Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Dạo một vòng xem món ăn trên máy bay của các nước

Không ngờ những món ăn trên chuyến bay các nước lại đa dạng đến thế, ngoài món chính còn có biết bao món ăn nhẹ tráng miệng trông mà thèm!

Không ngờ những món ăn trên chuyến bay các nước lại đa dạng đến thế, ngoài món chính còn có biết bao món ăn nhẹ tráng miệng trông mà thèm!

Mới đây, trang Buzzfeed đã tổng hợp lại một số những món ăn được phục vụ trên các chuyến bay khắp thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Mặt khác, có một điều đặc biệt được nhận thấy là cơm không ngờ lại có mặt trên hãng hàng không của nhiều nước, thậm chí là những nước châu Âu vốn không thường ăn cơm như bữa chính. Hãy cùng chúng mình khám phá một số những món ăn trên máy bay của các nước nhé:

Pháp

Nổi tiếng với bánh mì và phô mai, chẳng ngạc nhiên khi hãng hàng không Pháp Air France lại phục vụ hai món này. Tuy nhiên bên cạnh đó, hãng cũng có món cơm thịt gà, với cơm có màu xanh lá trông khá lạ mắt.

Nổi tiếng với bánh mì và phô mai, chẳng ngạc nhiên khi hãng hàng không Pháp Air France lại phục vụ hai món này. Tuy nhiên bên cạnh đó, hãng cũng có món cơm thịt gà, với cơm có màu xanh lá trông khá lạ mắt.

Mỹ

Hãng hàng không Mỹ American Airlines khá đơn giản với món cơm rau củ xào cùng thịt sốt, kèm với một phần salad trộn nhỏ. Bên cạnh đó còn có bánh mì, và các món ăn nhẹ khác.

Hãng hàng không Mỹ American Airlines khá đơn giản với món cơm rau củ xào cùng thịt sốt, kèm với một phần salad trộn nhỏ. Bên cạnh đó còn có bánh mì, và các món ăn nhẹ khác.

Việt Nam

Thực đơn của hãng hàng không Việt Nam khá đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng với mì bò bằm là món chín, bánh mì croissaint, cùng sữa chua. Bên cạnh đó còn có cả trái cây tráng miệng bao gồm thanh long, dưa hấu và đu đủ. Bạn cũng có các lựa chọn nước uống như nước cam, cà phê hoặc nước lọc.

Thực đơn của hãng hàng không Việt Nam khá đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng với mì bò bằm là món chín, bánh mì croissaint, cùng sữa chua. Bên cạnh đó còn có cả trái cây tráng miệng bao gồm thanh long, dưa hấu và đu đủ. Bạn cũng có các lựa chọn nước uống như nước cam, cà phê hoặc nước lọc.

Anh Quốc

Hãng hàng không Anh Quốc cung cấp cho khách một thực đơn khá lành mạnh với rau củ, trái cây và các loại hạt chiếm đa số. Bên cạnh đó, ta lại thấy một phần cơm ăn cùng một loại thịt và rau củ khá quen thuộc. Có vẻ như các nước phương Tây cũng chuộng ăn cơm đấy nhỉ?

Hãng hàng không Anh Quốc cung cấp cho khách một thực đơn khá lành mạnh với rau củ, trái cây và các loại hạt chiếm đa số. Bên cạnh đó, ta lại thấy một phần cơm ăn cùng một loại thịt và rau củ khá quen thuộc. Có vẻ như các nước phương Tây cũng chuộng ăn cơm đấy nhỉ?

Trung Quốc

Hãng hàng không Trung Quốc Air China phục vụ hành khách cơm bò, salad ngũ cốc và một miếng bánh mì kèm với bơ để phết lên. Bên cạnh đó còn có món tráng miệng là một miếng bánh ngọt.

Hãng hàng không Trung Quốc Air China phục vụ hành khách cơm bò, salad ngũ cốc và một miếng bánh mì kèm với bơ để phết lên. Bên cạnh đó còn có món tráng miệng là một miếng bánh ngọt.

Ai Cập

Hãng hàng không Ai Cập phục vụ cơm gà, rau củ, salad kèm sốt, một phần bánh brownie socola và một miếng bánh mì cùng với một cốc nước cam.

Hãng hàng không Ai Cập phục vụ cơm gà, rau củ, salad kèm sốt, một phần bánh brownie socola và một miếng bánh mì cùng với một cốc nước cam.

Hawaii

Một lần nữa, món cơm lại xuất hiện và lần này là đi kèm với salad bao gồm các loại hạt và đậu. Chiếc hộp tròn giữa hình dù trông giống như một hộp đựng thạch nhưng thực ra là nước uống đấy. Đó là loại nước uống tinh khiết đặc biệt có nguồn gốc từ Hawaii 100%.

Một lần nữa, món cơm lại xuất hiện và lần này là đi kèm với salad bao gồm các loại hạt và đậu. Chiếc hộp tròn giữa hình dù trông giống như một hộp đựng thạch nhưng thực ra là nước uống đấy. Đó là loại nước uống tinh khiết đặc biệt có nguồn gốc từ Hawaii 100%.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc rất yêu quý mì ramyeon và một lần nữa điều này được thể hiện qua bữa ăn này với món chính là mì xào gà và tráng miệng bằng trái cây cũng như muffin. Ngoài ra, hành khách cũng được nếm thử món nước tinh khiết đến từ đảo Jeju (bên cạnh hộp trái cây).

Người Hàn Quốc rất yêu quý mì ramyeon và một lần nữa điều này được thể hiện qua bữa ăn này với món chính là mì xào gà và tráng miệng bằng trái cây cũng như muffin. Ngoài ra, hành khách cũng được nếm thử món nước tinh khiết đến từ đảo Jeju (bên cạnh hộp trái cây).

Malaysia

Hãng hàng không Malaysia có món chính là cơm, một miếng bánh mì, trái cây, một chiếc bánh thạch truyền thống cùng với ít đậu phông và thức ăn vặt.

Hãng hàng không Malaysia có món chính là cơm, một miếng bánh mì, trái cây, một chiếc bánh thạch truyền thống cùng với ít đậu phông và thức ăn vặt.

Singapore

Hãng hàng không của Singapore phục vụ món mutton biryani (làm từ thịt cừu, sữa chua và các loại gia vị đặc biệt) ăn cùng với cơm. Ngoài ra còn có bánh mì, salad ăn kèm với bơ, phô mai cheddar cùng một gói bánh cracker tráng miệng.

Hãng hàng không của Singapore phục vụ món mutton biryani (làm từ thịt cừu, sữa chua và các loại gia vị đặc biệt) ăn cùng với cơm. Ngoài ra còn có bánh mì, salad ăn kèm với bơ, phô mai cheddar cùng một gói bánh cracker tráng miệng.

Thái Lan

Hãng Thai Airways phục vụ hành khách những món ăn đậm chất Thái như cơm cà ri cá và một loại gỏi chua với tôm, một ít bánh socola phủ dừa nạo và bánh mì.

Hãng Thai Airways phục vụ hành khách những món ăn đậm chất Thái như cơm cà ri cá và một loại gỏi chua với tôm, một ít bánh socola phủ dừa nạo và bánh mì.

Tạm kết:

Bạn lưu ý rằng các món ăn này có thể thay đổi tuỳ theo menu và chặng bay của từng hãng nên không thể xem như món ăn đại diện cho cả một đất nước được đâu nhé. Tuy nhiên qua đây, ta cũng có thể thấy được rằng món ăn trên các hãng bay rất đa dạng và phong phú, tuy vẫn bao gồm một số đặc sản của từng vùng, nhưng các món ăn vẫn theo tiêu chí hoà nhập. 

Châu Âu không nhất thiết chỉ có các món Tây mà còn có các món châu Á và ngược lại, những nước châu Á cũng phục vụ các món ăn phương Tây. Nhìn chung thì phần nào cũng hấp dẫn nhỉ? Bạn thích nhất phần ăn của nước nào?


Nguồn: Kenh14.vn

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Những lầm tưởng của du khách nước ngoài về tên các món ăn Việt Nam

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Chỉ một cái tên, nhưng khi thì món này, khi lại món khác khiến người ta phải bối rối.

Người ta nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", và có lẽ điều này cũng áp dụng cho phương diện ẩm thực, bởi vì đôi khi chỉ một cái tên nhưng lại được ông bà ta dùng để gọi nhiều món thoạt nghe có vẻ "không được liên quan" cho lắm. Hãy cùng điểm qua một số những cái tên trong ẩm thực Việt dễ khiến người ta hoang mang sau đây:

Bánh đa

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Nhắc đến món bánh đa, nhiều người nghĩ ngay chiếc bánh có hình dạng tròn, dẹp, phía trên có rắc nhiều mè và được nướng lên ăn rất giòn. Bánh này có thể ăn không, cũng là loại bánh đa ăn chung với hến xào của người miền Trung.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.    Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Tuy nhiên, một số người khác lại nghĩ đến món bánh đa có sợi to bản, gần giống sợi phở nhưng dai hơn, ăn cùng nước dùng, ấy chính là bánh đa cua. Theo tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, bánh đa cua Hải Phòng rất nổi tiếng, là món ăn bình dân quen thuộc với gới công chức, học sinh, sinh viên ăn để lót dạ cho đến bữa cơm chiều. Bánh có màu nâu đặc trưng, xen lẫn màu vàng đỏ của cà chua và gạch cua. Nước dùng chua nhẹ, thanh mát ăn mãi không ngán. Sau này còn có thêm cả bánh đa trắng, màu trắng, cũng được sử dụng tương tự.

Một số nơi, bánh đa còn dùng để gọi bánh tráng. Bởi vì thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), do để tránh phạm huý mà người ta gọi bánh đa, chứ không gọi bánh tráng.

Chè

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

Đối với nhiều người, chè là từ dùng để chỉ các món tráng miệng ngọt, có nước, thường được nấu bằng các loại ngũ cốc, gạo nếp... Chè là món tráng miệng nổi tiếng khắp Việt Nam và vùng miền nào cũng có những phiên bản chè riêng. Ví dự như miền Nam có chè Bà ba, miền Trung có chè heo quay bột lọc và miền Bắc thì có chè cốm, chè bà cốt...

 Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi.

Tuy nhiên, chè cũng có thể được dùng chỉ một món kẹo đặc sản của các tỉnh thành miền Bắc, gọi là chè lam. Chè lam làm từ bột nếp, gừng và mật mía, ăn dai dai, thơm thơm. Mặt khác, chè cũng có thể dùng để chỉ một thức uống rất quen thuộc với người Việt là trà - được làm bằng cách ngâm lá, chồi hay cành cây trà (cây chè) trong nước sôi. 

Nem

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men.

Nhắc đến nem, hẳn sẽ có rất nhiều những món ăn khác nhau xuất hiện trong đầu mỗi người. Đó có thể là nem nướng, một món thịt heo giã nhuyễn trộn gia vị rồi đem nướng. Đó cũng có thể là nem chua, món thịt sống được làm chín bằng cách lên men. 

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Thậm chí, món chả giò (thịt được cuốn bánh tráng và đem rán) cũng được gọi là nem rán. Món thịt luộc được cuốn bằng bánh tráng với bún, tôm và rau củ thì là nem cuốn, và món thịt xắt bóp với thính và bì lợn thì được gọi là nem thính (nem chạo). Thật khó làm sao khi định nghĩa chữ "nem" với bạn bè quốc tế, vì chính bản thân ta cũng... bối rối.

Gỏi

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Để định nghĩa một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi "bất di bất dịch", đó có thể là nguyên liệu, cách làm hay một đặc trưng nào đó. Ví dụ như canh chua có thể khác nhau theo vùng miền nhưng có một điểm chắc chắn là nó phải chua (từ cà chua, từ giấm hay me...).

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Tuy nhiên, gỏi dường như không có một giá trị bất di bất dịch, khi mà nó có thể chỉ món gỏi trộn rau củ của người miền Nam, cũng có thể chỉ món gỏi tái bao gồm cá sống, hoặc chỉ món gỏi cuốn tôm thịt. Cả ba món dường như không có giao điểm chung nào rõ ràng đủ để ta quy nó về một mối, nên thành ra từ "gỏi" có lẽ vẫn sẽ mãi "mông lung" như thế.

Xem thêm: Vận dụng khoa học vào ăn uống như cách của ông bà ta


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Điểm danh 4 món dầm trộn giải nhiệt ngày hè Hà Nội

Mấy ngày trời nắng nóng thế này mà có ngay vài hộp trộn dầm chua cay để nhâm nhi là tuyệt nhất.

Hà Nội đã chính thức bước vào mùa hè bằng một màn "comeback" ngoạn mục khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 37 độ. Thời tiết thế này lười ra đường mà lại muốn nhâm nhi món gì mát mát thì cứ gọi ngay mấy món sau đây. Đảm bảo mấy món dầm trộn chua cay ngon "hết sảy" này sẽ làm xiêu lòng bạn giữa thời tiết oi bức như bây giờ.

Hà Nội đã chính thức bước vào mùa hè bằng một màn "comeback" ngoạn mục khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 37 độ. Thời tiết thế này lười ra đường mà lại muốn nhâm nhi món gì mát mát thì cứ gọi ngay mấy món sau đây. Đảm bảo mấy món dầm trộn chua cay ngon "hết sảy" này sẽ làm xiêu lòng bạn giữa thời tiết oi bức như bây giờ.

Gân bò dầm cóc

Gân bò dầm cóc là sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu được nhiều người ưa thích. Cái dai giòn sần sật của gân bò, vị chua dịu của cóc non kết hợp cùng với nước ngâm chua cay mặn ngọt cứ phải gọi là tròn vị. Mỗi khi buồn miệng, nếu có ai đó mang đến một hộp gân bò dầm cóc để nhâm nhi thì đúng là "chân ái".

Gân bò dầm cóc là sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu được nhiều người ưa thích. Cái dai giòn sần sật của gân bò, vị chua dịu của cóc non kết hợp cùng với nước ngâm chua cay mặn ngọt cứ phải gọi là tròn vị. Mỗi khi buồn miệng, nếu có ai đó mang đến một hộp gân bò dầm cóc để nhâm nhi thì đúng là "chân ái".

Giá cả dành cho món ăn này dao động khoảng 50k - 90k/hộp. Mỗi hộp gân bò đủ cho 2 – 3 người cùng ăn. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở các địa chỉ như số 8 ngõ Hàng Bột, 243 Giảng Võ…

Nem trộn 8 loại

Trời nắng nóng gần 40 độ thế này thì cứ chọn mấy món trộn man mát như nem trộn mà ăn thôi. Và đúng như tên gọi, loại nem này là sự kết hợp giữa 8 nguyên liệu khác nhau như nem tai, chả, nem chua, giò bò, giò gân, cá tẩm, xoài, cóc. Các nguyên liệu trên được thái miếng vừa ăn, trộn cùng với nước mắm chua cay. Nem có vị cay đậm đà của ớt, thơm thơm của lá chanh và tắc.

Trời nắng nóng gần 40 độ thế này thì cứ chọn mấy món trộn man mát như nem trộn mà ăn thôi. Và đúng như tên gọi, loại nem này là sự kết hợp giữa 8 nguyên liệu khác nhau như nem tai, chả, nem chua, giò bò, giò gân, cá tẩm, xoài, cóc. Các nguyên liệu trên được thái miếng vừa ăn, trộn cùng với nước mắm chua cay. Nem có vị cay đậm đà của ớt, thơm thơm của lá chanh và tắc.

Một hộp nem trộn đầy đặn có giá khoảng 100k, trước khi ăn bạn hãy trộn đều để nước sốt ngấm nhé! Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể ghé địa chỉ online ở 18 Hồ Đắc Di, hoặc Nguyễn Lương Bằng...

Một hộp nem trộn đầy đặn có giá khoảng 100k, trước khi ăn bạn hãy trộn đều để nước sốt ngấm nhé! Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể ghé địa chỉ online ở 18 Hồ Đắc Di, hoặc Nguyễn Lương Bằng...

Cóc, xoài dầm bò khô

Các tín đồ của các món dầm chua ngọt chắc hẳn không thể bỏ qua món ăn này được. Chẳng cần quá cầu kì, chỉ cần vài trái cóc bao tử tách miếng trộn cùng nước sốt chua ngọt, thêm chút bò khô là đã đủ tạo nên một món ngon.     Dạo quanh một vòng các quán bán online hay hàng ăn vặt, không khó để tìm thấy những hộp cóc dầm xanh thích mắt. Giá cả cho một hộp cóc dầm cũng tương đối "hạt dẻ", chỉ dao động từ 30k – 50k. Bạn có thể tìm mua chúng tại các khu ăn vặt như Nguyễn Quý Đức, Nghĩa Tân…

Các tín đồ của các món dầm chua ngọt chắc hẳn không thể bỏ qua món ăn này được. Chẳng cần quá cầu kì, chỉ cần vài trái cóc bao tử tách miếng trộn cùng nước sốt chua ngọt, thêm chút bò khô là đã đủ tạo nên một món ngon. 

Dạo quanh một vòng các quán bán online hay hàng ăn vặt, không khó để tìm thấy những hộp cóc dầm xanh thích mắt. Giá cả cho một hộp cóc dầm cũng tương đối "hạt dẻ", chỉ dao động từ 30k – 50k. Bạn có thể tìm mua chúng tại các khu ăn vặt như Nguyễn Quý Đức, Nghĩa Tân… 

Chân gà dầm chẩm chéo cóc non

Chán chân gà ngâm xả ớt thì đổi gió với món này cũng là gợi ý hay ho. Chân gà rút xương được dầm với chẩm chéo và cóc bao tử đến khi ngấm gia vị. Từng miếng chân gà giòn giòn sần sật kết hợp với vị chua dịu của cóc non, chẩm chéo chua chua ngọt ngọt cay cay đảm bảo ngon "hết sảy".

Chán chân gà ngâm xả ớt thì đổi gió với món này cũng là gợi ý hay ho. Chân gà rút xương được dầm với chẩm chéo và cóc bao tử đến khi ngấm gia vị. Từng miếng chân gà giòn giòn sần sật kết hợp với vị chua dịu của cóc non, chẩm chéo chua chua ngọt ngọt cay cay đảm bảo ngon "hết sảy".


Theo Kenh14.vn

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Lên Tây Bắc, ngắm Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng của Hoàng Su Phì ánh lên một màu bạc lấp lánh, tựa như một tấm gương khổng lồ in bóng đất trời, núi rừng miền sơn cước.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng. 

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.

Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Tận hưởng khung cảnh ruộng bậc thang vào sáng sớm với những đường cong mềm mại, len lỏi trong đó là những làn mây trắng, ánh nắng chói chang buổi bình minh, những mái nhà xinh xắn…và hít hà hương vị của núi non cây cỏ sẽ cho du khách cảm giác vô cùng khoáng đạt.

Tận hưởng khung cảnh ruộng bậc thang vào sáng sớm với những đường cong mềm mại, len lỏi trong đó là những làn mây trắng, ánh nắng chói chang buổi bình minh, những mái nhà xinh xắn…và hít hà hương vị của núi non cây cỏ sẽ cho du khách cảm giác vô cùng khoáng đạt. 

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa.

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa. 

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo  hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ.

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo  hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ. 

Trải nghiệm, cảm nhận ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ nhiều thời điểm và góc nhìn, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những tuyệt tác được hòa quyện bởi thiên nhiên và con người. Và bạn sẽ hiểu vì sao mảnh đất miền tây của Hà Giang lại là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ống kính nhiếp ảnh, là điểm dừng chân khám phá của nhiều dân phượt đến thế.

Trải nghiệm, cảm nhận ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ nhiều thời điểm và góc nhìn, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những tuyệt tác được hòa quyện bởi thiên nhiên và con người. Và bạn sẽ hiểu vì sao mảnh đất miền tây của Hà Giang lại là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ống kính nhiếp ảnh, là điểm dừng chân khám phá của nhiều dân phượt đến thế.   


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Món xôi trong ẩm thực của người Việt

Cho dù là bữa sáng vội ủ trong cặp sách nhỏ trên đường đến trường hay đĩa xôi cúng trong dịp cưới hỏi quan trọng nhất đời người, dường như xôi Việt Nam này vẫn luôn đồng hành với chúng ta.

Cho dù là bữa sáng vội ủ trong cặp sách nhỏ trên đường đến trường hay đĩa xôi cúng trong dịp cưới hỏi quan trọng nhất đời người, dường như xôi Việt Nam này vẫn luôn đồng hành với chúng ta.

Đối với một quốc gia có bề dày văn hoá lúa nước như Việt Nam, thì những chế phẩm làm từ gạo vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong làng ẩm thực. Gạo có mặt trong hầu hết tất thảy những món ăn Việt Nam hằng ngày, từ mâm cơm gia đình lấy cơm làm trung tâm, cho đến các món phở, bún, bánh hỏi, bánh cuốn, các món bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh tét, bánh ú... Bên cạnh đó, còn có một món ăn khác cực kì phổ biến ấy chính là: Xôi.

Là gói xôi sớm ăn trên đường đi học

Hình ảnh quen thuộc nhất về xôi đối với phần lớn chúng ta có lẽ là những gói xôi bọc lá chuối dung dị và chân phương. Ta nhớ những gói xôi thường nhỏ, nằm vừa khít trong lòng bàn tay, lúc mua còn ấm sực, phảng phất mùi nếp và mùi đậu thơm nức cả lòng. Những gói xôi như một thức quà ăn vặt khoái khẩu, có thời từng chỉ tốn từ hai đến ba nghìn của bọn trẻ con.

Hình ảnh quen thuộc nhất về xôi đối với phần lớn chúng ta có lẽ là những gói xôi bọc lá chuối dung dị và chân phương. Ta nhớ những gói xôi thường nhỏ, nằm vừa khít trong lòng bàn tay, lúc mua còn ấm sực, phảng phất mùi nếp và mùi đậu thơm nức cả lòng. Những gói xôi như một thức quà ăn vặt khoái khẩu, có thời từng chỉ tốn từ hai đến ba nghìn của bọn trẻ con.

Xôi xuất hiện trong đời những đứa trẻ Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ lúc bắt đầu biết ăn, biết nhai sẽ được người lớn đút cho ít xôi nếp mềm, có khi là từ gói xôi sớm mẹ mua vội đầu ngõ, rồi nhét vào cặp sách để con ăn trên đường đến trường. Lắm hôm đi trễ, xôi bị đè trong cặp cả buổi, tới lúc lấy ra thì dù đã "bẹp" nhưng ăn vẫn ngon như thường. Những gói xôi cũng gắn liền với những giờ chơi khi mà bọn trẻ con dán người vào cổng trường, vung vẩy những tờ tiền nhỏ trên tay đưa ra ngoài cổng, hòng mua nhanh một phần xôi ngọt.

Xôi xuất hiện trong đời những đứa trẻ Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ lúc bắt đầu biết ăn, biết nhai sẽ được người lớn đút cho ít xôi nếp mềm, có khi là từ gói xôi sớm mẹ mua vội đầu ngõ, rồi nhét vào cặp sách để con ăn trên đường đến trường. Lắm hôm đi trễ, xôi bị đè trong cặp cả buổi, tới lúc lấy ra thì dù đã "bẹp" nhưng ăn vẫn ngon như thường. Những gói xôi cũng gắn liền với những giờ chơi khi mà bọn trẻ con dán người vào cổng trường, vung vẩy những tờ tiền nhỏ trên tay đưa ra ngoài cổng, hòng mua nhanh một phần xôi ngọt.

Lớn hơn một chút, ta ăn xôi để no, để lót dạ. Xôi đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với nhiều món ăn khác nhau giúp bổ sung năng lượng nhanh khi đói. Chỉ là thức ăn hằng ngày, nhưng xôi cũng đến với ta trong nhiều hình dáng khác nhau: từ xôi vò (trộn đậu xanh giã, ăn tơi và bùi), xôi xéo (xôi đậu xanh giã mịn được nắm lại, ăn kèm hành phi), hay xôi đậu phộng, đậu trắng, đậu đen. Ngoài ra còn có cả xôi mặn, ăn kèm lạp xưởng, chả lụa, pate và trứng cút. Nói không ngoa, ta có thể ăn xôi liên tục trong cả bảy ngày trong một tuần mà chẳng thấy ngán nổi, bởi không món xôi nào giống món xôi nào.

Lớn hơn một chút, ta ăn xôi để no, để lót dạ. Xôi đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với nhiều món ăn khác nhau giúp bổ sung năng lượng nhanh khi đói. Chỉ là thức ăn hằng ngày, nhưng xôi cũng đến với ta trong nhiều hình dáng khác nhau: từ xôi vò (trộn đậu xanh giã, ăn tơi và bùi), xôi xéo (xôi đậu xanh giã mịn được nắm lại, ăn kèm hành phi), hay xôi đậu phộng, đậu trắng, đậu đen. Ngoài ra còn có cả xôi mặn, ăn kèm lạp xưởng, chả lụa, pate và trứng cút. Nói không ngoa, ta có thể ăn xôi liên tục trong cả bảy ngày trong một tuần mà chẳng thấy ngán nổi, bởi không món xôi nào giống món xôi nào.

