Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Đến Nhật Bản để “hưởng thụ” món mì ramen

Ramen Nhật Bản mỗi vùng mỗi vị, vùng mặn vùng lợ vùng ngậy vùng béo. Rất đa dạng, đầy sáng tạo. Ramen bên Nhật được ưa chuộng và đầy vui thú không kém gì món phở món bún Việt xuyên suốt Bắc - Trung - Nam. 

Ramen Nhật Bản mỗi vùng mỗi vị, vùng mặn vùng lợ vùng ngậy vùng béo. Rất đa dạng, đầy sáng tạo. Ramen bên Nhật được ưa chuộng và đầy vui thú không kém gì món phở món bún Việt xuyên suốt Bắc - Trung - Nam.

Cơ bản, nước mì ramen là nước ninh thịt heo. Tùy khẩu vị mỗi nơi mà đầu bếp có bổ sung vào nước cốt khi thì vừng xay khi thì lạc giã nhỏ khi thì rong biển khi thì cá cơm khi thì đậu tương. Tiếp, bát mì ramen hoàn chỉnh là có nước dùng, có mì, có vài lát thịt lợn ninh nhừ ăn mềm mại đậm đà ngậy ngậy, cùng miếng rong biển khô hững hờ. 

Đôi lúc còn có thêm quả trứng luộc. Trứng luộc bằng nước đậm muối. Lòng đỏ vừa chín tới, còn thoảng đào tơi, ăn quánh và đậm vị nhưng không bị mặn như trứng muối. Trứng luộc kiểu Nhật rất dễ gây nghiện chứ không nhạt nhẽo chóng bứ như trứng luộc thông thường.

Đôi lúc còn có thêm quả trứng luộc. Trứng luộc bằng nước đậm muối. Lòng đỏ vừa chín tới, còn thoảng đào tơi, ăn quánh và đậm vị nhưng không bị mặn như trứng muối. Trứng luộc kiểu Nhật rất dễ gây nghiện chứ không nhạt nhẽo chóng bứ như trứng luộc thông thường. 

Mỗi vùng mỗi đặc sản nên ramen khi thì được ăn cùng thịt lợn ninh, khi thì thịt lợn quay ròn, khi thì thịt bò núi dày miếng nướng tái ( vùng núi Hida-Takayama ), khi thì cá kho tương (vùng Kyoto ), đôi lúc lại thịt gà… Ngoài rong biển khô cân bằng chất đạm là thịt, ramen cũng hợp với măng Nhật, hành xanh, giá đỗ, thậm chí cả…ngô hạt.

Mỗi vùng mỗi đặc sản nên ramen khi thì được ăn cùng thịt lợn ninh, khi thì thịt lợn quay ròn, khi thì thịt bò núi dày miếng nướng tái ( vùng núi Hida-Takayama ), khi thì cá kho tương (vùng Kyoto ), đôi lúc lại thịt gà… Ngoài rong biển khô cân bằng chất đạm là thịt, ramen cũng hợp với măng Nhật, hành xanh, giá đỗ, thậm chí cả…ngô hạt. 

Ramen cũng có thể ăn chấm, tương tự như bạn ăn bún chả Hà Nội vậy. Một bên là đĩa mì ramen tươm tất, một bên là bát nước chấm siêu đặc đại bổ. Chấm miếng mì nào là ngấm miếng mì ấy. Sợi mì dẻo dai mềm mại được khoác lên lớp nước dùng cô đặc, trở nên bóng bảy hút mắt, nhìn không thôi đã thấy ngon và bổ, đã thấy cần ý tứ chùi mép ngay kẻo nước miếng ứa ra quá đà.

Ramen cũng có thể ăn chấm, tương tự như bạn ăn bún chả Hà Nội vậy. Một bên là đĩa mì ramen tươm tất, một bên là bát nước chấm siêu đặc đại bổ. Chấm miếng mì nào là ngấm miếng mì ấy. Sợi mì dẻo dai mềm mại được khoác lên lớp nước dùng cô đặc, trở nên bóng bảy hút mắt, nhìn không thôi đã thấy ngon và bổ, đã thấy cần ý tứ chùi mép ngay kẻo nước miếng ứa ra quá đà.

Ngon nhất vẫn là ramen vùng Fukuoka. Kể cũng dễ hiểu, Fukuoka sát gần Trung Quốc, quê nhà của kính thưa các loại mì. Người Trung Quốc vẫn du lịch Nhật Bản đường thủy đi thẳng đến Fukuoka. Nước mì vùng Fukuoka vừa vặn, thơm thanh, đậm vị nhưng không bị mặn hay bị béo như nước ramen thông thường. Sợi mì thanh mảnh, giòn dai tách bạch lại ngậm nước. Đang nhai dở miếng đầu đã thấy tay mình vô thức gắp miếng mì thứ hai rồi.

Ngon nhất vẫn là ramen vùng Fukuoka. Kể cũng dễ hiểu, Fukuoka sát gần Trung Quốc, quê nhà của kính thưa các loại mì. Người Trung Quốc vẫn du lịch Nhật Bản đường thủy đi thẳng đến Fukuoka. Nước mì vùng Fukuoka vừa vặn, thơm thanh, đậm vị nhưng không bị mặn hay bị béo như nước ramen thông thường. Sợi mì thanh mảnh, giòn dai tách bạch lại ngậm nước. Đang nhai dở miếng đầu đã thấy tay mình vô thức gắp miếng mì thứ hai rồi. 

Fukuoka hâm mộ ramen đến cuồng nhiệt, cả thành phố thăng hoa vị giác bởi vô vàn những quán mì ramen ngon, trải đều từ các con phố chính cho đến những con ngõ nhỏ. Các tòa nhà mua sắm ở Fukuoka vẫn thường có riêng một tầng rộng lớn dành cho món mì trứ danh này. Người ta gọi tầng Ramen là Ramen Battle.

Fukuoka hâm mộ ramen đến cuồng nhiệt, cả thành phố thăng hoa vị giác bởi vô vàn những quán mì ramen ngon, trải đều từ các con phố chính cho đến những con ngõ nhỏ. Các tòa nhà mua sắm ở Fukuoka vẫn thường có riêng một tầng rộng lớn dành cho món mì trứ danh này. Người ta gọi tầng Ramen là Ramen Battle.

Đấu Trường Ramen, là nơi tề tựu các quán mì ramen với các phong cách-biến thể khác nhau. Khu này vui, nhộn nhịp, đa sắc màu không kém các khu trò chơi điện tử khắp nước Nhật. Lạc vào  Đấu Trường Ramen, bạn rất dễ…bị sa đà. Quán nào cũng hấp dẫn, quán nào cũng nên thử, quán nào cũng không thể bỏ qua.

Đấu Trường Ramen, là nơi tề tựu các quán mì ramen với các phong cách-biến thể khác nhau. Khu này vui, nhộn nhịp, đa sắc màu không kém các khu trò chơi điện tử khắp nước Nhật. Lạc vào  Đấu Trường Ramen, bạn rất dễ…bị sa đà. Quán nào cũng hấp dẫn, quán nào cũng nên thử, quán nào cũng không thể bỏ qua. 

Ở Fukuoka, nổi bật nhất, ngon không thể chê trách, có lẽ là quán mì Ichiran, những thực khách đến đây thường gọi đùa là quán mì "Tự Kỉ". Vào giờ cao điểm , bữa trưa hay bữa tối, người ta vẫn thường nhẫn nại rồng rắn lặng lẽ xếp hàng nối đuôi nhau đợi được ăn mì. Bạn ngồi đối diện “bức tường” gỗ,  “o-đờ” mọi thứ qua một tờ giấy chi chít tỉ mẩn chu đáo các nhu cầu, tích các lựa chọn như làm bài trắc nhiệm, sau đó bạn nhét giấy vào cửa sổ nhỏ nhỏ nơi bức tường gỗ, nhân viên Tự Kỉ “nhận lệnh”, làm mì, rồi chuyển mì cho bạn cũng qua cửa sổ tí hi.

Ở Fukuoka, nổi bật nhất, ngon không thể chê trách, có lẽ là quán mì Ichiran, những thực khách đến đây thường gọi đùa là quán mì "Tự Kỉ". Vào giờ cao điểm , bữa trưa hay bữa tối, người ta vẫn thường nhẫn nại rồng rắn lặng lẽ xếp hàng nối đuôi nhau đợi được ăn mì. Bạn ngồi đối diện “bức tường” gỗ,  “o-đờ” mọi thứ qua một tờ giấy chi chít tỉ mẩn chu đáo các nhu cầu, tích các lựa chọn như làm bài trắc nhiệm, sau đó bạn nhét giấy vào cửa sổ nhỏ nhỏ nơi bức tường gỗ, nhân viên Tự Kỉ “nhận lệnh”, làm mì, rồi chuyển mì cho bạn cũng qua cửa sổ tí hi. 

Bạn lặng lẽ ăn, cảm nhận từng nhân tố riêng lẻ như sợi mì Tự Kỉ tươi rói quán tự làm, nước dùng Tự Kỉ cầu kì hương vị đặc trưng, thịt lợn Tự Kỉ thơm ngon thật vị… được hoàn thiện kĩ lưỡng khi hòa quyện quấn lấy nhau sẽ thúc đẩy khoái cảm ngon miệng của bạn thăng hoa đến mức nào.     Đến đây, cho dù đi cùng cả nhóm, hay đi một mình, bạn cũng không thể có cơ hội trò chuyện, giao lưu. Mỗi người mỗi “lô” kín bưng, không ai thấy được mặt ai. Mọi âm thanh trò chuyện ồn ã tạm gác lại, giờ là lúc bạn kính cẩn im ắng cảm nhận vị umame của món mì đặc trưng “thần thánh”, còn ta với ộp oạp.

