Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết Trung thu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết Trung thu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Mùa Trung thu trong ký ức xưa cũ không về theo những chiếc đèn lồng rực rỡ khắp phố phường, không bắt đầu với vô số quầy bánh đủ loại. Mẹ bảo, ngày ấy trung thu về cùng tháng 8, cùng những nỗi háo hức mong chờ của trẻ nhỏ. 


Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Có lẽ Trung thu là dịp để người ta gạt bớt sự nhộn nhịp vướng bận của công việc, cuộc sống để mà ngồi lại bên nhau, bên mâm cỗ đầy dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Nhấp một ngụm trà còn thơm nồng, ôn lại đôi ba câu chuyện cũ mèm, ánh sáng nến thay ánh đèn điện, Trung thu thuở ấy như một miền ký ức lấp lánh và dung dị.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Ngày xưa ấy, lũ trẻ con cùng làm một “ngôi nhà huyền bí” từ lá chuối, rơm rạ để rồi vào đêm rằm, trăng vàng soi khắp đường làng, ngồi ngắm chị Hằng, chú Cuội ở ngay trước mắt. Đêm Trung thu, đứa trẻ nào cũng đều nô nức thay quần áo đẹp rồi đi bộ ra nhà văn hóa của thôn. Sau những khoảnh khắc chờ đợi và xem các cuộc thi đặc sắc, những phần trình diễn văn nghệ thì trẻ con xếp hàng dài để nhận bánh. Những chiếc bánh Trung thu nhỏ xíu, bọc kẹo ngọt giản dị nằm gọn trong lòng bàn tay, thế nhưng đó lại là niềm hạnh phúc mà bất cứ đứa trẻ đồng quê nào cũng từng trải qua.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Trung thu đối với người nông thôn là dịp vừa kết thúc vụ mùa, người ta nghỉ ngơi, tề tựu bên nhau và chuẩn bị cho vụ Đông sắp tới. Trong những ngày nông nhàn như thế, các bậc cha mẹ cũng gói những chiếc bánh nhỏ nhắn, làm những chiếc đèn ông sao tỏa sáng trong đêm trăng rằm, niềm vui đôi khi chỉ xuất phát từ những điều bình dị như thế mà thôi.

Phàm những gì thuộc về xưa cũ, nhắc về kỷ niệm lại bị cho rằng ngoái đầu nhìn về dĩ vãng, là hoài cổ. Nhưng xét trên một khía cạnh nào đó, Trung thu ngày xưa tuyệt diệu và đẹp đẽ, không nhàn nhạt và hời hợt như bây giờ.

Bây giờ, khi xã hội phát triển hơn, chúng ta dư giả hơn ngày xưa một chút, nhưng dường như Trung thu đối với trẻ thơ vẫn là một thứ sắc màu nhạt nhòa. Có thể vẫn là những chiếc đèn ông sao rực rỡ, những chiếc bánh đủ vị, nhưng không còn đủ sức hấp dẫn. Ngày xưa, chỉ là một chiếc đèn ông sao được ba làm hết sức đơn giản, có thể từ tre nứa hoặc chỉ là vỏ lon bia, vậy mà lũ trẻ chúng tôi chơi vài ba năm vẫn chưa hết chán. Năm nay rước đèn xong, lại cẩn thận gói ghém và cất đi, để dành cho mùa sau.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Trung thu ngày nay, chúng ta không ngồi cùng con tự tay làm nên những chiếc đèn, gói những chiếc bánh, mà mọi thứ đã được bán sẵn. Chúng ta mua Trung thu về nhà, nhưng không mua được cảm xúc háo hức, mong đợi như ngày xưa cũ, rất cũ.

Dẫu biết rằng mỗi thời sẽ có những đổi khác. Cuộc sống bận rộn kéo ta đi xa hơn, có muôn vàn lý do để bao biện, nỗi lo cơm áo gạo tiền chẳng chừa một ai. Bố mẹ từ sớm tinh mơ đã ra khỏi nhà, đêm muộn mới trở về. Chúng ta cần vật chất, nhưng vật chất không phải là tất cả. Có lẽ, nét đẹp của đêm trăng rằm vẫn còn vẹn nguyên nếu như chúng ta gác lại công việc một chút, ngồi quây quần bên nhau để cảm nhận Trung thu xưa cũ đang ùa về, đang ở thật gần.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Mùa Trung thu, nhắc nhau nhớ thêm một chút, rằng thời gian trôi rất vội, chỉ một giây trôi qua mọi thứ đã rất khác. Đừng ngần ngại trở về bên gia đình, người thân, vì Trung thu là dịp để yêu thương lan tỏa, để ấm áp đằm sâu.

Theo Wanderlust Tips | Cinet

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

Trung thu là một trong những lễ hội lớn được chờ đón trong năm, khắp các nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đến Việt Nam..., người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng biệt mang đậm văn hóa của từng dân tộc.

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

Việt Nam - Tết Trung thu là của thiếu nhi

Việt Nam - Tết Trung thu là của thiếu nhi

Trung thu ở Việt Nam là ngày Tết của thiếu nhi, gắn với truyền thuyết về Hằng Nga, Chú Cuội trông trăng. Các em nhỏ thường rước đèn ông sao, đeo mặt nạ và lập thành đoàn múa sư tử, đánh trống rất rôm rả.

Trong dịp này, người Việt thường bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng. Riêng trẻ em rất háo hức chờ đón dịp Trung thu bởi đây là thời điểm các em được người thân mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo. Có những loại bánh đặc trưng mà thường chỉ dịp Trung thu mới có như: bánh dẻo, bánh nướng… Đồ chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa gồm đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn con giống… và không đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã như hiện nay.

Ở nhiều nơi, Trung thu là dịp mở cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em sẽ tham dự các cuộc rước đèn, thi hát trống quân. Khi trăng đã lên cao, các bé ngồi quây quần quanh mâm cỗ gồm nhiều loại bánh trái, hoa quả , cùng tham dự cỗ trông trăng và phá cỗ cho tới đêm khuya. Mâm cỗ trông trăng tuyền thống của trẻ em Việt Nam thường có bánh nướng, bánh dẻo, chú chó làm bằng tép bưởi và một số loại quả đặc trưng của mùa thu như chuối, hồng ngâm, thị, na, mía…

Trung Quốc - Trung thu là Tết đoàn viên

Trung Quốc - Trung thu là Tết đoàn viên

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Sau bữa cơm sum họp, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau thưởng nguyệt (ngắm trăng) và ăn bánh trung thu dưới ánh đèn lồng lung linh. Một trong những hoạt động không thể thiếu được trong dịp Trung thu của người Hoa đó là rước đèn lồng và múa rồng lửa. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Nhật Bản - Lễ hội ngắm trăng

Nhật Bản - Lễ hội ngắm trăng

Lễ hội Trung thu được du nhập vào Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Nhưng khác với người dân Trung Quốc ăn bánh ngắm trăng thì người Nhật Bản lại ăn xôi nắm trong ngày tết Trung thu. Lễ hội Trung thu ngày Rằm tháng 8 Âm lịch được gọi là “thập ngũ dạ” (đêm mười lăm) hoặc “Trung thu danh nguyệt” (Trung thu trăng sáng).

Mặc dù, sau thời Minh Trị Duy Tân (khoảng cuối thế kỷ 19), Nhật Bản đã hủy bỏ nông lịch, đổi thành dương lịch, nhưng cho đến nay khắp nơi trên đất nước Nhật Bản vẫn còn gìn giữ tập tục ngắm trăng vào đêm Trung thu, một vài tự viện và đền thờ vẫn tổ chức hội ngắm trăng đặc biệt vào dịp lễ này.

Hàn Quốc - Lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên

Hàn Quốc - Lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên

Đối với người Hàn Quốc thì đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm (còn được gọi là Chuseok hay Hangawi), cũng được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, đây là lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên của người Hàn Quốc…

Đây là một dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ và cùng nhau thưởng trăng và ăn tiệc, các gia đình bày bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm được phủ rong biển, đỗ, lạc… bên ngoài và các loại thức ăn khác lên bàn thờ. Đây cũng là dịp mọi người tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Họ thường tới thăm mộ tổ, dọn cây dại và làm sạch khu vực quanh mộ, truyền thống này giống với nghi thức tảo mộ ngày tết Thanh minh.

Myanmar – Trung Thu rực rỡ ánh sáng khắp nơi

Myanmar – Trung Thu rực rỡ ánh sáng khắp nơi

Ngày rằm trung thu ở Myanmar được gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.


Thái Lan – Trung thu là “Tết cầu trăng”

Thái Lan – Trung thu là “Tết cầu trăng”

Tết Trung thu ở Thái Lan với nhiều hoạt động hấp dẫn. Người Thái gọi tết Trung thu là “tết cầu trăng”. Mọi người đều tham gia lễ cúng trăng rằm. Mọi người ngồi quanh mâm cỗ với những món đồ đặc trưng của mùa thu như đào, sầu riêng, bánh Trung thu và chúc nhau mọi điều tốt lành. Đặc biệt bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.

Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Cả bầu trời tuổi thơ chứa đựng trong những thức quà Trung Thu xưa

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ. Bánh chao, hồng đỏ, cốm xanh,… từng là quà vặt mà bọn trẻ trông ngóng nhất mỗi mùa trăng rằm.


"Trung thu là Tết thiếu nhi". Cứ mỗi dịp cuối tháng 8, đầu tháng 9, người lớn lại hát trêu nhau như vậy. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt rằng Trung thu là ngày đặc biệt nhất của bọn trẻ con, ngày còn quan trọng hơn cả sinh nhật.


Đó là ngày mà tất cả những đứa trẻ đều trở thành "ông hoàng bà chúa" nhí, khi chúng được cưng chiều, được cho ăn uống thỏa thích, được mua quần áo mới và đèn ông sao.

Ảnh: Kenh14.vn
Làm sao mà không tin được, khi dẫu hoàn cảnh còn hạn chế tới đâu, người lớn thời ấy vẫn nghĩ ra đủ món ngon để chiêu đãi bọn trẻ. Ngày nay, chúng ta ngán ngấy khi nghĩ đến bánh nướng bánh dẻo năm nào cũng ăn, nhưng ngày xưa, đấy là món quà vặt xa xỉ. Chính vì thế, nên bánh nướng, bánh dẻo không quá phổ biến, và các gia đình nghĩ ra nhiều món quà vặt rẻ tiền hơn cho trẻ con. Cũng vì thế, kí ức về mâm cỗ Trung thu xưa giản dị hơn, mộc mạc hơn, nhưng cũng đầy màu sắc hơn hẳn bây giờ.

Cốm và chuối trứng cút

 Tôi không nhớ lần đầu tiên mình ăn cốm và chuối trứng cuốc là khi nào, nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu nhìn thấy bàn tay mẹ cẩn thận bóc vỏ chuối tiêu đã chín mềm, xếp lên bọc cốm non. Thời khắc ấy, tôi quả quyết món ăn này… rất ngon. Trẻ con ăn bằng mắt trước tiên, mà cái màu vàng ươm của chuối trên nền cốm xanh nõn đã đủ khiến bọn trẻ thòm thèm.

Tôi không nhớ lần đầu tiên mình ăn cốm và chuối trứng cuốc là khi nào, nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu nhìn thấy bàn tay mẹ cẩn thận bóc vỏ chuối tiêu đã chín mềm, xếp lên bọc cốm non. Thời khắc ấy, tôi quả quyết món ăn này… rất ngon. Trẻ con ăn bằng mắt trước tiên, mà cái màu vàng ươm của chuối trên nền cốm xanh nõn đã đủ khiến bọn trẻ thòm thèm.

Đối với bọn trẻ, Trung thu đơn giản là mùa ăn chơi. Nhưng đối với người lớn, đó là thời điểm bung nở của sự sống. Trời đất ủ tinh hoa suốt một mùa hè, dường như chỉ đợi đến mùa thu để tung ra bao thức quà ngon. Có những đặc sản chỉ ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm vậy. Cốm non dịp Trung thu, tức đầu tháng 9, là đạt đến đỉnh cao của hương vị: dẻo, mềm, thoang thoảng vị ngọt rất thanh và cái béo nhẹ nhàng như sữa non. Để thêm thắt cho đúng tinh thần "tết thiếu nhi", người ta nghĩ ra cách ăn cốm với chuối tiêu (loại chuối ta khi chín mềm sẽ có đốm đen, nên còn được gọi là chuối trứng cút). Chuối bóc vỏ, ăn đến đâu thì chấm cốm đến đó. Cái dẻo thơm tinh tế của cốm hòa với vị ngọt nồng của chuối, tưởng không liên quan mà lại ăn ý lạ thường.

Đối với bọn trẻ, Trung thu đơn giản là mùa ăn chơi. Nhưng đối với người lớn, đó là thời điểm bung nở của sự sống. Trời đất ủ tinh hoa suốt một mùa hè, dường như chỉ đợi đến mùa thu để tung ra bao thức quà ngon. Có những đặc sản chỉ ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm vậy. Cốm non dịp Trung thu, tức đầu tháng 9, là đạt đến đỉnh cao của hương vị: dẻo, mềm, thoang thoảng vị ngọt rất thanh và cái béo nhẹ nhàng như sữa non.

Để thêm thắt cho đúng tinh thần "tết thiếu nhi", người ta nghĩ ra cách ăn cốm với chuối tiêu (loại chuối ta khi chín mềm sẽ có đốm đen, nên còn được gọi là chuối trứng cút). Chuối bóc vỏ, ăn đến đâu thì chấm cốm đến đó. Cái dẻo thơm tinh tế của cốm hòa với vị ngọt nồng của chuối, tưởng không liên quan mà lại ăn ý lạ thường. 

Quả hồng

Mâm cỗ xưa có xanh của cốm, vàng của chuối, thì cũng phải có cái đỏ rực nồng nàn của quả hồng chín, mà tôi đồ là mang mục đích thẩm mĩ là chính, "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Quả thật, so với các loại bánh trái hay cốm ngọt ngào, quả hồng không quá hấp dẫn về mặt hương vị, nhưng tết Trung thu xư mà thiếu màu đỏ của hồng thì trong "mất nhiệt" hẳn.

Mâm cỗ xưa có xanh của cốm, vàng của chuối, thì cũng phải có cái đỏ rực nồng nàn của quả hồng chín, mà tôi đồ là mang mục đích thẩm mĩ là chính, "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Quả thật, so với các loại bánh trái hay cốm ngọt ngào, quả hồng không quá hấp dẫn về mặt hương vị, nhưng tết Trung thu xư mà thiếu màu đỏ của hồng thì trong "mất nhiệt" hẳn.

Kì thực, lớn lên một chút, bạn mới thấy vị hồng chín mùa thu có cái ngon rất riêng của nó. Hồng lúc này vừa chín tới, mềm nhưng không nát, cắn một miếng là thịt hồng ngập răng, vị ngon ngọt và hương thơm ngào ngạt khắp khoang miệng, sung sướng hơn hẳn hồng giòn tuy ngọt mà chẳng thơm. Hồng chín khá ngọt nên thường được nhâm nhi cùng một ấm trà sen, hoặc trà xanh, vậy là quá đủ cho một mùa Trung thu cũ.

Kì thực, lớn lên một chút, bạn mới thấy vị hồng chín mùa thu có cái ngon rất riêng của nó. Hồng lúc này vừa chín tới, mềm nhưng không nát, cắn một miếng là thịt hồng ngập răng, vị ngon ngọt và hương thơm ngào ngạt khắp khoang miệng, sung sướng hơn hẳn hồng giòn tuy ngọt mà chẳng thơm. Hồng chín khá ngọt nên thường được nhâm nhi cùng một ấm trà sen, hoặc trà xanh, vậy là quá đủ cho một mùa Trung thu cũ.

Bánh chao

Tuy nhiên, thứ tôi ấn tượng nhất, mà cũng tìm kiếm mãi trong mùa Trung thu hiện đại là loại bánh "đầu thừa đuôi thẹo" với cái tên ngộ nghĩnh – bánh chao. Những ngày nay, mỗi khi nhìn hằng hà sa số các cửa hiệu bánh nướng bánh dẻo ngoài đường, hay thập diện mai phục các mẫu bánh hộp đem tặng, tôi lại ước gì người ta quay lại làm bánh chao, để không phải nhăn mày mỗi khi nghe hỏi: Sau mùa Trung thu, bánh nướng còn dư làm sao ăn hết?

Tuy nhiên, thứ tôi ấn tượng nhất, mà cũng tìm kiếm mãi trong mùa Trung thu hiện đại là loại bánh "đầu thừa đuôi thẹo" với cái tên ngộ nghĩnh – bánh chao. Những ngày nay, mỗi khi nhìn hằng hà sa số các cửa hiệu bánh nướng bánh dẻo ngoài đường, hay thập diện mai phục các mẫu bánh hộp đem tặng, tôi lại ước gì người ta quay lại làm bánh chao, để không phải nhăn mày mỗi khi nghe hỏi: Sau mùa Trung thu, bánh nướng còn dư làm sao ăn hết?

Đúng vậy, bánh chao chính là bánh nướng cũ được "tái chế" sau mùa trung thu. Khi đó, các lò bánh nhặt ra bánh còn thừa, cũ hoặc vỡ, cán dẹp ra rồi nặng thành những viên bánh tròn dẹt, chiên giòn, bỏ sỉ cho các tiệm tạp hóa. Bánh chao có mùi béo ngậy của mỡ, thơm của mè, ngọt ngọt mặn mặn đặc trưng của nhân bánh nướng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Ngày đó, một bọc bánh thế này có khoảng 10 - 20 chiếc, đủ cho trẻ con ăn thun thút cả buổi tối T rung thu.Nhà nào khéo tay hơn, không muốn ăn bánh cũ, thì sẽ tự làm bánh chao bằng nguyên liệu bánh nướng còn thừa. Về cơ bản, người ta chỉ cần cán dẹt phần bột bánh ra, trộn với đường, trứng, ngũ vị hương, mấy viên chao đỏ rồi chiên giòn.

Đúng vậy, bánh chao chính là bánh nướng cũ được "tái chế" sau mùa trung thu. Khi đó, các lò bánh nhặt ra bánh còn thừa, cũ hoặc vỡ, cán dẹp ra rồi nặng thành những viên bánh tròn dẹt, chiên giòn, bỏ sỉ cho các tiệm tạp hóa. Bánh chao có mùi béo ngậy của mỡ, thơm của mè, ngọt ngọt mặn mặn đặc trưng của nhân bánh nướng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Ngày đó, một bọc bánh thế này có khoảng 10 - 20 chiếc, đủ cho trẻ con ăn thun thút cả buổi tối Trung thu. Nhà nào khéo tay hơn, không muốn ăn bánh cũ, thì sẽ tự làm bánh chao bằng nguyên liệu bánh nướng còn thừa. Về cơ bản, người ta chỉ cần cán dẹt phần bột bánh ra, trộn với đường, trứng, ngũ vị hương, mấy viên chao đỏ rồi chiên giòn.

Chỉ thế thôi, nhưng bánh chao luôn có vị trí đặc biệt trong lòng bọn trẻ ngày đó. Làm sao mà một món ăn làm từ đồ thừa lại có thể gây thòm thèm và thương nhớ đến thế? Làm sao mà khi đã thử đủ nhân bánh thập cẩm, gà quay, bào ngư, vi cá, người ta lại chỉ nhớ cái vị bánh rán còn khét mùi dầu?

Chỉ thế thôi, nhưng bánh chao luôn có vị trí đặc biệt trong lòng bọn trẻ ngày đó. Làm sao mà một món ăn làm từ đồ thừa lại có thể gây thòm thèm và thương nhớ đến thế? Làm sao mà khi đã thử đủ nhân bánh thập cẩm, gà quay, bào ngư, vi cá, người ta lại chỉ nhớ cái vị bánh rán còn khét mùi dầu? 

Và tôi tự hỏi, nếu Trung thu ngày bé là dịp để bày vẽ và xa hoa một chút, thì trong lễ Trung thu của người trưởng thành, chúng ta có nên học cách ăn "khổ" một chút, "đói" một chút, để biết quý những hương vị nguyên bản như thời con trẻ?

Và tôi tự hỏi, nếu Trung thu ngày bé là dịp để bày vẽ và xa hoa một chút, thì trong lễ Trung thu của người trưởng thành, chúng ta có nên học cách ăn "khổ" một chút, "đói" một chút, để biết quý những hương vị nguyên bản như thời con trẻ?

(Theo Kenh14.vn)

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Chuseok - Tết Trung thu cổ truyền của người Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày Tết lớn nhất và quan trọng nhất trong năm không phải là Tết Nguyên đán như ở Việt Nam, mà là Tết Trung thu.

Xem thêm: 8 lễ hội hoa cải nổi tiếng ở Hàn Quốc

Khi những cơn mưa và những đợt nóng gay gắt thất thường cuối cùng của mùa hè kết thúc, cả đất trời Hàn Quốc bắt đầu chuyển mình đẹp dịu dàng trong nắng thu và mọi người náo nức chuẩn bị cho ngày Tết Chuseok - một trong những ngày lễ cổ truyền lớn nhất tại Hàn Quốc.

Tết Trung thu là thời điểm mà nhà nhà đều vào vụ thu hoạch. Lương thực và hoa quả đầy nhà, sung túc. Sau Trung thu thì Hàn Quốc bước vào mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt, lương thực chỉ còn là những gì đã chuẩn bị được từ mùa thu.

Điều kiện khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người Hàn Quốc. Do đó, trong xã hội hiện đại ở Hàn Quốc, ngày Tết Trung thu người người đều phải về quê xum họp với đại gia đình, trong khi ngày Tết Nguyên đán thì người Hàn Quốc có thể về quê hoặc không nhất thiết phải về quê.

Cũng giống như Việt Nam và các quốc gia Á Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, ngày Tết Chuseok (Tết Trung thu) ở Hàn Quốc cũng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa văn hóa, mỗi quốc gia dựa trên những điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa khác biệt, đều chỉ mượn chiếc bình hình thức để thay vào đó những men rượu riêng, thể hiện tinh thần và sức sống nội tại của riêng mình.

Ở Việt Nam Tết Trung thu ban đầu là tết của người lớn để mừng mùa màng bội thu, cúng tổ tiên rồi dần dần được chuyển thành Tết dành cho thiếu nhi, nhưng ngày tết này lại không được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thống. Trái lại, ở một đất nước công nghiệp “tham công tiếc việc” như Hàn Quốc, mọi người sẽ được nghỉ tới 3 ngày để nghỉ ngơi và chuẩn bị đón chào ngày Tết Chuseok.

Trong ngày đầu tiên nghỉ Tết Trung thu ở Hàn Quốc, hàng triệu người từ thủ đô Seoul đổ về quê tạo nên nạn tắc đường khủng khiếp (thường là thời gian di chuyển gấp 3-4 lần so với ngày thường) và người Hàn Quốc gọi hiện tượng này là cuộc đại di dân.

Nguồn gốc của ngày Chuseok

Từ Chuseok có nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng rằm đẹp nhất vào tháng 8 âm lịch. Tục ngữ Hàn Quốc có câu: “Nông dân tháng 5, thần tiên tháng 8” để ám chỉ vào tháng 5, người nông dân phải vất vả, bận rộn với mùa màng nhưng đến tháng 8, khi việc đồng áng trong một năm đã dần bước vào giai đoạn thu hoạch thì có thể rảnh rang nghỉ ngơi như thần tiên, vụ xuân cũng sẽ nhàn nhã hơn, không phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” nữa. Nguồn gốc của Chuseok vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng Tết Chuseok còn có những tên gọi khác như Hangawi, Gabae - ngày Gia bài (tương truyền vào thời Shinla, đến ngày này, nhà vua thường tổ chức cho các công chúa chơi trò chơi thi dệt vải trong cung điện, ai thua sẽ phải chuẩn bị các tiết mục múa hát và các món ăn).

Những hoạt động trong ngày Chuseok

Charye


Vào buổi sáng sớm ngày đầu tiên của lễ Chuseok, toàn bộ gia đình người Hàn Quốc sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ tưởng niệm. Nếu như vào ngày Tết Nguyên đán, món ăn điển hình là Tteok-guk (canh bánh gạo) thì vào ngày Chuseok món ăn chủ đạo được dùng để cúng bái là Mebap (cơm gạo mới vừa thu hoạch). Sau khi cúng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để “hưởng lộc” của tổ tiên ban cho. Một đặc điểm trong văn hóa ẩm thực nói chung cũng như văn hóa tế lễ nói riêng ở Hàn Quốc đó là các món ăn được bày trong các đĩa nhỏ, gọi là banchan. Cũng giống như Việt Nam, vào những ngày lễ như thế này, người phụ nữ trong gia đình luôn là người bận rộn và vất vả nhất để chuẩn bị đồ cúng và các món ăn cho các thành viên khác trong gia đình.

Beolcho và Seongmyo

Công việc quan trọng nhất trong ngày Tết Chuseok là việc thể hiện đạo lý và lòng hiếu thảo với tổ tiên - nghi thức Beolcho và Seongmyo. Các hoạt động này gần giống với phong tục tảo mộ vào tiết Thanh minh của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán. Vào ngày Chuseok, các gia đình người Hàn Quốc sẽ cùng đến phần mộ của tổ tiên, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa sẽ được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.

Những trò chơi truyền thống

Ganggangsulae


Đây là trò chơi tiêu biểu trong dịp Chuseok được truyền lại từ những người phụ nữ thuộc tỉnh Seonamhaean. Cách thức của trò chơi này là dưới ánh trăng đêm rằm, các cô gái sẽ nắm tay nhau xếp thành vòng tròn vừa hát và vừa nhảy múa. Trong xã hội nông nghiệp, trăng rằm là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, rất tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm và phát triển sự sống của người phụ nữ. Bởi thế, ngày mãn nguyệt (ngày trăng tròn) còn được ví như người phụ nữ đến kì “khai hoa nở nhụy”. Trò chơi Ganggangsulae trong ngày rằm là sự thăng hoa, là bài ca về cái đẹp của thiên nhiên và người phụ nữ.

Juldarigi - kéo co

Đây là trò chơi phổ biến dành cho tất mọi lứa tuổi. Các đội được phân chia đồng đều về số người, giữa các thôn xóm, các làng cũng có thể chia đội với nhau để thi thố. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thi càng kéo dài. Tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười và những khuôn mặt hăng say lấp lánh mồ hôi khiến cho bầu không khí của ngày Tết Chuseok thêm rộn ràng, vui nhộn.

Ssireum - đấu vật

Trong những ngày Tết Chuseok, môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Trên bãi cỏ hoặc trên bãi cát, các cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng là người trụ lại đến cuối cùng và được tôn vinh là Jangsa (tráng sĩ) và được nhận rất nhiều các giải thưởng của dân làng.

Olgesimni - tục treo ngũ cốc khô trước cửa

Sau khi thu hoạch, người Hàn Quốc sẽ chọn ra trong mỗi loại ngũ cốc những bó chín đượm nhất, đẹp nhất để treo lên cột nhà, cửa chính hay trước hiên nhà. Những bó ngũ cốc được chọn này sẽ được dùng làm hạt giống cho năm sau, để làm bánh cúng tổ tiên, cúng ông địa hoặc được dùng để thiết đãi khách khi nhà có tiệc. Phong tục này thể hiện tính tuần hoàn của đất trời, mùa màng và ước nguyện có những mùa màng sung túc, bội thu.

Các món ăn tiêu biểu ngày Chuseok

Songpyeon


Là món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, gạo không dính, có nhân là vừng, đậu, đậu đỏ. Nếu như bánh Trung Thu ở Việt Nam được làm theo hình tròn hoặc hình vuông (tượng trưng cho trời đất) thì bánh Songpyeon được nặn thành hình bán nguyệt. Sau khi nặn xong, bánh sẽ được cho vào chõ hấp, bên dưới có lót lớp lá thông để tạo cho bánh có hương vị thanh khiết.

Chuseok còn được gọi là ngày tết của các loại bánh. Tuy mỗi địa phương đều có những phương thức và nguyên liệu làm bánh khác nhau nhưng tất thảy đều sử dụng những ngũ cốc tươi mới được thu hoạch để tạ ơn đất trời, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu. Theo truyền thuyết, các cô gái nào làm ra chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất sẽ gặp được ý trung nhân tuấn tú. Chính vì thế, trong ngày Chuseok, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau nặn bánh và bầu chọn xem ai là người làm ra chiếc bánh đẹp nhất trong tiếng cười đầm ấm vui vẻ.

Toranguk - canh khoai sọ


Khoai sọ, tiếng Hán còn được gọi là thổ noãn - nghĩa là trứng dưới lòng đất. Vì khoai sọ chứa nhiều tinh bột và có nhớt nên khi chế biến, nhất thiết phải luộc qua nước muối hoặc nước vo gạo. Canh khoai sọ thường được ninh cùng với ức bò hoặc gân bò và được coi là món canh bổ dưỡng, thanh đạm rất thích hợp để thưởng thức vào mùa thu.

Rượu Baekju - bạch tửu

Vào dịp Chuseok, người Hàn Quốc rất thính tụ tập ăn uống với gia đình, tiếp đãi bạn bè nên trên bàn tiệc không thể thiếu men rượu. Ngoài loại rượu thông thường là Soju còn có một loại rượu truyền thống được làm từ gạo mới gọi là Baekju.

Theo Thông tin Hàn Quốc

Bài đăng phổ biến