Là thức trang trọng luôn phải có trong các cột mốc đáng nhớ cả đời người

Được làm từ gạo nếp, xôi có không biết có bao nhiêu phiên bản, bao nhiêu biến tấu, biến thể từ hương vị, hình dáng cho đến màu sắc. Gạo nếp của Việt Nam là loại gạo dinh dưỡng, thơm và bùi. Khi nấu xôi sẽ đem ngâm rồi làm chính bằng cách hấp cách thuỷ, hay còn gọi là "đồ xôi". Hẳn là nhà nào cũng có một chiếc chõ (hay cái xửng hấp) dùng để đồ xôi dù là nhỏ hay lớn, bởi mỗi khi nhà có dịp gì quan trọng thì cũng không được thiếu món này.

Được làm từ gạo nếp, xôi có không biết có bao nhiêu phiên bản, bao nhiêu biến tấu, biến thể từ hương vị, hình dáng cho đến màu sắc. Gạo nếp của Việt Nam là loại gạo dinh dưỡng, thơm và bùi. Khi nấu xôi sẽ đem ngâm rồi làm chính bằng cách hấp cách thuỷ, hay còn gọi là "đồ xôi". Hẳn là nhà nào cũng có một chiếc chõ (hay cái xửng hấp) dùng để đồ xôi dù là nhỏ hay lớn, bởi mỗi khi nhà có dịp gì quan trọng thì cũng không được thiếu món này.

Đã đồng hàng từng ngày, từng giờ từ lúc biết cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành, đi làm, xôi còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Xôi đã xuất hiện như một vật phẩm cúng không thể thiếu trong tiệc thôi nôi (khi trẻ em tròn một tuổi), cũng phải có trong lễ Cúng Mụ (tập tục cúng khi trẻ em tròn 12 tuổi âm lịch, nhân dịp đủ một vòng 12 con giáp).

Đã đồng hàng từng ngày, từng giờ từ lúc biết cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành, đi làm, xôi còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Xôi đã xuất hiện như một vật phẩm cúng không thể thiếu trong tiệc thôi nôi (khi trẻ em tròn một tuổi), cũng phải có trong lễ Cúng Mụ (tập tục cúng khi trẻ em tròn 12 tuổi âm lịch, nhân dịp đủ một vòng 12 con giáp).

Xôi trong dịp này thường đi kèm chè trôi nước, chè đậu các loại... nên mới hay có chuyện các hàng xôi chè hay từ hai gộp thành một, chuyên bán cả xôi, cả chè. Xôi trong dịp này khác với xôi thường, được làm với số lượng lớn hơn và được tạo hình đẹp đẽ, tươi sáng với mong muốn mang lại điều lành. Trong đó có món xôi gấc rất phổ biến nhất do mang màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Ngoài ra thì xôi đậu xanh có màu vàng cũng được ưa chuộng không kém.

Xôi trong dịp này thường đi kèm chè trôi nước, chè đậu các loại... nên mới hay có chuyện các hàng xôi chè hay từ hai gộp thành một, chuyên bán cả xôi, cả chè. Xôi trong dịp này khác với xôi thường, được làm với số lượng lớn hơn và được tạo hình đẹp đẽ, tươi sáng với mong muốn mang lại điều lành. Trong đó có món xôi gấc rất phổ biến nhất do mang màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Ngoài ra thì xôi đậu xanh có màu vàng cũng được ưa chuộng không kém.

Hơn thế, xôi cũng không thể thiếu trong cả đám cưới, đám hỏi. Xôi dịp này cũng phải mang màu tươi tắn, ai khéo tay có thể tạo hình xôi thành chữ "hỉ", hình hoa mai, hình cá chép... Thậm chí, các mâm cỗ cúng giỗ ông bà, cúng Tết nhất cũng phải có một đĩa xôi mới được. Có thể thấy, hơn cả một món ăn đơn giản, xôi gắn liền với rất nhiều tập tục quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Hơn thế, xôi cũng không thể thiếu trong cả đám cưới, đám hỏi. Xôi dịp này cũng phải mang màu tươi tắn, ai khéo tay có thể tạo hình xôi thành chữ "hỉ", hình hoa mai, hình cá chép... Thậm chí, các mâm cỗ cúng giỗ ông bà, cúng Tết nhất cũng phải có một đĩa xôi mới được. Có thể thấy, hơn cả một món ăn đơn giản, xôi gắn liền với rất nhiều tập tục quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Là món ăn gắn bó sâu sắc với văn hoá tinh thần người Việt

Chỉ cần nhắc đến câu chuyện phú ông và thằng bờm nổi tiếng, khi mà Bờm chẳng thiết tha gì hơn một nắm xôi: "Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười". Câu chuyện này nói về sự khác biệt trong quan điểm về giá trị của trẻ con và người lớn, trong khi người lớn nghĩ rằng những thứ khác mới là quý giá thì đối với con trẻ, chỉ một nắm xôi ngon cũng đủ để vui vẻ cả ngày rồi. Chuyện này đồng thời cũng nói lên sự gắn bó với xôi trong tư duy của người Việt Nam, bởi vì, vì sao không phải là món khác mà phải là xôi?

Chỉ cần nhắc đến câu chuyện phú ông và thằng bờm nổi tiếng, khi mà Bờm chẳng thiết tha gì hơn một nắm xôi: "Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười". Câu chuyện này nói về sự khác biệt trong quan điểm về giá trị của trẻ con và người lớn, trong khi người lớn nghĩ rằng những thứ khác mới là quý giá thì đối với con trẻ, chỉ một nắm xôi ngon cũng đủ để vui vẻ cả ngày rồi. Chuyện này đồng thời cũng nói lên sự gắn bó với xôi trong tư duy của người Việt Nam, bởi vì, vì sao không phải là món khác mà phải là xôi?

Nhà văn Thạch Lam còn từng mô tả về xôi nghe rất thương như sau: "Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ồ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Aên một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ."

Nhà văn Thạch Lam còn từng mô tả về xôi nghe rất thương như sau: "Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ồ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Aên một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ."

Có thể thấy, xôi trong ẩm thực Việt là thức quà gắn bó sâu sắc với tinh thần người Việt Nam. Xôi đồng hành cùng thế hệ người Việt từ lúc còn bé loắt choắt cho đến khi trưởng thành và già đi. Đây là món ăn mà mọi thế hệ, mọi tầng lớp con người Việt Nam đều yêu quý.

Có thể thấy, xôi trong ẩm thực Việt là thức quà gắn bó sâu sắc với tinh thần người Việt Nam. Xôi đồng hành cùng thế hệ người Việt từ lúc còn bé loắt choắt cho đến khi trưởng thành và già đi. Đây là món ăn mà mọi thế hệ, mọi tầng lớp con người Việt Nam đều yêu quý.


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Bữa sáng dân dã trên chợ nổi Cái Răng

Giữa mênh mông sông nước, húp nhanh tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay miếng bánh lá dừa ngọt bùi cùng ly cà phê đắng sẽ là những trải nghiệm khiến bạn khó quên.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu (Cần Thơ). Không chỉ là nơi tập trung giao lưu mua bán, sinh hoạt của người dân trong vùng, đây còn là điểm thu hút đông đúc khách du lịch. Khi mặt trời còn chưa ló dạng, những chiếc ghe chở đầy ắp các món hàng hóa di chuyển ra chợ thì cũng là lúc thuyền máy chở du khách bắt đầu hành trình khám phá sông nước miền Tây.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu (Cần Thơ). Không chỉ là nơi tập trung giao lưu mua bán, sinh hoạt của người dân trong vùng, đây còn là điểm thu hút đông đúc khách du lịch. Khi mặt trời còn chưa ló dạng, những chiếc ghe chở đầy ắp các món hàng hóa di chuyển ra chợ thì cũng là lúc thuyền máy chở du khách bắt đầu hành trình khám phá sông nước miền Tây.

Chợ nổi họp từ lúc trời tờ mờ sáng với rất nhiều mặt hàng gồm rau củ quả: khoai lang, bí, bầu, khổ qua, củ sắn… cho đến lúa gạo, các loại chè, bánh và cả một dãy thuyền bè chở trái cây ở khắp nơi đổ về trao đổi Tuy sinh hoạt hoàn toàn trên sông nước, nhưng không vì thế mà các hoạt động ăn uống phục vụ cho du khách trở nên khó khăn.

Chợ nổi họp từ lúc trời tờ mờ sáng với rất nhiều mặt hàng gồm rau củ quả: khoai lang, bí, bầu, khổ qua, củ sắn… cho đến lúa gạo, các loại chè, bánh và cả một dãy thuyền bè chở trái cây ở khắp nơi đổ về trao đổi Tuy sinh hoạt hoàn toàn trên sông nước, nhưng không vì thế mà các hoạt động ăn uống phục vụ cho du khách trở nên khó khăn.

Những chiếc ghe lỉnh khỉnh đồ ăn, vật dụng nấu nướng ngược xuôi chào mời mỗi khi thấy một đoàn khách đi qua. Bạn chỉ cần ngồi yên và gọi bất kỳ một chiếc ghe nào đấy là có thể thưởng thức bữa ăn sáng đậm đà hương vị sông nước miền Tây.

Những chiếc ghe lỉnh khỉnh đồ ăn, vật dụng nấu nướng ngược xuôi chào mời mỗi khi thấy một đoàn khách đi qua. Bạn chỉ cần ngồi yên và gọi bất kỳ một chiếc ghe nào đấy là có thể thưởng thức bữa ăn sáng đậm đà hương vị sông nước miền Tây.

Có rất nhiều món để du khách lựa chọn, trong đó hủ tiếu quen thuộc hơn cả. Chỉ với bánh hủ tiếu, vài miếng thịt heo, giá và hành lá là có được một bữa thơm ngon. Cảm giác đưa đũa gắp sợi hủ tiếu vào miệng trên chiếc thuyền chông chênh mỗi khi có một thuyền lớn khác đi qua sẽ làm bạn cảm thấy hào hứng và thích thú.

Có rất nhiều món để du khách lựa chọn, trong đó hủ tiếu quen thuộc hơn cả. Chỉ với bánh hủ tiếu, vài miếng thịt heo, giá và hành lá là có được một bữa thơm ngon. Cảm giác đưa đũa gắp sợi hủ tiếu vào miệng trên chiếc thuyền chông chênh mỗi khi có một thuyền lớn khác đi qua sẽ làm bạn cảm thấy hào hứng và thích thú.

Bún riêu cũng là một trong những món ăn để lại nhiều ấn tượng với thực khách bởi vị mắm tôm đặc trưng. Tô bún riêu được chuyền tay bắt mắt với sắc đỏ của cà, màu xanh của hành lá, thịt, mùi hương mắm tôm thơm nức đặc trưng và chút ớt cay sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa.

Bún riêu cũng là một trong những món ăn để lại nhiều ấn tượng với thực khách bởi vị mắm tôm đặc trưng. Tô bún riêu được chuyền tay bắt mắt với sắc đỏ của cà, màu xanh của hành lá, thịt, mùi hương mắm tôm thơm nức đặc trưng và chút ớt cay sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa.

Không có chả giò hay những miếng bò lá lốt nướng thường thấy, hộp bún thịt nướng trên sông nước Cái Răng mộc mạc bao gồm bún tươi, vài miếng thịt và rau sống. Thịt heo được xắt thành miếng nhỏ, ướp các loại gia vị cho vừa miệng và nướng sơ trước. Khi bán cho thực khách, người chế biến sẽ nướng lại cho nóng rồi bỏ vào hộp. Miếng thịt mềm, dậy mùi thơm nức.

Không có chả giò hay những miếng bò lá lốt nướng thường thấy, hộp bún thịt nướng trên sông nước Cái Răng mộc mạc bao gồm bún tươi, vài miếng thịt và rau sống. Thịt heo được xắt thành miếng nhỏ, ướp các loại gia vị cho vừa miệng và nướng sơ trước. Khi bán cho thực khách, người chế biến sẽ nướng lại cho nóng rồi bỏ vào hộp. Miếng thịt mềm, dậy mùi thơm nức.

Do ở trên thuyền nên chỉ cần một sơ sẩy là sẽ làm đổ món ăn. Chính vì vậy, các công đoạn thực hiện đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và khéo léo. Ấy vậy, người dân nơi này vẫn buôn bán bình thường như không có một khó khăn nào. Tô bún cứ vậy mà chuyền tay nhau thoăn thoắt, nóng hổi và thơm ngon.

Do ở trên thuyền nên chỉ cần một sơ sẩy là sẽ làm đổ món ăn. Chính vì vậy, các công đoạn thực hiện đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và khéo léo. Ấy vậy, người dân nơi này vẫn buôn bán bình thường như không có một khó khăn nào. Tô bún cứ vậy mà chuyền tay nhau thoăn thoắt, nóng hổi và thơm ngon.

Một món ăn sáng khác bạn nên thử qua đó là cháo lòng. Tô cháo trên thuyền không đặc sắc như các hàng quán trên bờ. Chỉ là mấy miếng thịt và gan, huyết, thêm vài cọng giá và chút hành lá xắt nhuyễn nhưng ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon.

Một món ăn sáng khác bạn nên thử qua đó là cháo lòng. Tô cháo trên thuyền không đặc sắc như các hàng quán trên bờ. Chỉ là mấy miếng thịt và gan, huyết, thêm vài cọng giá và chút hành lá xắt nhuyễn nhưng ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon.

Ngoài ra, bánh mì thịt cũng là món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các hàng quán lưu động

Ngoài ra, bánh mì thịt cũng là món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các hàng quán lưu động này. Chỉ cần hô to “chị ơi” hướng về chiếc ghe là bạn sẽ có ngay ổ bánh mì thịt giòn thơm.

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sớm cũng sẽ không khó tìm ở đây. Thực đơn đồ uống ở các “xe lưu động” này cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè...

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sớm cũng sẽ không khó tìm ở đây. Thực đơn đồ uống ở các “xe lưu động” này cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè...

Các món ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữ được cái hồn của văn hóa ẩm thực Việt mà suốt hàng trăm năm qua không bị mai một. Ở đó, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đậm đà, khó quên của các món ăn, mà còn bắt gặp hình ảnh cuộc sống dung dị rất đỗi gần gũi khiến nhiều người muốn ghé thăm lần nữa.

Các món ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữ được cái hồn của văn hóa ẩm thực Việt mà suốt hàng trăm năm qua không bị mai một. Ở đó, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đậm đà, khó quên của các món ăn, mà còn bắt gặp hình ảnh cuộc sống dung dị rất đỗi gần gũi khiến nhiều người muốn ghé thăm lần nữa.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Dạo một vòng các món bánh truyền thống của châu Á

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.    Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng.

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. 


Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. 

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….).     Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). 

Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.     Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. 

Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến