Hiển thị các bài đăng có nhãn New Zealand. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn New Zealand. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Bí mật đằng sau loại mật ong đắt nhất thế giới

Với mức giá lên đến hàng nghìn USD mỗi lọ, Manuka chính là loại mật ong dành cho giới siêu giàu có xuất xứ từ New Zealand và miền Đông Nam Australia.

Bí mật đằng sau loại mật ong đắt nhất thế giới

Mật ong Manuka

Mật ong Manuka

Manuka là mật ong có chiết xuất từ loại hoa cùng tên, được sản xuất nhiều nhất ở vùng đông nam Australia và đất nước New Zealand. Theo nhiều nghiên cứu, phấn hoa Manuka chứa hợp chất kháng khuẩn Methylglyoxal có khả năng chữa lành vết thương. 

Sự kết hợp của đất, dầu và thảo mộc

Sự kết hợp của đất, dầu và thảo mộc

So với các loại mật ong thông thường, Manuka có độ sánh quyện cao hơn nhờ vào chất kết dính đặc biệt. Mật ong Manuka thường có màu kem đậm hoặc nâu đậm. Theo nhiều người, hương vị của loại mật ong này là sự kết hợp giữa 3 yếu tố đất, dầu và thảo mộc quý hiếm. 

Mật ong được kiểm định gắt gao

Mật ong được kiểm định gắt gao

Lý do khiến mật ong Manuka luôn có giá thành cao là bởi trước khi được sản xuất và bày bán cho người tiêu dùng, chúng phải trải qua 5 bước kiểm định gắt gao về thành phần hóa học.

Điều trị và phục hồi vết thương nhanh chóng

Điều trị và phục hồi vết thương nhanh chóng

Mật ong Manuka được cho phép sử dụng ở các bệnh viện tại Châu ÂuMỹ trong việc điều trị vết thương nhờ khả năng tái tạo và phục hồi các tế bào bị nhiễm khuẩn một cách nhanh chóng. 

Mật ong đắt nhất thế giới

Mật ong đắt nhất thế giới

Được biết, lọ mật ong Manuka đắt nhất thế giới hiện nay có giá khoảng 1.888 USD (44 triệu đồng) với dung tích 250 gram. Loại mật ong đắt tiền này thường được bảo quản trong hũ mạ vàng 18 karat. 
Với giá thành cao và chất lượng thượng hạng, mật ong Manuka thường được giới nhà giàu dùng để trưng bày trong nhà hoặc mua làm quà tặng người thân hay bạn bè. 

Vài lưu ý khi sử dụng mật ong Manuka

Vài lưu ý khi sử dụng mật ong Manuka

Mật ong Manuka có thể dùng để phết lên bánh mì nướng, thêm vào các món salad, chấm khoai tây chiên hoặc làm nước sốt nướng thịt. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại mật này để ăn kèm với cơm vì có thể gây ngộ độc thực phẩm. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Gọi tên những đất nước được mệnh danh yên bình nhất thế giới

Những đất nước được mệnh danh là vùng đất yên bình nhất trên thế giới sẽ được giới thiệu sau đây, bạn hãy thử một lần du lịch đến các nước này để có cảm nhận cho riêng bình nhé.

Gọi tên những đất nước được mệnh danh yên bình nhất thế giới

Iceland

Iceland

Iceland từ lâu vẫn là một trong những quốc gia hòa bình nhất trên thế giới và tránh xa các cuộc mâu thuẫn lớn. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đã đến vùng đất này để xem ánh sáng ảo diệu - "Bắc Cực quang" cùng những tảng băng trôi vĩ đại và điểm văn hóa độc đáo tại thủ đô Reykjavik.

Đan Mạch

Đan Mạch

Đan Mạch là một trong những quốc gia an toàn và yên bình nhất trên thế giới. Người dân rất thân thiện và quý khách. Khi đến thăm đất nước này, chắc chắn bạn sẽ muốn quay trở lại một lần nữa.

Cộng hòa Séc

Cộng hòa Séc

Tại Cộng hòa Séc, bạn hầu như không phải lo lắng về bạo lực và trộm cắp. Người nước ngoài đến đây cũng được bảo vệ an toàn. Hệ thống giao thông công cộng vừa tốt vừa rẻ. Đến đây để du lịch nghỉ dưỡng là sự lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho bạn.

New Zealand

New Zealand

Với tỉ lệ tội phạm thấp, New Zealand là quốc gia tuyệt vời để sinh sống. Vẻ đẹp tự nhiên, các sông băng trên núi ngoạn mục, các bãi biển tuyệt vời thu hút nhiều du khách đến đây du lịch. Và đây chính là nơi diễn ra những cảnh phim chiến đấu của bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”.

Canada

Canada

Canada là đất nước có tiêu chuẩn cuộc sống tốt nhất thế giới. Với những thành phố an toàn và sạch sẽ, người dân vô cùng thân thiện, Canada xứng đáng là thành phố đáng để sinh sống. Bạn hãy thử dặt chân đến nơi đây một lần để được cảm nhận vẻ đẹp yên bình nhé.

