Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch có thuận lợi gì?

Hướng dẫn viên du lịch là nghề đang được nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi bởi những thuận lợi của nó đối với tương lai của bản thân. Vậy những thuận lợi của nghề hướng dẫn viên du lịch là gì?


Nghề hướng dẫn viên du lịch có thuận lợi gì?

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Hiện nay du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta vì thế cơ hội nghề nghiệp của ngành này tương đối phong phú đồng thời rất rộng mở đối với các sinh viên đang theo đuổi nghề. Tại Việt Nam cần rất nhiều người lao động làm trong ngành du lịch nhưng số người đào tạo hàng năm chưa đạt. Có thể thấy nguồn lao động trong ngành du lịch mà đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch đang khan hiếm. Vậy khi học ngành du lịch bạn sẽ không bao giờ phải lo thiếu việc làm sau khi ra trường.

Thu nhập ổn định

Một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập lên tới hàng chục triệu 1 tháng. Thế nhưng để có thể đạt được mức thu nhập này bạn phải trở thành người xuất sắc với vốn kiến thức cực phong phú cùng khả năng ngoại ngữ tốt. Bạn cần phải có kinh nghiệm tối thiểu từ 2 – 3 năm. Nếu như làm cho các công ty nước ngoài thì mức lương còn có thể cao hơn nữa.

Khó khăn của nghề hướng dẫn viên du lịch

Giờ giấc không ổn định


Hướng dẫn viên du lịch thường xuyên phải đi xa nhà có khi kéo dài đến hàng tuần vì thế thậm chí bạn còn phải làm việc vào bất kỳ thời gian nào nhất là các dịp lễ, Tết … vì đây là khoảng thời gian người ta đi du lịch nhiều.

Cần kiểm soát được cảm xúc cá nhân


Người ta thường nói khách hàng là thượng đế vì thế nghề hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi bạn phải kìm nén cảm xúc cá nhân. Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình hơn thế nữa bạn còn phải tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp của khách hàng dù đúng hay sai.

Cần am hiểu kiến thức sâu rộng về văn hóa xã hội


Không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn người hướng dẫn viên du lịch cần phải hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, con người … Cần phải cung cấp tri thứ và đối đáp tạo không khí vui vẻ và hài hước cho các du khách của mình.

Vốn ngoại ngữ


Một người có vốn ngoại ngữ hạn chế sẽ rất khó để phát triển trong nghề hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, các du khách của bạn có thể đến từ tất cả mọi nơi trên thế giới chính vì vậy ngoài tiếng mẹ đẻ thì bạn còn phải trang bị thêm cho mình 1 ngoại ngữ nhất định.

Cơ hội và điều kiện để trở thành hướng dẫn viên

Trong giai đoạn những năm gần đây thì ngành du lịch có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Đây là một ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Có tính chuyên nghiệp và có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra, hiện nay các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và đa dạng có thương hiệu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cạnh tranh được với các nước trong khu vực đối với mục tiêu năm 2020 thì ngành du lịch vòng quanh thế giới là ngành kinh tế mũi nhọn.

Vậy bạn đã hiểu những khó khăn và thuận lợi của nghề hướng dẫn viên du lịch rồi chứ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm động lực để theo đuổi nghề và thực hiện ước mơ của bản thân.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Những thiên đường có tuyết vào mùa Đông tại Việt Nam

Nếu bạn là người yêu thích du lịch vào mùa Đông để được ngắm nhìn khung cảnh tuyết rơi đầy lãng mạn thì đừng bỏ qua những điểm đến đầy thú vị vào mùa Đông tại Việt Nam sau đây nhé.

Những thiên đường có tuyết vào mùa Đông tại Việt Nam

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Trong vài năm gần đây, vùng núi Mẫu Sơn được xem là thiên đường tuyệt vời dành cho những người muốn đi “săn” tuyết. Ở độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mực nước biển, Mẫu Sơn là một trong những khu vực lạnh nhất ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà nơi đây được nhiều du khách tìm về để tận hưởng cảm giác lạnh thấu xương của mùa đông.

Sapa, Lào Cai

Sapa, Lào Cai

Ảnh: "im_ dangthuyduong"

Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển nên vào mùa đông, nhiệt độ ở Sapa thường xuống thấp từ 0 - 5 độ C. Nơi đây là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam mà du khách có thể tận hưởng trọn vẹn khung cảnh băng giá phủ trắng rặng cây, núi đồi và tuyết rơi nhẹ nhàng, êm dịu tựa chốn tiên cảnh. Điều tuyệt vời hơn nữa là khi những tia nắng mùa đông chiếu xuống, bức tranh Sapa càng trở nên lung linh hơn, làm mê mẩn bao tâm hồn mơ mộng. 

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết nhất Việt Nam. Kể từ đầu năm 2018, đã nhiều lần Fansipan xuất hiện băng tuyết. Nơi đây cũng thu hút được rất nhiều du khách đến với mình vào mùa Đông để chinh phục khí trời lạnh và đón nhận khung cảnh đầy lãng mạn.

Phia Oắc, Cao Bằng

Phia Oắc, Cao Bằng

Ảnh: "vozForums"

Với độ cao 1.930m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Từ đỉnh Phia Oắc, du khách có thể thả mình chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của thị xã Cao Bằng và đắm chìm trong biển mây đẹp như thiên đường. Phia Oắc mùa đông còn đem đến những trải nghiệm vô cùng ấn tượng cho du khách tới đây bởi rừng cây phủ trắng băng tuyết, những bức tranh sống động tạo ra từ những dòng nước nhỏ đóng băng vẫn còn treo lơ lửng nơi vách đá và những con đường cũng trở nên kỳ ảo hơn gấp bội lần.

Tổng hợp


Top 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa

Khi thế hệ trẻ ngày càng xem du lịch là “một phần tất yếu của cuộc sống” thì ngành công nghiệp không khói này đang có điều kiện và cơ hội để phát triển hơn bao giờ hết. Kéo theo đó, Hướng dẫn viên du lịch cũng trở thành một nghề đầy tiềm năng. Vậy, một hướng dẫn viên du lịch cần sở hữu những kỹ năng nào?


Top 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa

Dưới đây là 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch:

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Thuyết trình trong du lịch là một trong những yếu tố sống còn tạo nên bản sắc, thương hiệu cho một người hướng dẫn viên. Thuyết trình không chỉ là truyền đạt thông tin đến với du khách, mà chứ trong đó là cả một tâm hồn nghệ sỹ. Những người hướng dẫn du lịch là nghệ nhân. Điều đó nghĩa là bạn phải thổi hồn vào mỗi câu từ trong thuyết minh để thêm sinh động và hấp dẫn, không khiến du khách buồn ngủ.

Bạn có biết tại sao hai giảng viên – dù ở mức độ kiến thức chuyên môn ngang nhau, nhưng một người cất lên bài giảng thì cả lớp sẽ lắng nghe theo từng lời nói, cử chỉ của giáo viên và sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến. Còn người kia giảng thì cả lớp trở nên buồn ngủ, không khí ảm đảm…đó là do phong cách giảng dạy, tiếp cận học trò của mỗi giảng viên khác nhau. Nếu ai nắm bắt được tâm – sinh lý của học trò thì sẽ thành công trong công tác giảng dạy.

Đối với Nghề hướng dẫn viên du lịch cũng vậy, nếu ai nắm bắt được tâm lý du khách và biết thổi hồn vào những kiến thức lịch sử – những con số khô khan, thì sẽ gây dựng được sự hứng thú, tò mò trong du khách…và bài thuyết minh sẽ thành công.

Kỹ năng giao tiếp

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một hướng dẫn viên tài ba, nhưng có thể nói giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.

Thử nghĩ xem, làm hướng dẫn viên du lịch nghĩa là bạn luôn sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc và chào đón những vị khách lạ, không chỉ là khách trong nước mà còn là những con người đến từ hàng chục, thậm chí hàng trăm quốc gia khác nhau với chừng ấy nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau,…

Trau dồi kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn có thể tự tin tiếp xúc với mọi đối tượng du khách và dễ dàng tạo ấn tượng tốt với họ.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự tác động qua lại bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…đôi khi nó còn có tác dụng to lớn, quyết định đến sự thành công trong giao tiếp. Chỉ những cái bắt tay, ôm hôn, vỗ vai…cũng đủ để khích lệ, động viên cực kỳ to lớn. Trong du lịch sự vui vẻ, hòa đồng, cảm thông lẫn nhau giữa người hướng dẫn viên và khách du lịch có vai trò quyết định đến sự thành công của chuyến đi.

Theo nghiên cứu, ngôn ngữ không lời chiếm tới 70% sự thành công của cuộc giao tiếp. Tuy vậy, để thực sự thành công bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết để kết hợp và sử dụng hài hòa giữa ngôn ngữ có lời – ngôn ngữ không lời để đạt hiệu quả cao nhất.

Tránh tình trạng đưa ra thông điệp gây nhầm lẫn đáng tiếc. Bởi các hành động, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…của ngôn ngữ không lời rất dễ gây hiểu nhầm – nó như là “con dao hai lưỡi”. Cho nên các Hướng dẫn viên cần hết sức chú ý tới việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ đúng lúc, đúng chỗ.

Kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống

Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch mạo hiểm. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra.

Chắc chắn, một người hướng dẫn viên du lịch nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống ngoài lề sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong lòng du khách hơn là một anh lớ ngớ như “gà mắc tóc”.

Kỹ năng tổ chức và quản lý

Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi,… nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ nhìn vào tờ kế hoạch và triển khai một cách máy móc là xong. Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khu khách.

Có thế nói, lịch trình, những điểm đến là phần cứng của hành trình, còn người hướng dẫn viên du lịch tài ba phải biết thổi hồn vào hành trình đó, phải trở thành linh hồn của những chuyến đi.

Kỹ năng làm việc nhóm & Làm việc độc lập

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong ngành du lịch, để thành công là sự hợp tác của nhiều người. Hướng dẫn viên là một bộ phận trong chuỗi hoạt động du lịch – dịch vụ, Cũng có thể trong một đoàn lớn, phải có hai hoặc nhiều hướng dẫn viên đảm nhiệm. Vậy nên phải thường xuyên tương tác – hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận để có kết quả cao nhất.

Và trong quá trình đi tour… thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn, do vậy bạn phải tiên liệu và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể xảy ra. Có một câu nói rất nổi tiếng “để đối phó với một bầy sâu trong nón bạn luôn phải thủ ít nhất 10 con thỏ”. Bên cạnh đó – yếu tố cá nhân vẫn được đề cao, nó là chất xúc tác tạo nên sự thành công và bản sắc riêng của mỗi một hướng dẫn viên tài ba.

Kỹ năng quan sát

Điều này nói ra nghe có vẻ bình thường, nhưng thực ra nó lại là một kỹ năng khá quan trọng. Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được gì. Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, mà nhiều khi là một cử chỉ, là một ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi,…

Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn.

Bạn hoàn toàn có thể tiến gần hơn tới ước mơ của mình khi đăng ký học chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch của Trường Trung tâm dạy nghề Vietravel. Chương trình đào tạo của khối ngành này có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. 

Bài đăng phổ biến