Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Tháp Pô Klong Garai, dấu ấn bản địa cuốn hút ở Phan Rang

Mỗi mảnh đất ở Ninh Thuận mang một họa tiết riêng kết hợp thành bức tranh đa sắc màu dệt nên từ trầm tích văn hóa Chăm sống động, nổi bật là Phan Rang – Tháp Chàm, nơi lưu giữ trong mình trầm tích cổ xưa của kinh đô vương quốc Chăm.

Tháp Pô Klong Garai, dấu ấn bản địa cuốn hút ở Phan Rang

Làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc
Ảnh: Lê Văn Hùng

Gốm xuất hiện ở khắp mọi nơi, như một phần tất yếu của cuộc sống nơi đây. Những sản phẩm gốm Bàu Trúc đơn sơ, giản dị, không nhiều màu sắc, nhưng mang đậm họa tiết, đường nét văn hóa Chăm. 
Khác với nhiều làng gốm Việt Nam khác, gốm Bàu Trúc không cần lò nung, phương pháp truyền thống nơi đây là chất rơm rạ, củi và nung gốm ngay ngoài trời. Những sản phẩm gốm Bàu Trúc sau khi nung cho ra màu sắc đỏ đất hay cháy xém đen nguyên thuỷ, không phủ men nhiều màu sắc. Bằng đôi bàn tay khéo léo và sự tần mẩn của người nghệ nhân, từng đường nét hoa văn trang trí trên chiếc bình gốm như được thổi hồn.

Tháp Pô Klong Garai

Tháp Pô Klong Garai
Ảnh: johnbasedow.info

Được xem là biểu tượng của Ninh Thuận, quần thể tháp Pô Klong Garai còn gần như nguyên vẹn. Công trình cổ kính với kiến trúc nghệ thuật mang trong mình vẻ đẹp bí ẩn trên vùng đất đầy nắng và gió.

Nói đến tháp Chăm là nói đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng: gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét như mọi loại đất khác, nhưng nó bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc trực tiếp lên gạch sống hay gạch chín. Ghé thăm khu di tích Tháp Pô Klong Garai, du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục với lối kiến trúc hình vòm, hình chóp nhọn, phù điêu trang trí mượn của nền văn hóa Chămpa cổ.

Di tích tháp Pô Klong Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương. Hàng năm cứ vào ngày mồng 1 tháng 7 Chăm lịch, đồng bào Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Pô Klong Garai. Lễ hội Katê không chỉ được diễn ra trên tháp Pô Klong Garai mà còn ở các làng, từng gia đình người Chăm trong tỉnh.

Cuộc sống du mục ở Đồng cừu An Hòa

Cuộc sống du mục ở Đồng cừu An Hòa
Ảnh: blog.traveloka.com

Đồng cừu An Hòa được xem là đồng cừu nổi bậc nhất Ninh Thuận. Trên một vùng đồng cỏ thảo nguyên rộng lớn là hàng nghìn chú cừu được chăn thả tự do. Ngoài ra, khung cảnh rất bình yên, thơ mộng, đồng cừu được biết đến nhiều hơn, trở thành điểm tham quan du lịch Ninh Thuận "rất hot". Đến đây du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống người du mục, ngắm cảnh đẹp và thưởng thức những món ăn ngon từ gà, dê, cừu Ninh Thuận "tuy quen mà lạ" vì thịt săn chắc do khí hậu nắng và gió nơi đây, lại nấu theo khẩu vị Phan Rang lạ miệng mà ngon.

Bình Sơn, nơi thời gian ngưng đọng

Bình Sơn, nơi thời gian ngưng đọng

Được xem là "trái tim" của tỉnh Ninh Thuận, Phan Rang - Tháp Chàm mang trọn vẻ đẹp của vùng sa thảo độc đáo. Nổi bật trong số đó phải kể đến là biển với dải Bình Sơn - Ninh Chữ nổi tiếng - một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Mặt trời ló rạng ở Bình Sơn trông thật ấn tượng. Bình minh được coi là khoảnh khắc đẹp nhất, kết nối người dân và du khách trên không gian bờ biển cát trắng hoang sơ. 


