Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Những điều cấm kỵ cần biết trước khi đến Thái Lan

Thái Lan là địa điểm du lịch nổi tiếng thân thiện với rất nhiều nét văn hóa độc đáo. Tuy vậy, bạn có thể vô tình trở thành vị khách bất lịch sự nếu chưa biết 10 điều dưới đây.

Thái Lan là địa điểm du lịch nổi tiếng thân thiện với rất nhiều nét văn hóa độc đáo. Tuy vậy, bạn có thể vô tình trở thành vị khách bất lịch sự nếu chưa biết 10 điều dưới đây.

Dùng chân trong một số hoạt động

Chỉ ngón chân hoặc đặt bàn chân của bạn lên người hay các vật khác được coi là hành động bất lịch sự ở Thái Lan. Giơ chân hướng về phía chùa, tượng Phật hoặc nhà sư là cử chỉ đặc biệt thô lỗ và không thể chấp nhận. Bạn cũng sẽ bị đánh giá nếu dùng chân đóng cửa, bước qua hoặc đá một cái gì đó.

Chỉ ngón chân hoặc đặt bàn chân của bạn lên người hay các vật khác được coi là hành động bất lịch sự ở Thái Lan. Giơ chân hướng về phía chùa, tượng Phật hoặc nhà sư là cử chỉ đặc biệt thô lỗ và không thể chấp nhận. Bạn cũng sẽ bị đánh giá nếu dùng chân đóng cửa, bước qua hoặc đá một cái gì đó.

Xoa đầu người khác

Trừ khi có mối quan hệ rất thân thiết với ai đó hoặc trẻ con, còn lại, bạn không nên chạm hoặc đặt thứ gì đó lên đầu người khác. Đầu được coi là bộ phận sạch sẽ và linh thiêng nhất trên cơ thể. Do đó, việc chạm vào đầu ở Thái Lan là hành vi thiếu tôn trọng và thường khiến người khác khó chịu.

Trừ khi có mối quan hệ rất thân thiết với ai đó hoặc trẻ con, còn lại, bạn không nên chạm hoặc đặt thứ gì đó lên đầu người khác. Đầu được coi là bộ phận sạch sẽ và linh thiêng nhất trên cơ thể. Do đó, việc chạm vào đầu ở Thái Lan là hành vi thiếu tôn trọng và thường khiến người khác khó chịu.

Huýt sáo vào ban đêm

Người Thái Lan cho rằng huýt sáo vào buổi đêm sẽ mang đến điều xui xẻo (chính là đang gọi linh hồn người chết). Ngày nay, hầu hết các nơi đều không còn tồn tại quan niệm đó nữa, nhưng một số người vẫn có thể trở nên khó chịu khi nghe thấy tiếng huýt sáo vào buổi đêm.

Người Thái Lan cho rằng huýt sáo vào buổi đêm sẽ mang đến điều xui xẻo (chính là đang gọi linh hồn người chết). Ngày nay, hầu hết các nơi đều không còn tồn tại quan niệm đó nữa, nhưng một số người vẫn có thể trở nên khó chịu khi nghe thấy tiếng huýt sáo vào buổi đêm.

Mặc quần áo bẩn

Ngoại hình và sự sạch sẽ là điều người Thái Lan rất quan trọng. Bạn có thể đổ mồ hôi, nhưng không có nghĩa để cho mình trở thành một người luộm thuộm, bẩn thỉu. Ngay cả vào giữa mùa hè, bạn sẽ thấy người Thái rất chỉn chu, thậm chí những công nhân lao động chân tay cũng ăn mặc sạch sẽ. Có thể đây là đất nước khá thoải mái, nhưng không phải khi nói đến ngoại hình và việc tự chăm sóc bản thân.

Ngoại hình và sự sạch sẽ là điều người Thái Lan rất quan trọng. Bạn có thể đổ mồ hôi, nhưng không có nghĩa để cho mình trở thành một người luộm thuộm, bẩn thỉu. Ngay cả vào giữa mùa hè, bạn sẽ thấy người Thái rất chỉn chu, thậm chí những công nhân lao động chân tay cũng ăn mặc sạch sẽ. Có thể đây là đất nước khá thoải mái, nhưng không phải khi nói đến ngoại hình và việc tự chăm sóc bản thân.

Lên giọng

Người Thái Lan thường khá lịch sự và nói năng nhỏ nhẹ. Điều đặc biệt là bạn có thể thường nghe thấy giọng nói của những người nước ngài từ xa. Ăn nói nhẹ nhàng trong các cửa hàng và giữ bình tĩnh khi tranh cãi với người khác là một việc nên làm ở Thái Lan. Lên giọng hoặc la hét sẽ không giúp giải quyết được vấn đề mà còn khiến đối phương trở nên xấu hổ hoặc mất mặt.

Người Thái Lan thường khá lịch sự và nói năng nhỏ nhẹ. Điều đặc biệt là bạn có thể thường nghe thấy giọng nói của những người nước ngài từ xa. Ăn nói nhẹ nhàng trong các cửa hàng và giữ bình tĩnh khi tranh cãi với người khác là một việc nên làm ở Thái Lan. Lên giọng hoặc la hét sẽ không giúp giải quyết được vấn đề mà còn khiến đối phương trở nên xấu hổ hoặc mất mặt.

Thân mật ở nơi công cộng

Khi ở Rome, bạn có thể thân mật với nhau ngay ngoài đường, nhưng đến Thái Lan, điều đó được cho là hành vi hạn chế và không nên. Bạn có thể nhận thấy người dân ở đây không thường xuyên nắm tay hoặc ôm nhau chốn công cộng. Vì vậy, bất kỳ nụ hôn hay sự gần gũi nào ở nơi đông người đều không được khuyến khích.

Khi ở Rome, bạn có thể thân mật với nhau ngay ngoài đường, nhưng đến Thái Lan, điều đó được cho là hành vi hạn chế và không nên. Bạn có thể nhận thấy người dân ở đây không thường xuyên nắm tay hoặc ôm nhau chốn công cộng. Vì vậy, bất kỳ nụ hôn hay sự gần gũi nào ở nơi đông người đều không được khuyến khích.

Cởi quần áo

Dù là vùng nhiệt đới, bạn cũng không nên cởi quần áo trừ khi đang ở trên một bãi biển, trong một quán bar hay phòng khách sạn. Thời tiết tại đây vô cùng nóng nực nhưng đó không phải là lý do để bạn cởi trần đi loanh quanh khắp nơi. Đặc biệt khi vào đền, bạn sẽ thấy những cô gái Thái Lan phải che vai, mặc quần quá đầu gối. Đó là việc làm thể hiện sự tôn trọng ở những nơi linh thiêng.

Dù là vùng nhiệt đới, bạn cũng không nên cởi quần áo trừ khi đang ở trên một bãi biển, trong một quán bar hay phòng khách sạn. Thời tiết tại đây vô cùng nóng nực nhưng đó không phải là lý do để bạn cởi trần đi loanh quanh khắp nơi. Đặc biệt khi vào đền, bạn sẽ thấy những cô gái Thái Lan phải che vai, mặc quần quá đầu gối. Đó là việc làm thể hiện sự tôn trọng ở những nơi linh thiêng. 

Mang giày

Bạn có biết tại sao ở đây dép lại rất phổ biến không? Bước vào nhà, đền thờ, cửa hàng, thậm chí một số quán ăn, bạn sẽ được yêu cầu cởi giày và đi bằng chân trần hoặc dép lê. Vì vậy, trước khi vào một địa điểm nào đó, bạn hãy để ý xem có cần phải tháo giày ra hay không.

Bạn có biết tại sao ở đây dép lại rất phổ biến không? Bước vào nhà, đền thờ, cửa hàng, thậm chí một số quán ăn, bạn sẽ được yêu cầu cởi giày và đi bằng chân trần hoặc dép lê. Vì vậy, trước khi vào một địa điểm nào đó, bạn hãy để ý xem có cần phải tháo giày ra hay không.

Ôm các nhà sư

Các nhà sư bị cấm chạm, thậm chí là không được đưa trực tiếp một vật gì đó cho phụ nữ. Thay vào đó, họ đặt vật phẩm xuống và người phụ nữ sẽ nhặt lên. Đàn ông có thể được phép tiếp xúc với các nhà sư nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định để thể hiện sự tôn trọng. Ở Thái Lan, không ai được quyền đứng ngang hàng với một nhà sư.

Các nhà sư bị cấm chạm, thậm chí là không được đưa trực tiếp một vật gì đó cho phụ nữ. Thay vào đó, họ đặt vật phẩm xuống và người phụ nữ sẽ nhặt lên. Đàn ông có thể được phép tiếp xúc với các nhà sư nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định để thể hiện sự tôn trọng. Ở Thái Lan, không ai được quyền đứng ngang hàng với một nhà sư.

Suy nghĩ quá nhiều

Trong một số trường hợp, người Thái sẽ nói với bạn rằng: "Đừng suy nghĩ quá nhiều". Bằng những cách khác nhau, người Thái thường sẽ thực hiện phương pháp mai bpen rai (đừng lo lắng về điều đó) và cách tiếp cận saba sabai (dễ dàng và thoải mái). Vì tinh thần của Phật giáo là luôn muốn giữ mọi thứ thật nhẹ nhàng và vui vẻ, bạn sẽ được khuyên rằng đừng lo lắng về mọi thứ hay quá nghiêm trọng hóa vấn đề và suy nghĩ nhiều.

Trong một số trường hợp, người Thái sẽ nói với bạn rằng: "Đừng suy nghĩ quá nhiều". Bằng những cách khác nhau, người Thái thường sẽ thực hiện phương pháp mai bpen rai (đừng lo lắng về điều đó) và cách tiếp cận saba sabai (dễ dàng và thoải mái). 

Vì tinh thần của Phật giáo là luôn muốn giữ mọi thứ thật nhẹ nhàng và vui vẻ, bạn sẽ được khuyên rằng đừng lo lắng về mọi thứ hay quá nghiêm trọng hóa vấn đề và suy nghĩ nhiều. 


Tổng hợp

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Vì sao bạn nên đi du lịch Thái Lan vào mùa hè này?

Mọi người có thể đi du lịch Thái Lan quanh năm để khám phá cảnh sắc đa dạng, văn hóa độc đáo và lối sống thân thiện của người dân. Nhưng mùa hè vẫn là thời điểm tuyệt vời nhất để tham quan xứ sở nụ cười bởi:

Vì sao bạn nên đi du lịch Thái Lan vào mùa hè này?

Khung cảnh yên bình hiếm hoi

Sự hiện hữu đồng thời của những thị trấn duyên dáng, bãi biển cát mịn, khu nghỉ dưỡng sang trọng và khu nhà trọ giá rẻ đã giúp Thái Lan trở thành một trong những “thiên đường du lịch” nổi tiếng và dường như lúc nào cũng đông đúc du khách.

Khung cảnh yên bình hiếm hoi

Tuy nhiên, vào mùa hè, với tâm lý tránh mưa rào và nhiệt độ cao mà các bãi biển trở nên thưa khách hơn.  Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng sở hữu những bức hình bên bãi biển hoang vắng trải dài hay ghé thăm nhiều điểm tham quan khác với bầu không khí tĩnh mịch, yên bình đến lạ.

Khung cảnh yên bình hiếm hoi

Chi phí du lịch phải chăng

Do không phải mùa du lịch cao điểm nên đến Thái Lan dịp này, du khách sẽ tiết kiệm được chi phí vé máy bay, khách sạn, nhà hàng hay mua sắm.

Chi phí du lịch phải chăng

So với các nước trong khu vực, Thái Lan thuộc vào những quốc gia có chi phí rẻ. Vì là đất nước du lịch nên dù bạn là du khách hay người địa phương thì giá cả vẫn như nhau, tuyệt đối không có chuyện “chặt chém” lên giá như những vùng khác. Bên cạnh đó giá của những món ăn hay đồ lưu niệm cũng thuộc dạng vừa phải, chi phí cho một chuyến đi tiết kiệm 5 ngày 4 đêm chỉ khoảng 7-8 triệu.

Ẩm thực tuyệt vời


Ẩm thực tuyệt vời

Không cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết giống như ẩm thực Nhật hay các món ăn Trung Hoa luôn đề cao giá trị dinh dưỡng cùng cách chế biến phức tạp, ẩm thực Thái Lan đơn giản mang tinh thần hào phóng, ấm áp, mới mẻ nhưng không kém phần thoải mái như chính con người Thái Lan. 

Mỗi món ăn Thái Lan đều được chế biến dựa vào các thành phần quen thuộc của địa phương như sả hăng, ớt cháy và tập hợp nhiều loại hải sản. Và khi thưởng thức các món ăn của đất nước này, khách du lịch dễ dàng nhận ra bốn hương vị cơ bản của món Thái chính là cay, ngọt, mặn và chua. 

Ẩm thực tuyệt vời

Nuea daet diao kaphrao thot, Khao man kai, Khao tom kui, Laap pet... là những món ăn nhất định bạn không nên bỏ lỡ khi đến Thái Lan mùa hè này.


Tổng hợp

Dạo một vòng các món bánh truyền thống của châu Á

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.    Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng.

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. 


Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. 

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….).     Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). 

Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.     Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. 

Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến