Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Bí mật đằng sau loại mật ong đắt nhất thế giới

Với mức giá lên đến hàng nghìn USD mỗi lọ, Manuka chính là loại mật ong dành cho giới siêu giàu có xuất xứ từ New Zealand và miền Đông Nam Australia.

Bí mật đằng sau loại mật ong đắt nhất thế giới

Mật ong Manuka

Mật ong Manuka

Manuka là mật ong có chiết xuất từ loại hoa cùng tên, được sản xuất nhiều nhất ở vùng đông nam Australia và đất nước New Zealand. Theo nhiều nghiên cứu, phấn hoa Manuka chứa hợp chất kháng khuẩn Methylglyoxal có khả năng chữa lành vết thương. 

Sự kết hợp của đất, dầu và thảo mộc

Sự kết hợp của đất, dầu và thảo mộc

So với các loại mật ong thông thường, Manuka có độ sánh quyện cao hơn nhờ vào chất kết dính đặc biệt. Mật ong Manuka thường có màu kem đậm hoặc nâu đậm. Theo nhiều người, hương vị của loại mật ong này là sự kết hợp giữa 3 yếu tố đất, dầu và thảo mộc quý hiếm. 

Mật ong được kiểm định gắt gao

Mật ong được kiểm định gắt gao

Lý do khiến mật ong Manuka luôn có giá thành cao là bởi trước khi được sản xuất và bày bán cho người tiêu dùng, chúng phải trải qua 5 bước kiểm định gắt gao về thành phần hóa học.

Điều trị và phục hồi vết thương nhanh chóng

Điều trị và phục hồi vết thương nhanh chóng

Mật ong Manuka được cho phép sử dụng ở các bệnh viện tại Châu ÂuMỹ trong việc điều trị vết thương nhờ khả năng tái tạo và phục hồi các tế bào bị nhiễm khuẩn một cách nhanh chóng. 

Mật ong đắt nhất thế giới

Mật ong đắt nhất thế giới

Được biết, lọ mật ong Manuka đắt nhất thế giới hiện nay có giá khoảng 1.888 USD (44 triệu đồng) với dung tích 250 gram. Loại mật ong đắt tiền này thường được bảo quản trong hũ mạ vàng 18 karat. 
Với giá thành cao và chất lượng thượng hạng, mật ong Manuka thường được giới nhà giàu dùng để trưng bày trong nhà hoặc mua làm quà tặng người thân hay bạn bè. 

Vài lưu ý khi sử dụng mật ong Manuka

Vài lưu ý khi sử dụng mật ong Manuka

Mật ong Manuka có thể dùng để phết lên bánh mì nướng, thêm vào các món salad, chấm khoai tây chiên hoặc làm nước sốt nướng thịt. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại mật này để ăn kèm với cơm vì có thể gây ngộ độc thực phẩm. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Dân dã món ngon quê nhà Quảng Nam

Không phải cao lầu, cũng không phải mì Quảng, 3 món ăn dân dã đậm chất thôn quê dưới đây mới thực sự làm bao người con xa xứ phải nhớ thương, thèm thuồng.

Dân dã món ngon quê nhà Quảng Nam

Cá đối cồi trên sông Bàn Thạch

Cá đối cồi trên sông Bàn Thạch

Không chỉ nổi tiếng với nghề chiếu truyền thống, làng Bàn Thạch còn nổi tiếng với những món ngon làm từ cá đối. 

Cái tên cá đối không hề xa lạ với nhiều người, nhưng cá đối cồi thì không phải ai cũng được thưởng thức qua. Trong thực đơn thường ngày của cư dân bên sông Bàn Thạch, cá đối cồi được chế biến thành nhiều món ngon. Trước tiên là cá hấp. Cá vừa bắt được mang về bỏ vây, bỏ ruột, đánh sạch vảy để ráo và ướp gia vị cho thấm; thêm bún, nấm, củ hành, tương, ớt, gừng, thịt lợn bằm lên mình cá trước khi đem hấp cách thủy. Hoặc đơn giản thì chỉ cho cá vào nồi hấp với hành lá. Hấp xong, mở nắp nồi, thêm vài cọng ngò, lát ớt. Sau đó, chỉ việc cuốn từng miếng cá đối cồi trắng nõn với xà lách, húng cây, cải bẹ xanh… chấm nước mắm chua cay. Cũng vị ngọt, béo bùi pha chút cay cay nhưng sao cứ mơn man trong lòng tưởng như không bao giờ chán.

Canh chua rau xứ Quảng

Canh chua rau xứ Quảng

Quảng Nam có một loại rau chua mà dân vùng biển hễ có loại cá nấu chua hợp đều nghĩ đến nó. Cây rau chua này rất dễ trồng, mọc thành bụi, nếu đặt giàn thì nó có thể leo cao đến vài mét. Cùng một nhánh nhưng lá có hai hình dạng khác nhau: hình chân chim hoặc gần giống hình tam giác. Nó hợp với các loại cá có mùi tanh, đặc biệt là cá ngạnh (người miền Nam gọi là cá chốt). 

Cá ngạnh đúng mùa mưa thì thịt rất ngọt và béo ngậy. Khi nó “se duyên” với lá rau chua thì tô canh ngon lạ lùng. Vị chua của lá rau chua rất đặc biệt. Nó không chua sốc như khế, me hoặc chua đậm như lá giang, sấu... mà có vị chua thanh rất dịu dàng. Chỉ thưởng thức nước canh và lá rau chua đã thấy tê tái đầu lưỡi và mát ruột mát gan rồi. Gắp con cá ngạnh, chấm nước mắm nhĩ dầm ớt rồi “nhập khẩu” thì tâm hồn ăn uống thăng hoa ngay.

Cháo cá dềnh

Cháo cá dềnh

Theo tập tục của cư dân vạn chài trên sông nước Thu Bồn thì đầu năm đánh bắt được nhiều cá dềnh được xem là điều may mắn cho một năm chài lưới thuận lợi, góp phần nâng cao đời sống cho những gia đình ngư dân trên sông Thu Bồn và ngày Tết, đầu năm mới ăn cá dềnh thì người ăn sẽ được hên cả năm, làm gì cũng thuận lợi, may mắn…

Cá dềnh ngon có hạng, nấu thứ gì cũng hảo, chế biến món gì ăn cũng hấp dẫn, nhất là món cháo nóng. Trong những ngày Tết, người dân chủ yếu dùng thực phẩm dự trữ, nhiều thịt heo, dầu mỡ ăn rất ớn nên cá dềnh là nguồn thực phẩm tươi được nhiều người chọn mua về dùng, chiêu đãi bạn bè. 

Từ cá dềnh có thể chế biến nhiều món như kho ngọt, kho dưa cải, chiên, nướng chấm mắm… nhưng món cháo cá dềnh ăn nóng là tuyệt diệu. Cá dềnh làm mang, đánh vảy, bỏ vi, ruột, rửa sạch để ráo; rồi cắt lát ướp tiêu bột, ớt xanh và hành tím giã dập, cho thấm đều. Bỏ cá dềnh đã ướp vào nồi nấu lấy nước rồi vớt ra, cho 100g gạo và ít hạt sen vào nấu cháo. Khi cháo nhừ, cho cá dềnh vào, thêm gia vị. Ăn nóng với các loại rau thơm như rau quế, ngò tàu, ngò ta thì khỏi phải… bàn.


Tổng hợp

Sóc Sơn, linh hồn của đất Việt

Tuy là một huyện nhỏ nằm tĩnh lặng ở phía bắc thủ đô Hà Nội nhưng Sóc Sơn lại là một điểm đến của vô số bạn trẻ bởi những cảnh quan sinh động, trữ tình và đậm nét văn hóa dân tộc. Tìm về những công tình ở đây, chúng ta như được ngược dòng thời gian để tìm về những ký ức xa xưa bị quên lãng.

Sóc Sơn, linh hồn của đất Việt

Việt Phủ Thành Chương 

Việt Phủ Thành Chương

✪ Địa chỉ: Xã Hiền Ninh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km, Việt Phủ Thành Chương là một quần thể kiến trúc cung đình nổi tiếng đã tái hiện không gian xưa của người Việt một cách sinh động và chân thật đến nỗi khi đến đây ta vẫn còn cảm nhận được không khí cổ kính từ những thăng trầm lịch sử. Noi này đã được nhiều tờ báo quốc tế như The New York Times, Herald Tribune nói đến như một niềm từ hào nơi thủ đô. 

Không ít người khi lần đầu đặt chân tới đã lầm tưởng đây là một khu di tích lịch sử lâu đời, nhưng thực tế đay là một địa điểm được họa sĩ Thành Chương xây dựng vào năm 2011 như một bảo tàng lưu giữ những tinh hoa của văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật dân tộc trong một khuôn viên lên tới 8000m2. 

Dạo quanh một vòng rộng lớn, sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như : ngôi nhà lợp bằng cói 200 tuổi của dân tộc Mường, cung đình Huế có tuổi đời 300 năm hoặc ngôi nhà gỗ lim đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nhất, ngôi nhà tranh vách gắn liền với lịch sử hào hùng của nước ta gây ấn tượng sâu sắc. Bên cạnh đó còn có những đầm sen nhỏ ẩn mình giữa những tán cây xanh mát. Mặt hồ trong vắt, thỉnh thoảng nghe tiếng lội bì bõm của những chú cá tinh nghịch cùng với vẻ đẹp đằm thắm cũa những bông sen hồng tạo nên một bức tranh phong cảnh thi vị. 

Quần thể Đền Sóc Sơn - Phù Đổng Thiên Vương

Quần thể Đền Sóc Sơn - Phù Đổng Thiên Vương

✪ Địa chỉ: khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội 

Nằm yên tĩnh dưới chân núi Vệ Linh là quần thể Đền Sóc Sơn - Phù Đổng Thiên Vương, nơi được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Khởi nguồn của di tích này chỉ là một miếu thờ Phù Đổng Thiên Vương rất nhỏ, sau cuộc đấu tranh chống giặc Tống, vua Lê Đại Hành đã cho xây dựng lại thành khu đền uy nghi để tạ ơn. Hiện nay, quần thể di tích bao gồm Đền Trình, Đền Mẫu, chùa Non Nước, Chùa Đại Bi, Đền Thượng, Hòn đá Trồng, Tượng đài Thánh Gióng và các bia đá ghi lại lịch sử Lễ hội Đền Sóc. 

Đặc biệt, ngôi đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam còn có vết có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp sắt để bay lên Trời. Xung quanh đền bao quanh bởi nhwuxng ngọn núi sừng sững như: núi Độc Tôn, núi Vây Rồng, núi Thanh Lãm,.., càng làm tăng thêm vẻ tráng lệ . Hằng năm, cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch, đền Gióng sẽ mở hội đầu năm để du khách thập phương về dâng hương và trẩy hội. 

Chùa Non Nước 

Chùa Non Nước

✪ Địa chỉ: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội 

Băng qua đền Sóc là con đường bậc thang nhỏ thấp thoáng giữa rừng thông dẫn lên ngôi chùa Non nước thơ mộng cảnh. Chùa Non Nước (tên đầy đủ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tich lịch sử đền Sóc, cùng với Học viện Phật giáo Việt Nam là một địa chỉ du lịch tâm linh thu hút các tín đồ trong và ngoài nước. 

Theo truyền thuyết, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây và để quên chiếc roi sắt bị gãy trong chiến trận. Từ đó, người dân đã lập đền thờ ở đây. Mang nét đặc trưng phong cách chùa cổ ở Việt Nam, công trình này đã sử dụng 30 tấn đồng đúc tượng, 600m3 gỗ lim, 30m3 đá xanh. Đặc biệt, trong chính điện, có tới 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Nổi bật không kém chính là pho tượng Phật Thích Ca nặng 20 tấn làm từ đồng đỏ đúc liền khối với chiều cao 5.3m; được đánh giá là một công trình nghệ thuật xuất sắc, góp phần tôn vinh nghề đúc đồng truyền thống ở nước ta. 

Hồ Đồng Quan 

Hồ Đồng Quan

✪ Địa điểm: xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội

Đây là một hồ nước rộng khoảng 35km, gây ấn tượng với không khí trong lành, nước hồ nước trong xanh và bao quanh là 3 ngọn đồi hoang sơ, huyền ảo. Đến đây bạn sẽ được thư giãn với những trải nghiệm đạp xe đi dạo, ngồi ven hồ ngắm hoàng hôn hay khám phá những cung đường rừng đầy thách thức lại không kém phần thơ mộng. Ngoài ta, cũng có khá nhiều các khu sinh thái gần đó để bạn cắm trại như My hill, Bản Rõm,.. 


Nguồn: tổng hợp

Bài đăng phổ biến