Tổng hợp


Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Vẻ đẹp của thành phố nặc mùi trứng thối ở New Zealand

Trong khi khách du lịch bị lôi cuốn vào những tuyệt tác tự nhiên ở Rotorua, một số khác lại háo hức khám phá kho tàng văn hóa của nơi này.

Sở hữu mạng lưới giao thông thuận tiện, Rotorua trở thành nơi cư trú lý tưởng, địa điểm thích hợp tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn. Kỳ quan thiên nhiên độc đáo, nền văn hóa đặc sắc và lòng hiếu khách của người dân đã góp phần đưa Rotorua trở thành một trong những thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Ảnh : Flip Flop Wanderers
Sở hữu mạng lưới giao thông thuận tiện, Rotorua trở thành nơi cư trú lý tưởng, địa điểm thích hợp tổ chức các hội nghị, sự kiện lớn. Kỳ quan thiên nhiên độc đáo, nền văn hóa đặc sắc và lòng hiếu khách của người dân đã góp phần đưa Rotorua trở thành một trong những thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới.

Rotorua là "thành phố lưu huỳnh"

Rotorua từ lâu đã là điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách đến New Zealand. Không chỉ thu hút bởi cảnh thiên nhiên lãng mạn với hồ nước tuyệt đẹp, điểm tham quan ngoạn mục, nơi đây còn gây ấn tượng với hình ảnh những người dân ấm áp, thân thiện. Thành phố chào đón khoảng 3,3 triệu du khách ghé thăm mỗi năm.
Ảnh: Flip Flop Wanderers.
Rotorua từ lâu đã là điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách đến New Zealand. Không chỉ thu hút bởi cảnh thiên nhiên lãng mạn với hồ nước tuyệt đẹp, điểm tham quan ngoạn mục, nơi đây còn gây ấn tượng với hình ảnh những người dân ấm áp, thân thiện. Thành phố chào đón khoảng 3,3 triệu du khách ghé thăm mỗi năm.

 Một biệt danh phổ biến của Rotorua là "thành phố lưu huỳnh". Tên gọi bắt nguồn từ hoạt động địa nhiệt ở đây. Khí thải H2S khiến toàn thành phố có mùi như trứng thối. Vùng trung tâm Te Ngae có mùi hăng đặc biệt do các mỏ lưu huỳnh dày đặc nằm cạnh ranh giới phía nam của Vườn Chính phủ. Do đó, khu vực này còn được gọi là “điểm lưu huỳnh”.

Một biệt danh phổ biến của Rotorua là "thành phố lưu huỳnh". Tên gọi bắt nguồn từ hoạt động địa nhiệt ở đây. Khí thải H2S khiến toàn thành phố có mùi như trứng thối. Vùng trung tâm Te Ngae có mùi hăng đặc biệt do các mỏ lưu huỳnh dày đặc nằm cạnh ranh giới phía nam của Vườn Chính phủ. Do đó, khu vực này còn được gọi là “điểm lưu huỳnh”.

Công viên Kuirau

Đi về cuối phía tây của Rotorua, du khách đến với công viên Kuirau. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vũng bùn nhỏ luôn trong trạng thái sủi bọt và tỏa khói nghi ngút. Du khách đến đây khó lòng bỏ qua dịch vụ tắm suối nước nóng hay ngâm chân trong bể nước nóng. Trải nghiệm thú vị này đem đến cho bạn những giây phút thư giãn, khiến kỳ nghỉ của bạn càng trở nên tuyệt vời.

Đi về cuối phía tây của Rotorua, du khách đến với công viên Kuirau. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vũng bùn nhỏ luôn trong trạng thái sủi bọt và tỏa khói nghi ngút. Du khách đến đây khó lòng bỏ qua dịch vụ tắm suối nước nóng hay ngâm chân trong bể nước nóng. Trải nghiệm thú vị này đem đến cho bạn những giây phút thư giãn, khiến kỳ nghỉ của bạn càng trở nên tuyệt vời.

Wai-o-Tapu

Wai-o-Tapu là địa điểm có hoạt động địa nhiệt mạnh trong khu vực núi lửa Taupo. Xung quanh nơi này có rất nhiều suối nước nóng tuyệt đẹp với những màu sắc sặc sỡ khác nhau. Nổi tiếng nhất là hồ Champagne với màu nước chia làm hai mảng rõ rệt xanh và vàng. Hồ chứa lượng lớn khí CO2 khiến cho nó trông như một ly sâm panh đang sủi bọt.

Wai-o-Tapu là địa điểm có hoạt động địa nhiệt mạnh trong khu vực núi lửa Taupo. Xung quanh nơi này có rất nhiều suối nước nóng tuyệt đẹp với những màu sắc sặc sỡ khác nhau. Nổi tiếng nhất là hồ Champagne với màu nước chia làm hai mảng rõ rệt xanh và vàng. Hồ chứa lượng lớn khí CO2 khiến cho nó trông như một ly sâm panh đang sủi bọt.

Hồ Tarawera 

 Tarawera ở Rotorua là hồ nước lớn nhất New Zealand, nổi tiếng với cảnh sắc tuyệt đẹp như tranh vẽ. Hồ rất sâu và rộng, nổi bật với màu nước xanh ngắt. Punaromia, điểm tiếp cận gần Tarawera nhất, là vị trí lý tưởng để du khách cắm trại, dựng tiệc ngoài trời.

Tarawera ở Rotorua là hồ nước lớn nhất New Zealand, nổi tiếng với cảnh sắc tuyệt đẹp như tranh vẽ. Hồ rất sâu và rộng, nổi bật với màu nước xanh ngắt. Punaromia, điểm tiếp cận gần Tarawera nhất, là vị trí lý tưởng để du khách cắm trại, dựng tiệc ngoài trời.

Làng Tamaki Maori 

Địa điểm lôi cuốn du khách vào hành trình trở lại thời đại tự hào của các chiến binh với những truyền thống cổ xưa. Đây là nơi nhận nhiều giải thưởng văn hóa nhất ở New Zealand. Du khách đến đây được trải nghiệm các nghi lễ, buổi biểu diễn độc đáo, đồng thời có cơ hội tìm hiểu văn hóa thông qua những câu chuyện đã lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Địa điểm lôi cuốn du khách vào hành trình trở lại thời đại tự hào của các chiến binh với những truyền thống cổ xưa. Đây là nơi nhận nhiều giải thưởng văn hóa nhất ở New Zealand. Du khách đến đây được trải nghiệm các nghi lễ, buổi biểu diễn độc đáo, đồng thời có cơ hội tìm hiểu văn hóa thông qua những câu chuyện đã lưu truyền qua nhiều thế hệ. 


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ Taupo

Hồ Taupo, hồ nước ngọt lớn nhất châu Đại Dương. Sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn muốn khám phá vẻ đẹp của đất nước New Zealand.

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ Taupo

Thông tin về hồ Taupo

Thông tin về hồ Taupo

Hồ Taupo nằm trong miệng núi lửa phun trào vào khoảng 30.000 năm trước. Nó được hình thành bởi sự sụp đổ trong quá trình phun trào núi lửa Oruanui vào khoảng 26.500 năm trước. Hồ có diện tích rộng 622 km2, là địa danh hấp dẫn cho những du khách đam mê câu cá.

Vẻ đẹp của hồ Taupo

Vẻ đẹp của hồ Taupo

Là một trong những hồ nước đẹp nhất thế giới, có sức hút kỳ lạ đối với khách du lịch New Zealand. Bằng vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ lòng người, một màu xanh thanh bình bởi sự hòa quyện giữa mây trời và sóng nước cùng với hình ảnh từng đàn vịt trời vừa bơi lội vừa tự do sải cánh trên bầu trời sẽ khiến bạn không rời xa nơi đây.

Nếu ra giữa hồ Taupo, tại vịnh Mine, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến bức hình chạm khắc với hoa văn độc đáo trên đá của thổ dân Maori được khắc vào năm 1970. Những thổ dân ở nơi đây coi bức hình chạm khắc này như là “lá bùa hộ mệnh” cho toàn thể nhân dân ở xứ sở này, nó góp phần ngăn chặn và kìm hãm sự “ nóng giận” núi lửa vẫn đang âm ỉ và ẩn náu sâu dưới lòng hồ.

Những hoạt động thú vị tại hồ Taupo

Những hoạt động thú vị tại hồ Taupo

Với những ai đam mê và yêu thích những hoạt động thể thao mạo hiểm thì cũng không nên bỏ qua các hoạt động như: Đua thuyền, lướt ván, lướt cano,..bạn sẽ cảm nhận nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đấy. Nếu bạn yêu thích sự tĩnh lặng, thư thái thì có thể thuê cần câu để ngồi câu cá. Cũng sẽ là trải nghiệm thú vị cho chuyến đi của bạn đấy.

Ghé thăm Thác Huka bên cạnh hồ Taupo

Ghé thăm Thác Huka bên cạnh hồ Taupo

Nằm cạnh hồ Taupo là Thác Huka, nổi tiếng với cảnh quan đẹp, thác nước hùng vĩ và Công viên quốc gia Tongariro. Đây là khu vực địa nhiệt đang hoạt động và là một trong những điểm đến độc đáo với những ngọn núi lửa, mạch nước phun trào, hồ nước đang sôi, bể bùn đang hoạt động và các hồ nước nóng. Thác Huka chính là địa danh du lịch hấp dẫn nhất của New Zealand và chắc chắn bạn sẽ dành cả cơn mưa lời khen cho vẻ đẹp của nó đấy.

Tổng hợp

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Những điểm du lịch nguy hiểm nhưng hấp dẫn du khách nhất hành tinh

Bất chấp những rủi ro có thể đe dọa tới tính mạng, những địa điểm du lịch mạo hiểm này hàng năm vẫn thu hút rất đông du khách tò mò và đam mê khám phá.

