Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang phục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang phục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Tìm hiểu về trang phục truyền thống đón Tết ở các nước

Tết Nguyên Đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Tết Nguyên đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Sườn xám, Trung Quốc

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.    Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.

Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Hanbok, Hàn Quốc

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Kimono, Nhật Bản

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.    Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.

Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Áo dài, Việt Nam

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến