Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, nét hồn hậu thân thiện của con người cùng bao món ăn dân dã có thể làm say lòng biết bao du khách. Tuy nhiên nếu muốn “điểm danh” hết tất cả các loại bánh dân gian Nam Bộ đặc sắc thì cũng chẳng phải là điều dễ dàng. Thế nên trong bài viết này sẽ đề cập đến những món bánh ngon đặc sắc nhất, mang hương vị ngọt ngào tựa con người ở mảnh đất phương Nam này vậy.

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Bánh bò thốt nốt 


Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang) được người dân sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn, trong đó có bánh bò thốt nốt. Bánh bò thốt nốt không dùng đường cát trắng hoặc cát vàng để tạo màu tạo vị mà dùng hoàn toàn bằng đường thốt nốt nên mùi vị đặc trưng, thơm ngon quyến rũ vì đường thốt nốt có vị ngọt thanh, beo béo, không ngán.

Chiếc bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đặc trưng của đường thốt nốt, bánh nở mềm, xốp trông như hoa nhờ gạo ngon, ủ khéo và vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của bột được mài từ trái thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được, khiến ai đã từng thưởng thức một lần không bao giờ quên được hương vị chỉ có ở vùng đất quê hương Bảy Núi.

Bánh gừng


Bánh gừng là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta... hay đám hỏi, đám cưới. Bánh được trưng trên bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa nhớ đến sự cực khổ của ông bà ngày xưa đã làm ra hạt lúa, hạt nếp cho con cháu ngày nay.

Bánh gừng được làm từ trứng gà, bột nếp và đường. Bột nếp được trộn chung cùng trứng gà đã được đánh dậy sau đó nắn bột thành hình củ gừng và chiên trong chảo dầu nóng, sau khi chiên vàng bánh được nhúng vào nước đường trắng và để ráo. Người thợ làm bánh khéo léo chiên bánh bằng nồi chứ không phải bằng chảo, vì khi chiên bằng nồi bánh sẽ trơn bóng và không bị cong. Bánh có vị giòn tan và béo của trứng và vị ngọt của đường.

Bánh cuốn ngọt


Về miền Tây, chắc hẳn không ai là không biết đến món bánh cuốn ngọt (bánh ướt ngọt)... Đi khắp nẻo đường miền Tây, ở mỗi vùng miền, ta sẽ bắt gặp những mâm bánh cuốn ngọt được rao bán khắp nơi chợ huyện, bến phà hay những dì bán hàng rong tần tảo buôn bán khắp nơi.

Bánh có vỏ mỏng và dai dai hơi giống bánh da lợn, nhưng không cứng cũng không quá mềm, bên trên có rắc mè và đậu phộng, bên trong thì là dừa bào, đậu xanh, khoai môn béo và thơm vô cùng.

Bánh cuốn ngọt có vị ngọt vừa của đường, vị béo của dừa, bùi của đậu mùi thơm của bột, của lá dứa và các thành phần bên trong, khi ăn cảm nhận được cái dai, cái dòn của vỏ bánh. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn so với các loại bánh ngọt khác.

Chuối nếp nướng


Chuối là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Chuối có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn vặt độc đáo, hấp dẫn. 

Món chuối bọc nếp nướng có lớp vỏ nếp bên ngoài dai dai, giòn giòn, quả chuối bên trong mềm ngọt, thêm nước cốt dừa beo béo, thơm thơm thật hấp dẫn, được mệnh danh là món ăn vặt vỉa hè tuyệt ngon, được yêu thích ở miền Nam.

Bánh da lợn


Nhắc đến ẩm thực Nam Bộ thì người ta không thể không nhắc đến những đặc điểm dân dã, dễ làm và quen thuộc của bánh da lợn. Loại bánh này thường có màu chủ đạo là màu xanh của lá dứa. Với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngon đặc trưng của chúng. Cắn một miếng bánh dẻo thơm, hòa cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ, rồi uống một ngụm trà thơm nóng sẽ khiến người ăn nhớ mãi món bánh tuy mộc mạc nhưng đậm đà tình nghĩa.

Bánh lá mít, lá mơ

Bánh lá mít

Bánh lá mít có nguồn gốc từ ông bà xưa ở làng quê, trong những thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Sở dĩ có cái tên độc đáo như vậy là vì sau khi nhào, nặn, người làm sẽ trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi ăn chúng ta sẽ tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít, lá mơ có thể khiến bạn “ăn mãi vẫn còn thèm”.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Thơm ngọt, mát lành hương vị thốt nốt An Giang

Nếu có dịp về các huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên (Châu Đốc) thuộc tỉnh An Giang, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng có cây thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt được xem là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khờ-me Nam Bộ và cũng là cây đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí này.

Thơm ngọt, mát lành hương vị thốt nốt An Giang

Thốt nốt là một loại cây không nhánh, giống cây dừa nhưng thân cao to hơn, lá xòe tán tròn như lá cọ. Thốt nốt trổ quả thành quày, trái to như trái dừa xiêm, bên trong có nhân (cơm) màu trắng trong như cơm dừa nước, có ít nước ngọt và mát.

Nước thốt nốt tươi


Nước thốt nốt nguyên chất là thức uống giải khát tuyệt hảo, thơm mát, có vị ngọt thanh mnag hương vị đặc trưng riêng của miền Tây mà không nơi nào có được. Nước thốt nốt rất dễ bị lên men, vì thế chúng không thể để lâu, do đó bạn chỉ có thể thưởng thức ngay tại mảnh đất quê hương thốt nốt chứ không thể đưa đi xa. Có thể nói, đây là thức uống lý tưởng nhất để đánh bay cơn khát mùa hè khi du lịch đến vùng đất An Giang.

Cơm thốt nốt


Cơm thốt nốt cũng là sản phẩm được nhiều người ưa thích và thường hay mua về làm quà biếu. Cơm thốt nốt dẻo, dai, ngòn ngọt như dừa xiêm nhưng thơm ngon hơn. Nếu không có nước thốt nốt nguyên chất, bạn chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và ít nước đá bào là sẽ có ly nước thoảng hương vị đặc trưng của thốt nốt.

Trái thốt nốt tươi

Nên mua thốt nốt nguyên trái sẽ bảo quản được lâu. Khi mua thốt nốt, bạn nên chú ý chọn lọai cuống còn tươi, trái đều đặn, không bị móp, giập. Dùng tay búng vào vỏ trái để biết trái già hoặc non. Chỉ nên chọn những trái bánh tẻ, không già không non, cơm sẽ ngọt, béo, dẻo và thơm. Bởi trái già cơm cứng, vị lạt, trái non không có cơm.

Đường thốt nốt


Một đặc sản khác của An Giang là đường thốt nốt làm từ nước thốt nốt hứng từ trên cây. Đường thốt nốt thơm dịu, ngọt thanh, được gói trong những chiếc lá thốt nốt trông như những đòn bánh tét đẹp mắt. Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt không chỉ nấu chè làm bánh rất ngon mà còn có tác dụng làm mát cơ thể, chữa viêm họng. Đây cũng là lý do vì sao khách du lịch thường chọn mua đường thốt nốt về làm quà cho người thân và bạn bè.

Bánh bò thốt nốt


Một trong những món bánh tuyệt hảo của người An Giang làm từ thốt nốt là bánh bò thốt nốt. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn. Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi, ăn chậm rãi để thưởng thức vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của thốt nốt tan trong miệng, ngon đến nỗi bạn có thể ăn no mà không ngán.

Từ thốt nốt, người An Giang còn làm món cơm thốt nốt ướp đường, bánh gói thốt nốt, rượu thốt nốt… Nếu có dịp về miền Tây, bạn đừng bỏ qua các món đặc sản từ thốt nốt nhé! 


Tổng hợp

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Bún cá, một đặc sản nổi tiếng ở An Giang, được du nhập từ nước bạn Campuchia. Ngày nay, món ăn dưới đôi bàn tay khéo léo của người Việt đã trở nên quen thuộc với người dân ở vùng bảy núi.

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Người ta nói rằng muốn ăn bún cá ngon nhất định phải ghé thăm An Giang mùa nước nổi, khi những con nước đổ về tràn các cánh đồng. Và mới đây nhất món bún “thần thánh” này đã vinh dự được xuất hiện trên truyền hình Hàn Quốc cùng những lời khen ngợi không ngớt.

Bún cá An Giang gồm hai nguyên liệu chính, cá lóc và bông điên điển. Được nấu từ xương và đầu cá, đôi khi hầm cùng xương gà, phần nước dùng thơm lừng, ngọt thanh có màu vàng cam hấp dẫn bởi sự kết hợp với nghệ tươi và sả. Chỉ cần hít hà mùi hương từ nồi nước dùng nóng hổi kia, chắc chắn mọi giác quan sẽ được “đánh thức” ngay lập tức.

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Thế nhưng, ở Búng Bình Thiên món bún cá của chị Bích Huyền lại nổi tiếng hơn cả, bởi món bún cá nổi tiếng này lại được ăn kèm thêm với hột vịt lộn. Tô bún của chị bắt mắt với màu vàng của thịt cá sau khi xào với nghệ, vài cọng quế xanh rì. Ngay khi tô bún dọn ra trước mặt, mùi thơm xộc thẳng lên mũi.

Đặc sản Búng Bình Thiên - Bún cá hột vịt lộn

Trên chiếc xe có khung đóng bằng gỗ, mái che lợp bằng ni lông, chị Huyền bày tất cả nguyên liệu và vật dụng. Nồi nước lèo lớn được đặt khéo ở một bên, sát đó là rổ rau đã lặt và rửa sạch.

Theo chị Huyền, nấu nước lèo là cực và tốn công nhất do phải hầm xương ống và cá từ buổi sáng, trong nhiều giờ. Trên bếp lửa riu riu, nồi nước được cho thêm củ ngải bún, mắm cá linh, mắm ruốc hòa tan đã lược bỏ xác. Ngoài cá phải luôn tươi rói, cách thêm thắt gia vị cho nồi nước lèo cũng phải khéo thì ăn mới ngon được.

Nếu có dịp du lịch An Giang, đến Búng Bình Thiên, bạn nhớ ghé qua xe đẩy của chị Huyền để thưởng thức cho bằng được tô bún nổi tiếng khắp vùng này nhé.


Tổng hợp

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Lên Suối Giàng uống chè Shan Tuyết

Xã Suối Giàng cách trung tâm huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) 12km. Là nơi cư trú lâu đời của đồng bào Mông, Suối Giàng mang đậm dấu ấn văn hoá đặc thù của bà con dân tộc Mông. Thiên nhiên còn hào phóng ban tặng cho miền sơn cước này một vùng chè Shan tuyết trải rộng trên diện tích khoảng 300ha với rất nhiều cây có tuổi đời lên tới vài trăm năm.

Lên Suối Giàng uống chè Shan Tuyết

Sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Khí hậu nơi đây mát lành với nhiều nét đặc trưng của miền ôn đới nên có thể trồng quanh năm các loài rau ôn đới, như cải Mèo, su su và các loại củ, quả khác. 

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng gần giống như Sapa, Đà Lạt. Du khách đến đây có thể trèo lên những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Mông mến khách, hay dạo chơi dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du theo dòng thác Tập Lang rì rầm nước chảy, cùng chén trà tuyết bốc khói nghi ngút. Một cảm giác lâng lâng, khó tả khiến con người muốn tan chảy trong thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn.

Chè cổ thụ

Chè cổ thụ

Ai đã từng lên thăm Suối Giàng đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60 người ta đã thống kê có tới gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có độ tuổi từ 200-300 năm, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết. Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá xanh ngắt. 

