Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Những lầm tưởng của du khách nước ngoài về tên các món ăn Việt Nam

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Người ta nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", và có lẽ điều này cũng áp dụng cho phương diện ẩm thực, bởi vì đôi khi chỉ một cái tên nhưng lại được ông bà ta dùng để gọi nhiều món thoạt nghe có vẻ "không được liên quan" cho lắm. Hãy cùng điểm qua một số những cái tên trong ẩm thực Việt dễ khiến người ta hoang mang sau đây:

Bánh đa

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.    Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.

Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Chè

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

 Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi.

Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi. 

Nem

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men.

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men. 

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Gỏi

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Xem thêm: Vận dụng khoa học vào ăn uống như cách của ông bà ta


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

6 lời khuyên nằm lòng khi đi du lịch

Trước khi khởi hành đến một miền đất mới chắc chắn bạn sẽ lo lắng về những điều có thể gặp phải trên đường đi. Hãy giữ tâm trạng thoải mái để tận hưởng kỳ nghỉ một cách thư giãn, bình yên nhất. Sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn khi đi du lịch.




Thích nghi với thời tiết


Bởi vì đến một nơi mới nên có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu với sự thay đổi của thời tiết. Có những địa danh ban ngày có thể nắng nóng nhưng khi đêm xuống lại trở lạnh, bởi thế hãy xem trước dự báo thời tiết, chuẩn bị các loại trang phục đa dạng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc học cách thích nghi với thời tiết sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tôn trọng văn hóa địa phương


Mỗi điểm đến đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, vì vậy bạn nên tôn trọng các phong tục tập quán ấy. Hãy đảm bảo sẽ không có bất cứ hành vi nào được coi là xúc phạm đến người bản địa, thậm chí cần tìm hiểu trước những điều cấm kỵ để không gặp rắc rối khi đi du lịch.

Đừng ngại trả giá khi mua đồ


Một số người thường tỏ ra ngần ngại khi trả giá, nhưng ở các cửa hàng bán lẻ nhỏ hoặc các khu chợ đêm thì bạn nên trả giá để mua được món đồ ưng ý và hợp lý nhất. Mẹo nhỏ chính là bạn hãy đề nghị người bán hàng ra giá thấp nhất rồi hẵng mặc cả cho đến khi cả hai bên đi đến giá thỏa thuận. Việc trả giá khi mua đồ cũng là cách để bạn học cách tương tác và hiểu hơn về văn hóa bản địa.

Mang theo một số loại thuốc


Trong bất cứ chuyến đi du lịch nào bạn cũng cần mang theo một số loại thuốc phổ biến như thuốc tiêu hóa, đau đầu, thuốc sát trùng… Hãy để chúng trong túi xách để dùng ngay khi cần, điều này giúp đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn.

Đề phòng ngộ độc thực phẩm

Thưởng thức ẩm thực là một phần không thể thiếu khi đi du lịch. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ gặp phải trường hợp bị ngộ độc thực phẩm bởi một số yếu tố. Vì thế, hãy đề phòng bằng cách vệ sinh bàn tay dưới vòi nước. Đừng để chuyến đi không trọn vẹn vì những điều không đáng có.

Luôn tự tin khi đi du lịch


Tự tin sẽ làm nên giá trị của riêng bản thân bạn, hãy đi với phong thái thoải mái, thư giãn hưởng thụ chuyến đi. Và cũng chính sự tự tin sẽ giúp bạn xử lý được những vấn đề gặp phải. Hãy cư xử khéo léo, kèm theo một nụ cười tươi khi giao tiếp với mọi người.

Theo Wanderlust Tips

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Đi tìm sự khác biệt của món phở - Món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam

Phở là một món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam. Đây là món ăn bình dị do người Việt chúng ta sáng tạo ra. Phở không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn mang trong mình văn hóa ẩm thực Việt.

Đi tìm sự khác biệt của món phở - Món ăn truyền thống mang tính biểu tượng của Việt Nam

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Nước dùng của phở Hà Nội thường trong và ngọt, vị ngọt chân chất của xương, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm một chút mì chính vào nước dùng. 

Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ…

Phở Nam Định

Phở Nam Định

Phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ướt và mềm hơn so với bánh phở của Hà Nội. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt… Và nếu nói đến nước thì thường mang tính “gia truyền” những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi. Nhưng có một điểm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết là phở truyền thống của Nam Định không có hành tây.

Phở miền Nam

Phở miền Nam

Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Geneva mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến