Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Bữa sáng dân dã trên chợ nổi Cái Răng

Giữa mênh mông sông nước, húp nhanh tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay miếng bánh lá dừa ngọt bùi cùng ly cà phê đắng sẽ là những trải nghiệm khiến bạn khó quên.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu (Cần Thơ). Không chỉ là nơi tập trung giao lưu mua bán, sinh hoạt của người dân trong vùng, đây còn là điểm thu hút đông đúc khách du lịch. Khi mặt trời còn chưa ló dạng, những chiếc ghe chở đầy ắp các món hàng hóa di chuyển ra chợ thì cũng là lúc thuyền máy chở du khách bắt đầu hành trình khám phá sông nước miền Tây.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu (Cần Thơ). Không chỉ là nơi tập trung giao lưu mua bán, sinh hoạt của người dân trong vùng, đây còn là điểm thu hút đông đúc khách du lịch. Khi mặt trời còn chưa ló dạng, những chiếc ghe chở đầy ắp các món hàng hóa di chuyển ra chợ thì cũng là lúc thuyền máy chở du khách bắt đầu hành trình khám phá sông nước miền Tây.

Chợ nổi họp từ lúc trời tờ mờ sáng với rất nhiều mặt hàng gồm rau củ quả: khoai lang, bí, bầu, khổ qua, củ sắn… cho đến lúa gạo, các loại chè, bánh và cả một dãy thuyền bè chở trái cây ở khắp nơi đổ về trao đổi Tuy sinh hoạt hoàn toàn trên sông nước, nhưng không vì thế mà các hoạt động ăn uống phục vụ cho du khách trở nên khó khăn.

Chợ nổi họp từ lúc trời tờ mờ sáng với rất nhiều mặt hàng gồm rau củ quả: khoai lang, bí, bầu, khổ qua, củ sắn… cho đến lúa gạo, các loại chè, bánh và cả một dãy thuyền bè chở trái cây ở khắp nơi đổ về trao đổi Tuy sinh hoạt hoàn toàn trên sông nước, nhưng không vì thế mà các hoạt động ăn uống phục vụ cho du khách trở nên khó khăn.

Những chiếc ghe lỉnh khỉnh đồ ăn, vật dụng nấu nướng ngược xuôi chào mời mỗi khi thấy một đoàn khách đi qua. Bạn chỉ cần ngồi yên và gọi bất kỳ một chiếc ghe nào đấy là có thể thưởng thức bữa ăn sáng đậm đà hương vị sông nước miền Tây.

Những chiếc ghe lỉnh khỉnh đồ ăn, vật dụng nấu nướng ngược xuôi chào mời mỗi khi thấy một đoàn khách đi qua. Bạn chỉ cần ngồi yên và gọi bất kỳ một chiếc ghe nào đấy là có thể thưởng thức bữa ăn sáng đậm đà hương vị sông nước miền Tây.

Có rất nhiều món để du khách lựa chọn, trong đó hủ tiếu quen thuộc hơn cả. Chỉ với bánh hủ tiếu, vài miếng thịt heo, giá và hành lá là có được một bữa thơm ngon. Cảm giác đưa đũa gắp sợi hủ tiếu vào miệng trên chiếc thuyền chông chênh mỗi khi có một thuyền lớn khác đi qua sẽ làm bạn cảm thấy hào hứng và thích thú.

Có rất nhiều món để du khách lựa chọn, trong đó hủ tiếu quen thuộc hơn cả. Chỉ với bánh hủ tiếu, vài miếng thịt heo, giá và hành lá là có được một bữa thơm ngon. Cảm giác đưa đũa gắp sợi hủ tiếu vào miệng trên chiếc thuyền chông chênh mỗi khi có một thuyền lớn khác đi qua sẽ làm bạn cảm thấy hào hứng và thích thú.

Bún riêu cũng là một trong những món ăn để lại nhiều ấn tượng với thực khách bởi vị mắm tôm đặc trưng. Tô bún riêu được chuyền tay bắt mắt với sắc đỏ của cà, màu xanh của hành lá, thịt, mùi hương mắm tôm thơm nức đặc trưng và chút ớt cay sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa.

Bún riêu cũng là một trong những món ăn để lại nhiều ấn tượng với thực khách bởi vị mắm tôm đặc trưng. Tô bún riêu được chuyền tay bắt mắt với sắc đỏ của cà, màu xanh của hành lá, thịt, mùi hương mắm tôm thơm nức đặc trưng và chút ớt cay sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa.

Không có chả giò hay những miếng bò lá lốt nướng thường thấy, hộp bún thịt nướng trên sông nước Cái Răng mộc mạc bao gồm bún tươi, vài miếng thịt và rau sống. Thịt heo được xắt thành miếng nhỏ, ướp các loại gia vị cho vừa miệng và nướng sơ trước. Khi bán cho thực khách, người chế biến sẽ nướng lại cho nóng rồi bỏ vào hộp. Miếng thịt mềm, dậy mùi thơm nức.

Không có chả giò hay những miếng bò lá lốt nướng thường thấy, hộp bún thịt nướng trên sông nước Cái Răng mộc mạc bao gồm bún tươi, vài miếng thịt và rau sống. Thịt heo được xắt thành miếng nhỏ, ướp các loại gia vị cho vừa miệng và nướng sơ trước. Khi bán cho thực khách, người chế biến sẽ nướng lại cho nóng rồi bỏ vào hộp. Miếng thịt mềm, dậy mùi thơm nức.

Do ở trên thuyền nên chỉ cần một sơ sẩy là sẽ làm đổ món ăn. Chính vì vậy, các công đoạn thực hiện đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và khéo léo. Ấy vậy, người dân nơi này vẫn buôn bán bình thường như không có một khó khăn nào. Tô bún cứ vậy mà chuyền tay nhau thoăn thoắt, nóng hổi và thơm ngon.

Do ở trên thuyền nên chỉ cần một sơ sẩy là sẽ làm đổ món ăn. Chính vì vậy, các công đoạn thực hiện đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và khéo léo. Ấy vậy, người dân nơi này vẫn buôn bán bình thường như không có một khó khăn nào. Tô bún cứ vậy mà chuyền tay nhau thoăn thoắt, nóng hổi và thơm ngon.

Một món ăn sáng khác bạn nên thử qua đó là cháo lòng. Tô cháo trên thuyền không đặc sắc như các hàng quán trên bờ. Chỉ là mấy miếng thịt và gan, huyết, thêm vài cọng giá và chút hành lá xắt nhuyễn nhưng ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon.

Một món ăn sáng khác bạn nên thử qua đó là cháo lòng. Tô cháo trên thuyền không đặc sắc như các hàng quán trên bờ. Chỉ là mấy miếng thịt và gan, huyết, thêm vài cọng giá và chút hành lá xắt nhuyễn nhưng ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon.

Ngoài ra, bánh mì thịt cũng là món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các hàng quán lưu động

Ngoài ra, bánh mì thịt cũng là món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các hàng quán lưu động này. Chỉ cần hô to “chị ơi” hướng về chiếc ghe là bạn sẽ có ngay ổ bánh mì thịt giòn thơm.

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sớm cũng sẽ không khó tìm ở đây. Thực đơn đồ uống ở các “xe lưu động” này cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè...

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sớm cũng sẽ không khó tìm ở đây. Thực đơn đồ uống ở các “xe lưu động” này cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè...

Các món ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữ được cái hồn của văn hóa ẩm thực Việt mà suốt hàng trăm năm qua không bị mai một. Ở đó, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đậm đà, khó quên của các món ăn, mà còn bắt gặp hình ảnh cuộc sống dung dị rất đỗi gần gũi khiến nhiều người muốn ghé thăm lần nữa.

Các món ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữ được cái hồn của văn hóa ẩm thực Việt mà suốt hàng trăm năm qua không bị mai một. Ở đó, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đậm đà, khó quên của các món ăn, mà còn bắt gặp hình ảnh cuộc sống dung dị rất đỗi gần gũi khiến nhiều người muốn ghé thăm lần nữa.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Dạo một vòng các món bánh truyền thống của châu Á

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.    Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Thật khó để ý giải  giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng.

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. 


Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. 

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….).     Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). 

Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.     Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. 

Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.


Tổng hợp

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Xôi măng, món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử

Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá... nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây sự tò mò cho người thưởng thức.

Xôi măng, món ăn lạ miệng ở vùng núi rừng Kon Tum ai cũng muốn thử

Đặc sản núi rừng Kon Tum


Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng. Đây là món ăn vừa lạ vừa quen với du khách.

Từ những nguyên liệu quen thuộc


Quen bởi món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, hay đậu hũ...Lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị lạ: cá, măng, đậu hũ được kho chung cùng với nhiều ớt bột, ăn kèm với xôi nếp dẻo thơm. Vì vậy, du khách đến đây đều muốn thưởng thức món ăn này. 

Tuy đơn giản nhưng lại được chế biến rất kỳ công


Để chế biến xôi măng, hai nguyên liệu không thể thiếu được đó là xôi và măng. Nghe thì đơn giản như vậy nhưng để chế biến món ăn này rất kỳ công.

Măng rừng


Ở vùng núi rừng Kon Tum, măng nhiều vô kể. Măng rừng sau khi mang về sẽ được chế biến, luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó người chế biến sẽ xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Măng được xào sơ qua cùng một chút gia vị cho đậm đà.

Gạo nếp nấu xôi được ngâm với bột nghệ


Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm được thêm chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt. Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm. Khi chế biến, đầu bếp cũng nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê. Người Kon Tum hay ăn cay nên măng lúc nào cũng phải có vị chua cay vừa đủ. Có khi còn cho thêm cả ớt vào món xôi măng nữa.

Sự kết hợp kỳ lạ mà hấp dẫn


Nhiều người lần đầu tiên thưởng thức đều vô cùng ngạc nhiên vì thường xôi không ăn với măng. Nhưng đến khi đã thưởng thức món ăn này rồi, thì lại muốn ăn mãi không thôi. 

Thức quà núi rừng mộc mạc vạn người mê


Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ, tất cả kho chung cùng với nhiều ớt bột. Cái thức quà giản dị, mộc mạc nhìn đơn giản thế thôi nhưng lại khiến "vạn người mê".


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Gỏi ngon Sài Gòn mùa nào cũng có

Người ta thường bảo, ở Sài Gòn cái gì cũng có và ẩm thực thì hội tụ đủ cả 3 miền. Ẩm thực Sài Gòn luôn có sức cuốn hút kì lạ, nức tiếng gần xa. Trong đó phải kể đến những món gỏi đậm vị Sài Gòn mà mùa nào cũng có.

Gỏi ngon Sài Gòn mùa nào cũng có

Gỏi khô bò


Đây là một trong những món ăn vặt đặc trưng ở Sài Gòn với đủ vị chua, cay, ngọt, mặn. Một đĩa gỏi gồm có đu đủ bào sợi, phía trên là khô bò, rau thơm, ớt, lạc rang… và chan thứ nước chua ngọt theo công thức riêng. Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám là nơi nổi tiếng nhất, ngoài ra bạn có thể ghé các cổng trường học, chợ Xóm Chiếu, chợ Tân Định… để thưởng thức món này.

Gỏi vịt


Vịt luộc chặt nhỏ, trộn gỏi cùng với bắp cải cắt sợi, hoa chuối, đu đủ, rau răm, lạc rang… tạo thành món ăn bớt ngán hơn so với thịt vịt thông thường. Vị ngon của gỏi vịt còn tùy thuộc vào thứ nước chua ngọt trộn vào gỏi, sao cho ngấm đều vào rau, nhưng không làm mất đi vị ngọt của thịt vịt. Ở Sài Gòn, gỏi vịt thường được bán chung với cháo, miến… thành món ăn đắt khách. 

Gỏi cá chẽm


Đây đúng là món ăn đậm chất gỏi, bởi nguyên liệu không được nấu, mà làm chín bằng cách tái chanh. Nước cốt chanh làm những lát cá chẽm chín vừa tới, giữ được độ ngọt của cá, thêm gừng cắt lát và dầu mè để dậy mùi. Gỏi cá chẽm không ăn bằng cách cuốn bánh tráng mà ăn kèm hành lá và hành tây thái mỏng, tạo hương vị hơi nồng để át mùi tanh. Bạn có thể thưởng thức món này ở đường Vườn Chuối (quận 3).

Gỏi xoài ốc giác


Món ăn có sự kỳ công trong việc chế biến ốc giác. Ốc phải cọ rửa sạch vỏ và cho vào nồi luộc chín. Vớt ốc ra để nguội, lấy phần thịt ốc ra, rửa lại bằng nước sạch, để ráo và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Ốc được trộn chung với xoài bào sợi, thêm đủ rau thơm, trộn đều với nước gỏi pha sẵn, rắc chút hành phi lên trên. Gỏi ốc giác được bán ở các quán ốc quận 4, quán ăn dọc bờ kè Trường Sa.

Gỏi ngó sen


Ngó sen sau khi sơ chế trở nên trắng và giòn, trộn cùng tôm thịt tạo nên món gỏi hấp dẫn. Nước trộn có đủ vị từ dấm, chanh, ớt, tỏi tạo đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Tôm tươi bóc vỏ và thịt luộc phải ngon thì món gỏi mới trọn vị. Món này ít bán ở vỉa hè, chủ yếu bán trong các quán ăn gia đình, nhà hàng.

Gỏi củ hũ dừa


Củ hũ dừa là phần thân non màu trắng trên cùng của cây dừa. Củ hũ dừa sau khi được trộn chua ngọt cùng với các nguyên liệu tôm tươi, thịt ba chỉ, được cho vào đĩa, rắc ít rau răm, hành phi và lạc rang lên trên. Món này được bán ở các quán ăn trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Kiệm…

Gỏi cuốn


Gỏi cuốn là món ăn vặt quen thuộc cho buổi chiều ở Sài Gòn. Vỏ cuốn là bánh tráng gạo, nhân bên trong có có tôm luộc, thịt luộc, rau cuốn kèm là rau thơm và rau sống: hẹ, húng, dấp cá, xà lách, tía tô... Có thể tìm thấy món này ở hầu hết chợ, cổng trường học với giá 7.000 đồng một cuốn. Ngoài ra món còn bán ở các tiệm nổi tiếng trên đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Đình Chiểu, 3/2, Nguyễn Tri Phương…


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Khám phá những lễ hội truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Hà Giang có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H’mong, Dao, Tày,…do đó văn hóa lễ hội Hà Giang là sự tổng hợp nét tinh hoa độc đáo của nhiều vùng miền. Cùng tìm hiểu về những lễ hội văn hóa ở đây để có thể đến vào đúng thời điểm và có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở mảnh đất này nhé.

Lễ hội cầu Trăng của dân tộc Tày

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lễ hội cầu Trăng của bà con dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê thì thời điểm bạn lên Hà Giang là vào rằm tháng 8 (Tết trung thu). Tuy nhiên, bạn nên đến trước một hôm từ ngày 14 vì lễ hội sẽ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, trong khi phần lễ sẽ được thực hiện trước vào đêm 14/8 âm lịch.

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Phần lễ, già làng sẽ tiến hành thủ tục dâng lễ vật lên mẹ Trăng và 12 nàng tiên để cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và điềm lành cho bà con. Lễ vật ở đây gồm những món ăn đặc sản của bà con được chuẩn bị vô cùng chu đáo như xôi ngũ sắc, thịt, rượu, bánh trái,…

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Vào đúng đêm 15/8 âm lịch, trăng rằm tỏa sáng thì thầy cúng sẽ cúng tế thần linh và thực hiện các nghi thức cơ bản. Sau khi xin phép mẹ Trăng và các vị thần linh, phần hội sẽ được khai mạc. Lúc này, bà con dân bản sẽ quay quần bên bếp lửa để uống rượu, ăn uống và ca hát. Những trai gái trong bản trong những trang phục đẹp mắt sẽ hát những giai điệu lứa đôi.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.    Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản của bà con dân bản. Còn gì thú vị hơn khi được nhấm nháp chén rượu ngô ấm nồng, say trong điệu nhạc và được ngắm những cô gái Tày xinh đẹp, má hồng hây hây đang nhảy múa.

Sau cùng, già làng sẽ làm các nghi lễ để tiễn mẹ Trăng về trời rồi ban phát hạt giống cho bà con trong bản.

Lễ hội cấp Sắc của người Dao

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Vào tháng 11, 12 hay tháng Giêng, người Dao lại tiến hành làm lễ cấp Sắc (hay còn gọi là lễ Lập tịch). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Dao dành cho nam giới nên bạn nên thu xếp thời gian để đến với Hà Giang vào thời điểm này.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Người Dao quan niệm chỉ có trải qua nghi lễ cấp sắc thì người con trai đó mới gọi là trưởng thành và được tham gia vào các công việc lớn nhỏ của bản. Thông thường, gia đình sẽ tự chuẩn bị tất cả các lễ vật rồi mời thầy cúng cùng bà con dân bản đến để chứng kiến.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Dân tộc Dao lại chia thành 3 nhóm gồm Dao Đỏ, Dao Áo Dài và Dao Tiền. Nghi lễ cấp đèn ở 3 nhóm Dao này khác nhau đi kèm với đó là các thủ tục tiến hành nghi lễ cũng khá là phức tạp. Nếu bạn được tham gia vào lễ hội này sẽ được chứng kiến rất nhiều nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa lễ hội Hà Giang.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và nhiều nghi lễ nhất của người Mông ở Hà Giang thế nên bạn đừng có bỏ lỡ. Được tổ chức từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nếu tổ chức 1 năm 1 lần thì lễ hội sẽ kéo dài trong 9 ngày, còn nếu làm trong 3 năm liền thì mỗi năm sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Đây là lễ hội để cầu cho tất cả các vị thần linh đem lại may mắn, thuận lợi, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa, con cháu đầy đàn,…tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bà con dân bản. Phần lễ sẽ bao gồm các nghi thức chuẩn bị lễ vật như: xôi, thịt, bánh trái,…Trong đó nghi lễ dựng Nêu được tổ chức vô cùng trang trọng và đặc sắc.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Trong phần hội của lễ hội Gầu Tào, địa điểm tổ chức sẽ là những bãi đất rộng rãi, có cảnh vật thiên nhiên đẹp để mọi người tập trung múa hát và ăn uống. Phần hội diễn ra vô cùng nhộn nhịp và rất đông người dân bản cùng khách du lịch tham gia.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Tại đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng độc đáo của bà con dân bản. Trai gái thì trong những trang phục đẹp múa khèn, ca hát. Đến đây, bạn còn được thưởng thức rất nhiều những loại đặc sản địa phương nổi tiếng.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lễ hội chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang.  Đây là một lễ hội hội tụ đầy đủ các đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Nếu bạn đến Hà Giang đúng dịp 27/3 (âm lịch) thì đừng bỏ lỡ lễ hội này. Bởi đây là lễ hội đặc sắc nhất và làm nên “thương hiệu” văn hóa Hà Giang quảng bá tới khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Đặc biệt nhất đây là thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu mát mẻ, những vạt đào và mận nở hoa trắng xóa, nhiều khách du lịch cũng muốn tới Hà Giang.  Và chắc chắn bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng bởi không khí lễ hội đầy náo nhiệt và nhiều sắc màu nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.

Ở Khâu Vai có một chợ tình duy nhất chỉ diễn ra một lần trong năm. Tại đây, những đôi trai gái yêu thương nhau mà không đến được với nhau sẽ có dịp để tâm tình và hồi tưởng lại những kỷ niệm cũ. Đến với Khâu Vai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ những nét trang phục đặc sắc của bà con dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc cùng những văn hóa ẩm thực nơi đây.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

7 điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi du lịch Quảng Bình

Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, Quảng Bình từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch hút khách của miền Trung. Với bề dày văn hóa từ ngàn đời nay, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hữu tình cùng quần thể danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận, Quảng Bình thật sự là thiên đường du lịch đối với những du khách trong và ngoài nước.

7 điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi du lịch Quảng Bình

1. Suối nước Moọc


Là một địa điểm du lịch mới nổi ở Quảng Bình nhưng vô cùng hấp dẫn du khách thập phương. Suối nước Moọc có phong cảnh non nước hữu tình và thơ mộng rất thích hợp cho những ai muốn tìm một nơi yên bình để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Khi tới đây bạn sẽ được dạo chơi qua dòng suối mát rượi, băng qua những cây cầy và tảng đá men theo dòng suối như một hành trình đi tìm kho báu.

2. Biển Nhật Lệ


Biển Nhật Lệ có thể nói là một nơi thu hút khách du lịch hàng đầu Quảng Bình hiện nay bởi nước biển xanh, bờ cát trắng mịn rất thích hợp cho bơi lội, tắm biển.

Nằm ở khu trung tâm của thành phố Đồng Hới nên các hoạt động du lịch, vui chơi, ăn uống hiện tại cũng khá phát triển. Bãi biển Nhật Lệ có sóng biển êm ả nên trẻ em tắm biển ở đây cũng được an toàn.

Điều thú vị nhất khi tới biển Nhật Lệ chính là được ngắm mặt trời mọc và đi dạo trên bờ biển khi chiều tà. Các bạn nhớ mang theo mình những chiếc máy ảnh chất lượng để lưu lại khoảnh khắc lãng mạn này nhé!

3. Vũng ChùaĐảo Yến


Vũng Chùa Đảo Yến được biết tới là nơi an nghỉ của đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba của dân tộc đã lãnh đạo những người chiến sỹ yêu nước Việt Nam chống lại áp bức của giặc ngoại sâm và giải phóng dân tộc ta khỏi ách đô hộ. Đây là nơi con dân Việt Nam tới để tỏ lòng thành kính và biết ơn tới vị đại tướng mến yêu của đất nước. Mọi người chú ý khi tới dâng hương nên ăn mặc lịch sự và không nên gây mất trật tự hay đùa nghịch ồn ào làm ảnh hưởng tới sự an nghỉ của đại tướng.

4. Bãi đá nhảy


Bãi đá nhảy cũng là một bãi biển đẹp và độc đáo của Quảng Bình mà các bạn nên tới khi đi du lịch. Tên là bãi đá nhảy bởi vì ở bãi tắm này có rất nhiều hòn đá từ kích cỡ lớn tới nhỏ vươn mình ra biển cả.

Nước biển ở bãi đá nhảy cũng khá trong, lại thêm những hòn đá chắn ngang làm cho cảm giác bãi tắm không được rộng rãi như ở biển Nhật Lệ nhưng khá an toàn. Các bạn đi tới bãi đá nhảy ngoài tắm biển thì chủ yếu vẫn là chụp ảnh.

5. Suối khoáng nóng Bang


Từ lâu suối khoáng nóng Bang đã trờ thành một điểm đến hấp dẫn của Quảng Bình và thu hút rất nhiều lượt khách tới mỗi năm.

Suối nước khoáng nóng Bang có nguồn nước được cung cấp hoàn toàn từ thiên nhiên nên nếu ngâm mình trong suối khoáng nóng lâu sẽ giúp các bạn cải thiện được nhiều căn bệnh lẫn đề phòng được bệnh tật xâm nhập.

6. Sông Chày - Hang Tối


Cách thành phố Đồng Hới khoảng 70km, Sông Chày là điểm đến lý tưởng với những du khách muốn tận hưởng kỳ nghỉ hòa mình với thiên nhiên. Bạn sẽ yêu say đắm bầu không khí trong lành, cảnh đẹp thanh bình nơi đây.

Cách sông Chày khoảng 5km, bạn sẽ đến với Hang Tối. Những dòng thạch nhũ chảy tràn hai bên thành động khiến Hang Tối chinh phục du khách hoàn toàn. Nơi đây có màu xanh huyền ảo, bóng tối bao trùm khắp các ngõ ngách khiến việc di chuyển tựa như hành trình khám phá lý thú.

7. Cồn cát Quang Phú


Cồn cát Quang Phú hiện đang nổi lên như điểm đến mới, hấp dẫn tại Quảng Bình. Nơi đây thu hút bởi những triền cát trắng trải dài, lung linh dưới nắng, điểm xuyết sắc xanh của những bụi cây dại, màu nâu trầm của những cành cây khô.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Hội chùa Hương đã chính thức khai mạc từ ngày mồng 6 Tết âm lịch. Những chia sẻ dưới đây sẽ góp phần nào giúp bạn có được chuyến hành hương an toàn và ý nghĩa.

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội du xuân, một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. 

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Theo thường lệ, lễ hội Chùa Hương được chính thức khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài cho đến gần hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Hội chùa Hương không chỉ là hành trình đến với nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của đạo Phật mà còn là dịp để người dân, du khách khám phá và thưởng thức nét đẹp trù phú của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nơi đây. 

Chùa Hương được biết đến là một danh lam thắng cảnh với sự hiền hòa của núi non sông nước. khi hội tụ những hang động gắn liền với núi rừng rộng lớn. Vẻ đẹp hài hòa, sinh động, nhiều màu sắc làm cho non nước nơi đây trở nên lung linh, huyền diệu, lôi cuốn.

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Đi theo nhóm chừng 5-7 người sẽ tốt hơn đi theo đơn lẻ 1-2 người. Trước khi lên đường, bạn nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi chùa nên đứng đắn, trang nhã. Để đảm bảo sức khỏe, du khách có thể cân nhắc lịch trình hợp lý cho chuyến đi: lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để vãn cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng non nước. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng với người lớn và 60.000 đồng với trẻ em.

Chủ động đồ cúng lễ

Chủ động đồ cúng lễ

Nếu có điều kiện, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ ở nhà, vừa chủ động thời gian, vừa tiết kiệm hầu bao. Nên mang theo các lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Không nên dâng các lễ mặn như gà, giò, xôi… Trong trường hợp chưa chuẩn bị lễ, du khách có thể mua tại khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, đồ cúng lễ được bày bán nhiều nhưng giá thành có thể đắt gấp đôi.

Không theo lời “cò” mời chào

Không theo lời “cò” mời chào

Đến chùa Hương có rất nhiều “cò mồi” lôi kéo. Để tránh bị chặt chém, du khách nên mua trực tiếp vé tại điểm bán của Ban tổ chức đặt ở cổng khu di tích với giá niêm yết 50.000 đồng/người. Với những người đi lẻ 1-2 người nên đi thẳng tới suối Yến chủ động tìm đò ghép. Trước khi xuống đò, bạn cần thỏa thuận giá cả rõ ràng và số khách cùng ngồi đò, tránh trường hợp bị tăng tiền và nhồi nhét thêm người. Với tuyến Hương Tích, giá vé đò là 35.000 đồng/người.

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp 

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp

Dù lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới bạc đỏ đen vẫn tiếp diễn. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít du khách bị hấp dẫn và mất tiền oan với những trò bịp bợm. Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất hiện nhiều người xem bói dạo. Du khách không nên tin tưởng nhiều vào các bài bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện thoại.

Mặc cả trước khi mua đồ

Tránh trường hợp giá cả hàng hóa bị “đội” lên gấp nhiều lần, trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường, du khách nên hỏi rõ giá cả. Một số mặt hàng đặc sản chùa Hương như mơ rừng, rau sắng… mua ở khu vực gần suối Yến sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.

Mặc cả trước khi mua đồ

Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số điện thoại đường dây nóng để du khách tiện liên lạc nếu gặp phải trường hợp “chặt chém” về giá cả dịch vụ khi tham gia lễ hội. Trước khi hội chùa Hương chính thức khai mạc, Ban tổ chức đã tóm hàng loạt cò mồi để tạo sức răn đe. Tại nhiều điểm tham quan còn có các chốt công an để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Bài đăng phổ biến