Thức uống thơm ngon bậc nhất 

Thức uống thơm ngon bậc nhất

Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết. Giống chè Shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là ở đây toàn bộ khâu thu hoạch, chế biến chè đều được làm thủ công.

Công đoạn chế biến chè

Công đoạn chế biến chè

Thường thì ở Suối Giàng mùa đông không có mặt trời, ngay cả buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ.

Trong quá trình sao, lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị vữa, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào.

Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.

Suối Giàng thơm ngào ngạt vào mùa chế biến chè

Suối Giàng thơm ngào ngạt vào mùa chế biến chè

Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt mùi chè lá, chè búp, quyến rũ đến mức ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư vị vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi. Chè Shan tuyết có tác dụng tốt cho cơ thể, chống ôxy hoá, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái. Không những thế, bà con người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao và chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon. Du khách như được sống trong một môi trường văn hóa thơm thuần khiết.


Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

12 món ăn đặc sản Nha Trang du khách không nên bỏ qua

Nha Trang không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp và không khí trong lành mà còn khiến du khách nhớ đến bởi hương vị món ăn đậm đà vị biển. Hãy cùng điểm qua những món ăn đặc sản của Nha Trang nhé.

Các loại hải sản Nha Trang


Nhắc đến Nha Trang là nhắc đến bãi biển dài với nước xanh sóng vỗ và cát trắng mịn màng. Ngoài ra, Nha Trang cũng nổi tiếng với các món hải sản tươi ngon. Để có thể thưởng thức những món ăn biển bạn có thể đến các nhà hàng hoặc các làng chài. Bằng cách này bạn sẽ được ăn trên những nhà hàng "trên phà", những món ăn là bạn tự tay lựa chọn, vì vậy bạn sẽ có được cảm giác ngon lành khi chứng kiến những con tôm nhảy hay mực, ốc, sò huyết còn tươi nguyên, mới đánh về.

Bún chả cá




Nếu ở Hà Nội, mọi người đều nhắc đến Phở như một món ăn đặc trưng, ở Huế có món bánh bèo hay bún Huế thì ở Nha Trang món ăn đặc trưng là bún chả cá. Vì vậy, nếu đã đến đây bạn nên một lần thử món ăn đặc biệt này. Mặc dù ở đâu bạn cũng có thể tìm thấy món bún cá nhưng với nguyên liệu cá ở Nha Trang bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn khác biệt.

Thịt bò nướng Lạc Cảnh


Nói đến những món được chế biến từ thịt bò thì ở Nha Trang nổi tiếng với món thịt bò nướng. Dân sành ăn vẫn kháo nhau rằng: "Đến Nha Trang chưa ăn bò nướng Lạc Cảnh là mới biết Nha Trang có một nửa". Bởi vậy, khi đã đến Nha Trang thì bạn nên thử một lần món ăn này.

Xem thêm: 10 điểm du lịch tham quan hấp dẫn nhất tại Nha Trang

Bánh căn


Bánh căn là thức bánh phổ biến ở miền Trung và miền Nam, tuy mỗi nơi có một tên gọi khác nhau. Bạn có thể thưởng thức món ăn vặt này trên các đường phố Nha Trang,

Nem nướng Nha Trang


Nem Thanh Hóa được nhiều người nhắc đến nhưng nem Ninh Hòa - Nha Trang cũng được mọi người ưa thích không kém và ai đến Nha Trang cũng mong muốn được một lần thử món ăn này. Nguyên liệu của món ăn này gồm nem chua hay nem nướng.

Mực rim 


Mực rim là món ăn được làm từ mực nhưng nó không đơn giản chỉ là mực khô mà nó hoàn toàn khác biệt so với loại mực chúng ta ăn thường ngày hoặc ăn ở những nơi khác. Mực được tẩm đường, me tươi, ớt và nước mắm rồi canh lên cho thấm. Mực rim có thể dùng làm đồ nhắm, ăn chung với dưa hành, củ kiệu tương tự như dùng tôm khô ở miền Tây vào ngày Tết.

Chả cá Nha Trang


Bún chả cá nhắc đến ở trên rất ngon và món chả cá Nha Trang cũng nổi tiếng ngon không kém. Món ăn này được làm từ cá tươi, có thể là cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá chuồn, cá nhồng hay cá cờ... Nói chung chỉ cần là cá tươi thì miếng chả cá chiên sẽ làm nức lòng người thưởng thức.

Vịt Cầu Dứa


Món vịt Cầu Dứa nổi tiếng khắp nơi, món vịt ở đây được chế biến từ vịt Ninh Hoa được nuôi thả ngoài những cánh đồng phì nhiêu, giàu tôm, cua, cá nên rất béo. Phổ biến và được ưa chuộng nhất là món vịt luộc và nướng.
Vịt Cầu Dứa, nằm trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 3-4km về phía Nam. Nơi đây được biết đến như một “khu phố Vịt” với san sát nhà hàng phục vụ các món vịt cực kì hấp dẫn.

Bún sứa Nha Trang


Sứa là một món ăn đặc trưng của biển cả, vì vậy đã đến Nha Trang bạn cũng không nên bỏ qua món bún sứa độc đáo này. Món bún sứa xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa Nha Trang từ xưa đến nay là nổi tiếng nhất. Người dân biển xa quê lâu ngày, trở về Nha Trang nhất định phải tìm bún sứa, không câu nệ phải tìm đến những nơi nổi tiếng, bởi vì bản chất của món bún này đã đậm đà vị biển – hương vị quê nhà.

Bánh ướt Diên Khánh


Bánh ướt Diên Khánh là một món ăn khá nổi tiếng ở Nha Trang. Món ăn này ở phố bánh ướt Diên Khánh là nổi tiếng nhất, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy bánh ở rất nhiều nơi của Thành phố Nha Trang.
Loại bánh này ăn nóng mới ngon nên khi có khách vào, người tráng bánh mới bắt đầu công việc của mình với lò nước sôi sẵn. Họ chỉ việc dùng chiếc gáo dừa múc bột, nhẹ tay tráng đều trên khuôn vải đã căng thẳng trên vung. Thời gian bánh chín tùy thuộc vào độ dày của bánh. Bánh chín rồi sẽ dùng cây ghim tre luồn dưới chiếc bánh mỏng vớt lên xếp vào đĩa, chiếc bánh được cây ghim xẻ ra làm bốn phần cho một đĩa bánh.

Xem thêm: Du lịch Vinpearl Land Nha Trang

Bánh tráng xoài


Bánh tráng xoài, dù nghe rất đơn giản nhưng lại trở thanh một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang. Mặc dù gọi là bánh tráng nhưng nguyên liệu của nó chỉ có xoài chín và đường. Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.

Bánh canh


Bánh canh cũng là món ăn được nhiều người nhắc đến khi đến thăm Nha Trang. Món ăn này ăn no cũng được mà dùng ăn vặt cũng được.

Theo HươngGiang tổng hợp

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Một vòng các tỉnh miền Bắc chọn món đặc sản

63 tỉnh thành khắp Việt Nam, mỗi nơi đều có các món ăn đặc trưng. Bạn có thể thích, có thể không nhưng chỉ cần nhắc tới món ăn, bạn sẽ nhớ về vùng đất đó.
Xem thêm: 10 đặc sản nên mua làm quà khi du xuân miền Bắc
Hãy cùng khám phá món ăn đặc trưng của những 63 tỉnh thành trên cả nước, trước tiên là các món đậm dấu ấn của miền Bắc.

Cuốn sủi - Lào Cai

Cuốn sủi, một món ăn phổ biến ở Lào Cai. Ảnh: Thảo Nhi

Cuốn sủi là món ăn dân dã khá phổ biến ở Lào Cai. Món này có phần hơi giống với món phở tíu. Cuốn sủi gồm bánh phở trắng mềm để bên dưới bát, bên trên rắc lên một nhúm mì được làm bằng củ dong rang giòn, một vài miếng thịt bò, chan vào một thứ nước dùng hơi sền sệt với hương vị khá đặc biệt. Khi ăn có thể rắc thêm chút hạt tiêu, vài hạt lạc cùng vài lát ớt ăn khá lạ miệng nhưng lại rất thanh mát, dễ ăn. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại các quán ăn ven đường cho đến các nhà hàng kiểu Hoa.
Xem thêm: Thương hiệu Sapa qua những món ngon

Pa pỉnh tộp - Điện Biên

Pa pỉnh tộp hay còn gọi là cá nướng đặc trưng của Điện Biên. Cá nướng thì có lẽ ở đâu cũng có, nhưng chế biến theo kiểu đặc biệt này thì có lẽ chỉ ở nơi đây. Cá để làm món này thường là cá chép, cá trôi, cá mè… không cần to quá. Cá được đem mổ dọc ở phía lưng, không mổ phía bụng rồi bóc bỏ phần ruột. Cá Điện Biên chủ yếu là cá suối nên không có mùi tanh như cá biển. Người ta cũng không rửa lại cá sau khi đã mổ. Cá được khía đều trên thân để khi ướp sẽ ngấm gia vị hơn, sau đó sẽ nhồi hỗn hợp gia vị gồm mắc khén, rau thơm, ớt, hành củ, muối đã trộn đều vào trong bụng. Cuối cùng người ta sẽ gập ngang thân cá lại đem kẹp vào que tre nướng trên bếp than củi. Món pa pỉnh tộp đậm đà và có mùi thơm đặc biệt của mắc khén ăn với gì cũng hợp từ cơm nếp, cơm tẻ… và là món nhậu đàn ông Tây Bắc ưa thích.
Xem thêm: Sắc màu ẩm thực Điện Biên

Cốm Tú Lệ - Yên Bái

Hãy một lần đến Yên Bái vào mùa lúa chín và thử cốm Tú Lệ. Ảnh: Dovietcuong

Một món ăn vặt mà du khách khi đến Yên Bái ai cũng mong muốn được thử và mua về làm quà cho người thân ở nhà chính là cốm Tú Lệ. Cốm Tú Lệ được làm từ giống gạp nếp Tan Lả nên hạt cốm mẩy, to tròn lại có vị thơm rất đặc trưng. Lúa để làm cốm phải được căn ngày gặt sao cho còn nguyên sữa, sau đó đem tuốt, sàng bỏ rơm, hạt lép rồi đem đi đãi qua nước rồi mới cho lên chảo rang. Cốm Tú Lệ cầu kỳ từ cách chế biến. Bếp lò để rang cốm phải đắp xỉ than và dùng củi đốt. Cốm rang xong cũng phải rải ra cho nguội bớt mới đem giã, giã cho đến khi cốm dẹt mỏng, dẻo và dậy mùi thơm mới đạt yêu cầu. Cốm Tú Lệ có thể nhâm nhi như món quà vặt, hoặc thưởng thức chung với ấm trà hay đêm chấm chuối đều rất thơm ngon.
Xem thêm: Mù Cang Chải óng ả mùa lúa chín

Thịt lợn muối chua - Hoà Bình

Thịt lợn muối chua Hòa Bình là món ăn rất được du khách yêu thích. Bởi cách chế biến độc đáo, lạ miệng. Thịt lợn muối chua chế biến được ngon cũng khá phức tạp. Thịt lợn phải được đặt trên lá chuối rừng đã hơ qua lửa, rải bên dưới một lớp gạo rang, muối rang. Thịt trước đấy cũng đã được ướp với men lá cùng với gạo rang đã được giã nhỏ. Cứ rải hết lớp thịt người ta lại đổ lên một lớp gạo và muối rang lên cho đến hết thì mới đậy thật chặt, kín nắp bằng lá chuối, đem để gần bếp củi hoặc gác trên bếp. Thịt lợn muối chua khi ăn có vị ngọt thơm của miếng thịt lại có cả vị thơm của cây cỏ núi rừng, vị ngậy của gạo thính rang, vị chua nhẹ rất dịu của men lá.
Xem thêm: Ba Khan - chốn bồng lai ngay gần Hà Nội

Rêu đá nướng - Lai Châu

Nếu có cơ hội du lịch Lai Châu nhất định bạn phải thử món rêu đá nướng - một món ăn dân dã của người dân nơi đây. Rêu đá phải rất kỳ công mới có thể lấy về từ các tảng đá bên suối. Sơ chế rêu đá cũng không đơn giản, không chỉ rửa sạch loại bỏ chất bẩn bám vào mà còn phải đem đập vài lần mới có thể chế biến được. Rêu được đem tẩm chung với hạt sẻn, quả muối, hạt dổi, bột ớt, gừng, sả… rồi gói lại vào trong lá dong đem vùi vào trong tro bếp nóng. Món này khi ăn rất lạ miệng nhưng lại thanh mát, mềm, ngậy rất ngon.
Xem thêm: Bồng bềnh hoa cải trắng Mộc Châu

Cháo ấu tẩu - Hà Giang

Đừng rời Hà Giang mà chưa ăn cháo ấu tẩu. Ảnh: Kiến Thức

Hà Giang không chỉ nổi tiếng với đèo Mã Pí Lèng, với cao nguyên đá Đồng Văn, hoa tam giác mạch… mà còn được biết đến với món cháo ấu tẩu vô cùng đặc biệt. Củ ấu tẩu sau khi đã được ngâm kỹ trong nước vo gạo một đêm phải được đem hầm ít nhất là 4 tiếng mới đạt yêu cầu. Sau đó người ta bỏ gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm ninh nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Thêm vào chút thịt nạc băm nhỏ, gia vị là đã được bát cháo ấu tẩu với đủ các cung bậc mùi vị: từ vị đắng của ấu tẩu, đến vị thơm của hành, tía tô, vị ngậy của nước xương… Cháo ấu tẩu nếu àm ăn có thể chỉ thấy vị đắng rất khó nuốt nhưng quen rồi lại rất dễ nghiện. Thậm chí có những người thưởng thức một lần lại tìm đến Hà Giang chỉ vì bát cháo ấu tẩu. Món ăn còn là bài thuốc giải cảm rất công hiệu.
Xem thêm: Những trải nghiệm mới Hà Giang ngoài ngắm hoa Tam giác mạch

Canh mọ - Sơn La

Canh mọ là món ăn truyền thống không thể thiếu vào các ngày lễ Tết của người Khơ Mú sinh sống tại Sơn La. Canh mọ được chế biến từ các loại thịt của chim, chuột, sóc đã sấy khô và được băm nhỏ trộn với hoa chuối, rau thơm, mắc khén, ớt… Sau đó sẽ được cho vào trong ống tre cùng với gạo nếp giống như món cơm lam, đem đốt. Khi sôi thì người Khơ Mú sẽ dùng que tre vót nhọn sọc cho đến khi hỗn hợp nhuyễn, khi chín đem đổ ra bát giống như một loại nướt sốt, dùng xôi nếp hoặc cơm lam chấm ăn rất ngon, đậm đà và mùi vị chắc chắn sẽ rất khó quên.
Xem thêm: Hồng Ngài - bản nhỏ vùng cao của Sơn La

Nằm khâu - Cao Bằng

Nằm khâu là một món ăn luôn xuất hiện trên mâm cỗ cưới của người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Nằm khâu chế biến cũng rất cầu kỳ, thịt ba chỉ phải đem rán giòn bì sau đó mới được hấp cách thủy với các loại gia vị đặc biệt và khoai (thường là khoai sọ). Món ăn đặc biệt này thoạt nhìn sẽ thấy rất ngấy bởi miếng thịt xếp trên bát khá to lại còn nguyên bì và mỡ, phần nước sâm sấp cũng sóng sánh do mỡ thịt chảy ra. Nhưng nếu đã thưởng thức thì chắc chắn sẽ lại muốn gắp thêm, nằm khâu ăn với cơm rất đưa cơm.
Xem thêm: Hạt dẻ Trùng Khánh - món quà đặc sản ở Cao Bằng

Vịt quay - Lạng Sơn

Vịt quay Lạng Sơn nổi tiếng khắp nơi. Ảnh: Binhlawyer

Vịt quay xứ Lạng từ lâu nay đã nức tiếng xa gần. Vịt quay đúng chất của người Lạng Sơn sẽ phải chế biến rất cầu kỳ. Tẩm ướp vịt cũng cần đủ các loại gia vị như lá rừng, mắc mật, mật ong, hắc xì dầu, sả, ớt, tiêu đen, dầu đậu nành, gừng, chanh, tỏi, mạch nha… Vịt sau khi được vặt lông phải được thổi bằng ống lá đu đủ cho da dẻ căng phồng rồi nhanh chóng thả vào nồi nước sôi cho se lại rồi lại được phết đều lên một loại nước sền sệt với các gia vị đã kể trên. Bụng vịt cũng được nhồi nhiều loại lá rừng đặc trưng rồi khâu lại để cho ngấm sẽ được mang nướng qua trên than hồng cho đến khi màu da vịt chuyển sang nâu thì mới cho vào chảo mỡ sôi đã phi sẵn ớt, xả, gừng. Vịt xứ Lạng sẽ được dùng chung một loại nước chấm đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.
Xem thêm: Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Bánh ngải - Bắc Kạn

Bánh ngải là món ăn quen thuộc của người Tày ở Bắc Kạn. Món bánh này gần giống với bánh dày miền xuôi nhưng lại mang màu xanh đặc trưng của lá ngải. Cầu kỳ nhất khi làm món bánh này là ở công đoạn chọn gạo. Gạo làm bánh phải là loại gạo nếp nương không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Bánh ngải ăn mát và quyện vị hăng nhưng thơm của lá ngải, vị ngọt của nếp nương, của đường. Món bánh này cũng được rất nhiều du khách ưa thích mua về làm quà cho người thân, bạn bè ở nhà.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch hồ Ba Bể

Gỏi cá bỗng - Tuyên Quang

Gỏi cá bỗng sông Lô ở Tuyên Quang được chế biến rất khác so với những nơi khác. Thay vì dùng thính gạo thì người dân nơi đây dùng chính phần xương cá băm nhỏ, rang cho vàng rồi đem tán mịn để trộn đề với lạc rang giã rối. Cá bỗng làm gỏi cũng phải được ngâm từ trước trong nước chế từ quả tai chua. Khi ăn từng lát cá thái mỏng sẽ được ăn kèm với các loại lá rừng như sung, sấu, vón vén… chấm với một loại nước chấm đặc biệt của địa phương. Nếu có dịp đến Tuyên Quang chắc chắn bạn nên tìm và thưởng thức món đặc sản thơm ngon này.

Bánh coóc mò - Thái Nguyên

Coóc mò là món bánh dân dã tại Thái Nguyên. Ảnh: Trang Hà

Bánh coóc mò là một món ăn truyền thống của dân tộc Tày ở Thái Nguyên. Bánh rất đơn giản và dân dã, được gói lại bằng lá chuối có hình chóp dài, làm từ gạo nếp hương cùng nhân lạc đỏ. Bánh rất dễ ăn, lại không ngấy thích hợp làm món quà vặt hoặc mua về làm quà cho người thân ở nhà.
Xem thêm: 8 đồi chè đẹp như tranh ở Việt Nam tha hồ chụp ảnh

Thịt chó Việt Trì - Phú Thọ

Nhiều người đồn nhau rằng đến Phú Thọ mà chưa ăn thịt chó Việt Trì thì chưa gọi là đến đây. Thịt chó Việt Trì rất nổi tiếng bởi hương vị đậm đà và cách chế biến đặc biệt, khiến người ăn nhớ mãi. Thịt chó mềm thơm mà lại không bị sẫm màu như các nơi khác. Món dồi, nướng không bị khô mà vẫn đạt độ mềm, thơm vừa tới.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch đền Hùng - Phú Thọ

Cua da - Bắc Giang

Cua da Bắc Giang là món đặc sản rất nổi tiếng, chỉ có vào khoảng tháng từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm. Cua da hấp bia được dân nhậu đánh giá là tuyệt ngon, thường sống trong các hốc đá, càng ở dưới sâu thì cua càng có màu đen sẫm và càng được đánh giá là có chất lượng hảo hạng. Cua hấp chín có màu vàng cam rất bắt mắt. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân lại khá mềm, pha bột canh với chút mù tạt và vài giọt chanh để chấm cua thì không gì tuyệt bằng.
Xem thêm: Chốn bình yên trên thảo nguyên Đồng Cao

Sam - Quảng Ninh

Sam biển trước ít được biết đến, nay ngày càng phổ biến. Ảnh: Thảo Nhi

Sam là một loại hải sản biển mà không phải vùng biển nào cũng có. Nếu có dịp đến Quảng Ninh bạn hãy tranh thủ thưởng thức món này nhé. Trước kia người ta không mấy khi ăn con sam nhưng dần dần nó trở thành đặc sản lúc nào không hay. Dân biển khi chế biến con sam đều phải giết theo đôi một đực một cái, bởi người ta cho rằng nếu chỉ chế biến một con sẽ dễ bị dị ứng, lạnh bụng. Nếu có dịp đến đây bạn nên ăn thử món ngon này. Sam được chế biến thành khá nhiều các món như xào chua ngọt, làm chả, trứng sam… ăn rất lạ và ngon miệng. Tuy nhiên sam là loại hải sản có tính hàn nên nếu bạn có “tiền sử” bị dị ứng, hay lạnh bụng với hải sản thì bạn không nên ăn hoặc ăn ít thôi nhé.
Xem thêm: 5 món ăn ngon mà chất không thể bỏ qua ở Hạ Long

Nem Bùi - Bắc Ninh

Nem Bùi là món ăn dân dã được khai sinh từ làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời khoảng gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc này đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Và hiếm nơi nào có loại nem với mùi vị đặc biệt như nơi đây. Nem được làm từ phần thịt hông của con lợn cả nạc cả mỡ. Thịt để sống, nhưng bì phải luộc chín rồi xắt nhỏ nên gia vị tỏi ớt bột ngọt cho vừa miệng và trộn với thính nóng. Sau đó để cho ngấu thịt mới nắm chặt nem thành từng quả nhỏ đem bọc trong lá chuối. Nem Bùi là món ăn nhâm nhi, lai rai trên bàn nhậu rất tuyệt.
Xem thêm: Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc

Cá kho làng Vũ Đại - Hà Nam


Có dịp đến mảnh đất Hà Nam bạn nhất định phải thử món cá kho niêu đất làng Vũ Đại. Cá kho nơi đâu cũng có thể làm nhưng cá kho nơi đây được kho theo cách cổ truyền khiến hương vị vô cùng đặc biệt, khó có nơi nào sánh nổi. Cá trắm đen phải được kho trong niêu đất khoảng 12 tiếng, khi ăn thịt cá phải mềm, xương cá tan ra trong miệng. Khi kho cá điều quan trọng còn nằm ở củi để đun, phải là củi nhãn và vỏ trấu mới đạt tiêu chuẩn. Cá kho niêu Vũ Đại ăn cùng cơm bát cơm trắng nóng hổi thật không còn gì bằng.
Xem thêm: Những đặc sản nổi tiếng được săn đón dịp Tết

Bún chả - Hà Nội

Bún chả là một trong những món ăn không thể bỏ qua ở Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều các món ăn ngon, sẽ thật khó để chọn ra món nào ngon nhất trong kho tàng ẩm thực đồ sộ đấy. Nhưng nếu bạn là người ở nơi khác đến thì nhất định phải thử bún chả Hà Nội. Mỗi suất bún chả sẽ gồm một đĩa bún rối, một bát nước chấm chua ngọt cùng với chả băm, chả miếng và dưa góp, thường làm từ đu đủ. Bún chả khi ăn cũng không thể thiếu rau sống với vị thơm thanh mát. Món ăn tuy có phần đơn giản dân dã nhưng lại rất thơm ngon, dễ nghiền.
Xem thêm: Những món ăn vặt đầy mê hoặc đất Hà thành

Chả rươi Tứ Kỳ - Hải Dương

Chả rươi Tứ Kỳ là món ăn mà nếu bạn chưa thử khi đến Hải Dương thì sẽ là thiếu sót vô cùng lớn. Tuy nhiên không phải mùa nào cũng có rươi, mùa rươi vào tầm tháng 8 Âm lịch. Chả rươi Tứ Kỳ nức tiếng bởi vị béo ngậy, ngọt đậm của thịt rươi trộn lẫn với trứng gà, nhưng lại không ngấy nhờ vào vỏ quýt và rau húng thơm. Ai đã thử qua món này chắc chắn đều rất khó lòng mà quên được mùi vị của nó.

Bánh đa cua - Hải Phòng

Bánh đa cua là món rất đáng thử khi đến Hải Phòng. Ảnh: Foody

Bánh đa cua Hải Phòng ngày càng nức tiếng và có mặt ở cả những tỉnh thành khác trên cả nước. Bánh đa đỏ được trần với nước sôi cho chín rồi đổ vào bát cùng với rau nhút, rau muống, chả cá, chả lá lốt, gạch cua chưng, thịt cua, cà chua, trên cùng là hành lá thái nhỏ cùng chút hành khô phi thơm. Chan thứ nước dùng đậm đà là bạn đã có một món ăn vô cùng hấp dẫn và rất khó lòng mà cưỡng lại rồi. Bánh đa cua Hải Phòng có mùi vị rất đặc biệt mà bạn chỉ có thể cảm nhận được khi ăn đúng ở đất cảng.
Xem thêm: 3 món ngon Hải Phòng không phải ai cũng biết

Cả gà Tiếu Quan - Hưng Yên

Chả gà Tiếu Quan là món ăn công phu, tinh tế ở đất Hưng Yên. Món chả gà cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, gà làm chả phải là những con to khỏe nuôi thả ở vườn, thì thịt mới chắc, mới thơm. Chọn lấy phần nạc, lọc bỏ gân, da, xương đem thái nhuyễn và cho vào cỗi giã thủ công bằng tay. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm lòng đỏ trứng, nước mắm, tiêu, gừng… đặc biệt trong chả gà còn có cả vỏ quýt. Có lẽ cũng chính nhờ thứ gia vị đặc biệt này mà chả gà Tiếu Quan càng trở nên thơm ngon, đặc biệt đến vậy. Chả gà khi giã xong, nặn thành miếng sẽ được cho vào mo cau đem nướng trên than hoa. Món chả này nhâm nhi ăn cùng xôi, cơm trắng chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi.

Cá nướng úp chậu - Nam Định

Cá nướng úp chậu là món ăn truyền thống của người dân Nam Định, thường chỉ xuất hiện trên mâm cỗ lễ Tết đầu năm. Cá sẽ được đem úp trong một chiếc chậu chuyên dụng rồi đốt rơm, om trấu trong khoảng 5 tiếng mới đủ độ chín. Cá bên trong chậu hấp thụ nhiệt nên sẽ không bị cháy, lại giữ nguyên được độ săn chắc, mùi thơm tự nhiên rất đặc biệt. Da cá vàng ươm, giòn dai như khi ăn mực nướng rất thú vị.

Dê núi - Ninh Bình

Dê được chế biến thành nhiều món, rất đặc biệt. Ảnh: NH Thăng Long

Thịt dê núi từ rất lâu đã trở thành thứ đặc sản mà du khách đến đây đều mong muốn được thưởng thức. Dê có thể chế biến thành rất nhiều món từ ủ trấu, nướng, hấp, xào… nhưng ngon nhất phải kể đến dê tái chanh. Dê tươi được đem xắt lát móng nhúng nước sôi cho tái rôi đem bóp cùng nước cốt chanh, gừng, tỏi, ớt, tiêu, lá chanh thái sợi. Khi ăn sẽ ăn cùng sung, chuối xanh… chấm với tương bần rất đậm đà thơm ngon.
Xem thêm: Các điểm tham quan du lịch Ninh Bình

Canh cá Quỳnh Côi - Thái Bình

Canh cá Quỳnh Côi là món ăn từ rất lâu đời của người dân Thái Bình. Cánh cá chỉ làm với loại cá rô đồng có màu vàng mượt sống ở cùng có đất sét đỏ. Cá ở đây ăn hoa lúa nên rất béo và thơm. Trải qua nhiều biến đổi món ăn này cũng đã có những biến thể nhất định tuy nhiên vị ngon đặc trưng vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Cá phải nướng hoặc rán, luộc cho vừa chín, rồi mới được đem làm canh với bánh đa hoặc cháo. Nước dùng phải thơm mùi chanh, ớt, thì là, rau răm… quyện với vị ngọt thơm của thịt cá. Canh cá ăn với bánh đa hoặc bún là hợp và ngon nhất.

Cá thính chua - Vĩnh Phúc

Cá thính chua là món đặc sản rất đặc biệt của tỉnh Vĩnh Phúc. Cá được làm sạch ruột, bỏ đầu, để cho thật ráo nước. Sau đó người ta sẽ xếp cá vào vại hay lọ thủy tinh theo thứ tự cứ một lớp cá, lại đến một lớp muối. Để vại cá ướp cùng muối trong nhà khoảng 4 - 7 ngày thì mới gỡ cá ra khỏi muối, dùng tay ép sao cho cá chảy hết nước và mang đi phơi nắng cho cá se và khô lại. Tiếp đó sẽ dùng tay nhồi bột thính (được làm từ ngô và đỗ tương đã rang chín xay thành bột) khắp mình cá từ trong ra ngoài sao cho thật đều. Rồi lại xếp vào vại sành đã rửa sạch. Đậy vại lại bằng nan tre được đan thật kín rồi úp ngược vào trong một bát nước sôi để nguội. Khoảng 2 tuần sau, món cá thính chua hoàn thành có mùi thơm nức của thính gạo, vị chua dịu của thính đã lên men và đặc biệt thịt cá phải có màu hồng ngấu chín mới đạt chuẩn. Người ta còn chế biến cá thính chua thành rất nhiều các món và ngon nhất là đem nướng trên than hoa. 
 
(Theo NgoiSao)

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

7 đặc sản miền Tây mùa nào cũng có

Không cần phải là mùa nước nổi, những món ngon dân dã hóa đặc sản của miền Tây như bánh xèo, bún cá, lẩu mắm… luôn níu chân du khách bằng hương vị đậm đà khó quên.
Xem thêm: Ngược miền Tây nếm món bồn bồn lạ miệng

Cá lóc nướng trui


Về Bến Tre, Tiền Giang hay An Giang… vào bất kỳ tháng nào, bạn cũng sẽ được người miền Tây hiếu khách mời món ăn dân dã này. Cá lóc vừa bắt dưới ao, rửa sạch, xuyên que tre từ miệng tới đuôi, sau đó cắm xuống đất và ém rơm khô xung quanh để nướng. Người nướng phải ước chừng được lượng rơm vừa đủ để cá chín tới, chín đều. Rơm tàn, cá được cạo lớp vảy bên ngoài bằng một bó rơm khô nhưng mềm mại đủ để không bị tróc da cá. Cá lóc nướng được ăn cùng rau sống, cuốn bánh tráng, sẽ thấy thịt cá chín mềm, vị thơm nồng của các loại rau. Ảnh: Má Lúm.
Xem thêm: Hành trình 2 ngày khám phá Đồng Tháp

Bánh xèo


Bánh xèo thường được đổ trong chảo lớn và có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Nước chấm đóng vai trò quan trọng với vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm. Bạn có thể ghé bất cứ chợ nào ở các tỉnh miền Tây để ăn bánh xèo với giá 8.000 - 10.000 đồng một cái. Ảnh: Má Lúm.

Bún cá


Đây là món ăn không thể bỏ qua với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng... Không giống bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng. Nước dùng chính là thành phần tốn nhiều thời gian nhất trong việc chế biến món ăn này. Để nấu nước dùng, người dân thường sử dụng xương ống để ninh, vừa ninh vừa vớt bọt để nước trong và có vị ngọt. Ảnh: Khánh Bằng.

Cháo cá lóc rau đắng


Nguyên liệu để chế biến món ăn này chính là cá lóc đồng. Cá lóc to, được làm sạch, ướp gia vị, hấp chín, lọc hết xương, tách thịt cá ra riêng đĩa. Rau đắng đất mọc tự nhiên trong vườn nhà. Cháo được nấu bằng gạo tẻ nở bung hết hạt, ninh thật kỹ. Tô cháo gồm thịt cá lóc, chút nấm rơm, một ít tương, lạc, giá, rắc một ít tiêu, hành, rau thơm thái nhỏ, gừng tươi, ớt, chanh. Đĩa rau đắng xanh tươi, mới ăn thì thấy rất đắng, sau cùng lại thấy vị ngọt nơi cổ họng, làm tô cháo cá lóc dân dã thật khó quên. Ảnh: Lam Linh.

Lẩu mắm

Nồi lẩu mắm được nấu khá cầu kỳ. Nước lẩu được nấu từ mắm sặc, mắm trèn và mắm linh với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. Lẩu mắm thường ăn kèm với các loại rau đồng mọc hoang như bông súng, cù nèo, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, hẹ... Rau được rửa sạch, khi ăn chỉ cần nhúng qua nước lẩu hơi tái, sẽ cảm nhận vị giòn giòn, thấm đượm mùi mắm mà không mất đi vị tươi mát. Món lẩu mắm Cần Thơ là đặc sản trứ danh bạn nên thử khi về xứ này, ghé các quán ăn ở khu vực Bãi Cát, chợ Mới, đường Nguyễn Văn Cừ… Ảnh: Thanh Viên.
Xem thêm: Lẩu mắm hủng hỉnh miền sông nước

Bánh tằm bì


Bánh tằm bì gồm những sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, được cho vào một chiếc đĩa, sau đó cho bì thái sợi, thịt heo xắt mỏng, ít rau thơm, dưa leo, giá sống, rưới đều nước cốt dừa lên rồi mang cho khách. Phần bì giòn bùi, thịt heo nướng thơm ngon, nước cốt dừa vừa mặn vừa ngọt, béo nhưng lại không ngấy. Khi ăn món này, trộn lẫn các thành phần lại với nhau, nếu chưa vừa miệng có thể chan thêm ít nước mắm ngọt. Ảnh: Khánh Hòa.

Gà hấp lá trúc


Trúc là một loại cây mọc hoang đặc trưng của vùng Thất Sơn, Bảy Núi, An Giang, có nhiều nhất ở hai huyện miền núi giáp CampuchiaTịnh Biên và Tri Tôn. Cây trúc lớn bằng cây chanh, lá có vị the, cay nồng và gắt hơn lá chanh, mùi thơm đặc biệt. Gà sau khi làm sạch, ướp với gia vị thì “nhồi bụng” bằng nấm mèo, hành lá, bún… và hấp cùng lớp lá trúc. Khi ăn sẽ cảm nhận vị ngọt dai của thịt, vị cay nồng của lá trúc, vị chua chua của nước trái trúc cùng vị cay của ớt tiêu. Ảnh: Vĩnh Hy.

Má Lúm (VnExpress)

Bài đăng phổ biến