Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Trốn Hà Nội lên Suối Giàng tránh nóng

Suối Giàng với khí hậu mát mẻ, thoáng đãng quanh năm còn được du khách ví như Sa Pa của tỉnh Yên Bái.
Xem thêm: Muốn trốn nóng Hà Nội, hãy đến ngay 5 điểm du lịch mát lịm này

Thời tiết Hà Nội đang như thiêu, như đốt khiến cho mọi hoạt động đều trở nên mệt mỏi, uể oải. Một chuyến đi trốn nóng cuối tuần vừa giúp lấy lại tinh thần vừa để tận hưởng một không gian thoáng đãng, trong lành đảm bảo sẽ được tất cả các thành viên trong gia đình tán thành ngay lập tức.

Suối Giàng luôn mát mẻ, dễ chịu với những đồi chè xanh tươi ngút tầm mắt. Ảnh: Che Trung Hieu

Cách Hà Nội chỉ khoảng 200 km, Suối Giàng là một trong những địa danh hoàn hảo cho mục đích của chuyến du lịch tránh nóng này. Suối Giàng thuộc địa phận huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với độ cao khoảng 1.300 - 1.400 m nên có khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Nhiệt độ mùa hè ở đây chỉ khoảng 25 độ C nên khí hậu lúc nào cũng dễ chịu.

Suối Giàng từ lâu còn nức tiếng với món đặc sản chè shan tuyết cổ thụ nên dọc theo con đường đến với nơi được mệnh danh là “Sapa của Yên Bái” này bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đồi chè xanh mát ngút tầm mắt. 

Chè cổ thụ ở Suối Giàng có những cây đã hơn 300 tuổi. Ảnh: Lê Bích

Chè ở Suối Giàng còn đặc biệt ở chỗ đó là chè cổ thụ, có những cây có vòng đời 300 - 400 năm, người hái chè muốn hái được những búp chè xanh non thậm chí phải trèo lên cành cây mới hái được. Trưa nắng được thả mình nằm dưới gốc chè cổ thụ thưởng thức một cuốn sách thật chẳng có gì sánh bằng. Gió núi lồng lộng thổi mát rượi cùng những cành lá sum suê tỏa bóng mát khiến bao nhiêu mệt mỏi, âu lo nơi phố thị bỗng chốc được xua tan.

Đây là nơi sinh sống chủ yếu của bà con dân tộc H’Mong nên đến Suối Giàng bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng, hòa mình vào những thuở ruộng bậc thang thơm nức mùi lúa mới. Người dân nơi đây rất chất phát, thật thà và hiếu khách nên họ sẽ chẳng ngần ngại mà trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện đầy thú vị ở nơi đây với bạn. Đến đây bạn còn có thể ở lại qua đêm ngay trong những căn nhà sàn được lợp bằng gỗ pơmu rất mát mẻ và thú vị.

Con đường dẫn vào Suối Giàng yên bình với những ngôi nhà nhỏ bên thuở ruộng bậc thang của bà con H'Mong. Ảnh: Vũ Ngọc Khánh

Để đến Suối Giàng bạn cứ theo Quốc lộ 32 di chuyển đến huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Từ trung tâm Văn Chấn lên xã Suối Giàng chỉ khoảng 13 km, đường lên không khó đi vì nay đã được trải nhựa rất đẹp nhưng lại khá dốc nên bạn cần hết sức lưu ý nhé.
 
(Theo NgoiSao)

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Những món ăn giá rẻ hấp dẫn khách tây ở Hà Nội

Nếu như ở các nước khác khách du lịch có thể trả tới vài chục đô cho một món ăn, thì ở Hà Nội, họ chỉ cần một vài USD thậm chí chưa tới 1 USD họ có thể vô tư ngồi thưởng thức hương vị ẩm thực của đất ngàn năm.Xem thêm: Những món ăn vặt đầy mê hoặc đất Hà thành

Đến Hà Nội, dù là ai bạn cũng không quá khó khăn để tìm đến những món ngon giá rẻ giữa đất kinh kỳ. Không phải vào nhà hàng sang trọng, tại đây những quán ăn đường phố rất phổ biến và bắt mắt du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.

 
Được ngồi trên những chiếc ghế nhựa bên chiếc bàn ăn xinh xinh bên hè phố là những trải nghiệm được nhiều du khách quốc tế muốn thử khi tới Hà Nội

 
Giá cả được công khai niêm yết chiếc bánh mỳ chỉ có giá 15 đến 25 nghìn/chiếc

 
Một chiếc bánh được chủ nhà hàng chế biến đầy đủ với các gia vị đi kèm...

Đến Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm đến và tha hồ thưởng thức những món ăn tinh tế, gia truyền từ đời này qua đời khác ở các con phố thủ đô.




Bún cả, miến lươn...thơm phức sẽ khiến bạn khó từ chối. Tronng đó, các một trong hai món ăn này từng được độc giả của tạp chí National Geographic bầu chọn vào top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.


 
Phố phường Hà Nội chật hẹp người dân và du khách chật kín cả lối đi, nhưng khách vẫn ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ nhâm nhi những cốc bia giá chỉ chưa đến 10 ngàn đồng với những món đồ ăn giá cũng tương đối mềm là những trải nghiệm chỉ có ở Hà Nội mới có.


 
Đến Hà Nội không chỉ được thưởng thức hương vị ẩm thực lâu đời của chính mảnh đất này, mà du khách còn có thể nhâm nhi thứ quà vặt đất phương nam ngay tại đây. Bạn cũng có thể vừa nhấm nháp những món ngo rồi ngắm nhìn những nét kiến trúc tuyệt vời ở đó.


 
Vào mùa hè oi bức, bạn có thể qua con phố Tô Tịch để tận hưởng hương vị hoa quả dầm nổi tiếng đất kinh kỳ mà giá cả rất phải chăng

 
Không chỉ là ẩm thực mà ngay cả những món đồ lưu niệm giá cũng rất vừa túi tiền du khách...



Tới Hà Nội, du khách có thể dành trọn cả ngày để lang thang phố xá rồi thưởng thức các món ăn ngon từ sáng tới đêm cho tới no mà ví tiền của bạn cũng không vơi đi là bao.
 
(Theo DanTri)

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Khách Tây mách những điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam

Sôi động, đa dạng, đầy màu sắc với những con người thân thiện, mến khách là cảm nhận của nhà văn người Canada khi đến Việt Nam.
Christian Baines là nhà văn, nhà thám hiểm nổi tiếng người Canada, tác giả hai cuốn sách ăn khách The Beast Without và Puppet Boy. Anh đã có dịp đến Việt Nam hồi đầu năm 2016 và viết lại cảm xúc của mình trong thời gian nghỉ lại đây.

Không phải là một đất nước lớn, nhưng Việt Nam đang từng ngày khẳng định vị trí của mình như một điểm đến khiến du khách hài lòng nhất châu Á. Với chi phí rẻ, bãi biển đẹp, những thành phố đa dạng, đầy màu sắc, du khách sẽ có rất nhiều lựa chọn khi đến Việt Nam. Dù chỉ ghé chơi 3 ngày hay lang thang dọc đất nước trong hơn một tháng, Việt Nam vẫn có thể làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.

Hà Nội

Cảm nhận đầu tiên của Baines về Hà Nội là sự bận rộn và tập nập, nhưng không khiến anh cảm thấy quá xô bồ. Khu phố cổ luôn có những khách sạn nhỏ xinh, sạch sẽ và giá cả phải chăng. Từ đây, du khách có thể khám phá cuộc sống về đêm nhộn nhịp, đáp ứng cả sở thích mua sắm lẫn ẩm thực. Lời khuyên Baines dành cho du khách là hãy đi bộ, bởi chỉ có lang thang giữa những con phố mới khiến bạn cảm nhận được vẻ đẹp đã tồn tại qua hàng nghìn năm, nhưng không bị lu mờ bởi cuộc sống hiện đại.

Một số điểm ở Hà Nội nhất định phải ghé thăm là hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, chùa Trấn Quốc, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay Nhà hát múa rối nước Thăng Long. Theo Baines, du khách không nên tới những nhà hàng sang trọng, vì Hà Nội là thiên đường ăn uống với những món ăn vỉa hè ngon và rẻ. Nhâm nhi cốc bia hơi, thưởng thức cà phê ngắm người qua lại cũng là điểm thú vị riêng của thành phố này.

Dạo quanh những con phố nhỏ là nét đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Crossing Travel.

Sa Pa và Vịnh Hạ Long

Trong mắt Baines, Sapa là điểm đến lý tưởng khi đi bằng tàu hỏa, bởi bạn sẽ không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nếu chỉ đơn thuần nhìn qua cửa sổ ô tô. Vùng đất với thời tiết mát mẻ dễ chịu này nằm ở phía bắc Việt Nam. Tại đây, anh có cơ hội gặp gỡ người dân địa phương thân thiện, nhiệt tình và mến khách, để lại trong anh những cảm xúc khó quên.
Xem thêm: Thương hiệu Sapa qua những món ngon

Sau đó, Baines tới vịnh Hạ Long và nghỉ lại đây trong 3 hôm. Dự định ban đầu chỉ có một ngày nhưng Baines phải thừa nhận rằng Hạ Long quá đẹp và quá rộng để có thể đi hết trong ngày. Với 55-60 USD/ngày, Baines được ở lại khách sạn 3 sao, có những bữa ăn ngon lành, tham gia nhiều hoạt động giải trí, trong đó không thể không kể đến tour khám phá hang động.

Vịnh Hạ Long là sự kết hợp tuyệt hảo giữa đá, nước và bầu trời. Ảnh: Legendhalong.

Huế

Từng là kinh đô cũ của Việt Nam, Huế vẫn giữ được những di sản còn sót lại từ triều đại phong kiến. Baines ấn tượng với Huế ở nét lãng mạn, thơ mộng và người dân luôn nồng nhiệt chào đón dù bạn đến từ bất cứ đâu. Tại đây, Baines có dịp ghé thăm sông Hương, chùa Thiên Mụ, trường Quốc học… Ẩm thực Huế cũng làm anh ấn tượng nhờ những món ăn hấp dẫn, chế biến cầu kỳ và tinh tế.
 
 

TP HCM

Đây là trung tâm kinh tế của cả nước với cuộc sống về đêm sôi động nhất. Không có nét duyên dáng như Hà Nội, cũng không bình yên như Huế, Tp Hồ Chí Minh tràn đầy năng lượng với nhịp sống không ngừng nghỉ. Theo Baines, cách bạn cảm nhận về thành phố phụ thuộc vào cách bạn chịu “nhiệt” tới đâu. Những nơi Baines có dịp ghé thăm là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Dinh Độc lập, chợ Bến Thành, những món ăn vỉa hè độc đáo, phố Bùi Viện…

Sài Gòn với cuộc sống sôi động về đêm. Ảnh: Vitours.
 
(Theo VnExpress)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Món ngon nức tiếng gắn liền phố cổ Hà Nội

Chỉ cần nhắc đến bánh cuốn, bún chả hay chả cá, những người dân bản địa sẽ lập tức nghĩ ngay đến các con phố cổ ở thủ đô lâu nay nổi tiếng với món ăn này.
Xem thêm: 5 điểm hẹn ăn uống cuối tuần thú vị ở Hà Nội

Hầu như không ai rõ từ khi nào, những món ăn này trở nên quen thuộc đối với người Hà Nội và gắn liền tên phố như một thương hiệu rất riêng.

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng lâu nay là một địa điểm quen thuộc không chỉ với người dân Hà Nội mà còn cả du khách. Nằm trên phố Chả Cá, ngay lối vào quán là bảng hiệu hình ông Lã Vọng - Khương Tử Nha ngồi câu cá. Bước vào nhà hàng, cảm giác xưa cũ toát lên khi đặt chân lên từng bậc cầu thang gỗ.

Mỗi suất chả cá Lã Vọng có giá 170.000 đồng. Ảnh: Đoàn Xuân

Để làm chả cá ngon, người chế biến phải sử dụng cá nheo, cá quả hay cá chiên cắt khúc, chỉ lấy phần thịt, ướp với các loại gia vị như hạt tiêu, nước mắm, riềng, mắm tôm... khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sau đó, cá được kẹp vào vỉ, nướng trên than hồng cho chín vàng.

Khi thực khách ngồi ăn, nhân viên mới cho cá vào chảo mỡ để chiên, ăn cho nóng và không bị tanh. Cùng ăn kèm món này là rau hành hoa, thì là được nhúng trong chảo cho tái, thêm chút bún, rau mùi, húng.

Bún chả Hàng Mành

Nói đến bún chả, nhiều người thường nghĩ ngay đến quán Đắc Kim ở phố Hàng Mành. Không gian quán nhỏ nhưng rất đông, thường ngồi tràn ra vỉa hè.

Bún chả Hàng Mành hấp dẫn thực khách bởi chả rất mềm và được cách pha chế nước mắm rất ngon. Ảnh: foodspotting

Điểm nổi bật ở quán là món chả có hương vị riêng, thịt mềm, dính chút mỡ. Để có miếng chả vàng thơm, người chế biến phải rất cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu và tẩm ướp. Thịt ba chỉ hoặc thịt nách được băm nhỏ, tẩm ướp gia vị, hành tỏi và nước mắm ngon rồi nướng trên than hoa tạo nên mùi vị thơm quyến rũ. Mỗi suất ăn được chuẩn bị khá đầy đặn, nhiều bún, thịt và có giá 50.000 đồng.

Bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân

Nổi tiếng nhất trong các hàng bánh đúc ở Hà Nội, quán ở Lê Ngọc Hân chiều nào cũng tấp nập khách. Không gian nơi đây nhỏ, hai tầng, nằm khiêm nhường trong ngõ số 8. Bánh đúc Lê Ngọc Hân có hương vị rất ngon, giá lại hợp lý 15.000 đồng mỗi bát.

Bát bánh đúc nóng có cả đậu phụ, ớt chưng. Ảnh: Hưng Simpleman.

Bột làm bánh đúc vừa mềm lại vừa dai, vị ngậy và ấm nóng, chìm trong nước chan đậm đà. Nhân bánh gồm thịt băm xào mộc nhĩ, một chút rau mùi thái nhỏ cho dậy vị, hành phi thơm phức và vài miếng đậu rán vàng ươm. Vị ngọt của thịt quyện cùng hành, rau mùi tạo nên hương vị hấp dẫn không quán nào có được.

Bánh cuốn Hàng Gà

Hà Nội có nhiều hàng bánh cuốn, một trong những nơi nổi tiếng phải kể đến phố Hàng Gà. Bánh cuốn ở đây ngon và mềm hơn hẳn so với các hàng khác và là địa chỉ quen thuộc đối với dân Hà thành.

Cách tráng bánh ở quán này từng được miêu tả trong cuốn Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam. Ảnh: Út Liên

Quán mở cách đây hàng chục năm, điểm hút khách nằm ở lớp bánh mỏng, mềm và nhân được chế biến khéo léo. Bên trong là nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ băm nhỏ, tôm bóc nõn cuộn lại và rắc lên chút hành phi vàng ruộm. Ngoài ra, nước chấm ở đây cũng được pha có độ cay vừa phải, chua dịu. Khách quen tới đây thường chọn nhân tôm thịt nấm để thưởng thức.

(Theo VnExpress)

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Ba quán mì tôm đặc biệt trong lòng phố cổ Hà Nội

Mì chua ngọt, mì gà tần hay mì tim cật giản dị nhưng chế biến khác đi đôi chút, làm hương vị thêm hấp dẫn.
Xem thêm: Những món ăn vặt đầy mê hoặc đất Hà thành

Gói mì mang hình ảnh hai con tôm đỏ, giấy bìa vàng từ lâu đã là một phần ký ức của nhiều thế hệ 7X cho tới 9X. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn, nhiều cao lương mĩ vị hơn nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen ăn các món chế biến từ mì gói.

Ngay trong lòng phố cổ Hà Nội, bạn có thể tìm thấy 3 quán mì tôm được chế biến cầu kỳ hơn đôi chút, dù đơn giản nhưng luôn đông khách vào bất kể khung giờ nào.

Mì chua ngọt Hàng Tre

Mở cửa được tầm nửa năm nhưng quán mì tim chua ngọt ở góc phố Hàng Tre đã có lượng khách rất đông, thường tập trung trước giờ làm buổi sáng. Vẫn là gói mì quen thuộc nhưng chủ quán đã chế biến thêm tim cật và rau cải để ăn no bụng hơn. 
 
Bếp chế biến của quán được đặt ngay ở vỉa hè cho khách ăn yên tâm. Ảnh:Nguyên Chi

Chủ quán sở hữu một bí quyết về món dấm tỏi để chế biến nước dùng, cho mùi vị thơm, chua chua ngọt ngọt, không ngấy cho bát mì đơn giản. Tim cật được xào qua cho chín tới, rau cải cũng được chủ quán thêm vào khá hào phóng nên một bát mì đầy đủ ở đây là no bụng cho một bữa sáng.

Ai đến quán lần đầu cũng sẽ thấy quen bởi đây chính là địa chỉ bánh tráng trộn nổi tiếng trên phố Hàng Tre, nhưng chủ quán tranh thủ bán mì tim vào buổi sáng. Điểm đặc biệt là phần bếp chế biến được đặt ngay trước cửa ra vào, sát vỉa hè. Nào nồi đun dấm tỏi, chảo xào tim cật, nồi nước dùng, tất cả đều bày ngay trước mắt khách ăn, nên bạn có cảm giác yên tâm hơn về khâu vệ sinh.

Khách ăn ngồi ngay trên vỉa hè, chỉ vài chiếc bàn nhựa và mấy chiếc ghế con con nhưng khách đã quen thì luôn tìm tới.

Mì gà tần Hàng Bồ

Không phải quảng cáo nhiều, cư dân trong phố hầu như không ai không biết tới quán mì gà tần ngồi dọc ngã tư Lương Văn Can - Hàng Bồ. Dẫu chẳng có quán xá tử tế, vài chiếc bàn đặt sát đường, ngồi dọc theo vỉa hè chật hẹp của 2 góc phố thì quán mì ở đây hàng chục năm vẫn chẳng khi nào vắng khách, trở thành một trong những biểu tượng của ẩm thực phố cổ. Cứ hễ chủ quán nghỉ bán một hôm hay chuyển địa điểm là giới trẻ mê ăn quà vặt ở Hà Nội lại được phen xôn xao.

Quán mì gà tân nổi tiếng ở góc phố Lương Văn Can. Ảnh: Yến Hoa

Quán chẳng cần biển hiệu, khách quen cứ thế tới, tự biết để xe ở đâu, ngồi vào bàn mà không cần nhân viên đon đả đón khách. Cái thú ăn quà vặt ở Hà Nội là vậy, nhiều khi phải tự phục vụ từ bưng bê đến dắt xe nhưng một khi đã nghiện thì chẳng ai nề hà.

Bát mì ở đây có giá không hề rẻ nhưng hương vị rất ngon nên thương hiệu cứ thế hình thành. Món ăn được tạo thành từ hai nguyên liệu chính, một là nồi gà tần thuốc bắc thơm thoang thoảng đặc trưng với thịt gà, rau ngải cứu, táo tàu, hạt sen, kỳ tử... Nước dùng có vị ngọt của thịt gà, kết hợp với vị đắng nhè nhẹ của các vị thuốc bắc, màu nâu sậm, bốc khói nghi ngút. Thịt gà chắc, thơm ngon, chấm với muối tiêu chanh càng gia tăng vị hấp dẫn của bát mì tưởng như giản dị.

Mì tim Hàng Khoai

Quán mì tim phố Hàng Khoai đông khách về khuya. Ảnh: Tô Nhật Hoàng

Quán mì tim bà Hồng phố Hàng Khoai tuy không được quảng cáo rầm rộ nhưng lại rất đông khách. Quán mở từ khá lâu nhưng theo nhiều thực khách thì chất lượng không hề thay đổi. Bát mì ngọt đậm vị ngọt từ nước luộc thịt, ninh xương, miếng tim dai dai, cuống tim sần sật, rau cải ăn kèm cho đỡ ngán. Chỉ vậy mà dù phải ngồi ở vỉa hè thì cũng chẳng ai phàn nàn. Quán mở từ sẩm tối tới khuya nên có lượng khách không nhỏ là cánh đàn ông sau giờ làm, nghỉ chơi sau trận bóng đá đêm hay các bạn trẻ đi chơi về khuya.

(Theo Ngoisao)

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật Bản chính hiệu ở Hà Nội

Bên cạnh cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật thơm ngon nổi tiếng thế giới, lễ hội hoa anh đào 2016 sẽ đem tới cho du khách ở Hà Nội dịp thưởng trà, xem biểu diễn Yosakoi, múa kịch truyền thống...


Lễ hội hoa anh đào 2016 tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào hai ngày 16, 17/4. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm lễ hội hoa anh đào được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Ước tính sự kiện này thu hút hơn 150.000 lượt khách tham quan do diễn ra vào cuối tuần và dịp lễ giỗ tổ vua Hùng. 

300 cành hoa anh đào tươi sẽ được đem từ Nhật sang Hà Nội để phục vụ lễ hội. Ảnh: Hương Chi

Lễ hội không chỉ có hoa anh đào tươi mang từ Nhật mà còn có thêm một góc giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của loài cây này trên toàn Nhật Bản. Hoạt động nhằm khơi dậy đam mê du lịch, khám phá đất nước và con người xứ Phù Tang trong lòng các du khách ghé thăm lễ hội.

Đến lễ hội, du khách có cơ hội ngắm 300 cành hoa anh đào tươi, chơi cờ cá chép, tham quan gian hàng du học, thưởng thức trà đạo, các màn múa kịch truyền thống và đặc biệt là thưởng thức thịt bò Nhật. Thịt bò Nhật vốn nổi tiếng thế giới vì thơm ngon khác lạ, không phải ai cũng có dịp thưởng thức. Lễ hội hoa năm nay sẽ mang tới cho du khách Hà Nội cơ hội thưởng thức thịt bò Nhật chính hiệu để cùng so sánh và bình giá.

Thị bò Kobe là một trong những loại thịt nổi tiếng của Nhật Bản

Tại sân khấu chính của chương trình sẽ có thi biểu diễn Yosakoi, trống hội Nhật và trình diễn nhạc pop đến từ nhóm Parallel Dream. Lễ hội hứa hẹn sẽ đem tới không khí tràn đầy âm nhạc Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại.

Bà Suzuki Mari, giám đốc điều hành lễ hội, cho biết sẽ có khoảng 80 người Nhật Bản tham gia vào các hoạt động của lễ hội, trong đó có các giảng viên về trà đạo, thư pháp và các nghệ sĩ.

(Theo VnExpress)

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

9 địa điểm ở Việt Nam khiến khách Tây đi mãi vẫn "say như điếu đổ"

Với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, văn hóa đặc sắc và ẩm thực tuyệt ngon, nhiều điểm đến của Việt Nam như Hà Nội, đồng bằng sông Mekong, Hội An, vịnh Hạ Long... luôn thu hút được nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Đà Lạt



Khí hậu mát mẻ quanh nằm cùng khung cảnh tuyệt đẹp của các thung lũng sương khói, những cánh rừng thông xanh tươi và các loài hoa đủ màu sắc là nơi khiến Đà Lạt được vua chúa thời xưa chọn làm nơi nghỉ dưỡng mùa hè. Ngày nay, thành phố xinh đẹp ở cao nguyên Lâm Viên là điểm đến cho những người muốn trốn khỏi cái nóng nực của miền Nam.



Ẩm thực Đà Lạt cũng khá phong phú, trong đó các món ăn vặt như bánh căn, sữa đậu nành, bánh tráng nướng được xếp vào hàng những món ăn phải nếm khi đến đây.
Xem thêm: Những món ngon Đà Lạt níu chân du khách

TP. Hồ Chí Minh



Nằm dọc sông Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh trước đây được biết tới với cái tên Sài Gòn. Ngày nay, TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, thu hút du khách quốc tế nhờ vẻ đẹp kết hợp giữa lịch sử và hiện đại, các điểm tham quan hấp dẫn và cuộc sống về đêm sôi động.



Ngoài ra, ẩm thực đường phố của TP. Hồ Chí Minh cũng có sức quyến rũ đặc biệt. Đến thành phố sôi động bậc nhất Việt Nam này, bạn có thể thoả thuê với những khu ẩm thực đặc sắc như chợ đêm Bến Thành, đường sủi cảo Hà Tôn Quyền, phố ốc Vĩnh Khánh.

Đồng bằng sông Mekong



Những khu chợ nổi đầy màu sắc, vườn cây ăn trái trù phú, đồng lúa trải dài bất tận, các ngôi làng xinh xắn bình yên... khiến đồng bằng sông Mekong là điểm đến lý tưởng cho các du khách quốc tế muốn trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân Việt Nam.



Đến vùng đất trù phú này, đừng quên thưởng thức những sản vật địa phương. Chẳng còn gì tuyệt bằng được khám phá các kênh rạch xanh mướt bóng cây, thưởng thức những món ngon dân dã như cá lóc nướng trui, bánh bò hay đi vào vựa trái cây. Sẽ rất thú vị đấy!
Xem thêm: 7 đặc sản miền Tây mùa nào cũng có

Nha Trang



Nằm tại một trong những vịnh biển đẹp nhất châu Á trên bờ biển Việt Nam, Nha Trang là điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng với du khách cả trong và ngoài nước. Những ngọn núi hùng vĩ, bãi biển cát mịn và các hòn đảo tuyệt đẹp tạo cơ hội cho du khách có một kỳ nghỉ trọn vẹn. Các bãi biển của Nha Trang hút khách nhờ có nhiều khu nghỉ dưỡng, cây xanh... Công viên giải trí và công viên nước đem lại sự thích thú cho du khách.



Về ẩm thực các món ăn chế biến từ hải sản luôn được cả khách du lịch Việt Nam lẫn du khách quốc tế ưa thích. Ngoài ra nem lụi hay bún chả cá cũng rất ngon và nêm thử.
Xem thêm: Bữa sáng đúng chất phố biển Nha Trang

Sapa


Bao quanh bởi núi non, ruộng bậc thang và các bản làng dân tộc ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Sapa là một trị trấn nhộn nhịp, nơi từ đây du khách có thể đi leo dãy Hoàng Liên Sơn hoặc thăm các vùng xung quanh. Du khách quốc tế vô cùng háo hức khi được ngắm nhìn những ruộng bậc thang, thác nước, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và ở homestay cùng người dân địa phương.



Đến Sapa, hãy nhớ thưởng thức các món nướng đặc sắc ở đây. Các loại thịt nướng, rau củ được xiên thành xiên nhỏ, có khách ăn mới nướng. Trong thời tiết lạnh giá của vùng núi được thưởng thức những xiên nướng thơm phức, nóng hổi quả là ngon đến khó quên.
 
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, Huế là cố đô cổ kính và trầm mặc của Việt Nam. Ngày nay, nơi này vẫn giữ được những nét truyền thống trong kiến trúc, văn hóa và ẩm thực, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam. Trong đó, kinh thành Huế với các đền đài, cung điện, tường thành lộng lẫy, hay chùa Thiên Mụ là các điểm tham quan đông khách nhất.
 
Các món ngon nổi tiếng của ẩm thực Huế phải kể đến bún bò, các món bánh bột lọc, ram ít... và những loại chè Huế siêu đa dạng

Hội An


Đô thị cổ xinh xắn này có lịch sử hơn 2.000 năm, nằm ở miền Trung Việt Nam. Trung tâm của Hội An là khu phố cổ với kiến trúc ấn tượng và ẩm thực hấp dẫn. Du khách có thể thả bộ dọc những con phố nhỏ cổ kính, ngắm nhìn các ngôi nhà cổ, thưởng trà, nếm thử các món ăn ngon tuyệt như chè, cao lầu... hay thỏa sức mua sắm ở các tiệm vải lâu đời.
 
Với khu phố cổ nhộn nhịp, sự pha trộn hoàn hảo giữa nét cổ điển và hiện đại, cùng nền ẩm thực độc đáo, Hà Nội trở thành điểm đến được nhiều du khách quốc tế yêu thích.


Bạn có thể đi dạo ở những con phố cổ sôi động, tham quan các khu chợ, nhấm nháp ly cà phê thơm nức, thưởng thức các món ăn đường phố hấp dẫn, nghe opera ở Nhà Hát Lớn... Giá cả rẻ so với các điểm đến khác trên thế giới cũng là một điểm cộng cho Hà Nội.
Xem thêm: Bữa sáng đậm chất người Hà Nội

Vịnh Hạ Long

Là một trong 7 kỳ quan thế giới mới, vịnh Hạ Long từ lâu đã là một cái tên được cộng đồng du lịch quốc tế biết đến. Với làn nước xanh biếc, các núi đá kỳ vĩ, vịnh Hạ Long giống như một khung cảnh trong truyện viễn tưởng. Nằm cách Hà Nội khoảng 130 km, nơi đây có hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, với hệ thống hang động, hồ nước... ấn tượng. Du khách có thể thuê du thuyền để trải nghiệm một đêm thú vị trên vịnh.
 
(Theo Trí thức trẻ)

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn

Bước vào quán, cùng một loại thức uống nhưng người Sài Gòn gọi cà phê sữa đá, còn người Hà Nội lại gọi là cà phê nâu.
Cả người Sài Gòn và Hà Nội đều xem cà phê là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên mỗi nơi lại có sự khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Dưới đây là sự so sánh thú vị giữa cách thưởng thức cà phê của người Sài Gòn và người Hà Nội.

Người thưởng thức

Đối với người Sài Gòn, cà phê là loại thức uống phổ biến của mọi tầng lớp, lứa tuổi, từ người già đến người trẻ. Nó là câu cửa miệng để làm cái cớ rủ rê bạn bè: “Cà phê không?”. Chỉ với cái gật đầu, ly cà phê trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc nhiều con người với nhau. Họ có thể uống cà phê vào bất cứ giờ nào trong ngày, có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in, trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp ly cà phê bên một người bạn thân, ngắm sự tĩnh lặng đến kỳ lạ của phố xá lúc lên đèn.
Xem thêm: Những góc ngồi quan sát nhịp sống người Sài Gòn

Người Hà Nội lại khác, chuộng cà phê nhất phải kể đến những bậc lão thành, dân kinh doanh đam mê công việc. Họ thường chỉ nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể.

Khi thưởng thức cà phê, người Hà Nội điềm nhiên chẳng vội vã

Địa điểm uống

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại, từ cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…

Tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán theo phong cách phố cổ, hoặc ngồi tạm ngay vỉa hè. Đặc biệt nhiều khi các vị khách còn sẵn sàng ngồi chung một bàn san sát nhau vì hết chỗ.

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng

Cách gọi cũng khác…

Khi bước chân vào quán, người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa, họ sẽ gọi cà phê sữa đá, bạc xỉu hoặc cà phê sữa tươi. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê, đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.

Riêng người Hà Nội, họ gọi món cà phê pha sữa là cà phê nâu. Đó là loại cà phê sữa đặc, không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn. Hà Nội hầu như không có bạc xỉu, nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một ly như thế, chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội, dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.

Nắm bắt được sự quen thuộc cũng như ý nghĩa của ly cà phê sữa đá tại Sài Gòn và cà phê nâu tại Hà Nội, VinaCafé Chất cho ra đời hai dòng sản phẩm riêng biệt là Hà Nội cà phê nâu và Sài Gòn cà phê sữa đá để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Đây là sản phẩm được áp dụng công nghệ đột phá với cà phê được làm hoàn toàn từ 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất, mang đến cho người dùng ly cà phê sữa đá uống liền đúng chất pha phin kiểu Việt.

Chỉ cần thưởng thức qua ly cà phê hòa tan, cả người Sài Gòn lẫn Hà Nội đều như tìm thấy lại được chính hương vị tại quê nhà của mình.

Hoàng Ngân (VnExpress)

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Những lý do phải đến Hà Nội vào mùa xuân

Nếu bạn còn băn khoăn không biết có nên đến Hà Nội vào thời gian này hay không thì 5 lý do dưới đây sẽ tiếp cho bạn thêm động lực.
Xem thêm: Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

1. Thời tiết ấm áp


Hà Nội xuân về ẩm ướt dịu dàng trong những cơn mưa bụi

Thời tiết của Hà Nội có 4 mùa rõ rệt, trong đó mùa thu và mùa xuân là thời điểm phù hợp nhất để đi du lịch. Nếu Hà Nội mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, mùa hè thì trời oi bức và nóng nực, mùa thu bảng lảng những cơn gió heo may se lạnh thì mùa xuân lại có những cơn mưa phùn lây rây làm nao nao lòng người.

Người ta vẫn thường nói thích Hà Nội nhất khi thu về, vì khi ấy Hà Nội là của hương hoa sữa, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh vàng và gió heo may se lạnh… Nhưng với nhiều người lại thích Hà Nội khi xuân tới.

Nếu ghé thăm Hà Nội vào mùa xuân, bạn nên mặc thêm áo dài tay hoặc đem theo áo khoác nhẹ để tránh bị ho nhé!

2. Những làng hoa xuân đẹp ngẩn ngơ

Những làng hoa đẹp ngẩn ngơ mỗi độ xuân về. Ảnh: Caoanhtuan

Nói đến thú chơi hoa Tết, có lẽ không đâu sánh bằng Hà Nội. Con người Hà thành hào hoa tao nhã và mang nét thanh lịch của đất kinh kỳ nên thú chơi của họ cũng rất công phu. Xuân về, người Hà Nội thường rủ nhau đến những làng hoa quanh thành phố để thưởng lãm.

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km, làng Tây Tựu (Từ Liêm) có nghề trồng hoa lâu đời, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa. Tây Tựu nổi bật với những cánh đồng trồng hoa cúc vàng rực rỡ, xen lẫn cúc chi và hoa hồng, hoa đồng tiền. Vào ngày giáp Tết, đồng hoa violet tím, hoa layon, hoa thược dược lại có dịp khoe sắc trong tiết trời lạnh giá.

Làng đào Nhật Tân nổi tiếng từ lâu với giống đào bích cho hoa đẹp, nở đều, sắc thắm… Những ngày này, vườn đào lại tấp nập, rộn ràng hơn bởi nhiều bạn trẻ đến ngắm hoa hay chụp ảnh bên gốc đào tươi thắm. Những tà áo dài thướt tha, đèn lồng, lì xì, câu đối đỏ cùng sắc màu của các loài hoa trong vườn đào khiến người người, nhà nhà cảm nhận rõ nét hơn không khí xuân rộn ràng đang đến gần.

3. Hoa đào khoe sắc trên từng con phố


Tháng giêng, hoa đào đón xuân cùng hoa mùi già ngan ngát. Những cánh hồng yêu kiều mỏng manh trong làn mưa bụi khiến lòng người chợt thấy nao nao. Hoa đào đủ loại len lỏi trên những con phố, như mang mùa xuân về từng ô cửa, từng mái nhà.

Tết càng đến gần mà thiếu đi những cành đào thì khí xuân cũng vợi mất một nửa. Theo chân mùa xuân, những cành đào đầu tiên cũng đã có mặt trên những chiếc xe đạp cũ kỹ. Hình ảnh đó gợi về một Hà Nội xa xăm, một Hà Nội rất đỗi bình yên, dịu dàng.

4. Hoa ban, hoa sữa lãng mạn

Tháng 3 Hà Nội trắng muốt mùa hoa sữa

Khi những cánh đào rụng xuống là lúc những tán hoa sưa li ti bắt đầu nở rộ và phủ trắng những tán cây xanh mướt. Bất chợt một ngày đi trên phố, bạn nhận ra hàng cây vẫn đứng lặng thầm suốt mùa đông khoác một tấm áo trắng xóa, đấy là mùa xuân đã gọi hoa sưa về. Trên các con phố như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Bưởi… vào mỗi độ tháng 3, hoa sưa nở trắng trời tạo nên khung cảnh vô cùng quyến rũ.

Xuân về, đường phố Hà Nội bỗng trở nên thơ mộng hơn bởi sắc màu của hoa ban tím. Thời tiết Hà Nội những ngày này ẩm ương, nồm và thất thường như con gái vậy. Những lúc ấy chỉ thèm ngủ vùi dưới một hàng ban tím để thấy tâm hồn thật bình yên.

5. Mùa xuân - mùa lễ hội

Hà Nội - mảnh đất văn hiến ngàn năm lịch sử, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá sẽ diễn ra hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khi xuân về. Đây cũng là thời điểm Hà Nội thu hút hàng triệu lượt khách du lịch

Hàng loạt lễ hội truyền thống sẽ được tổ chức để tưởng nhớ những nhân vật truyền thuyết, lịch sử như: Lễ hội gò Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng) được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của Vua Quang Trung - người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống giặc Thanh của dân tộc, lễ hội đền Sóc (6-7 tháng Giêng) thờ Thánh Gióng - vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân, hội đền Hai Bà Trưng (mùng 6 tháng Giêng) tưởng nhớ công lao của hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa nhằm đánh đuổi giặc Đông Hán, lễ hội Cổ Loa (6-8 tháng Giêng) tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương - người được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi...

Đặc biệt, lễ hội Chùa Hương là lễ hội kéo dài thời gian nhất ở nước ta. Du khách đến đây không chỉ cầu phúc, cầu may, mà còn được thăm thú cảnh đẹp chốn bồng lai tiên cảnh, non nước hùng vĩ, sông suối nên thơ, hang động kỳ thú.

Ngoài ra, nhiều lễ hội làng vùng ngoại thành Hà Nội cũng sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách như lễ hội chùa Thầy, hội chùa Trăm Gian, Tây Phương, lễ hội làng Sơn Đồng (Hoài Đức), làng gốm (Bát Tràng), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông)...

Theo Timeout Vietnam

Bài đăng phổ biến