Những điểm du lịch nguy hiểm nhưng hấp dẫn du khách nhất hành tinh

1. Nhảy bungee vào miệng núi lửa, Chile


Ở Villarica, Chile, có một ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động, phát ra nhiệt khí vô cùng lớn. Điều đáng nói là ngọn núi này lại thu hút du khách liều lĩnh tới đây nhảy bungee vào thẳng bên trong. Khoảng cách giữa người nhảy bungee và dung nham chỉ khoảng 700 m. Kể cả khi núi lửa không phun trào, hoạt động này cũng vô cùng nguy hiểm.

2. Tour gặp gỡ sư tử, New Zealand


Trong sở thú đặc biệt này, du khách sẽ tiếp xúc với đàn sư tử ở khoảng cách rất gần. Một chiếc xe bảo hộ sẽ đưa du khách vào thẳng bên trong khu vực của sư tử. Bạn thậm chí còn có thể cho chúng ăn. Tuy nhiên, việc đối mặt trực tiếp với đàn thú dữ tiềm ẩn nguy hiểm rất lớn, trong khi lồng bảo hộ lại khá mỏng manh.

3. Hành trình cùng gấu, Mỹ


Tại Công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm chuyến đi mạo hiểm vào bên trong khu vực loài gấu nâu khổng lồ sinh sống. Gần giống như tour gặp gỡ sư tử, tham gia vào hành trình là bạn đã mạo hiểm tính mạng bản thân. Không ít lần đàn gấu hung dữ tấn công xe chở du khách. Một vài tai nạn đáng tiếc đã xảy ra.

4. Đền hổ, Thái Lan


Đền hổ Thái Lan từng là điểm du lịch hấp dẫn khi cho phép du khách tiếp xúc và chụp ảnh với hổ, thậm chí còn cho chúng ăn. Lần đầu mở cửa vào năm 2001, ngôi đền khi đó có tới 150 con hổ. Tuy nhiên, sau đấy vài năm, lượng khách du lịch và người thuần hóa bị hổ tấn công không ít. Chính quyền địa phương buộc phải đóng cửa nơi này.


5. Công viên quốc gia Canyonlands, Mỹ


Công viên quốc gia Canyonlands nằm ở bang Utah được xem là tuyến đường đi bộ nguy hiểm nhất nước Mỹ. Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ là điểm thu hút của nơi này. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít du khách bị lạc và mất mạng. Ngoài ra, đá lở, sụt lún và lũ lụt cũng thường xuyên xảy ra gây nguy hiểm cho mọi du khách liều lĩnh tới đây.

6. Bơi cùng gấu trắng Bắc Cực, Canada


Ở Ontario, Canada, có một địa điểm thu hút khi cho phép du khách bơi cùng những con gấu trắng Bắc Cực hung dữ. Mặc dù được ngăn cách qua một tấm kính và mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị khi có thể tương tác với loài động vật này, bạn cũng cần cẩn trọng vì không có gì đảm bảo sẽ an toàn nếu làm chúng nổi giận.

7. Bơi cùng sứa, Australia


Sứa là loài động vật nguy hiểm, chúng giết người còn nhiều hơn cả cá sấu lẫn cá mập. Nọc độc của sứa được xác định độc hơn những loài rắn độc nhất. Ở Australia, nhiều nơi cho phép du khách bơi cùng và tương tác với sứa. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, mặc dù những bức ảnh bạn có được đẹp lung linh.

8. Núi Hóa Sơn, Trung Quốc


Đường mòn lên núi Hóa Sơn được coi là nguy hiểm nhất thế giới, bám sát mép núi ở độ cao 2.160 m. Ngoài ra, những ngọn dốc thẳng đứng, thành gỗ nhỏ chật chội tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Do con đường này không bắt buộc du khách phải sử dụng thiết bị an toàn, nhiều người đã liều lĩnh trải nghiệm và gặp tai nạn. Không hiếm trường hợp đã bỏ mạng tại đây.

9. Chinh phục Everest, Himalaya


Đỉnh Everest cao nhất thế giới nằm giữa Tây Tạng và Nepal có độ cao 8.848 m. Địa điểm rất thu hút du khách đam mê mạo hiểm và chinh phục. Quãng đường chinh phục Everest khó khăn và nhiều nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nhưng vẫn không ngăn cản được số lượng du khách tới đây ngày một đông hơn.

10. Đảo Komodo, Indonesia


Tại quần đảo Komodo ở Tenggara, Indonesia, có một nơi cung cấp cho du khách trải nghiệm đi vào giữa khu vực loài rồng Komodo sinh sống. Đây là loài thằn lằn lớn nhất và nguy hiểm nhất bởi sự hung dữ và vết cắn có thể gây nhiễm trùng. Rất nhiều du khách đã bị rồng Komodo tấn công và một số ít đã bỏ mạng.

11. Bơi cùng cá sấu, Australia


Điểm tham quan Crocosaurus ở Australia cung cấp cho du khách trải nghiệm bơi cùng với cá sấu khổng lồ, thứ ngăn cách duy nhất là một chiếc lồng kính. Mặc dù làm bằng vật liệu chịu lực và chưa từng có tai nạn, trò chơi vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro bởi khoảng cách giữa bạn và loài vật hoang dã đáng sợ này chỉ vài cm.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Những điều cấm kỵ khi đi du lịch nước ngoài mà bạn cần biết.

Du lịch nước ngoài ngày nay rất được ưa chuộng, tuy nhiên ở mỗi nước sẽ có những phong tục, những điều được cho là cấm kỵ khác nhau. Vì thế, trước khi có quyết định du lịch nước nào các bạn nhớ phải tìm hiểu kỹ thói quen nước đó để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra nhé!


Để lại tiền tip khi sử dụng các dịch vụ tại Nhật



Người Nhật cho rằng nếu họ phục vụ tốt, khách hàng chắc chắn sẽ quay lại, điều đó sẽ mang về thêm nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, hóa đơn của nhà hàng vốn đã tính phí dịch vụ, nên khách hàng không cần trả thêm tiền tip.

Ăn trên phương tiện công cộng ở Singapore

Có rất nhiều điều bạn không được làm ở Singapore như vứt rác bừa bãi, không tuân thủ luật lệ giao thông, đi vệ sinh không dội nước… và đặc biệt là không được quét sơn bừa bãi. Nếu như bạn phun sơn bừa bãi lên một chiếc ô tô, rất có thể bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phải ngồi tù. Có rất nhiều điều bạn không được làm ở Singapore như vứt rác bừa bãi, không tuân thủ luật lệ giao thông, đi vệ sinh không dội nước… và đặc biệt là không được quét sơn bừa bãi. Nếu như bạn phun sơn bừa bãi lên một chiếc ô tô, rất có thể bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phải ngồi tù ở đảo quốc sư tử.

Hút thuốc ở Bhutan


Bhutan, nhập khẩu thuốc lá sẽ bị đánh thuế 100%. Nếu như hút thuốc ở nơi công cộng sẽ bị phạt ít nhất 225 USD. Tuy nhiên, nếu vì một lí do nào đó mà bạn bị bắt khi kinh doanh thuốc lá, bạn sẽ có thể bị khép tội buôn lậu và bị ngồi tù.

Bấm còi xe ở New Zealand


Tại xứ sở chim Kiwi, việc bấm những hồi còi dài liên tục được cho là sẽ khiến người đi đường tức giận và dễ xảy ra xô xát không đáng có. Vì vậy, người New Zealand luôn hết sức điềm đạm khi tham gia giao thông.

Bắt chước giọng bản địa khi tới Ireland


Giọng Anh của người Ireland hay tiếng Ireland đều rất khó để bắt chước. Vì vậy khi du khách cố nói giống người bản địa, họ có thể cảm thấy mình đang bị đem ra làm trò đùa. Điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái cho bạn khi du lịch trên đất nước này.

Xem thêm :Những bí kíp giúp bạn luôn an toàn khi đi du lịch

Tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

New Zealand, thiên đường ẩm thực xanh của thế giới

Theo Nadia Lim, Vua đầu bếp New Zealand, dù không có món đặc trưng nhưng ẩm thực nước này vẫn ghi điểm với du khách nhờ tất cả nguyên liệu chế biến đều được nuôi trồng trong môi trường không chất bảo quản.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch New Zealand

New Zealand nằm phía tây nam biển Thái Bình Dương, bao gồm 2 khu vực chính gọi là đảo Bắc và đảo Nam, chia cắt bởi eo biển Cook. Nơi đây có phong cảnh tự nhiên quyến rũ như hồ nước trong xanh, núi tuyết trắng xóa, thành phố yên bình và là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới.
Những đàn cừu ở New Zealand được thả tự do và ăn cỏ tự nhiên, do vậy chúng có sức đề kháng tốt, cho ra đời nguyên liệu thịt có vị ngọt khác biệt, ít mỡ. Ảnh:Travelblog.

Ngoài ra, điều tạo nên khác biệt ở đất nước này còn phải kể đến nền ẩm thực phong phú. Với đặc điểm đa văn hóa, hòa quyện từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau, New Zealand không có món ăn truyền thống cụ thể giống các loại phở, bún hay nem rán như ở Việt Nam.

Yếu tố giúp phân biệt, nhận diện thực phẩm ở đất nước này được Nadia Lim – Vua đầu bếp New Zealand năm 2011 mô tả là thông qua hương vị từng nguyên liệu kết hợp yếu tố vùng miền. Chẳng hạn, do đặc điểm địa lý, ban ngày, thời tiết ở đây rất nóng, đặc biệt vào mùa hè nhưng đêm xuống, khí hậu lại trở nên khá lạnh.

Sự chênh lệch này có thể là điểm trừ trong mắt nhiều du khách nhưng với dân bản địa, đó lại là cơ hội tốt để trồng các loại hoa quả, như nho, táo. “Thời tiết thay đổi đột ngột nên tinh chất hình thành trong trái cây đem lại nhiều năng lượng, tạo nên vị ngọt và hương vị đặc biệt”, Nadia lý giải.

Nadia Lim, Vua đầu bếp New Zealand năm 2011 chế biến món súp vẹm xanh với sự trợ giúp của Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Haike Manning trong khuôn khổ chương trình "Kết nối ẩm thực New Zealand tại Hà Nội" diễn ra hồi đầu tháng 5.

Không chỉ hoa quả, các loại thực phẩm từ gia súc và hải sản nơi đây cũng được cô gái sinh năm 1985 tiết lộ những ưu việt. Theo đó, New Zealand có rất nhiều cánh đồng chăn nuôi. Gia súc được thả tự do thay vì nhốt trong chuồng trại.

Do thường xuyên ăn cỏ tự nhiên và vận động nhiều, những con cừu và bò ở đất nước này thường có cơ thể tráng kiện, ít tích mỡ, cung cấp nguồn thịt tươi, ngon, hương vị khác biệt. Lợi thế nữa là nhờ chăn thả tự do, không gian thoải mái, chúng hầu như không nhiễm bệnh hay phải sử dụng các loại thuốc, kháng sinh điều trị.

“Điều này cũng giống như khi bạn thưởng thức các món tự chế biến tại nhà thay vì dùng đồ ăn nhanh”, Nadia nhận xét.

Cũng vì là quốc gia đa văn hóa và không có món ăn cổ truyền cụ thể, du khách tới New Zealand có thể tìm thấy đủ vị của các nước khác trong cùng một món. Chẳng hạn khi thưởng thức súp vẹm xanh, bạn sẽ thấy hương vị như một biến thể của Tom Yum – Thái Lan với vị cay đặc trưng, xen lẫn mùi sả thơm và một chút béo từ nước cốt dừa. Điểm khác biệt ở chỗ loài vẹm dùng chế biến được sản sinh trong môi trường nước biển sạch, không lẫn bất cứ hạt bụi, đất, cát nào nên thịt ngọt, bùi, ngậy.

Với du khách lần đầu tới đây, một số món ăn được khuyên nên thưởng thức cũng rất phong phú và liên quan chủ yếu tới nguyên liệu chế biến từ cá hồi, vẹm xanh, thịt cừu, bơ, sữa, các loại hoa quả (táo, cherry, kiwi…).

Lưu ý về văn hóa ẩm thực New Zealand
Người New Zealand thường có bữa sáng ngọt ngào với Muesli (trái cây khô trộn hạt) ăn kèm sữa và yoghurt. Còn bữa tối chủ yếu gồm thịt bò hoặc thịt cừu, ăn kèm khoai tây, rau quả.

Nếu được mời tới dùng bữa cùng gia đình người New Zealand, bạn hãy yên lòng vì họ rất thoải mái trong thói quen ăn uống. Tuy vậy, phép lịch sự là nên mang theo một chai rượu làm quà. Người New Zealand cũng thích ăn barbecues và bạn có thể đóng góp các món nướng trong bữa tiệc này.


Trần Hằng (VnExpress)

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Kinh nghiệm du lịch New Zealand

Nằm lẻ loi ở vùng biển tận cùng Nam Thái Bình Dương, New Zealand được mệnh danh là “vùng đất của Chúa Trời”. Đất nước này sở hữu cảnh quan thiên nhiên lộng lẫy, là nơi khởi nguồn của nhiều khái niệm “thiên đường” và “thần thoại”. Dưới đây là một vài kinh nghiệm khi bạn muốn du lịch New Zealand vào thời điểm này.

Đi khi nào?

Ngày nay khách du lich trên thế giới đến với New Zealand vào tất cả cá thời điểm trong năm không phân biệt các mùa trong năm. Người ta chia mùa du lịch ở New Zealand theo thời gian tương ứng với thời tiết. Đó là thời gian ấm áp kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, trong thời điểm này thời tiết ấm áp, ánh nắng chan hòa, bầu trời trong xanh thích hợp cho các hoạt động du lịch.

Khách du lịch đến với New Zealand đông nhất là trong mùa Giáng Sinh, các dịch vụ du lịch luôn hoạt động hết công suất và khách khứa tấp nập, đông vui, tuy nhiên nếu bạn đến du lịch vào thời điểm này sẽ hay bị rơi vào tình trạng “cháy phòng” và giá cả leo thang. Vào mùa đông các loại hình du lịch thể thao mùa đông thu hút rất đông khách du lich, đặc biệt là các khu resort trượt tuyết.

Thời điểm thuận tiện nhất để du lịch New Zealand là từ tháng 11 đến tháng 4 vì thời tiết phù hợp với người Việt Nam và thuận tiện cho các hoạt động du lịch.

Xem thêm: Các khu rừng đẹp hấp dẫn du lịch

Mua sắm – giá cả ở New Zealand

Đồng tiền được sử dụng ở New Zealand là đồng đô la (NZD$).
Tới New Zealand, bạn có thể tiết kiệm được tiền. Bạn chỉ mất 40$US một ngày nếu ở lều hay ở trong một nàh trọ và tự cung cấp thực phẩm. Ở trên xe ô tô và khách sạn dọc đường có nhà bếp cho khách sử dụng, bởi thế ở những chỗ này sẽ tạo cho bạn sự lựa chọn là tự mình nấu ăn. Một sự lưu ý là mùa mà mọi người đến New Zealand là để tham gia vào các hoạt động của đất nước này như đã được biết đến. Một số người đi bụi, đi bơi, ngắm chim kiwi nhưng có nhiều người thích những hoạt động đắt tiền, chúng có thể ngốn 1 phần ngan sách của bạn. nếu bạn ở khách sạn, ăn ở nhà hàng và tiêu tiền cho đám đông, các trò giải trí và mua sắm bạn phải mất khoảng 100$US/ ngày.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua sắm khi đi du lịch Mỹ

Đến và đi lại

Bạn có thể chọn lựa dịch vụ hàng không của các hãng như Thai Airways, Singapore Airline trong khoảng thời gian gần 20 giờ là các bạn đã có mặt tại sân bay của thủ đô Wellington, New Zealand. Cho đến thời điểm này thì từ Việt Nam sang New Zealand du lịch bằng đường hàng không là tiện lợi và nhanh nhất, bạn có thể chọn lựa thời gian cho phù hợp với lịch trình của mình để chuyến du lịch được vui vẻ nhất.

Mặc dù New Zealand rất đông đúc và nói chung dễ dàng đi đến các nơi xung quanh, nó làm cho thị giác của bạn được tốt hơn khi đi máy bay, đặc biệt là tầm nhìn các đỉnh núi và núi lửa.

Hãng hàng không New Zealand bay rộng khắp mọi nơi, Origin Pacific bay đến các trung tâm , thậm chí có nhiều hãng hàng không nhỏ hơn nằm ở quận nơi có đất trống.

New Zealand cũng có mạng lưới xe bus rộng khắp, với tuyến đường chính ở trong thành phố (cả dịch vụ ở đảo phía Bắc và đảo phía Nam), và bổ sung thêm tuyến Newman, chạy thường xuyên, dịch vụ trên cả tuyến đường gồm có đồ ăn rẻ. Một số chọn các công ty xe bus con thoi, chúng nhỏ hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn các công ty xe bus rộng. Một số chiếc được thiết kế phục vụ chung cho khách du lịch nước ngoài, trên xe có bữa sáng và có giải trí tạo nên sự đặc biệt trong hoạt động của chúng.

Du lịch xe ô tô ở đây rất được ưa chuộng trên những con đường đẹp và biển chỉ dẫn đường rất hiệu quả và nằm ở khoảng cách gần nhau. Tiền thuê xa ô tô và xe gắn máy rất bình dân.

Có một số dịch vụ đi chơi bằng tàu thuyền, bao gồm phà đậu ở Interislander và Bluebridge (hoạt động giữa Wellington ở đảo phía Bắc và Picton ở đảo phía Nam). Và cuối cùng, bạn có thể đi xe đạp xung quanh đất nước. Nhiều khách du lịch miêu tả New Zealand như thiên đường của du lịch xe đạp, nó sạch, màu xanh, không đông đúc và không bị cướp. Có những địa điểm đẹp, nơi đó bạn có thể cắm trại hai tìm một chỗ trọ rẻ. Xe đạp có thể thuê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nhưng đắt.

New Zealand vùng đất lộng lẫy

Auckland, thành phố lớn và hiện đại nhất New Zealand được bình chọn là thành phố có chất lượng sống tốt nhất trên thế giới. Auckland được bao quanh bởi các hòn đảo cận nhiệt đới, những dòng nước lóng lánh và những khu rừng tự nhiên rậm rạp tươi tốt.
Rời Auckland, du khách đến Christchurch, nơi được ví như châu Âu thu nhỏ với lối kiến trúc đậm chất nước Anh, đây cũng là thành phố lâu đời nhất của New Zealand. Đan xen giữa những kiến trúc cổ kính là nhiều công viên, kênh nước hài hòa, tươi mát. Nơi đây dễ dàng bắt gặp những cặp đôi thiên nga tình tứ, hay những đàn vịt trời thong thả kiếm ăn.

Di chuyển xuống phía đảo Nam của New Zealand, khung cảnh bắt đầu chuyển dần sang sắc độ kỳ bí, hư ảo. Dễ bắt gặp nhất tại đây là những thảo nguyên mênh mông, trùng điệp những dãy núi sừng sững chạm đến mây trắng.
Đêm ở đảo Nam đẹp nhất có lẽ là hồ Tekapo. Bầu trời đêm gần đến nỗi tưởng như giơ tay là với tới. Đây cũng là địa điểm yêu thích của những người đam mê nhiếp ảnh hay thiên văn học bởi bầu trời đêm trong vắt, nhìn những ngôi sao gần và rõ nét hơn bất cứ nơi đâu.

Cứ đến giờ ngắm sao, mọi nhà tại Tekapo đồng loạt tắt đèn, trả lại ánh sáng nguyên thủy cho bầu trời. Chỉ còn ánh sáng mờ của sao, bỗng dưng đêm trở thành một chuyện cổ tích thất lạc nào đó vừa tìm lại.
Đến đảo Nam, đến Queenstown du khách không thể không ghé qua núi Cook với đỉnh cao 3.764 m, quanh năm tuyết phủ trắng. Khu vực núi Cook là nơi được chọn làm bối cảnh phim Chúa tể những chiếc nhẫn bởi vẻ đẹp hoang dã, nguyên sơ và có phần kỳ bí.
Bên đỉnh Cook, hồ Wakatipu có những tảng băng vẫn lặng lẽ tan hàng chục năm trời chưa hết làm nước hồ luôn lạnh giá. Những tảng băng gặp nắng, óng ánh phô bày vẻ tinh khiết, huyền ảo mà không một ống kính nào ghi hết trọn vẹn. Queenstown có được hồ Wakatipu như có được một thứ trang sức diễm lệ vô giá.

Ở New Zealand, tới bất cứ thành phố nào du khách cũng đều có thể tham gia những trò cảm giác mạnh như trượt xe luge, phượt rừng và nổi tiếng nhất là Bungy Jump. Có lẽ ở xứ sở quá đỗi yên bình này, người ta phải nghĩ ra nhiều trò mạo hiểm để cuộc đời thêm phần… cảm giác.
Quay ngược lại miền Bắc, ghé đến thành phố Rotorua quanh năm mờ ảo trong làn hơi nước dày đặc bốc lên do địa nhiệt. Đây là nơi tập trung nét văn hóa đặc trưng nhất của thổ dân New Zealand. Từ xa xưa, thổ dân nơi này lợi dụng hơi nóng của núi lửa để nấu nướng, chỉ cần đào một hố nhỏ để hơi nóng phun lên là đủ để hấp chín bất cứ loại thức ăn nào. Rotorua cũng là nơi tập trung nhiều loài cừu hơn bất cứ đâu.

Người dân nơi này làm du lịch bằng cách phô diễn kỹ năng xén lông cừu, sự giỏi giang khéo léo của những chú chó chăn cừu, sự trù phú, đa dạng của những loại cừu hiếm có trên thế giới…
Cách Rotorue không xa, bên ngoài thị trấn Waitamo là hang động đom đóm kỳ lạ nhất thế giới. Loài đom đóm phát ra ánh sáng xanh dương pha xanh lá này duy nhất chỉ có tại New Zealand.
Để được ngắm “bầu trời đêm thứ hai”, du khách bị buộc phải tắt mọi nguồn sáng, không được sử dụng máy ảnh khi đi vào hang. Thậm chí, không cả tiếng trò chuyện bởi sẽ làm kinh động đến sự yên bình của loài phát ra ánh sáng kia.

Trở về từ New Zealand du khách giống như trở về từ một giấc mơ đến đảo Thiên Đường. Lòng còn mênh mông mãi những thảo nguyên xanh với đàn cừu hiền hòa, bồng bềnh lông trắng.

Một vài lưu ý khác:

- Người dân ở đây lịch sự và thân thiện, cuộc sống thanh bình không ồn ào náo nhiệt. Cứ đến 18h, 19h, đường đã vắng lặng. Các cửa hàng ở các vùng xa xôi thì mở cửa hết ngày thứ 6 còn tại các thành phố lớn thì mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên khách du lich cần lưu ý khi shopping tại các thành phố khác ngoài trung tâm.
- Bạn không nên mang theo hoa quả khi nhập cảnh vào New Zealand vì đây là các mặt hàng sẽ bị giữlại khi nhập cảnh.
- Bạn nên đổi sang đô la New Zealand để thuận tiện cho việc mua bán, việc đổi tiền tại các trung tâm của nước này là hoàn toàn dễ dàng, tuy nhiên nếu đổi từ tiền Việt Nam thì sẽ không đổi được, do đó bạn nên mang theo tiền đô la Mĩ để thuận tiện cho việc đổi tiền.
- Nếu bạn muốn trượt tuyết tại các khu có trượt tuyết thì nên chuẩn bị sẵn sàng cho quần áo ấm mùa đông và các vật dụng cần thiết khác.
- Bạn nên mang theo thuốc phòng trừ các trường hợp cần thiết vì mọi thứ bên New Zealand đều rất đắt đỏ.
- Hàng hóa tại đây đa dạng và nhập khẩu từ nhiều nước, do đó có nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn, tuy nhiên giá cả thì khá đắt.
- Bạn cũng nên chú ý trong việc bảo vệ tư trang và vật dụng cá nhân, giấy tờ để tránh các tình trạng mất cắp xảy ra.
- Bạn cũng nên mang theo giày dép thấp gót để thuận tiện cho việc đi lại, tham quan, đồ đạc gọn gàng để dễ dàng cho việc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Bài đăng phổ biến