Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Du lịch Hoàng Su Phì, thưởng thức đặc sản Hà Giang

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến. 

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến.

Không những thế, ẩm thực Hà Giang rất phong phú và độc đáo với những món ăn lạ, mang hương vị núi rừng luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Hoàng Su Phì 

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ.

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ. 

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha.

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha. 

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt.

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt. 

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên.

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên. 

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách.

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách. 

Thưởng thức ẩm thực Hà Giang

  • Cháo ấu tẩu


Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

  • Thịt trâu gác bếp


Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

  • Lợn cắp nách


Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

  • Thắng cố


Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

  • Xôi ngũ sắc


Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

  • Bánh tam giác mạch


Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

 Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.



Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Săn mây trên đỉnh Tà Xùa

Tà Xùa là một xã nghèo, nằm trên vùng núi cao và chỉ mới được dân bụi khám phá ra, vẻ đẹp vẫn còn rất hoang sơ. Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La từ lâu đã được ví von là “thiên đường hạ giới” của miền Bắc. Tà Xùa giờ đây đã thành nơi mà ai cũng ao ước được một lần đến để thử cảm giác đứng giữa bầu trời vời vợi.


Đường lên Tà Xùa dốc đứng, quanh co, thấp thoáng hai bên triền dốc trong sương mù như vẽ ra một bức tranh Tây Bắc huyền ảo. Đứng trên đỉnh Tà Xùa, nếu may mắn bạn sẽ được chiêm ngắm biển mây bồng bềnh, những đám mây bồng bềnh trôi, tầng tầng lớp lớp cuộn sóng. Những thiên đường ngay trên mặt đất này khiến cho bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng vì vẻ đẹp mờ ảo của nó, cảm giác như đang đi lạc vào chốn thần tiên, diệu vợi bị bỏ quên nơi trần thế. 


Trên quãng đường dốc đứng, thấp thoáng bóng dáng những em nhỏ người Mông dưới bóng sương mù như một bức vẽ đẹp hút hồn.


Biển mây Tà Xùa được chắn xung quanh bởi các dãy núi cao, nên khuất gió, mây rất lặng và bồng bềnh. Khi nắng lên cao, nhiệt độ tăng, mây mới bốc lên nên bạn thoải mái ngắm cảnh mà không lo mây di chuyển nhanh. Đây cũng là điểm đặc biệt của mây Tà Xùa hơn các nơi khác như Y Tý, Sìn Hồ, Ka Lăng, Sapa


Ở bất cứ đâu trên vùng đất mây trời này bạn đều có thể bắt được những góc hình đẹp, chỉ cần di chuyển qua vùng mù, một không gian trong veo khoáng đạt bừng sáng với những lớp mây trắng xốp tầng tầng lớp lớp huyền ảo.


Tổng hợp

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Những điểm du lịch “trốn” Tết

Nếu không muốn chen chân tại các điểm du lịch đông nghẹt người vào dịp Tết, bạn nên tìm đến những nơi cảnh đẹp, gió mát mà hiếm khi phải lo tình trạng quá tải, mắc mỏ

Những điểm du lịch thường đông khách trong dịp Tết là: Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Sa Pa, chùa Hương… Do vậy, du khách thường phải đặt vé máy bay, phòng khách sạn hoặc mua tour trọn gói trước nhiều tuần nếu không muốn mất chỗ. Đó là chưa kể giá cả tại những điểm đến này thường “đến hẹn lại lên” trong lúc chất lượng dịch vụ du lịch không đảm bảo.

Trong khi đó, bạn vẫn có nhiều chọn lựa tốt hơn khi du xuân tại những nơi khác mà không lo phải chen chân, nhất là tránh được nguy cơ bị “chặt chém”. Đặc biệt, với những điểm đến mà chúng tôi gợi ý dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự đi bằng xe gắn máy hoặc đặt vé xe khách dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn có thể xách ba lô lên đường mà không cần sắp đặt dịch vụ trước. Chúc bạn và những người thân có chuyến du xuân lý thú và gặp nhiều niềm vui bất ngờ trên đường.

Sa Đéc, Đồng Tháp


Nằm bên bờ Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp, làng hoa kiểng Sa Đéc tại xã Tân Quy Đông là đầu mối hoa cây cảnh nổi tiếng miền Tây trong mỗi dịp xuân về. Ngoài ra, địa phương này còn có những điểm đến gắn liền với văn hóa – lịch sử như nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, miếu thờ ông bà chủ chợ Cao Lãnh, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu di tích Gò Tháp, khu du lịch Đồng Sen –Tháp Mười…


Đi du lịch Đồng Tháp lý thú nhất là bạn thuê một chiếc xe gắn máy tự rong ruổi khám phá các vườn quýt hồng, làng bột gạo, trải nghiệm thú bơi xuồng trên sông, giăng lưới thả câu… Dọc bờ kè sông Sa Đéc tập trung nhiều hàng quán bán đặc sản như lẩu cua đồng, cá cuộn lá sen nướng, chuột đồng nướng sả ớt, ốc bươu hấp…

Mộc Châu, Sơn La

Trên Facebook một bạn trẻ ở Hà Nội, chúng tôi tình cờ đọc được lời rủ rê hấp dẫn thế này: “Tết năm nay mình dự định sẽ làm một vòng năm ngày từ mùng 2 đến mùng 7 Tết đi Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên. Sở dĩ tôi chọn lên vùng cao vào dịp Tết vì cảm giác Tết ở vùng cao ấm áp hơn dưới xuôi.


Dường như mỗi dân tộc trên vùng cao vẫn giữ được bản sắc riêng của Tết cổ truyền và không bị loãng như ở thành phố. Điều này thể hiện qua những món ăn đặc sắc, tập tục ngày xuân, trò chơi dân gian và màu sắc trang phục rất đặc trưng của người Mông, Thái, Mường, Tày, Nùng. Đó là chưa kể, bạn sẽ có dịp ngắm hoa mơ, hoa mận và hoa đào rực rỡ bên cạnh gam màu của những chiếc váy tung xòe trên cánh đồng cải trắng ngút ngàn, nghe tiếng leng keng đồng bạc theo bước chân thiếu nữ đi chơi xuân”.

Phnom Penh


Khi đến Campuchia, du khách quốc tế thường đổ dồn về Siem Reap để tham quan di tích Angkor Wat mà quên rằng ngay tại thủ đô Phnom Penh cũng có nhiều điểm lý thú: Hoàng Cung, chùa Bạc, Wat Phnom, tượng đài Độc Lập, chợ trung tâm và khu mua sắm Sorya (nơi có nhiều người Việt sinh sống).


Nếu bạn quan tâm đến lịch sử Campuchia, thời kỳ Angkor hoặc đơn giản là bạn chẳng biết nên đi đâu ở Phnom Penh trong một buổi, bạn nên ghé thăm Bảo tàng Quốc gia.Đó là một nơi rất đáng để đi vì bạn sẽ có dịp dạo bước trong một tòa nhà có kiến trúc theo phong cách Khmer tuyệt đẹp tồn tại từ một thế kỷ trước và ngắm nhìn những di vật rất đặc sắc…

Phú Yên

Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, Phú Yên được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng nổi tiếng: tháp Nhạn, gành Đá Dĩa, vịnh Vũng Rô, đầm Ô Loan… Trong số đó, gành Đá Dĩa khiến du khách trầm trồ vì những khối đá tròn được sắp đặt khéo léo cạnh một vịnh nước trong xanh.


Đặt chân đến vùng đất này, bạn sẽ có dịp thưởng thức những thú vui bình dị: ăn cơm gà ngon trứ danh, uống cà-phê ngay dưới chân núi Nhạn, dừng chân chụp những tấm ảnh ở cầu Đà Rằng… Để có chuyến đi đáng nhớ, bạn hãy thuê thuyền của ngư dân ra biển hay chinh phục đỉnh Đá Bia lúc nào cũng chìm trong sương trắng gần đó.

Bảo Lộc, Lâm Đồng

Thay cho Đà Lạt luôn đông đúc du khách vào mỗi dịp Tết, bạn hãy thẳng tiến về Bảo Lộc để tận hưởng không khí mát lạnh, thanh bình. Thành phố này có các con đường lớn, công viên thênh thang, nhiều cây xanh, cảnh vật nên thơ không kém Đà Lạt. Đó là chưa kể nếp sống hiền hòa, không xô bồ, ồn ào tại vùng đất cao nguyên này. Đến Bảo Lộc, du khách có nhiều điều để khám phá: thác nước Dambri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn…


Nếu muốn tĩnh tâm nơi thiền tịnh, bạn hãy đến tu viện Bát Nhã nằm giữa một vùng đồi mênh mông trà và thông xanh mát. Tại đây có những bậc thang đá phủ rêu xanh, không gian trầm mặc, khí trời trong lành, tiếng suối róc rách. Đặc biệt, vào những ngày xuân, bạn sẽ thấy những vạt hoa dã quỳ nở rộ hai bên đường đi về hướng Đà Lạt (Tà Nung, Tu Tra, Suối Thông) khiến cho một vùng núi rừng bừng sáng trong sắc xuân.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Các phiên chợ vùng cao nổi tiếng nên một lần ghé qua

Những phiên chợ nhộn nhịp với nhiều nét đặc trưng nơi vùng cao Tây Bắc nước ta luôn gây tò mò cho du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm: Cung phượt đẹp mê hồn với Tây Bắc mùa lúa chín

Các phiên chợ vùng cao không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của bà con vùng cao. Đặc trưng nổi bật nhất của các phiên chợ vùng cao đó là luôn rực rỡ màu sắc từ trang phục của bà con dân tộc đến những sạp thổ cẩm được bày bán la liệt dưới nền đất. Dù ngày nay, các phiên chợ vùng cao không còn được như xưa, nhưng vẫn nên một lần ghé qua những nơi này để biết thêm về cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây.

Chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai)

Chợ phiên Cán Cấu luôn rực rỡ sắc màu từ váy áo của bà con dân tộc. Ảnh: Phạm Trắc Vũ

Chợ vùng cao Cán Cấu hay còn gọi là chợ phiên Si Ma Cai cách thành phố Lào Cai gần 100 km. Đường đi tới đây không dễ đi, vì những con đèo gấp khúc nối nhau, đường lại hẹp. Nhưng chính sự vất vả đó càng làm du khách thấy thích thú, hào hứng khi đến được với phiên chợ. Chợ phiên Cán Cấu tập trung chủ yếu bà con người Mông Hoa, người Giáy và thường họp vào thứ 7 hàng tuần từ sáng sớm. Tuy chợ Cán Cấu không lớn và tấp nập như chợ Bắc Hà (cách đấy 20 km) nhưng điểm đặc biệt của chợ là vẫn giữ được những nét đặc trưng của người dân tộc, ít bị lai tạp bởi những món hàng hóa từ Trung Quốc chuyển sang. Du khách ghé thăm chợ Cán Cấu còn có dịp thưởng thức những món ăn dân dã, quen thuộc như bún, phở, lòng... nhưng hương vị khác hoàn toàn so với khi ăn dưới xuôi.

Chợ phiên Quyết Tiến (Hà Giang)

Phở Tráng Kìm là món ăn rất đặc biệt bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức khi đến chợ phiên Quyết Tiến. Ảnh: hachi8

Chợ phiên Quyết Tiến thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, cách Hà Nội khoảng 320 km. Chợ cũng chỉ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần và bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng. Ngày nay du khách cũng bắt đầu tìm đến chợ phiên Quyết Tiến ngày môt nhiều nhưng khu chợ vẫn giữ được sự nguyên sơ, giản dị vốn có. Bà con dân tộc đôi khi đến đây chẳng mua cũng chẳng bán gì nhưng để được giao lưu, gặp gỡ bạn bè, đôi khi là tìm người bạn đời cho mình. Đến đây ngoài việc chọn mua lấy những món đồ thổ cẩm rực rỡ sắc màu bạn có cơ hội trò chuyện,tìm hiểu về cuộc sống của bà con dân tộc người Mông. Những món đặc sản nức tiếng của Hà Giang như phở Tráng Kìm, thắng cố, cháo ấu tẩu… cũng được bày bán tại chợ.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng (Điện Biên)

Giữa trưa luôn là lúc chợ phiên Tả Sìn Thàng đông vui, nhộn nhịp nhất.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng thuộc huyện Tủa Chùa - nơi có đặc sản chè shan tuyết nức tiếng. Chợ họp ở thung lũng trung tâm của 5 xã: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sả Phình, Trung Thu, Sính Phình. Cứ 6 ngày một lần, chẳng ai hẹn ai, chợ lại tự động họp từ khi mặt trời chưa qua đỉnh núi. Chợ Tả Sìn Thàng đặc trưng bởi màu vải tím trên khắn quấn đầu của bà con dân tộc. Thời điểm giữa trưa luôn là lúc chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất. Cũng như hầu hết các phiên chợ vùng cao khác, chợ Tả Sìn Thàng bày bán đủ các loại nông cụ, thực phẩm, kim chỉ, vải vóc… Đặc biệt nếu đến chợ Tả Sìn Thàng bạn sẽ được mời chào uống thử chén rượu Mông Pê ủ men bằng lá rừng bên bát thắng cố nóng hổi.

Chợ phiên Dào San (Phong Thổ, Lai Châu)

Bà con dân tộc thường tranh thủ mua kim, chỉ để thêu áo váy khi đến chợ phiên. Ảnh: Việt Hòa

Chợ phiên Dào San là nơi gặp gỡ, mua bán trao đổi hàng hóa của 8 xã vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chợ Dào San cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 60 km, thường họp vào chủ nhật hàng tuần và luôn tràn ngập tiếng cười đùa, nói chuyện của bà con dân tộc Mông, Dao sinh sống nơi đây. Chợ phiên giống như một địa điểm vui chơi của bà con vùng cao nên cứ trước ngày họp chợ ai cũng háo hức, chuẩn bị sẵn áo váy để xuống chợ. Chợ Dào San ngày nay không chỉ là nơi thu hút bà con dân tộc trong vùng đổ về mà cả du khách, người Kinh dưới xuôi cũng tìm đến để mua cho mình đôi tấm thổ cẩm hay thưởng thức những món ăn được bày bán trong chợ và tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây.
(Theo NgoiSao)

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Cung phượt đẹp mê hồn với Tây Bắc mùa lúa chín


Tháng 9 bắt đầu cũng là lúc các đoàn phượt lên kế hoạch cho chuyến đi Tây Bắc. Phượt cung Tây Bắc luôn hấp dẫn với mọi người.

Xem thêm: Mùa lúa dát vàng ở Hoàng Su Phì

Cứ đến độ tháng 9, tháng 10 hàng năm, lúa lại chín vàng, nhuộm khắp miền núi Tây Bắc trong sắc màu tươi sáng, đậm chất thu sang. Đây là thời điểm các đoàn du lịch bụi háo hức lên kế hoạch để khám phá các cảnh sắc tuyệt đẹp của đất nước.

Mộc Châu, Sơn La


Tiết trời thu tháng 9, tháng 10 là điều kiện thời tiết lý tưởng để tới thăm Mộc Châu. Mùa lúa chín, bạn sẽ được mãn nhãn với những ruộng bậc thang nhuộm trong sắc vàng, rải rác là những mái nhà, làng bản. Bạn cũng có cơ hội tới thăm đồi chè và chìm trong sắc dã quỳ vàng, cải trắng nếu những loài hoa này đã nở.



Mù Cang Chải


Là một trong những cung nổi tiếng với các thửa ruộng bậc thang vàng óng, Mù Cang Chải có La Pán Tẩn trĩu bông, thung lũng Cao Phạ vàng rực, đẹp mê hồn ẩn hiện giữa màn sương.

Hà Giang


Là nơi gieo lúa vụ đông muộn nhất miền Bắc, đây là điểm thăm quan ngắm lúa vàng cho những ai chưa lên kế hoạch phượt sớm được. Cung đường Hà Giang khá hiểm trở nhưng cảnh những ruộng bậc thang rộ vàng là phần thưởng xứng đáng cho các phượt thủ. Đặc biệt, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vừa qua đã được công nhận là di sản quốc gia.



Sapa


Tới Sapa trên một chuyến tàu rồi thuê xe máy ghé thăm các bản Tả Phìn, Lao Chải…, du khách vừa được chiêm ngưỡng những bậc thang lúa vàng tuyệt đẹp trong nắng vàng, vừa được khám phá văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.



Tú Lệ, Yên Bái, Lào Cai



Cung đường qua những cái tên quen thuộc với giới phượt như Tú Lệ, Khau Phạ, La Pán Tẩn… luôn là lựa chọn hàng đầu cho các phượt thủ mê lúa mùa thu. Đúng như cái tên của nó, cung phượt Tú Lệ cho bạn hiểu thêm về vẻ đẹp tú lệ của miền Tây Bắc tổ quốc.



Theo afamily

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Lên Tây Bắc ngắm mùa lúa chín

Tây Bắc vào mùa lúa chín phô trương được mọi vẻ đẹp mê hồn làm say lòng du khách. Mùa này, không đâu có thể đẹp hơn Tây Bắc, đi chỗ nào cũng ngập tràn màu vàng của lúa, của ấm no. Và không khí mát mẻ dễ chịu càng khiến người ta xao xuyến.
Xem thêm: Mù Cang Chải óng ả mùa lúa chín
 

Thông thường thời điểm lúa chín của từng vùng lại tương đối khác nhau. Biết trước lịch lúa chín ở các vùng được coi là "thánh địa" ruộng bậc thang, với những địa danh nổi tiếng sẽ giúp bạn lên kế hoạch phù hợp cho các chuyến đi.

Lúa chín sớm nhất vẫn là khu vực Lào Cai mà cung đường nổi tiếng là Sapa - Mường Hum - Y Tý, lúa chín từ cuối tháng 8 cho tới khoảng 20.9. Ở Sapa, bạn có thể ngắm lúa tại Tả Van, thung lũng Mường Hoa, Tả Giàng Phình,... Rồi trên đường từ Sa Pa sang Y Tý, bạn sẽ qua những địa danh có lúa đẹp là Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng.

Tại Y Tý, ngắm lúa đẹp nhất là ở bản A lù, Khu Chu Lìn, Thung lũng Thiên Sinh, bản Lao chải 1, Lao chải 2.
Tiếp theo là khu vực Yên Bái mà nổi tiếng nhất là Mù Cang Chải, ở đây lúa sẽ chín từ khoảng 20.9 cho tới 10.10. Các điểm có nhiều ruộng bậc thang đẹp ở Mù Cang Chải là: Tú Lệ (Lìm Thái, Lìm Mông), Ngã Ba Kim, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Lào Thua Chải,..
Khu vực Đông Bắc thường lúa chín muộn hơn, thông thường Hoàng Su Phì, Xín Mần lúa chín trong khoảng từ 1.10 - 25.10. Các điểm đẹp để ngắm lúa tại đây là Hoàng Su Phì: Bản Luốc, Thông Nguyên, Bản Phùng, và ở Xín Mần thì chủ yếu là trên trục đường chính, hoặc đường lên cửa khẩu số 5...



Ruộng bậc thang ở Tả Van, Mường Hoa (Sa Pa)







Những ruộng lúa chín vàng tuyệt đẹp ở Y Tý





Ruộng bậc thang ngút ngàn ở Mù Cang Chải

Đi học trên cánh đồng lúa chín

Những chum ngô vàng rộm trong nắng thu ở Lìm Mông

Ruộng lúa tuyệt đẹp dưới chân đèo Khau Phạ

Lúa ở La Pán Tẩn

Ruộng bậc thang ở Bản Luốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang

Bản làng trong mùa lúa ở Xín Mần, Hà Giang

Mèo Già

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Những điểm phượt mới ở Tây Bắc nên đến năm 2016

Tây Bắc không chỉ hấp dẫn với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà du khách tới đây còn có cơ hội khám phá văn hoá dân tộc tại các điểm du lịch cộng đồng mới nổi.
Xem thêm: 9 cách giúp bạn quyết định đi du lịch bụi một mình

5 làng văn hoá du lịch cộng đồng dưới đây nằm trên tuyến thành phố Lào Cai - Bát Xát - Sapa du khách có thể lựa chọn lên kế hoạch đi du lịch theo lịch trình của mình.

Bản Lũng Pô

Nơi đầu nguồn của dòng sông Hồng chảy vào đất Việt

Lũng Pô cách thành phố Lào Cai khoảng 70 km với 23 hộ người Mông định cư ngay đầu nguồn sông Hồng chảy vào đất Việt. Du khách đến đây có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đẹp với những cung đường phượt thích hợp cho người ưa mạo hiểm. Ngoài ra, du khách còn được tìm hiểu, khám phá đời sống văn hoá của người Mông sống ở đây cũng như những phong tục đẹp và món ăn ngon, lạ không thể bỏ qua.

Chợ Mường Hum

Khung cảnh tấp nập của chợ phiên Mường Hum

Cũng giống như các chợ phiên khác của vùng cao, chợ Mường Hum thường họp vào chủ nhật hàng tuần. Nếu đi du lịch vào đúng ngày họp chợ là ngày nhộn nhịp và đông vui nhất.

Chợ Mường Hum là một khu chợ nhỏ, lâu đời ở Bát Xát, nằm dưới thung lũng nhỏ kế bên là suối nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất. Du khách đến với chợ không chỉ bị hấp dẫn bởi những sản vật được bày bán trong chợ mà còn bị loá mắt bởi những trang phục sặc sỡ của các thiếu nữ người Mông. Mọi người đến chợ không chỉ để mua sắm mà còn là cơ hội để các chàng trai, cô gái giao lưu với nhau.

Bản Dền

Bản Dền thuộc xã Bản Hồ, Sapa. Đây là điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong nước và nước ngoài bởi sự thuần khiết, đơn sơ, giản dị của phong cảnh thiên nhiên hữu tình cùng con người chân chất mộc mạc.

Khung cảnh tuyệt đẹp của ruộng bậc thang

Bản Dền có phong cảnh thiên nhiên quyến rũ lạ thường, được bao bọc xung quanh bởi hai con suối. Từ trên cao nhìn xuống những mái nhà san sát úp trên mặt đất xen lẫn những thửa ruộng bậc thang xanh rì tạo nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng không phải nơi nào cũng có được.

Bản Dền dù đã thay đổi nhiều để thích ứng với nhịp phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được cái hồn của bản. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm cuộc sống homestay với những người dân trong bản.

Lao Chải

Lao Chải cách thành phố Lào Cai 70 km với hơn 76 hộ dân chủ yếu là người Hà Nhì đen. Lao Chải nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh đẹp quyến rũ của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mùa lúa chín.

Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mùa lúa chín

Thôn Lao Chải không ồn ào tấp nập như ở trung tâm thị trấn Sapa, du khách sẽ cảm nhận được không gian tĩnh mịch, sự bình yên trong chính cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và sự bình dị, mộc mạc của đời sống văn hoá những con người vùng cao.

Bản Xèo

Khám phá tục cưới vợ độc đáo của người Giáy

Bản Xèo là địa điểm tập trung đồng bào Giáy sinh sống nhiều nhất. Du khách đến đây không chỉ bị hấp dẫn bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, bình dị mà còn có cơ hội để tìm hiểu và khám phá những phong tục độc đáo.

Theo Đời sống pháp luật

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Đà Lạt thu nhỏ ở vùng Tây Bắc

Vùng đất cao nhất của huyện Mường La có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt và nổi tiếng với nguồn nước khoáng nóng.

Xem thêm: Hồng Ngài - bản nhỏ vùng cao của Sơn La

Mường La - Ngọc Chiến là một cung đường đẹp cho những ai ưa khám phá sự tĩnh lặng và hoang sơ Tây Bắc.

Nằm cách TP Sơn La khoảng 80 km về phía đông bắc và công trình thủy điện Sơn La khoảng 40 km, xã Ngọc Chiến nằm ở độ cao trung bình trên 1.800 m so với mực nước biển. Đây được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La.


Điều đặc biệt trên cung đường này là những đoạn đường đất nhỏ men theo các bản làng Thái đen và Mông, thung lũng ruộng bậc thang trải dài.


Khí hậu quanh năm mát mẻ, đây là nơi sinh sống định cư lâu đời của 3 dân tộc Thái, Mông và La Ha với văn hóa phong phú đa dạng, giàu lòng mến khách.


Từ TP Sơn La, bạn đi theo tỉnh lộ 106 khoảng 40 km về phía đông bắc đến thị trấn Ít Ong. Vượt qua con đèo Sam Síp ở độ cao hơn 2.000 m, dài khoảng 40 km quanh co luồn trong mây ngàn, bạn sẽ thấy một bên là bạt ngàn rừng cây, đồi núi trập trùng, một bên là vực sâu. Đi tiếp qua cây cầu bắc qua suối, du khách sẽ tới xã Ngọc Chiến.


Đến đây, du khách sẽ được gia chủ đón tiếp như khách quý, cùng làm các công việc hàng ngày và thưởng thức đặc sản địa phương như: rượu cần, rượu táo mèo, xôi nếp tan, xôi sắn, cơm lam, thắng cố, thịt nướng, cá nướng, rau cải mèo...


Nhằm khai thác tiềm năng du lịch thiên nhiên, văn hóa phong phú của Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La đã phối hợp với người dân xây dựng nơi đây thành điểm du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ dưỡng phục vụ khách du lịch. Tại bản Lướt, hiện đã có bể tắm khoáng nóng; bản Đớt có nhiều phòng tắm khoáng nóng cá nhân dựng bằng gỗ pơ mu.

Ngoài ra, khách có thể tắm miễn phí tại mó nước ở bản Khau Vai, suối Chiến ở bản Mường Chiến, tìm hiểu các nghề truyền thống của người Thái, Mông, La Ha…


Trên cánh đồng Ngọc Chiến vào những ngày mùa, lúa vàng rực. Bên cánh đồng là những bản làng của người Thái sống đan xen với các dân tộc khác.


Người Ngọc Chiến cũng giỏi dựng nhà sàn mái lợp bằng gỗ pơ mu thơm phức. Theo người dân, buổi tối khi ngủ không phải mắc màn bởi mùi gỗ pơ mu tỏa ra thứ hương thơm dịu không chỉ xua đuổi muỗi, mà còn mang lại sức khỏe cho chủ nhà.


Những nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu gần như còn nguyên sơ nếp nhà sàn Tây Bắc, tuy đã ngả màu rêu phong nhưng mái nhà không bị mối mọt.

 
Một căn nhà sàn dân tộc người Thái đen.

Lê Bích

Bài đăng phổ biến