Hiển thị các bài đăng có nhãn trung thu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trung thu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Có gì trong lễ hội Trung Thu tại "đảo quốc sư tử" Singapore

Lễ hội Trung thu 2019 tại Singapore với nhiều chương trình thú vị, sẽ kéo dài từ ngày 31.8 đến 28.9. Dịp này, khu phố Chinatown rực rỡ sắc màu bởi những chiếc đèn lồng, sẽ rất náo nhiệt không khí Tết Trung thu - một trong những lễ hội đặc trưng nhất trong năm của người Hoa tại Đảo quốc Sư tử. 

Lễ hội Trung thu 2019 tại Singapore với nhiều chương trình thú vị, sẽ kéo dài từ ngày 31.8 đến 28.9. Dịp này, khu phố Chinatown rực rỡ sắc màu bởi những chiếc đèn lồng, sẽ rất náo nhiệt không khí Tết Trung thu - một trong những lễ hội đặc trưng nhất trong năm của người Hoa tại Đảo quốc Sư tử.

Thời gian diễn ra

Lễ hội Tết Trung thu 2019 tại Singapore khai mạc ở tối 31.8 với nghi thức thắp sáng đường phố cùng các màn biểu diễn múa lân, múa và hát - được thực hiện bởi nghệ nhân Singapore và các đoàn đến từ Trung Quốc. Khép lại lễ khai mạc là màn pháo hoa ngoạn mục.    Tại đây, Hội chợ Trung thu được trải dài dọc theo cung đường nhộn nhịp, với hơn 200 quầy hàng - bán bánh Trung thu, bưởi, đèn lồng, đồ thủ công - mỹ nghệ, trà… Chương trình ''Sân khấu hàng đêm’’ với múa lân, hát dân gian…sẽ kéo dài tới ngày 13.9.

Lễ hội Tết Trung thu 2019 tại Singapore khai mạc ở tối 31.8 với nghi thức thắp sáng đường phố cùng các màn biểu diễn múa lân, múa và hát - được thực hiện bởi nghệ nhân Singapore và các đoàn đến từ Trung Quốc. Khép lại lễ khai mạc là màn pháo hoa ngoạn mục.

Tại đây, Hội chợ Trung thu được trải dài dọc theo cung đường nhộn nhịp, với hơn 200 quầy hàng - bán bánh Trung thu, bưởi, đèn lồng, đồ thủ công - mỹ nghệ, trà… Chương trình ''Sân khấu hàng đêm’’ với múa lân, hát dân gian…sẽ kéo dài tới ngày 13.9.

Khu Chinatown

Vào tối 8.9, du khách sẽ có dịp ngắm cảnh tượng lung linh ở khu Chinatown khi được thắp sáng bởi trăm nghìn chiếc đèn lồng rực rỡ qua cuộc rước đèn Trung thu của hàng trăm người dân địa phương.

Vào tối 8.9, du khách sẽ có dịp ngắm cảnh tượng lung linh ở khu Chinatown khi được thắp sáng bởi trăm nghìn chiếc đèn lồng rực rỡ qua cuộc rước đèn Trung thu của hàng trăm người dân địa phương.

Lễ hội ''Halloween Horror Night 9’’

Nếu du khách đến vào dịp từ ngày 15.9 đến 31.10, khi tới khu vực Universal Studios Singapore™, Resorts World™ Sentosa, sẽ được đón chào bởi Lễ hội ''Halloween Horror Night 9’’. Những ai yêu thích yếu tố kinh dị sẽ có cơ hội trải nghiệm một loạt hoạt động “sởn tóc gáy” từ 5 ngôi nhà ma ám, 2 bãi tha ma và những màn hóa trang công phu mang lại cảm giác đáng sợ nhất.

Nếu du khách đến vào dịp từ ngày 15.9 đến 31.10, khi tới khu vực Universal Studios Singapore™, Resorts World™ Sentosa, sẽ được đón chào bởi Lễ hội ''Halloween Horror Night 9’’. Những ai yêu thích yếu tố kinh dị sẽ có cơ hội trải nghiệm một loạt hoạt động “sởn tóc gáy” từ 5 ngôi nhà ma ám, 2 bãi tha ma và những màn hóa trang công phu mang lại cảm giác đáng sợ nhất.

Trong số các ''ngôi nhà ma’’ nói trên, có một ngôi nhà hoang đầy ám ảnh do chính đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng người Thái Lan - tác giả của 2 bộ phim bom tấn đình đám ''Shutter’’ và ''4bia’’ - đích thân thiết kế và tái hiện.

Trong số các ''ngôi nhà ma’’ nói trên, có một ngôi nhà hoang đầy ám ảnh do chính đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng người Thái Lan - tác giả của 2 bộ phim bom tấn đình đám ''Shutter’’ và ''4bia’’ - đích thân thiết kế và tái hiện.

Bên cạnh các trải nghiệm kinh dị tâm linh theo phong cách châu Á hay những cảnh hù doạ đậm chất phương Tây, du khách cũng sẽ được trải nghiệm cung đường rùng rợn nổi tiếng của Universal Studios Singapore trong màn đêm u tối.

Bên cạnh các trải nghiệm kinh dị tâm linh theo phong cách châu Á hay những cảnh hù doạ đậm chất phương Tây, du khách cũng sẽ được trải nghiệm cung đường rùng rợn nổi tiếng của Universal Studios Singapore trong màn đêm u tối. 

Nhà hát Marina Bay Sands

Trong khi đó, một hoạt động hấp dẫn khác sẽ được tổ chức tại Nhà hát Marina Bay Sands, từ ngày 28.9 đến 13.10: ''Triển lãm nghệ thuật đồng hồ Patek Philippe tại Singapore 2019’’ quy mô lớn. Bên cạnh việc triển lãm các mẫu đồng hồ cổ từ Bảo tàng Patek Philippe ở Geneva, tại đây, còn có một không gian đặc biệt - trưng bày bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ Đảo quốc Sư tử và các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, một hoạt động hấp dẫn khác sẽ được tổ chức tại Nhà hát Marina Bay Sands, từ ngày 28.9 đến 13.10: ''Triển lãm nghệ thuật đồng hồ Patek Philippe tại Singapore 2019’’ quy mô lớn. Bên cạnh việc triển lãm các mẫu đồng hồ cổ từ Bảo tàng Patek Philippe ở Geneva, tại đây, còn có một không gian đặc biệt - trưng bày bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ Đảo quốc Sư tử và các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, du khách có thể chiêm ngưỡng chiếc đồng hồ bỏ túi Geneva sản xuất vào khoảng những năm 1830, nổi bật với hình ảnh của Singapore như cầu nối của thương mại thế giới giữa Viễn Đông và phương Tây; hoặc ngắm nhìn chiếc đồng hồ Patek Philippe Dome "Quốc đảo Nhiệt đới " với kỹ thuật tách màu men tinh xảo (reference 20087M).    Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khác tại 10 phòng chủ đề. Đặc biệt, là Phòng kỷ niệm 200 năm Singapore nơi trưng bày những chiếc đồng hồ và các sự kiện của Patek Philippe song song với những cột mốc quan trọng trong lịch sử Singapore và tại khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, du khách có thể chiêm ngưỡng chiếc đồng hồ bỏ túi Geneva sản xuất vào khoảng những năm 1830, nổi bật với hình ảnh của Singapore như cầu nối của thương mại thế giới giữa Viễn Đông và phương Tây; hoặc ngắm nhìn chiếc đồng hồ Patek Philippe Dome "Quốc đảo Nhiệt đới " với kỹ thuật tách màu men tinh xảo (reference 20087M).

Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khác tại 10 phòng chủ đề. Đặc biệt, là Phòng kỷ niệm 200 năm Singapore nơi trưng bày những chiếc đồng hồ và các sự kiện của Patek Philippe song song với những cột mốc quan trọng trong lịch sử Singapore và tại khu vực Đông Nam Á.

Bảo tàng ArtScience

Dịp này, tại Bảo tàng ArtScience, triển lãm tương tác ''Wonderland’’ được tiến hành đến hết ngày 22.9, tái hiện không gian và ý tưởng từ tác phẩm kinh điển “Alice ở xứ sở thần tiên” của nhà văn nổi tiếng Lewis Carroll, sẽ mang lại một trải nghiệm kỳ thú cho mọi lứa tuổi, qua các hiệu ứng tương tác chân thực cùng các tác phẩm nghệ thuật nghe - nhìn tuyệt vời.

Dịp này, tại Bảo tàng ArtScience, triển lãm tương tác ''Wonderland’’ được tiến hành đến hết ngày 22.9, tái hiện không gian và ý tưởng từ tác phẩm kinh điển “Alice ở xứ sở thần tiên” của nhà văn nổi tiếng Lewis Carroll, sẽ mang lại một trải nghiệm kỳ thú cho mọi lứa tuổi, qua các hiệu ứng tương tác chân thực cùng các tác phẩm nghệ thuật nghe - nhìn tuyệt vời.

Giải đua xe F1

Còn với những du khách ưa thích giải đua xe F1 hấp dẫn nhất thế giới, Giải đua xe ''Formula 1 Singapore Airlines Singapore Grand Prix’’ chắc chắn sẽ được thỏa mãn với những màn so tài tốc độ kịch tính qua 23 góc cua đầy cam go, tại Đường đua Marina Bay Street, từ ngày 20 - 22.9.

Còn với những du khách ưa thích giải đua xe F1 hấp dẫn nhất thế giới, Giải đua xe ''Formula 1 Singapore Airlines Singapore Grand Prix’’ chắc chắn sẽ được thỏa mãn với những màn so tài tốc độ kịch tính qua 23 góc cua đầy cam go, tại Đường đua Marina Bay Street, từ ngày 20 - 22.9.

Tại giải đấu năm nay, lần đầu tiên, người hâm mộ có cơ hội tham gia cùng tay đua Max Verstappen của đội Red Bull Racing, tham quan hậu trường hoặc khám phá khuôn viên đường đua rộng lớn - thông qua trải nghiệm thưc tế ảo 360˚. Người hâm mộ còn có thể trải nghiệm tại các trạm dừng kỹ thuật trên các xe tải lưu động F1 Power Up, kéo dài đến hết tháng 9.2019.

Tại giải đấu năm nay, lần đầu tiên, người hâm mộ có cơ hội tham gia cùng tay đua Max Verstappen của đội Red Bull Racing, tham quan hậu trường hoặc khám phá khuôn viên đường đua rộng lớn - thông qua trải nghiệm thưc tế ảo 360˚. Người hâm mộ còn có thể trải nghiệm tại các trạm dừng kỹ thuật trên các xe tải lưu động F1 Power Up, kéo dài đến hết tháng 9.2019. 

Đồng hành cùng sự kiện này là những chương trình âm nhạc sôi động với sự góp mặt của các nghệ sĩ quốc tế đình đám như: Swiss House Mafia (20.9), Muse và Gwen Stefani (21.9), Red Hot Chili Peppers và Fatboy Slim (22.9).

Đồng hành cùng sự kiện này là những chương trình âm nhạc sôi động với sự góp mặt của các nghệ sĩ quốc tế đình đám như: Swiss House Mafia (20.9), Muse và Gwen Stefani (21.9), Red Hot Chili Peppers và Fatboy Slim (22.9).


Tổng hợp

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Cả bầu trời tuổi thơ chứa đựng trong những thức quà Trung Thu xưa

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ. Bánh chao, hồng đỏ, cốm xanh,… từng là quà vặt mà bọn trẻ trông ngóng nhất mỗi mùa trăng rằm.


"Trung thu là Tết thiếu nhi". Cứ mỗi dịp cuối tháng 8, đầu tháng 9, người lớn lại hát trêu nhau như vậy. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt rằng Trung thu là ngày đặc biệt nhất của bọn trẻ con, ngày còn quan trọng hơn cả sinh nhật.


Đó là ngày mà tất cả những đứa trẻ đều trở thành "ông hoàng bà chúa" nhí, khi chúng được cưng chiều, được cho ăn uống thỏa thích, được mua quần áo mới và đèn ông sao.

Ảnh: Kenh14.vn
Làm sao mà không tin được, khi dẫu hoàn cảnh còn hạn chế tới đâu, người lớn thời ấy vẫn nghĩ ra đủ món ngon để chiêu đãi bọn trẻ. Ngày nay, chúng ta ngán ngấy khi nghĩ đến bánh nướng bánh dẻo năm nào cũng ăn, nhưng ngày xưa, đấy là món quà vặt xa xỉ. Chính vì thế, nên bánh nướng, bánh dẻo không quá phổ biến, và các gia đình nghĩ ra nhiều món quà vặt rẻ tiền hơn cho trẻ con. Cũng vì thế, kí ức về mâm cỗ Trung thu xưa giản dị hơn, mộc mạc hơn, nhưng cũng đầy màu sắc hơn hẳn bây giờ.

Cốm và chuối trứng cút

 Tôi không nhớ lần đầu tiên mình ăn cốm và chuối trứng cuốc là khi nào, nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu nhìn thấy bàn tay mẹ cẩn thận bóc vỏ chuối tiêu đã chín mềm, xếp lên bọc cốm non. Thời khắc ấy, tôi quả quyết món ăn này… rất ngon. Trẻ con ăn bằng mắt trước tiên, mà cái màu vàng ươm của chuối trên nền cốm xanh nõn đã đủ khiến bọn trẻ thòm thèm.

Tôi không nhớ lần đầu tiên mình ăn cốm và chuối trứng cuốc là khi nào, nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu nhìn thấy bàn tay mẹ cẩn thận bóc vỏ chuối tiêu đã chín mềm, xếp lên bọc cốm non. Thời khắc ấy, tôi quả quyết món ăn này… rất ngon. Trẻ con ăn bằng mắt trước tiên, mà cái màu vàng ươm của chuối trên nền cốm xanh nõn đã đủ khiến bọn trẻ thòm thèm.

Đối với bọn trẻ, Trung thu đơn giản là mùa ăn chơi. Nhưng đối với người lớn, đó là thời điểm bung nở của sự sống. Trời đất ủ tinh hoa suốt một mùa hè, dường như chỉ đợi đến mùa thu để tung ra bao thức quà ngon. Có những đặc sản chỉ ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm vậy. Cốm non dịp Trung thu, tức đầu tháng 9, là đạt đến đỉnh cao của hương vị: dẻo, mềm, thoang thoảng vị ngọt rất thanh và cái béo nhẹ nhàng như sữa non. Để thêm thắt cho đúng tinh thần "tết thiếu nhi", người ta nghĩ ra cách ăn cốm với chuối tiêu (loại chuối ta khi chín mềm sẽ có đốm đen, nên còn được gọi là chuối trứng cút). Chuối bóc vỏ, ăn đến đâu thì chấm cốm đến đó. Cái dẻo thơm tinh tế của cốm hòa với vị ngọt nồng của chuối, tưởng không liên quan mà lại ăn ý lạ thường.

Đối với bọn trẻ, Trung thu đơn giản là mùa ăn chơi. Nhưng đối với người lớn, đó là thời điểm bung nở của sự sống. Trời đất ủ tinh hoa suốt một mùa hè, dường như chỉ đợi đến mùa thu để tung ra bao thức quà ngon. Có những đặc sản chỉ ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm vậy. Cốm non dịp Trung thu, tức đầu tháng 9, là đạt đến đỉnh cao của hương vị: dẻo, mềm, thoang thoảng vị ngọt rất thanh và cái béo nhẹ nhàng như sữa non.

Để thêm thắt cho đúng tinh thần "tết thiếu nhi", người ta nghĩ ra cách ăn cốm với chuối tiêu (loại chuối ta khi chín mềm sẽ có đốm đen, nên còn được gọi là chuối trứng cút). Chuối bóc vỏ, ăn đến đâu thì chấm cốm đến đó. Cái dẻo thơm tinh tế của cốm hòa với vị ngọt nồng của chuối, tưởng không liên quan mà lại ăn ý lạ thường. 

Quả hồng

Mâm cỗ xưa có xanh của cốm, vàng của chuối, thì cũng phải có cái đỏ rực nồng nàn của quả hồng chín, mà tôi đồ là mang mục đích thẩm mĩ là chính, "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Quả thật, so với các loại bánh trái hay cốm ngọt ngào, quả hồng không quá hấp dẫn về mặt hương vị, nhưng tết Trung thu xư mà thiếu màu đỏ của hồng thì trong "mất nhiệt" hẳn.

Mâm cỗ xưa có xanh của cốm, vàng của chuối, thì cũng phải có cái đỏ rực nồng nàn của quả hồng chín, mà tôi đồ là mang mục đích thẩm mĩ là chính, "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Quả thật, so với các loại bánh trái hay cốm ngọt ngào, quả hồng không quá hấp dẫn về mặt hương vị, nhưng tết Trung thu xư mà thiếu màu đỏ của hồng thì trong "mất nhiệt" hẳn.

Kì thực, lớn lên một chút, bạn mới thấy vị hồng chín mùa thu có cái ngon rất riêng của nó. Hồng lúc này vừa chín tới, mềm nhưng không nát, cắn một miếng là thịt hồng ngập răng, vị ngon ngọt và hương thơm ngào ngạt khắp khoang miệng, sung sướng hơn hẳn hồng giòn tuy ngọt mà chẳng thơm. Hồng chín khá ngọt nên thường được nhâm nhi cùng một ấm trà sen, hoặc trà xanh, vậy là quá đủ cho một mùa Trung thu cũ.

Kì thực, lớn lên một chút, bạn mới thấy vị hồng chín mùa thu có cái ngon rất riêng của nó. Hồng lúc này vừa chín tới, mềm nhưng không nát, cắn một miếng là thịt hồng ngập răng, vị ngon ngọt và hương thơm ngào ngạt khắp khoang miệng, sung sướng hơn hẳn hồng giòn tuy ngọt mà chẳng thơm. Hồng chín khá ngọt nên thường được nhâm nhi cùng một ấm trà sen, hoặc trà xanh, vậy là quá đủ cho một mùa Trung thu cũ.

Bánh chao

Tuy nhiên, thứ tôi ấn tượng nhất, mà cũng tìm kiếm mãi trong mùa Trung thu hiện đại là loại bánh "đầu thừa đuôi thẹo" với cái tên ngộ nghĩnh – bánh chao. Những ngày nay, mỗi khi nhìn hằng hà sa số các cửa hiệu bánh nướng bánh dẻo ngoài đường, hay thập diện mai phục các mẫu bánh hộp đem tặng, tôi lại ước gì người ta quay lại làm bánh chao, để không phải nhăn mày mỗi khi nghe hỏi: Sau mùa Trung thu, bánh nướng còn dư làm sao ăn hết?

Tuy nhiên, thứ tôi ấn tượng nhất, mà cũng tìm kiếm mãi trong mùa Trung thu hiện đại là loại bánh "đầu thừa đuôi thẹo" với cái tên ngộ nghĩnh – bánh chao. Những ngày nay, mỗi khi nhìn hằng hà sa số các cửa hiệu bánh nướng bánh dẻo ngoài đường, hay thập diện mai phục các mẫu bánh hộp đem tặng, tôi lại ước gì người ta quay lại làm bánh chao, để không phải nhăn mày mỗi khi nghe hỏi: Sau mùa Trung thu, bánh nướng còn dư làm sao ăn hết?

Đúng vậy, bánh chao chính là bánh nướng cũ được "tái chế" sau mùa trung thu. Khi đó, các lò bánh nhặt ra bánh còn thừa, cũ hoặc vỡ, cán dẹp ra rồi nặng thành những viên bánh tròn dẹt, chiên giòn, bỏ sỉ cho các tiệm tạp hóa. Bánh chao có mùi béo ngậy của mỡ, thơm của mè, ngọt ngọt mặn mặn đặc trưng của nhân bánh nướng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Ngày đó, một bọc bánh thế này có khoảng 10 - 20 chiếc, đủ cho trẻ con ăn thun thút cả buổi tối T rung thu.Nhà nào khéo tay hơn, không muốn ăn bánh cũ, thì sẽ tự làm bánh chao bằng nguyên liệu bánh nướng còn thừa. Về cơ bản, người ta chỉ cần cán dẹt phần bột bánh ra, trộn với đường, trứng, ngũ vị hương, mấy viên chao đỏ rồi chiên giòn.

Đúng vậy, bánh chao chính là bánh nướng cũ được "tái chế" sau mùa trung thu. Khi đó, các lò bánh nhặt ra bánh còn thừa, cũ hoặc vỡ, cán dẹp ra rồi nặng thành những viên bánh tròn dẹt, chiên giòn, bỏ sỉ cho các tiệm tạp hóa. Bánh chao có mùi béo ngậy của mỡ, thơm của mè, ngọt ngọt mặn mặn đặc trưng của nhân bánh nướng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Ngày đó, một bọc bánh thế này có khoảng 10 - 20 chiếc, đủ cho trẻ con ăn thun thút cả buổi tối Trung thu. Nhà nào khéo tay hơn, không muốn ăn bánh cũ, thì sẽ tự làm bánh chao bằng nguyên liệu bánh nướng còn thừa. Về cơ bản, người ta chỉ cần cán dẹt phần bột bánh ra, trộn với đường, trứng, ngũ vị hương, mấy viên chao đỏ rồi chiên giòn.

Chỉ thế thôi, nhưng bánh chao luôn có vị trí đặc biệt trong lòng bọn trẻ ngày đó. Làm sao mà một món ăn làm từ đồ thừa lại có thể gây thòm thèm và thương nhớ đến thế? Làm sao mà khi đã thử đủ nhân bánh thập cẩm, gà quay, bào ngư, vi cá, người ta lại chỉ nhớ cái vị bánh rán còn khét mùi dầu?

Chỉ thế thôi, nhưng bánh chao luôn có vị trí đặc biệt trong lòng bọn trẻ ngày đó. Làm sao mà một món ăn làm từ đồ thừa lại có thể gây thòm thèm và thương nhớ đến thế? Làm sao mà khi đã thử đủ nhân bánh thập cẩm, gà quay, bào ngư, vi cá, người ta lại chỉ nhớ cái vị bánh rán còn khét mùi dầu? 

Và tôi tự hỏi, nếu Trung thu ngày bé là dịp để bày vẽ và xa hoa một chút, thì trong lễ Trung thu của người trưởng thành, chúng ta có nên học cách ăn "khổ" một chút, "đói" một chút, để biết quý những hương vị nguyên bản như thời con trẻ?

Và tôi tự hỏi, nếu Trung thu ngày bé là dịp để bày vẽ và xa hoa một chút, thì trong lễ Trung thu của người trưởng thành, chúng ta có nên học cách ăn "khổ" một chút, "đói" một chút, để biết quý những hương vị nguyên bản như thời con trẻ?

(Theo Kenh14.vn)

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Những món đồ chơi Trung thu gợi nhớ ngày xưa

Đèn ông sao, mặt nạ giấy, tàu thủy sắt tây, đầu lân sư tử, ông tiến sỹ giấy là những món đồ chơi truyền thống còn được bày bán ở Hà Nội vào mỗi dịp Trung thu.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hội An


Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù, thường xuất hiện vào dịp Trung thu. Khi đốt nến, ánh lửa sẽ làm nóng không khí khiến đèn quay tròn và những hình ảnh thiết kế bên trong hiện ra như rối bóng. Giá một chiếc khoảng 50.000 - 100.000 đồng.


Đầu sư tử đại có cốt bên trong được làm bằng song và tre, ngoài bồi bằng giấy và vẽ tay. Trong ngày Trung thu, nhiều tuyến phố Hà Nội rộn ràng tiếng trống và màn múa lân, sư tử. Một chiếc đầu sư tử đại có giá 1,5 - 3 triệu đồng.


Mâm cỗ trung thu với ông tiến sỹ giấy (50.000 - 150.000 đồng), ông đánh gậy, mâm ngũ quả, cốm và đầu sư tử nhỏ (giá 30.000 - 50.000 đồng).


Tàu thủy sắt tây cũng là món đồ chơi khiến nhiều người hoài niệm về một thời khó khăn nhưng đáng nhớ. Phía dưới buồng hơi được làm bằng sắt, phía trên phủ những lá đồng mỏng. Buồng hơi được nối với 2 ống dẫn nhỏ ra ngoài vỏ tàu. Đây chính là bí quyết để tàu chạy được và có tiếng kêu "bành bạch" rất đặc trưng.

Chiếc tàu chạy là do buồng hơi này được đốt nóng bằng một đèn dầu nhỏ đặt phía dưới, khi bị đốt nóng lá đồng phía trên giãn nở không đều; khi phồng lên nước được hút qua một đầu ống, khi hút vào thì lá đồng đó lại được làm mát khiến lá đồng xẹp xuống đẩy nước ra theo ống kia, cứ thế lặp lại bên hút bên đẩy làm tàu chạy. Món đồ chơi này có giá 150.000 - 300.000 đồng.


Lẵng thiên nga nhồi bông có giá 50.000 đồng. Trước đây, món quà này rất phổ biến vào dịp Trung thu, nhất là với các bé gái. Để làm một lẵng hoàn chỉnh, đòi hỏi nghệ nhân phải tỉ mỉ khéo léo, từ tạo hình, nhồi, phủ bông, đến đính hạt cườm, hoa lụa.


Mặt nạ giấy bồi hiện được bán với giá 25.000 - 30.000 đồng. Ngoài các khuôn hình quen thuộc như ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở..., hiện nay loại đồ chơi này còn mở rộng với hình các nhân vật trong Tây Du Ký hay chuyện cổ nước ngoài.


Trống ếch được bán khoảng 30.000 - 50.000 đồng một chiếc. Đây là một trong những món đồ chơi phát ra tiếng kêu "cắc, tùng" đặc trưng trong dịp Trung thu.


Đèn ông sao nhỏ được bán với giá 10.000 - 20.000 đồng. Bạn có thể mua những món quà Trung thu này trên Hàng Mã hoặc các con phố lân cận.


Thỏ đánh trống, được làm bằng sắt tây. Thời trước làm bằng vỏ hộp sữa. Khi đẩy đi con thỏ sẽ gõ vào trống phát ra tiếng kêu. Tuy nhiên, hiện nay món đồ này không còn phổ biến.

Lê Bích

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Trung thu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam

Trung thu xứ Bắc thấp thoáng nét trang nhã, tinh tế; miền Trung rộn ràng với lễ hội, còn mùa trăng đất phương Nam lại rất ấm áp nghĩa tình.
Là một trong những lễ hội với người Việt, mùa trăng tháng tám ở 3 miền Bắc - Trung - Nam mang những nét văn hóa rất đặc trưng.

Tinh tế Trung thu ở miền Bắc

Miền Bắc đón thu sang với một sự chuyển mình rõ rệt của đất trời. Vẻ thơ mộng đầy lãng mạn khiến tâm hồn mỗi người như mềm mại đi cùng thời tiết ôn hòa dễ chịu. Trung thu xứ Bắc bởi thế luôn thấp thoáng nét trang nhã, tinh tế, gắn liền với niềm vui của vụ mùa bội thu, của cốm xanh thơm ngát, của những quả chín như hồng, như bưởi.

Chuẩn bị cho mùa trăng tháng tám, khắp các phố phường Hà Nội sẽ ngập tràn quà bánh, lồng đèn. Giữ nét truyền thống ngàn năm Thăng Long cổ kính, trọng lễ trọng tình nên từ rất sớm, những hộp bánh Trung thu sẽ được cẩn trọng chọn lựa đầy chăm chút.

Bánh được mang biếu các bậc trưởng thượng trong họ tộc, gia đình trước tiên. Sau đó, sẽ đến những hộp bánh biếu láng giềng, bạn bè thân hữu, những đối tác khách hàng đã nhiều năm gắn bó. Mỗi hộp bánh đều ẩn chứa trong ấy từng tình cảm thiêng liêng, với ước mong bền chặt mối thâm giao. Hộp bánh cuối cùng sẽ được chọn vào khoảng 10 ngày trước Trung thu, đặt lên bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Đây cũng sẽ là hộp bánh “phá cỗ đêm Rằm”, để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức từng hương vị tinh túy dưới bóng trăng, cùng tách trà thơm ấm áp.

Lễ hội náo nhiệt cùng mùa trăng miền Trung

Tại miền Trung, dải đất hẹp giao thoa giữa văn hóa Bắc bộ và Nam bộ lại ngập tràn màu sắc lung linh, Trung thu nghiêng nhiều về phần hội hơn so với phần lễ. Đây luôn là dịp để mọi người tạo nên không khí rộn ràng, vui nhộn cho cả trẻ em lẫn người lớn. Phố cổ Hội An rực rỡ ánh đèn lồng. Người người đổ xô ra đường, hòa vào các trò chơi dân gian. Huế cổ kính và trầm mặc cũng trở nên tưng bừng với những mâm cỗ đón trăng tinh tế được chăm chút, mang đến bao nhiêu háo hức cho con trẻ.

Việc thưởng thức các hương vị Trung thu được chú trọng đặc biệt tại dải đất miền Trung - nơi nổi tiếng với sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong ẩm thực. Muôn hình vạn trạng kiểu bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon được các gia đình chọn mua bởi lẽ, với miền Trung, không gì vui hơn đêm Trung thu quây quần cả gia đình cùng nhau thưởng thức bánh, trẻ con chơi đùa rộn rã.

Ấm áp nghĩa tình cùng mùa trăng đất phương Nam

Là miền đất mới, nơi hội tụ đủ mọi nét văn hóa đổ về, nơi của sự hào sảng, chân thành, sẵn lòng giúp đỡ nhau của người đi mở cõi luôn được coi trọng, Trung thu phương Nam mang màu sắc rất riêng. Với phương Nam, văn hóa biếu tặng dịp Trung thu là điều đầu tiên cần nhắc đến. Ở xứ “khởi nghiệp” này, bà con xa không bằng xóm giềng gần, hầu như ai cũng đã được nhận biết bao sự giúp đỡ vô tư từ người khác. Thế nên, Trung thu trở thành dịp để bày tỏ lòng tình thương quý với những người cùng gắn bó, đã trở nên thân thương hơn cả một gia đình.

Với người Việt, Trung thu là dịp Tết thứ hai trong năm. Đây là dịp để mỗi người về với gia đình, cùng chia sẻ những giây phút thân tình ấm áp. Trông trăng phá cỗ, người thân bày tỏ tình cảm với nhau, doanh nghiệp tri ân đối tác... 

Từ trước Trung thu hơn một tháng, các công ty, xí nghiệp đã đặt bánh biếu tặng nhân viên, đối tác, khách. Những hộp bánh đầu tiên các gia đình ở miền Nam chọn mua thường cũng chính là để thay tấm lòng trân trọng gửi đến bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, khách hàng.

Miền Nam cũng hội tụ không ít người con xa quê vào lập nghiệp, thế nên, việc rộn ràng chuẩn bị những hộp bánh thật đẹp, thật ngon để mang về quê cũng được chú trọng. Và dường như chính những chiếc vé xe đặt vội, những hộp bánh Trung thu được nâng niu xách trên tay trong chuyến “Trung thu là lúc về bên gia đình” ấy đã trở thành một nét tưng bừng, rộn rã rất riêng của Trung thu đất phương Nam…

Thư Kỳ

Bài đăng phổ biến