Tổng hợp

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Đến Malaysia đừng quên thưởng thức những món ăn siêu ngon

Malaysia là một thiên đường ẩm thực nơi hội tụ rất nhiều món ăn ngon đến từ các nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và các món Âu độc đáo.

Đến Malaysia đừng quên thưởng thức những món ăn siêu ngon

1. Assam Laksa

Assam Laksa

Đây là món mì có hương vị đặc trưng với nước dùng được chế biến từ cá, loại cá thường dùng cho món này là cá thu. Linh hồn của món ăn chính là vị me chua không thể thiếu. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được sự đậm đà của nước mì và mùi thơm ngon của cá.

2. Gỏi Rojak

Gỏi Rojak

Món gỏi này được làm từ các loại rau, củ quả như xoài xanh, táo xanh, dưa chuột, đu đủ, ổi, hòa quyện cùng nước sốt cay cay, nguyên liệu món ăn khá giống để làm đĩa hoa quả dầm. Tuy nhiên, sự đậm đà của mắm tôm cùng tàu hũ rán, bên trên rắc thêm đậu phộng giã nhỏ, thơm và bùi, tất cả đã tạo nên món gỏi salad độc đáo với hương vị lôi cuốn, rất hợp cho những buổi ăn vặt cùng bạn bè. Đến Malaysia du lịch đừng quên món này bạn nhé.

3. Nasi lemak

Nasi lemak

Đây là món ăn truyền thống và phổ biến nhất ở Malaysia mà bạn nên thử khi đến đất nước này, vừa no bụng mà giá lại phải chăng, có thể tìm thấy ở bất kì khu ăn uống nào. Nasi lemak có nhiều cách chế biến nhưng thành phần cơ bản vẫn là gạo nấu với sữa dừa, thêm một chút tương ớt sambal, dùng kèm trứng luộc hoặc ốp la, cà ri Malaysia hoặc mực sốt cà ri cay.

4. Rendang

Rendang

Bò Rendang là món ăn có vị cay nồng đặc trưng của phong cách ẩm thực Malaysia. Đầu bếp sẽ nêm nếm món này rất cay, sau đó nấu thật ráo nước để toàn bộ phần nước cà ri thấm vào thịt bò. Món ăn này được dùng chung với cơm trắng hay cơm gói trong lá tre và nướng sơ trên bếp than. Khi thưởng thức sẽ có hương vị cay nồng từ ớt, sả, gừng, tiêu, vị béo của nước dừa, vị ngọt của thịt bò, vị chua thanh từ lá chanh và me… Tất cả hoà quyện lại trong từng miếng thịt.

5. Batu Maung Satay

Batu Maung Satay

Buổi tối, các con đường nhỏ như Lorong Baru đầy ắp các hàng vỉa hè và món Batu Maung satay cũng không thể thiếu. Đây là nhưng xiên thịt gà, lợn hay bò nướng trên lửa hồng, ăn kèm dưa chuột và hành trắng sống, khách du lịch thoải mái lựa chọn hương vị mà mình thích.

Tổng hợp


Đi trọn thế gian ngắm các kiến trúc đền, chùa đẹp nhất thế giới

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.

Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc

Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn - hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc.    Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.

Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn - hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc.

Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.

Wat Rong Khun, Chiang Mai, Thái Lan

Được biết đến tại địa phương với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình.

Được biết đến tại địa phương với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình.

Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho "cõi cực lạc", gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm "tham sân si" luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc.

Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho "cõi cực lạc", gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm "tham sân si" luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc. 

Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar

Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.    Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar.

Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.

Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar.

Borobudur, Java, Indonesia

Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.    Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.

Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.

Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia.

Đền Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ

Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là "Đền Vàng", được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.    Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng.

Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là "Đền Vàng", được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.

Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng. 

Angkor Wat, Campuchia

Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn.    Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn.

Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Tu viện Taktsang Palphug, Bhutan

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan.    Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở.

Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan.

Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở. 


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến