và sau đó thêm bột Tsampa vào trong đó. Rồi dùng ngón tay để nhồi bột Tsampa. Tsampa giàu calo có thể cung cấp đủ protein, chất béo và carbohydrate và dinh dưỡng khác cho người Tây Tạng, một nguồn năng lượng quan trọng cho sự sống còn trên cao nguyên khắc nghiệt.

Laping


Món ăn có vị cay nồng từ ớt thì chắc chắn phải nhắc đến laping. Laping mang nhiều điểm tương đồng với món mì trộn Trung Hoa, với phần sợi mì trong suốt, dai dai, ăn kèm với hành lá xắt nhỏ và ớt sấy.

Rượu lúa mạch


Rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp ngang bia. Cách uống rượu lúa mạch là "3 ngụm 1 ly", tức là uống một ngụm, rót đầy, lại uống một ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm thứ ba, tiếp tục rót đầy, và cạn ly. Thường trên bàn rượu, chủ tiệc hay vừa hát vừa mời khách rượu.

Tây Tạng (Thukpa)


Món mì Tây Tạng cùng với một tách trà ngọt Tây Tạng là món ăn Tây Tạng điển hình nhất được phục vụ trong nhiều quán trà trên khắp Lhasa. Thông thường, sau khi những người hành hương Tây Tạng kết thúc cuộc hành hương xung quanh tu viện Tây Tạng thiêng liêng xung quanh Barkhor Street, họ thích có những món ăn như vậy và trò chuyện với bạn bè trong những quán trà nhộn nhịp. Mì Tây Tạng được thực hiện bằng cách trộn bột mì và nước. Sau đó nhấn bột mì vào máy. Sau khi mì được cán xong nó sẽ được cho vào bát cùng với nước dùng xương ngon, thịt yak thái mỏng và một số loại rau. Hương vị món ăn rất nhẹ nhàng hấp dẫn mọi lứa tuổi.

Sữa chua Tây Tạng


Sữa chua Tây Tạng đóng vai trò là một trong những món ăn nhẹ thú vị cho những người Tây Tạng địa phương. Hoặc là trong các nhà hàng hoặc nhỏ trên đường phố, sữa chua Tây Tạng màu trắng kem được rắc thêm quả mọng như nho hoặc dâu tây. Không giống như sữa chua ở những nơi khác ở Trung Quốc, sữa chua Tây Tạng được bán ở Tây Tạng được lên men với sữa yak của Tây Tạng mà không có phụ gia thực phẩm có hại. Ăn sữa chua là một truyền thống tốt đẹp ở Tây Tạng trong một ngàn năm. Nó cũng được sử dụng như là thực phẩm không thể thiếu trong một số lễ tôn giáo đặc biệt cho Phật giáo Tây Tạng, chẳng hạn như Lễ hội Shoton. Sữa chua Tây Tạng rất đáng thử khi bạn tham quan Tây Tạng.

Tingmo


Tingmo là một loại bánh hấp đặc trưng của người Tây Tạng. Đôi khi chúng được miêu tả là gần giống với bánh màn thầu của người Trung Quốc, nhưng trái với momos, bánh tingmo thường không có nhân.


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến