Hiển thị các bài đăng có nhãn Đam mê du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đam mê du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Những kỹ năng dân sales bắt buộc phải “nằm lòng”

Khi 100 cánh cửa đóng sập trước mặt bạn, hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười thật tươi và đi gõ tiếp cánh cửa thứ 101 như cách bạn bắt đầu. Dưới đây là một số kỹ năng bán hàng mà nhân viên sales nhất định phải biết.


Lắng nghe

Kỹ năng quan trọng nhất mà người bán hàng nào cũng phải có chính là lắng nghe một cách cẩn thận. Hãy nhớ rằng bạn có 2 cái tai nhưng chỉ có 1 cái miệng, vì vậy hãy lắng nghe nhiều hơn là nói.

Khi lắng nghe khách hàng, bạn cũng phải nghe một cách chủ động và hiểu những gì đang diễn ra. Trước khi đưa ra một ý tưởng, hãy quay sát thật kỹ xung quanh và chắc chắn rằng mọi người sẽ hiểu những gì bạn sắp nói.

Kết nối

Người bán hàng thành công phải là bậc thầy trong việc kết nối mọi người với nhau. Khi bạn nói chuyện với bất cứ ai, hãy quan sát cách mà họ nói chuyện. Nếu họ nói chậm, bạn cũng phải nói chậm lại. Nếu họ nói với nhịp độ nhanh, bạn cũng phải nói nhanh hơn. Vì sao lại như vậy? Đơn giản, bạn phải tìm được sự kết nối với họ.

Trong cuộc trò chuyện, bạn cũng hãy tìm hiểu xem khách hàng đó là người thế nào, sở thích là gì. Chẳng hạn, nếu vị khách thích nuôi chó, hãy nói chuyện với họ về chủ đề chó để tìm kiếm sự tương đồng.

Đừng cố bán hàng

Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực sales, đừng bao giờ nghĩ đến từ “bán hàng”. Bạn phải cho đi thứ có giá trị và nhận lại tiền hoặc thành công. Khách hàng chỉ chào đón những người mang đến sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho họ và rất ghét những người cố bán hàng cho họ.

Đam mê

Người bán hàng hoặc chủ doanh nghiệp đều phải thực sự đam mê với sản phẩm mà họ làm ra. Đừng cố bán một thứ gì đó chỉ vì tiền. Hãy tìm ra niềm đam mê của bạn, vì sao bạn thích sản phẩm đó và bạn có sẵn sàng làm việc này kể cả không có tiền không? Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.

Lạc quan

Người bán hàng thành công luôn tìm thấy sự hài lòng ở khách hàng sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ thậm chí còn nhìn thấy kết quả cuối cùng trước khi bán hàng và luôn lấy đó làm động lực cho mình.

Để có được thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn định hình thật rõ mọi thứ mà mình muốn đạt được. Dù bạn không có ý tưởng tuyệt vời nhất, nhưng hãy cố gắng tìm kiếm kết quả tốt nhất. Hãy tưởng tượng 5 năm nữa bạn sẽ lái chiếc xe hơi đắt tiền, đeo đồng hồ hàng hiệu và ngồi uống cà phê, ký hợp đồng trong một căn biệt thự ven biển. Có ai đánh thuế ước mơ đâu, tại sao bạn lại không mơ những điều tốt nhất?

Không sợ bị từ chối

Một trong những kỹ năng khó nhất mà dân sales phải đối mặt đó là thường xuyên bị từ chối. Tuy nhiên, đừng lấy đó làm buồn mà hãy tiếp tục tiến về phía trước. Khi 100 cánh cửa đóng sập trước mặt bạn, hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười thật tươi và đi gõ tiếp cánh cửa thứ 101 như cách bạn bắt đầu.

Nếu người ta nói “Không” với bạn ở lần đầu, đó có thể là do họ chưa cân nhắc kỹ. Hãy tiếp cận với họ lần thứ 2, thứ 3… Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ nghi ngờ bản thân. Bạn phải biết rằng người thành công là người làm được những việc mà kẻ thất bại đã từ bỏ trước đó.

Thuyết phục

Bạn hãy nhớ lại xem khi còn bé, mình đã thuyết phục cha mẹ thế nào để họ mua cho bạn một que kem? Tương tự, đối với khách hàng cũng thế. Bạn mang một chai nước đến bán ở ngôi làng Alpine xinh đẹp, tất nhiên sẽ chẳng ai mua cả, nhưng nếu bạn đem chai nước đó đến sa mạc Sahara, thậm chí bạn chẳng cần nói gì cũng đã hết hàng.

Nguyên tắc cốt lõi ở đây là bạn phải biết khách hàng cần gì và tìm cách thuyết phục họ. Hãy bán cho khách hàng thứ mà họ cần, chứ đừng bán thứ mà bạn có.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Điều hành Tour du lịch – Hiểu thêm để yêu nghề

Có rất nhiều các bạn trẻ yêu thích nghề Điều hành tour du lịch nhưng vẫn chưa biết nghề này sẽ làm những công việc gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao và quan trọng là mức thu nhập sẽ thế nào. Cùng tìm hiểu thêm về nghề Điều hành tour qua bài viết này nhé!


Điều hành Tour du lịch – Hiểu thêm để yêu nghề

Trước hết phải khẳng định, đây là một nghề mang các đặc điểm vô cùng thú vị như sau:

- Khó mà không khó, càng gắn bó càng thêm yêu nghề
- Khám phá khắp mọi miền tổ quốc, ngao du 5 châu 4 bể
- Sứ giả hòa bình, mang đến nụ cười cho mọi người

Nhiều năm qua, kể từ khi ngành du lịch Việt Nam khởi động lại sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đầu thập niên 90, việc đầu tiên để du lịch Việt Nam tiến ra quốc tế, đó chính là vai trò vô cùng quan trọng của những người làm nghề điều hành tour du lịch. Họ là những người mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực hay nhiều thứ giá trị khác giới thiệu về 1 Việt Nam hòa bình, thân thiện… đến với du khách khắp nơi trên thế giới. Sau 25 năm, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới và khác xa những ngày xưa ấy, thì vai trò của người điều hành tour du lịch vẫn càng ngày càng quan trọng hơn, vì sao?

Vậy, họ là ai?

Nhà thiết kế sản phẩm vô hình, mang đến những giây phút ngạc nhiên, những khoảng khắc không bao giờ phai, những trải nghiệm mới lạ mà mỗi lần du khách nghĩ lại vẫn còn nguyên cảm xúc bồi hồi…

Người sáng tạo ra những sản phẩm đa dạng từ những kỳ nghỉ ngọt ngào trên bãi biển, những ngày thư giãn giữa không gian hùng vỹ của núi rừng, đến những bước chân không mỏi giữa đô thị muôn màu và buổi tối trong quán café sôi động…

Những người đứng trong hậu trường, chăm lo những chi tiết nhỏ nhất cho những niềm vui, sự hài lòng và những kỷ niệm không bao giờ kết thúc.

Khảo sát các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, cũng rong ruổi trên mọi chặng đường, tìm đến những vùng xa xôi nhất để tìm kiếm những giá trị du lịch, cũng trải nghiệm những gì mà khách du lịch sẽ trải nghiệm…

Gặp gỡ, giao tiếp, kể chuyện, thuyết phục…công việc bận rộn nhưng mang đầy ý nghĩa!

Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập thế nào?

Nghề điều hành Tour du lịch là một trong những ngành nghề đang có cơ hội nghề nghiệp rộng mở gần như đứng đầu hiện nay.  Học nghề điều hành tour, bạn có thể làm ở các công ty lữ hành, làm đại lý bán các tour du lịch, làm trong các cơ quan quản lý du lịch các cấp, các điểm du lịch hoặc tự mở công ty du lịch khởi nghiệp cho mình.

Mức lương của nghề điều hành tour được đánh giá cao và ổn định, cơ hội việc làm cũng rộng mở trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang là ngành kinh tế mũi nhọn, được đầu tư và phát triển.

Thời gian đào tạo bao lâu? Và học ở đâu?

Với 3 tháng học tập tại Vietravel Training Center các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, nghề để có thể tự tin, vững vàng bước vào tương lai.

Trong thời gian học, các bạn có cơ hội tham gia những chuyến tham quan thực tế để nắm bắt được dịch vụ đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho công việc của mình sau này. Bên cạnh đó, bạn được thực tập tại các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu trong nước cũng là khoảng thời gian quý báu để giúp các học viên có thể tiếp xúc, trau dồi và quan trọng hơn là có những trải nghiệm thực sự trong môi trường chuyên nghiệp.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch “Ăn nhanh, ngủ ít, nói nhiều”

Hướng dẫn viên du lịch là một công việc khá vất vả. Ðiều đó được đúc kết qua 6 chữ: “Ăn nhanh, ngủ ít, nói nhiều”, một nghề dành cho những người sống hòa đồng, có tâm hồn phóng khoáng, ưa khám phá , thích phiêu lưu mạo hiểm…


Nghề hướng dẫn viên du lịch “Ăn nhanh, ngủ ít, nói nhiều”

Những “va chạm” trên đường tour

Hướng dẫn viên du lịch được gọi với cái tên trìu mến “quyền giám đốc” trên tour để nói đến một công việc được cho là khó nhất hiện nay vì phải hoạt động độc lập. Trên hành trình dẫn tour, người hướng dẫn viên không chỉ là một đại sứ cung cấp những thông tin cần thiết về điểm đến cho du khách mà cũng cần nhạy bén và quyết đoán để giải quyết một cách nhanh, hiệu quả và làm hài lòng du khách những tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong chuyến đi, những tình huống bất ngờ trên đường tour như khách chẳng may không đảm bảo được sức khỏe thì người hướng dẫn sẽ phải làm mọi cách nhanh nhất có thể để tình trạng của du khách được tốt nhất. Người hướng dẫn viên lại phải làm công việc của nhiếp ảnh gia khi đến những thắng cảnh tuyệt đẹp, bởi chẳng lẽ du khách nhờ chụp ảnh giúp mà lại không làm.

Lại còn chuyện khách bất ngờ hỏi những câu vu vơ mà một nữ hướng dẫn viên kể, cách đây chưa lâu. Hôm ấy, cô gái đang dẫn đoàn khách gồm những người lớn tuổi, đi tour nghiên cứu văn hóa đồng bằng sông Mekong. Bất ngờ một khách hỏi cô: Do đâu mà miền này có câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?”. Cô hướng dẫn viên không chút ngập ngừng trả lời ngay: Dạ thưa, ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp có giống gà mình thon, chân cao, lông tía rất khỏe, và đá chọi rất hay, nên người nuôi gà chọi thường chọn giống gà này để mang đi đá, phần nhiều là thắng…Còn gái Nha Mân, một địa danh thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp có nước da trắng nõn, mịn màng, vóc dáng thanh mảnh, yểu điệu, nghe đâu khi xưa tổ tiên họ là những cung tần, mỹ nữ trong cung theo vua, chúa bôn tẩu, rồi vì một lý do nào đó họ bị để lại ở vùng này, sinh cơ lập nghiệp và nhiều thế hệ con cháu sinh ra, nhất là con gái thì rất đẹp, ngày nay vẫn còn nhiều…Vậy nên mới có câu ca trên! Đó là chưa kể tới chuyện hướng dẫn viên nữ, ngoài những nhọc nhằn phải trải qua như các hướng dẫn viên nam, họ còn phải chịu những khó khăn thầm lặng được tạo ra bởi thành kiến của xã hội.

Thường xuyên vắng nhà…

Nghề này, dẫu vất vả chông gai nhưng đó lại là nguồn động lực lớn lao để hướng dẫn viên nuôi dưỡng đam mê. Môi trường làm việc nhiều áp lực khiến người hướng dẫn phải không ngừng rèn luyện. Càng đi tour nhiều, hướng dẫn viên sẽ càng tích lũy được “vốn nghề”, rèn được cho mình sự khéo léo, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp…

Vào những dịp lễ - Tết, khi người người nhà nhà đoàn tụ sum họp bên gia đình  thì người hướng dẫn viên du lịch lại phải dẫn khách đi tour. Thời gian được ở bên người thân có thể nói là khá ít ỏi. Vì thế, đã là người hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch còn phải hiểu biết nhiều về xã hội, địa lý, lịch sử, văn hóa của mọi miền đất nước và cả các nước khác trên khắp thế giới. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải cập nhật tin tức thời sự hằng ngày. Để dẫn thành công một tour, đòi hỏi người hướng dẫn viên không chỉ giỏi về mặt kiến thức mà còn vững kinh nghiệm hướng dẫn, cách tổ chức đoàn, khả năng xử lý tình huống…

Khó nhất phải kể đến việc hướng dẫn khách nước ngoài. Ngoài yêu cầu thông thạo ngoại ngữ, hướng dẫn viên du lịch phải am hiểu sâu và giới thiệu sao cho khách nước ngoài cảm nhận rõ về văn hóa vùng miền. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người hướng dẫn viên cũng cao hơn khi phải tạo ấn tượng đẹp về đất nước con người Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Mô hình kinh doanh vé máy bay online hoàn chỉnh dành cho các đại lý

Nếu có sẵn tiềm năng về vốn, cơ hội cộng tác trở thành đại lý cấp 2, cấp 3 của các hãng hàng không thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc kinh doanh vé máy bay online. Kinh doanh vé máy bay online mang đến nguồn doanh thu ổn định và một thương hiệu được nhiều người biết đến!



Bước 1: Chuẩn bị vốn và nhân lực

Bước 2: Thiết kế website bán vé máy bay online

Bước 3: Quảng cáo và bán vé máy bay

Bước 4: Chăm sóc sau khi bán

Tùy thuộc vào ý tưởng ban đầu cũng như quy mô mong muốn, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết và phân bố chúng sao cho hợp lý.

Vốn

Tùy thuộc vào quy mô mong muốn, đại lý vé máy bay online quy mô như đại lý cấp 2 hay cấp 1 hay đơn giản chỉ là cấp 3, bạn cần có một số vốn đủ lớn để thanh toán tiền vé và chi trả một số chi phí đầu tư ban đầu (các thiết bị phần cứng như máy tính, điện thoại có kết nối Internet,…).

Đồng thời bạn sẽ cần một khoản chi phí nhất định đủ để duy trì hoạt động kinh doanh, xoay vòng trong tối thiếu là 3 tháng.

Nhân lực

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiểu công cụ tiện ích và các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người kinh doanh vé máy bay online nhằm hạn chế tối đa nguồn lực tham gia vào quá trình kinh doanh.

Đặc biết với các dịch vụ trọn gói tích hợp giữa website bán hàng và dịch vụ giao hàng, dịch vụ thanh toán hay các dịch vụ chụp ảnh sản phẩm, các chủ shop sẽ tối ưu hóa được các chi phí cũng như công sức bỏ ra nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối đa.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch đam mê vẫn chưa đủ.

Góp phần vào thành công của nghề hướng dẫn viên  với họ sự đam mê chưa hẳn đã đầy đủ, mà  phải hội đủ những tiêu chuẩn có thể nói là “thiên phú”. Bởi họ đâu chỉ hành nghề bình thường mà còn là những thông dịch viên hoàn hảo, một sứ giả cho một nền văn hóa của một đất nước, một dân tộc…


Nghề hướng dẫn viên du lịch đam mê vẫn chưa đủ.

Một nghề lắm thử thách

Nghề hướng dẫn viên du lịch rõ ràng như “làm dâu trăm họ” vì dẫn đoàn khách đi thì trong đó “9 người 10 ý”, quan trọng là sự hiểu biết về kiến thức để có thể “đau đâu chữa đó” mà làm vui lòng khách.

Môi trường du lịch Việt Nam hiện nay rất năng động và thoải mái. Theo nghề hướng dẫn viên, nghĩa là bạn đang nói với mọi người rằng, bạn là một người năng động bởi vì bạn đang trong vai trò của nhà quảng cáo, nhà ngoại giao, nhà kinh tế.

Khi du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội cho các bạn vào nghề rất nhiều nhưng sự sàng lọc cũng rất khắt khe, đòi hỏi bạn phải có đầy đủ các tố chất thì mới có thể làm việc tốt. Bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc này như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, Tết cũng là một khó khăn cho các bạn. Khi lựa chọn nghề rồi thì bạn phải hy sinh theo đuổi nghề, có như thế nghề mới không phụ ta.

Nghề hướng dẫn viên du lịch, theo chia sẻ của những người trong nghề, bạn phải lắng nghe tất cả ý kiến, góp ý từ khách du lịch dù đó là những lời phàn nàn, không bằng lòng về cá nhân hay công ty cũng như cập nhật thông tin của khu, điểm dẫn khách đi tour. Cùng với đó là kinh nghiệm xử lý những tình huống bất chợt xảy ra với khách trong suốt thời gian đi tour.

Một điều rất quan trọng đối với người làm nghề hướng dẫn viên du lịch chính là biết được thế mạnh của mình là gì để tạo ấn tượng với khách.

Người hướng dẫn viên, nếu giữ vai trò trưởng đoàn thì phải luôn hiểu được tâm lý của khách, để có cách cư xử phù hợp. Chẳng hạn, du khách Anh rất chịu khó lắng nghe nhưng tính cách lạnh lùng, nên hướng dẫn viên phải giới thiệu và có những câu chuyện làm cho người ta có phản ứng lại. Trong khi đó người Mỹ thẳng thắn, luôn tò mò, thì người hướng dẫn phải có cách nói thông minh để bày tỏ quan điểm của mình cũng như làm khách hài lòng. Đặc biệt, luôn thể hiện sự quan tâm đến khách trong suốt thời gian đi tour, chịu trách nhiệm cao nhất về sự an toàn về người, hành lý, tư trang của khách.

Nhìn từ bên ngoài, đây là một công việc khá hào nhoáng nhưng với người trong cuộc, đây là một công việc đầy nhọc nhằn và áp lực cao. Không chỉ đòi hỏi nhiều tố chất như kiến thức, ngoại ngữ, năng khiếu, sức khoẻ, kinh nghiệm, lòng yêu nghề, mà còn phải chấp nhận một công việc căng thẳng, thời gian không ổn định, phải hiểu biết nhiều về địa lý, văn hóa, lịch sử của nước mình, nước bạn và cập nhật thông tin thường xuyên; cũng như những diễn biến đang diễn ra ở nơi đến để cập nhật vào kiến thức của mình…

Hướng dẫn viên- sứ giả của văn hóa

Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của con người tăng lên, việc đi du lịch diễn ra khá phổ biến. Bạn sẽ được đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều người, nhiều vùng văn hóa khác nhau. Bạn có cơ hội học hỏi thêm nhiều điều mới lạ trong văn hóa và cách sống từ mọi miền đất nước.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours, nguyên Chủ nhiệm CLB Hướng dẫn viên TP.HCM, chia sẻ: “Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên cũng cần phải có kiến thức rộng, từ lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội của nước ta đến nước bạn… Nghề này tuy vất vả thật, nhưng cũng đáng “đồng tiền bát gạo” để bạn trẻ theo đuổi”.

Khi bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ có điều kiện phát huy khả năng của mình, vận dụng những kiến thức được học vào công việc. Đây là một cơ hội tốt cho bạn thể hiện mình và gây được thiện cảm của du khách, giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống cũng như công việc. Bởi vì nghề này đang được lọt vào top những nghề phát triển lâu dài và bền vững, hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai.

Đại diện của Vietravel, nhận định: “Hiện tại, ngành Du lịch nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng, do đó sinh viên đang theo học ngành này không lo thất nghiệp, nhưng với điều kiện các em phải biết tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, không ngừng tìm tòi học hỏi, tích lũy vốn sống để có thể nhạy bén, ứng xử kịp thời trước mọi tình huống, đồng thời phải chú ý rèn luyện thể chất và phải chấp nhận chịu cực, không ngại thử thách”.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Nền công nghiệp hướng dẫn viên du lịch

Chuyến đi có thành công hay không, du khách có cảm thấy thoải mái và tiếp nhận hình ảnh tốt về nơi mà họ đến hay không, vai trò của người hướng dẫn viên mang tính quyết định. Chính vì thế, nghề này yêu cầu rất cao ở khả năng giao tiếp và xử lý tình huống, là cơ sở nền tảng để bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.


Những phẩm chất cần có của một hướng dẫn viên giỏi là gì?

Kiên nhẫn, kiên trì, linh hoạt, thân thiện, khả năng giải quyết vấn đề tốt, bình tĩnh trong mọi tình huống, có định hướng, lịch sự, sáng tạo, có khả năng lãnh đạo, nhiệt tình, hài hước và đặc biệt là sự hòa đồng cởi mở trước đám đông.

Rất nhiều yêu cầu được đặt ra với phẩm chất của một hướng dẫn viên, nhưng sau đó bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Có thể, bạn không được nghỉ ngơi vào những kỳ nghỉ, mùa du lịch; bạn phải làm việc ngoài giờ nhưng tất cả sẽ không là gì cả. Khi bạn đứng trước một thiên đường mọi mệt mỏi sẽ tiêu tan; khi bạn chia sẻ thiên đường đó cho những người khác bạn sẽ có được sự ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Đó là niềm hạnh phúc mà nghề hướng dẫn viên đem lại.

Có cần sự huấn luyện đặc biệt nào?

Tất cả những ai có đam mê và nhiệt huyết, yêu thích khám phá và mong muốn làm chủ cuộc chơi đều có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Một số trường cao đẳng đại học đào tạo về du lịch hay các doanh nghiệp tư nhân,  viện quản lý du lịch quốc tế, học viện hướng dẫn viên quốc tế, học viên quản lý du lịch đều có thể đào tạo bạn trở thành một hướng dẫn viên thực sự…

Cần làm gì để được thuê dẫn tour?

Có rất nhiều người đưa ra sự lý giải rằng: “tôi thích đi du lịch và tôi muốn làm điều đó với mọi người”. Đó là suy nghĩ thông thường của tất cả mọi người. Tuy nhiên để có thể được tin tưởng và được thuê dẫn tour bạn cần nhiều hơn là sự nhiệt tình như vậy. Bạn có thể liên hệ với những nhà khai thác tour, cho họ biết đến điểm mạnh của mình và những điều tuyệt vời mà bạn có thể làm để du khách giới thiệu thêm nhiều tour cho công ty. Để làm được điều này bạn cần có sự tự tin vào khả năng và tầm nhìn của bản thân.

Một hướng dẫn viên có việc quanh năm hay chỉ mùa du lịch?

Ta hãy thử xem xét một khoảnh khắc ở Úc. Khi đó nó là mùa hè ở Bắc MỹChâu Âu, và mùa đông ở các châu còn lại. Nếu ai nói, mùa hè là mùa du lịch thật là không sai. Nhưng bạn chỉ cần có một chút sáng tạo, kết hợp các tour du lịch trên biển phía Bắc vĩ độ và Nam vĩ độ  trong các mùa bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm thú vị trên toàn thế giới. Du lịch là không giới hạn, chỉ cần bạn có đam mê, công việc của bạn sẽ luôn phát triển ở mọi mùa trong năm.

Làm thế nào để có thể dẫn tour đi nước ngoài?

Đối với những bạn muốn trải nghiệm những vùng đất mới trên thế giới, có rất nhiều cơ hội tốt cho các bạn khi cơ chế cũng như di chuyển ngày càng trở nên thuận tiện hơn như hiện nay. Các quốc gia khu vực Châu Á là những lựa chọn hàng đầu.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Kỹ năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ cần có của người hướng dẫn viên

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp là yêu cầu nghiệp vụ và là 1 nghệ thuật nên hướng dẫn viên cần phải học hỏi rèn luyện thường xuyên trong công việc, cùng với thời gian lao động nghề nghiệp sẽ làm cho hướng dẫn viên nhuần nhuyễn hơn, lời nói, điệu bộ, cử chỉ vừa chính xác vừa tự nhiên của hướng dẫn viên sẽ chiếm cảm tình của khách.



Dù có phương tiện kỹ thuật nhưng hướng dẫn viên vẫn phải sử dụng ngôn ngữ của mình là chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, hướng dẫn viên phải luyện cách phát âm 1 cách chính xác và phải điều tiết âm lượng 1 cách nhịp nhàng. Từng từ ngữ được sử dụng phải dễ hiểu, dễ nhớ với giọng nói của riêng mình có sức truyền cảm cuốn hút khách du lịch, gây ấn tượng mạnh với khách.

Giọng nói của hướng dẫn viên không căng thẳng hay ấp úng, nhát gừng mà phải tự tin, thoải mái, những từ đa nghĩa, tối nghĩa cần tránh sử dụng và không dùng những câu nói vắn tắt. Thông thường hướng dẫn viên cần sử dụng các câu đơn giản và ngắn gọn nhưng đủ thông tin.

Hướng dẫn viên cần luyện giọng nói chuẩn và cố gắng tránh dùng các ngữ điệu địa phương ít có tính phổ cập. Khi sử dụng ngoại ngữ cần tránh dùng những từ ngữ mà hướng dẫn viên không rõ nghĩa và nên dùng các câu ngắn gọn, súc tích. Cần chú ý tới việc sử dụng các thì, các thức và các danh từ, động từ, tính từ 1 cách chính xác để biểu đạt đúng thông tin tới khách , Hướng dẫn viên cũng không sử dụng các từ đệm thường xuyên hoặc những từ được dùng để lấp chỗ trống như “OK”, “as you know”, “actually”

Những từ dùng trong các câu cảm thán hay từ đệm cần hạn chế sử dụng trong ngôn ngữ hướng dẫn như các từ: kinh tởm, khủng khiếp, ghê rợn, tuyệt với,…nếu dùng thường xuyên đến mức lạm dụng hay không đúng ngữ cảnh sẽ gây cho khách cảm giác bị cường điệu hóa hay hụt hẫng sau đó, việc hò hét, kêu la trong hướng dẫn cần hết sức tránh.

Hiện nay hướng dẫn viên còn sử dụng micro hay 1 số phương tiện khuyến âm khác cần phải chú ý cách cầm micro 1 cách chắc chắn và tự nhiên, không xòe ngón tay, không nắm 2 tay, không buông lơi, cần phải nói chậm hơn bình thường 1 chút và điều chỉnh độ lớn của âm thanh cho vừa âm lượng với khách và luôn luôn hướng micro theo hướng quay của hướng dẫn viên để tránh mất tiếng hay nhỏ tiếng, không dùng loại micro có tiếng vang như dùng biểu diễn văn nghệ và không ho, hắt hơi hay hít thờ vào micro để khách nghe thấy.

Cùng với kỹ thuật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hướng dẫn viên phải hiểu và ứng xử với khách du lịch theo đúng các quy tắc và nghệ thuật giao tiếp. Các quy tắc và nghệ thuật này được thể hiện đầy đủ và chi tiết ở môn khoa học giao tiếp, có sự liên quan chặt chẽ với môn tâm lý khách du lịch. Trong mọi trường hợp, hướng dẫn viên cần phải có thái độ ứng xử như sau:

- Cần chủ động chào hỏi khách du lịch và những người liên quan trước trong tư thế hướng dẫn viên là người chủ
Thận trọng và chính xác, lịch thiệp khi xưng hô với khách có lứa tuổi, giới tính, cương vị xã hội (hoặc tôn giáo) khác nhau, nhất là khi sử dụng đại từ nhân xưng.
Không làm những động tác gây phản ứng không cần thiết từ khách hoặc những động tác bị coi là thiếu tế nhị, thiếu lịch sự (búng ngón tay, bẻ ngón tay, ngáp hay xỉa răng lộ liễu,..)

- Tỏ rõ sự quan tâm tới tất cả thành viên trong đoàn khách, không quá thiên vị hay quá chú ý, quá thờ ơ với 1 ai.
Cần nắm vững nghi thức giao tiếp với khách du lịch từ các dân tộc, quốc gia khác nhau (chẳng hạn: không bắt tay khách du lịch nước Anh khi mới gặp lần đầu, cách chào trịnh trọng, cầu kỳ, lịch sự của người Nhật, người Mỹ, người Đức, người Pháp, người Trung Quốc,..)
Khi tham gia giải trí, thư giãn với khách cần xin phép khách 1 cách lịch sự nếu muốn hút thuốc, hướng dẫn viên không hút thuốc, không nhai kẹo cao su khi đang thuyết minh, hướng dẫn cho khách.

- Cần nhìn thẳng vào mắt người khách trực tiếp nói chuyện với mình, trong trường hợp tiếp chuyện 1 đoàn khách thì nên nhìn thẳng vào từng người trong chốc lát và có thể dừng lâu hơn ở trưởng đoàn

- Cần hướng dẫn khách cách ăn uống 1 số món ăn dân tộc của địa phương và cần nắm vững các nghi thức ăn uống khi dự tiệc cùng khách (các nghi thức này cần phải học và ứng xử thành thạo)

- Cần sẵn sàng “cảm ơn”, “xin lỗi” khi gặp những trường hợp cụ thể, luôn giữ nét mặt tươi tắn với nụ cười trên môi, những câu chuyện vui, hài hước không lạc lõng với khung cảnh và phải vô hại.

- Các cử chỉ cần được sử dụng chính xác và không lạm dùng trong những tình huống cụ thể, chẳng hạn cử chỉ đó làm tăng sự chú ý của khách cùng với lời thuyết minh, làm vấn đề dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu hơn, tư thế luôn tự nhiên, thoải mái, tự tin, các cử chỉ phối hợp nhịp nhàng.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch có thuận lợi gì?

Hướng dẫn viên du lịch là nghề đang được nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi bởi những thuận lợi của nó đối với tương lai của bản thân. Vậy những thuận lợi của nghề hướng dẫn viên du lịch là gì?


Nghề hướng dẫn viên du lịch có thuận lợi gì?

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Hiện nay du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta vì thế cơ hội nghề nghiệp của ngành này tương đối phong phú đồng thời rất rộng mở đối với các sinh viên đang theo đuổi nghề. Tại Việt Nam cần rất nhiều người lao động làm trong ngành du lịch nhưng số người đào tạo hàng năm chưa đạt. Có thể thấy nguồn lao động trong ngành du lịch mà đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch đang khan hiếm. Vậy khi học ngành du lịch bạn sẽ không bao giờ phải lo thiếu việc làm sau khi ra trường.

Thu nhập ổn định

Một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập lên tới hàng chục triệu 1 tháng. Thế nhưng để có thể đạt được mức thu nhập này bạn phải trở thành người xuất sắc với vốn kiến thức cực phong phú cùng khả năng ngoại ngữ tốt. Bạn cần phải có kinh nghiệm tối thiểu từ 2 – 3 năm. Nếu như làm cho các công ty nước ngoài thì mức lương còn có thể cao hơn nữa.

Khó khăn của nghề hướng dẫn viên du lịch

Giờ giấc không ổn định


Hướng dẫn viên du lịch thường xuyên phải đi xa nhà có khi kéo dài đến hàng tuần vì thế thậm chí bạn còn phải làm việc vào bất kỳ thời gian nào nhất là các dịp lễ, Tết … vì đây là khoảng thời gian người ta đi du lịch nhiều.

Cần kiểm soát được cảm xúc cá nhân


Người ta thường nói khách hàng là thượng đế vì thế nghề hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi bạn phải kìm nén cảm xúc cá nhân. Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình hơn thế nữa bạn còn phải tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp của khách hàng dù đúng hay sai.

Cần am hiểu kiến thức sâu rộng về văn hóa xã hội


Không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn người hướng dẫn viên du lịch cần phải hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, con người … Cần phải cung cấp tri thứ và đối đáp tạo không khí vui vẻ và hài hước cho các du khách của mình.

Vốn ngoại ngữ


Một người có vốn ngoại ngữ hạn chế sẽ rất khó để phát triển trong nghề hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, các du khách của bạn có thể đến từ tất cả mọi nơi trên thế giới chính vì vậy ngoài tiếng mẹ đẻ thì bạn còn phải trang bị thêm cho mình 1 ngoại ngữ nhất định.

Cơ hội và điều kiện để trở thành hướng dẫn viên

Trong giai đoạn những năm gần đây thì ngành du lịch có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Đây là một ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Có tính chuyên nghiệp và có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra, hiện nay các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và đa dạng có thương hiệu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cạnh tranh được với các nước trong khu vực đối với mục tiêu năm 2020 thì ngành du lịch vòng quanh thế giới là ngành kinh tế mũi nhọn.

Vậy bạn đã hiểu những khó khăn và thuận lợi của nghề hướng dẫn viên du lịch rồi chứ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm động lực để theo đuổi nghề và thực hiện ước mơ của bản thân.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Top 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa

Khi thế hệ trẻ ngày càng xem du lịch là “một phần tất yếu của cuộc sống” thì ngành công nghiệp không khói này đang có điều kiện và cơ hội để phát triển hơn bao giờ hết. Kéo theo đó, Hướng dẫn viên du lịch cũng trở thành một nghề đầy tiềm năng. Vậy, một hướng dẫn viên du lịch cần sở hữu những kỹ năng nào?


Top 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa

Dưới đây là 10 kỹ năng cần thiết đối với hướng dẫn viên du lịch:

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Thuyết trình trong du lịch là một trong những yếu tố sống còn tạo nên bản sắc, thương hiệu cho một người hướng dẫn viên. Thuyết trình không chỉ là truyền đạt thông tin đến với du khách, mà chứ trong đó là cả một tâm hồn nghệ sỹ. Những người hướng dẫn du lịch là nghệ nhân. Điều đó nghĩa là bạn phải thổi hồn vào mỗi câu từ trong thuyết minh để thêm sinh động và hấp dẫn, không khiến du khách buồn ngủ.

Bạn có biết tại sao hai giảng viên – dù ở mức độ kiến thức chuyên môn ngang nhau, nhưng một người cất lên bài giảng thì cả lớp sẽ lắng nghe theo từng lời nói, cử chỉ của giáo viên và sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến. Còn người kia giảng thì cả lớp trở nên buồn ngủ, không khí ảm đảm…đó là do phong cách giảng dạy, tiếp cận học trò của mỗi giảng viên khác nhau. Nếu ai nắm bắt được tâm – sinh lý của học trò thì sẽ thành công trong công tác giảng dạy.

Đối với Nghề hướng dẫn viên du lịch cũng vậy, nếu ai nắm bắt được tâm lý du khách và biết thổi hồn vào những kiến thức lịch sử – những con số khô khan, thì sẽ gây dựng được sự hứng thú, tò mò trong du khách…và bài thuyết minh sẽ thành công.

Kỹ năng giao tiếp

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một hướng dẫn viên tài ba, nhưng có thể nói giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.

Thử nghĩ xem, làm hướng dẫn viên du lịch nghĩa là bạn luôn sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc và chào đón những vị khách lạ, không chỉ là khách trong nước mà còn là những con người đến từ hàng chục, thậm chí hàng trăm quốc gia khác nhau với chừng ấy nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau,…

Trau dồi kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn có thể tự tin tiếp xúc với mọi đối tượng du khách và dễ dàng tạo ấn tượng tốt với họ.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự tác động qua lại bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…đôi khi nó còn có tác dụng to lớn, quyết định đến sự thành công trong giao tiếp. Chỉ những cái bắt tay, ôm hôn, vỗ vai…cũng đủ để khích lệ, động viên cực kỳ to lớn. Trong du lịch sự vui vẻ, hòa đồng, cảm thông lẫn nhau giữa người hướng dẫn viên và khách du lịch có vai trò quyết định đến sự thành công của chuyến đi.

Theo nghiên cứu, ngôn ngữ không lời chiếm tới 70% sự thành công của cuộc giao tiếp. Tuy vậy, để thực sự thành công bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết để kết hợp và sử dụng hài hòa giữa ngôn ngữ có lời – ngôn ngữ không lời để đạt hiệu quả cao nhất.

Tránh tình trạng đưa ra thông điệp gây nhầm lẫn đáng tiếc. Bởi các hành động, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…của ngôn ngữ không lời rất dễ gây hiểu nhầm – nó như là “con dao hai lưỡi”. Cho nên các Hướng dẫn viên cần hết sức chú ý tới việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ đúng lúc, đúng chỗ.

Kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống

Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch mạo hiểm. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra.

Chắc chắn, một người hướng dẫn viên du lịch nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống ngoài lề sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong lòng du khách hơn là một anh lớ ngớ như “gà mắc tóc”.

Kỹ năng tổ chức và quản lý

Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi,… nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ nhìn vào tờ kế hoạch và triển khai một cách máy móc là xong. Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng khu khách.

Có thế nói, lịch trình, những điểm đến là phần cứng của hành trình, còn người hướng dẫn viên du lịch tài ba phải biết thổi hồn vào hành trình đó, phải trở thành linh hồn của những chuyến đi.

Kỹ năng làm việc nhóm & Làm việc độc lập

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong ngành du lịch, để thành công là sự hợp tác của nhiều người. Hướng dẫn viên là một bộ phận trong chuỗi hoạt động du lịch – dịch vụ, Cũng có thể trong một đoàn lớn, phải có hai hoặc nhiều hướng dẫn viên đảm nhiệm. Vậy nên phải thường xuyên tương tác – hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận để có kết quả cao nhất.

Và trong quá trình đi tour… thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn, do vậy bạn phải tiên liệu và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể xảy ra. Có một câu nói rất nổi tiếng “để đối phó với một bầy sâu trong nón bạn luôn phải thủ ít nhất 10 con thỏ”. Bên cạnh đó – yếu tố cá nhân vẫn được đề cao, nó là chất xúc tác tạo nên sự thành công và bản sắc riêng của mỗi một hướng dẫn viên tài ba.

Kỹ năng quan sát

Điều này nói ra nghe có vẻ bình thường, nhưng thực ra nó lại là một kỹ năng khá quan trọng. Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được gì. Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, mà nhiều khi là một cử chỉ, là một ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi,…

Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn.

Bạn hoàn toàn có thể tiến gần hơn tới ước mơ của mình khi đăng ký học chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch của Trường Trung tâm dạy nghề Vietravel. Chương trình đào tạo của khối ngành này có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. 

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Học Hướng dẫn viên Du lịch - 3 con đường để bạn lựa chọn

Hướng dẫn viên (HDV) du lịch đang trở thành lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi vừa có thể được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và sở hữu mức thu nhập hấp dẫn. Bạn quan tâm đến nghề này và muốn biết làm sao để học hướng dẫn viên du lịch? Hãy cùng Vietravel Training Center tìm hiểu thêm nhé!


Tiềm năng - cơ hội nghề hướng dẫn viên hiện nay

Với khí hậu ôn hòa - một đường bờ biển ôm trọn chiều dài đất nước - cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp - nền văn hóa đa bản sắc, Việt Nam có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế này, ngành dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực trong xã hội, kéo theo đó là nhu cầu về hướng dẫn viên cũng tăng cao. Do vậy, việc lựa chọn theo học hướng dẫn viên du lịch đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ.

Tuy nhiên, với sự phát triển về số lượng khách du lịch, số lượng HDV hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện số lượng HDV chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu khách trong nước và 40% nhu cầu khách quốc tế. Chính vì thế mà nghề hướng dẫn viên đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn lao động - đặc biệt là lao động có trình độ cao.

Học Hướng dẫn viên Du lịch - 3 con đường để bạn lựa chọn

Để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng lớn hiện nay của ngành du lịch nói chung, cũng như nguyện vọng học hướng dẫn viên du lịch của rất nhiều bạn trẻ, các trường đại học, cao đẳng - trường dạy nghề hay các trường, trung tâm chuyên đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, uy tín và chất lượng đào tạo tốt hay không lại còn cần phải nhìn nhận và đánh giá.

Sự thật là có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể học hướng dẫn viên du lịch. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất cho nhu cầu cũng như tương lai nghề của mình:

Học chính quy (Tại các trường đại học, cao đẳng)

Trong số các lao động trong ngành hướng dẫn viên du lịch thì lao động có đào tạo chuyên môn cao đang rất thiếu hụt và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, việc theo học tại các trường đại học, cao đẳng chính quy chuyên đào tạo du lịch sẽ là một hướng đi cực kì đúng đắn ở thời điểm hiện tại.

Học tại các trường nghề

Nếu không lựa chọn học hướng dẫn viên du lịch tại các trường Đại học hay Cao Đẳng vì thời gian đào tạo lâu, lại không có nhiều điều kiện thực hành thực tế thì trường nghề cũng là một gợi ý tiềm năng cho các bạn trẻ, vì nó không đòi hỏi phải có điểm thi đại học hay cao đẳng cũng như các bạn có học lực thấp cũng có thể đăng kí học và có tuyển sinh các bạn chỉ mới tốt nghiệp THCS.

Học thêm chứng chỉ nghiệp vụ

Trường hợp bạn muốn trở thành Hướng dẫn viên du lịch nội địa - nếu có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên với các chuyên ngành liên quan đến Du lịch - bạn có thể sử dụng bằng này để đổi thẻ HDV nội địa. Nếu ngành theo học không liên quan gì đến du lịch, bạn cần học thêm khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch nội địa.​

Nếu muốn làm hướng dẫn viên quốc tế, điều kiện cần là bạn phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan đến du lịch + sở hữu chứng chỉ ngôn ngữ để được đổi thẻ HDV quốc tế. Còn nếu theo học các chuyên ngành khác, bạn phải học thêm khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch quốc tế.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

5 lỗi quen thuộc khiến bạn “tiêu cạn ví” trên đường đi du lịch

Đôi khi chỉ vì một chút sơ sẩy nào đó mà bạn “tiêu cháy ví” trên đường đi du lịch mà vẫn không hề tìm ra nguyên do. Bởi thế giới rộng lớn luôn có sức hấp dẫn khó ai có thể cưỡng lại được. Hãy cùng “điểm mặt gọi tên” những lỗi quen thuộc mà hầu hết du khách gặp phải trong các chuyến đi.

Thưởng thức ẩm thực theo trào lưu

5 lỗi quen thuộc khiến bạn “tiêu cạn ví” trên đường đi du lịch

Khi đặt chân đến một miền đất mới, ngoài khám phá cảnh quan ấn tượng thì bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương. Tuy nhiên, đôi khi vì chạy theo trào lưu mà bạn chỉ chăm chú nếm những món ăn nổi tiếng với giá đắt đỏ mà quên mất các món bình dị, gần gũi của người dân. Điều này có thể khiến tình hình tài chính của bạn hao hụt một khoảng trống đáng kể. Hãy cân nhắc mọi thứ và trải nghiệm một cách khoa học, chuyến đi du lịch cũng vì thế trở nên trọn vẹn hơn.

Mua sắm quá đà trên đường du lịch

5 lỗi quen thuộc khiến bạn “tiêu cạn ví” trên đường đi du lịch

Một trong những hoạt động có sức hút đặc biệt đối với du khách chính là mua sắm. Ở các điểm du lịch thường sẽ bán những món đồ đặc trưng, nhưng không phải món đồ nào cũng phù hợp với bạn. Chẳng hạn như những chiếc áo phông, lúc đang đi chơi thì bạn sẽ cảm tưởng như nó thật sự đẹp, nhưng khi rời khỏi và trở về nhà, người ta thường chẳng biết mặc nó vào dịp nào cả. Thay vì mua áo phông, bạn có thể mua những món quà lưu niệm ý nghĩa. Hơn thế nữa, bạn cũng cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để tránh tình trạng lịch trình chưa hết mà ví đã cạn tiền.

Đổi tiền qua cây ATM

5 lỗi quen thuộc khiến bạn “tiêu cạn ví” trên đường đi du lịch

Có thể bạn chưa biết rằng không phải cây ATM nào cũng có tỉ giá tốt. Một số cây ATM tính phí rất cao khi dùng thẻ nước ngoài, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn tiền trước khi xuất phát, hoặc kiểm tra một số cây ATM để tìm ra cây nào có tỉ giá tốt trước khi thực hiện giao dịch. Đây cũng chính là một cách để bạn tiết kiệm kinh phí trên đường đi du lịch.

Lựa chọn phương tiện di chuyển không đúng

5 lỗi quen thuộc khiến bạn “tiêu cạn ví” trên đường đi du lịch

Trước khi bắt đầu hành trình đi du lịch đến một địa danh nào đó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các thông tin để có thể tích lũy được những kinh nghiệm hữu ích. Một trong số đó, bạn hãy xem xét về phương tiện di chuyển để tiết kiệm được chi phí. Nếu đến các thành phố thì hãy cân nhắc việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Mang theo sách hướng dẫn du lịch

5 lỗi quen thuộc khiến bạn “tiêu cạn ví” trên đường đi du lịch

Sách hướng dẫn du lịch chỉ thích hợp khi bạn lên kế hoạch, nhưng còn trên đường đi du lịch bạn không nên mua cuốn sách nặng trịch và mang theo chúng. Bởi việc làm này chỉ khiến cho hành lý thêm nặng nề, phí mất một khoản tiền và có thể cản trở việc khám phá những điểm đến của bạn.

Theo Wanderlust Tips | Cinet 




Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida đẹp lịm tim ở Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản thông thường người ta nhớ về xứ sở của loài hoa anh đào, hay nền ẩm thực tinh tế. Nhưng ít ai biết rằng, ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida ở tỉnh Ishikawa, Nhật Bản lại khiến kẻ lữ khách ngẩn ngơ thương nhớ bởi khung cảnh tuyệt đẹp như cổ tích.


Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida tọa lạc ở thị trấn Shiroyone, thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản. Đặt chân đến đây, bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt đẹp tựa bức tranh được tô vẽ từ những gam màu bình yên nhất.

Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida đẹp lịm tim ở Nhật Bản

Khi hoàng hôn thu về những tia nắng cuối cùng, lúc ấy phong cảnh Shiroyone Senmaida dần chìm trong bóng đêm, mọi thứ nhẹ bẫng vô cùng. Và nếu bạn thức dậy sớm, ngắm nhìn bình minh, khoảnh khắc mặt trời dần dần xuất hiện, ban phát cho nhân gian ánh nắng rực rỡ, ruộng bậc thang càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết.

Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida đẹp lịm tim ở Nhật Bản

Hoặc nếu muốn trải nghiệm được tự tay chăm sóc những ruộng lúa thì Shiroyone Senmaida  là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Hãy đến đây vào đầu tháng 5, cuối tháng 9 cho đến tháng 10, khi ấy bạn sẽ quên hết đi mọi vướng bận, mỏi mệt đời thường để hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp.

Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida đẹp lịm tim ở Nhật Bản

Mỗi mùa, Shiroyone Senmaida lại có nét hấp dẫn riêng. Đó là mùa xuân, người dân đưa nước vào ruộng cày cấy tạo nên bức tranh lao động đầy sức sống. Cánh đồng lúa xanh rì và chuyển màu vàng ươm vào mùa hạ và mùa thu gõ cửa. Còn khi đông đến, cánh đồng lúa phủ kín tuyết trắng xóa.

Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida đẹp lịm tim ở Nhật Bản

Điều mà du khách thích thú nhất khi đến đây chính là được chiêm ngưỡng khung cảnh được ghép từ màu trù phú của lúa, màu bao la của biển. Cho đến khi cả cánh đồng chín vàng rực rỡ, từng ngọn lúa đong đưa trong gió, tất cả tạo nên hành trình đáng nhớ với bất cứ vị du khách nào. Ngoài ra, vào mùa gặt thì cả cánh đồng được thắp sáng bởi những ánh đèn led lung linh, cảnh sắc tựa như chốn cổ tích.

Ruộng bậc thang Shiroyone Senmaida đẹp lịm tim ở Nhật Bản

Tản bộ bên cạnh những thửa ruộng bậc thang, chứng kiến những người nông dân đang chăm chỉ gieo trồng, cày cấy và chăm sóc lúa. Khoảnh khắc thả hồn mình giữa thiên nhiên rộng lớn sẽ giúp bạn ghi lại được hình ảnh du lịch đầy cảm xúc. Và chắc chắn những gì mà bạn cảm nhận về xứ sở Phù Tang sẽ thật sự mới mẻ và khác biệt.

Theo Wanderlust Tips | Cinet 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Tutu beach cafe and bar nằm ngay bên bờ biển Pattaya là điểm check-in mới khi đến "thiên đường du lịch" Thái Lan.


Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Tutu beach cafe and bar nằm ngay bên bờ biển Pattaya là điểm check-in mới của các cô nàng ưa mơ mộng khi đến “thiên đường du lịch” ở Thái Lan. Đặc trưng của quán là mọi thứ đều được decor theo tông hồng pastel.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ
Ảnh :  joytrip.vn

Bàn sát bờ biển gồm những chiếc gối cho du khách nằm tắm nắng. Đến đây, bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng hầu hết các chàng trai đều phải vào vai thợ chụp hình cho các cô gái.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Background hồng trở thành điểm chụp ảnh lý tưởng dành cho phái nữ. Bạn có thể chụp cả trăm kiểu ảnh với nhiều góc độ khác nhau mà không biết chán. Đây cũng là một trong những nơi để bạn vừa chill, vừa chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn trên biển hay xem lướt sóng, dù lượn… khi đến du lịch Pattaya.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Quán phục vụ theo phong cách Hawaii, có lều tranh, xích đu cho khách ngồi thưởng thức ly nước giải khát mát lạnh. Tầm 17h-18h là thời gian cao điểm của quán nên khá đông đúc.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ
Ảnh : vacation travel

Khu trong nhà lắp điều hòa mát mẻ dành cho những người không thích cái nóng. Đây là nơi bạn gọi thức uống, trang trí nhiều chậu cây, tường nhà sơn xanh mát mắt.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Ngay cả đồ ăn thức uống cũng có tông màu hồng chủ đạo, giá cả dao động 40-200 baht/món (khoảng 50.000-150.000 đồng). 4 món đinh của quán gồm trà sữa Thái, trà xanh latte, cà phê và Tutu pink sunset (cocktail) được nhiều người chọn.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Tutu mở cửa từ 11h đến 20h mỗi ngày, có 3 phòng dorm (phòng ngủ tập thể) dành cho người muốn qua đêm khi du lịch Pattaya. Các phòng thiết kế tương tự như chiếc xe van dã ngoại.

Quán bar màu hồng sát bờ biển Pattaya làm say lòng phái nữ

Bên trong đầy đủ tiện nghi, vừa cho một nhóm bạn. Vì số phòng có hạn nên bạn phải đặt trước ít nhất 1 tháng.

Theo Ngôi Sao

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Mùa Trung thu trong ký ức xưa cũ không về theo những chiếc đèn lồng rực rỡ khắp phố phường, không bắt đầu với vô số quầy bánh đủ loại. Mẹ bảo, ngày ấy trung thu về cùng tháng 8, cùng những nỗi háo hức mong chờ của trẻ nhỏ. 


Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Có lẽ Trung thu là dịp để người ta gạt bớt sự nhộn nhịp vướng bận của công việc, cuộc sống để mà ngồi lại bên nhau, bên mâm cỗ đầy dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Nhấp một ngụm trà còn thơm nồng, ôn lại đôi ba câu chuyện cũ mèm, ánh sáng nến thay ánh đèn điện, Trung thu thuở ấy như một miền ký ức lấp lánh và dung dị.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Ngày xưa ấy, lũ trẻ con cùng làm một “ngôi nhà huyền bí” từ lá chuối, rơm rạ để rồi vào đêm rằm, trăng vàng soi khắp đường làng, ngồi ngắm chị Hằng, chú Cuội ở ngay trước mắt. Đêm Trung thu, đứa trẻ nào cũng đều nô nức thay quần áo đẹp rồi đi bộ ra nhà văn hóa của thôn. Sau những khoảnh khắc chờ đợi và xem các cuộc thi đặc sắc, những phần trình diễn văn nghệ thì trẻ con xếp hàng dài để nhận bánh. Những chiếc bánh Trung thu nhỏ xíu, bọc kẹo ngọt giản dị nằm gọn trong lòng bàn tay, thế nhưng đó lại là niềm hạnh phúc mà bất cứ đứa trẻ đồng quê nào cũng từng trải qua.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Trung thu đối với người nông thôn là dịp vừa kết thúc vụ mùa, người ta nghỉ ngơi, tề tựu bên nhau và chuẩn bị cho vụ Đông sắp tới. Trong những ngày nông nhàn như thế, các bậc cha mẹ cũng gói những chiếc bánh nhỏ nhắn, làm những chiếc đèn ông sao tỏa sáng trong đêm trăng rằm, niềm vui đôi khi chỉ xuất phát từ những điều bình dị như thế mà thôi.

Phàm những gì thuộc về xưa cũ, nhắc về kỷ niệm lại bị cho rằng ngoái đầu nhìn về dĩ vãng, là hoài cổ. Nhưng xét trên một khía cạnh nào đó, Trung thu ngày xưa tuyệt diệu và đẹp đẽ, không nhàn nhạt và hời hợt như bây giờ.

Bây giờ, khi xã hội phát triển hơn, chúng ta dư giả hơn ngày xưa một chút, nhưng dường như Trung thu đối với trẻ thơ vẫn là một thứ sắc màu nhạt nhòa. Có thể vẫn là những chiếc đèn ông sao rực rỡ, những chiếc bánh đủ vị, nhưng không còn đủ sức hấp dẫn. Ngày xưa, chỉ là một chiếc đèn ông sao được ba làm hết sức đơn giản, có thể từ tre nứa hoặc chỉ là vỏ lon bia, vậy mà lũ trẻ chúng tôi chơi vài ba năm vẫn chưa hết chán. Năm nay rước đèn xong, lại cẩn thận gói ghém và cất đi, để dành cho mùa sau.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Trung thu ngày nay, chúng ta không ngồi cùng con tự tay làm nên những chiếc đèn, gói những chiếc bánh, mà mọi thứ đã được bán sẵn. Chúng ta mua Trung thu về nhà, nhưng không mua được cảm xúc háo hức, mong đợi như ngày xưa cũ, rất cũ.

Dẫu biết rằng mỗi thời sẽ có những đổi khác. Cuộc sống bận rộn kéo ta đi xa hơn, có muôn vàn lý do để bao biện, nỗi lo cơm áo gạo tiền chẳng chừa một ai. Bố mẹ từ sớm tinh mơ đã ra khỏi nhà, đêm muộn mới trở về. Chúng ta cần vật chất, nhưng vật chất không phải là tất cả. Có lẽ, nét đẹp của đêm trăng rằm vẫn còn vẹn nguyên nếu như chúng ta gác lại công việc một chút, ngồi quây quần bên nhau để cảm nhận Trung thu xưa cũ đang ùa về, đang ở thật gần.

Hoài niệm những mùa Trung thu xưa

Mùa Trung thu, nhắc nhau nhớ thêm một chút, rằng thời gian trôi rất vội, chỉ một giây trôi qua mọi thứ đã rất khác. Đừng ngần ngại trở về bên gia đình, người thân, vì Trung thu là dịp để yêu thương lan tỏa, để ấm áp đằm sâu.

Theo Wanderlust Tips | Cinet

Bài đăng phổ biến