Bạn lặng lẽ ăn, cảm nhận từng nhân tố riêng lẻ như sợi mì Tự Kỉ tươi rói quán tự làm, nước dùng Tự Kỉ cầu kì hương vị đặc trưng, thịt lợn Tự Kỉ thơm ngon thật vị… được hoàn thiện kĩ lưỡng khi hòa quyện quấn lấy nhau sẽ thúc đẩy khoái cảm ngon miệng của bạn thăng hoa đến mức nào. 

Đến đây, cho dù đi cùng cả nhóm, hay đi một mình, bạn cũng không thể có cơ hội trò chuyện, giao lưu. Mỗi người mỗi “lô” kín bưng, không ai thấy được mặt ai. Mọi âm thanh trò chuyện ồn ã tạm gác lại, giờ là lúc bạn kính cẩn im ắng cảm nhận vị umame của món mì đặc trưng “thần thánh”, còn ta với ộp oạp.

Nhắc đến âm thanh, tiện kể luôn, người Nhật vốn ý nhị, làm gì cũng khẽ khàng, hạn chế tối đa việc gây ra tiếng động làm phiền những người xung quanh. Ăn uống, người Nhật càng giữ ý nữa. Người Nhật làm việc hăng say năng suất nhanh nhẹn hết mình bao nhiêu, đến giờ ăn, họ hoàn toàn “hưởng thụ”, trong im lặng.

Nhắc đến âm thanh, tiện kể luôn, người Nhật vốn ý nhị, làm gì cũng khẽ khàng, hạn chế tối đa việc gây ra tiếng động làm phiền những người xung quanh. Ăn uống, người Nhật càng giữ ý nữa. Người Nhật làm việc hăng say năng suất nhanh nhẹn hết mình bao nhiêu, đến giờ ăn, họ hoàn toàn “hưởng thụ”, trong im lặng. 

Nhai chậm rãi, ăn rất chậm, mỗi thứ tí ti, nhưng món gì cũng…hết. Người Nhật ăn khỏe nhưng cân bằng chất-vị, và đặc biệt im lặng. Suốt bữa ăn thời gian dài đằng đẵng không một tiếng tóp tép ộp oạp.

Nhai chậm rãi, ăn rất chậm, mỗi thứ tí ti, nhưng món gì cũng…hết. Người Nhật ăn khỏe nhưng cân bằng chất-vị, và đặc biệt im lặng. Suốt bữa ăn thời gian dài đằng đẵng không một tiếng tóp tép ộp oạp. 

Ấy vậy mà khi động đến Ramen, mọi ý nhị kiểu Nhật bỗng như trôi tuột xuống dạ dày theo những mì những thịt những nước dùng bổ béo thì phải. Fan của manga-anime Naruto hẳn rất ấn tượng với sở thích của cậu nhóc Naruto. Cậu nghiện ramen, mỗi lần ăn ramen là ộp oạp tộp toạp húp mì húp nước, ồn ã cứ như âm thanh nước lũ tràn về vậy. Xem phim và đọc truyện tưởng tác giả làm quá cho vui, thực tế, ăn ramen là bạn sẽ phát ra tiếng động xì xụp húp mì húp nước đầy gợi hình và sống động như Naruto đấy.

Ấy vậy mà khi động đến Ramen, mọi ý nhị kiểu Nhật bỗng như trôi tuột xuống dạ dày theo những mì những thịt những nước dùng bổ béo thì phải. Fan của manga-anime Naruto hẳn rất ấn tượng với sở thích của cậu nhóc Naruto. Cậu nghiện ramen, mỗi lần ăn ramen là ộp oạp tộp toạp húp mì húp nước, ồn ã cứ như âm thanh nước lũ tràn về vậy. Xem phim và đọc truyện tưởng tác giả làm quá cho vui, thực tế, ăn ramen là bạn sẽ phát ra tiếng động xì xụp húp mì húp nước đầy gợi hình và sống động như Naruto đấy. 

Nước Nhật thường lệ vốn…xám xịt và căng thẳng, đôi khi yên ắng đến rợn người. Màu nước dùng ramen đậm đà hừng hực sức sống kèm theo tiếng húp xì xụp không khách sáo khỏi nhìn trước ngó sau dường như đem lại rất nhiều sinh khí cho đất nước vốn nổi tiếng bởi kỉ luật-luật lệ đến mức máy móc, lạnh lùng, sắt đá...

Nước Nhật thường lệ vốn…xám xịt và căng thẳng, đôi khi yên ắng đến rợn người. Màu nước dùng ramen đậm đà hừng hực sức sống kèm theo tiếng húp xì xụp không khách sáo khỏi nhìn trước ngó sau dường như đem lại rất nhiều sinh khí cho đất nước vốn nổi tiếng bởi kỉ luật-luật lệ đến mức máy móc, lạnh lùng, sắt đá...

Đến nước Nhật, ở Tokyo hay Osaka, Kyoto hay Nagoya…vùng nào cũng có ramen. Ramen mỗi vùng không chỉ đơn thuần món mì với thịt, mà hàm chứa trong đó sức sống- sự sáng tạo- tinh túy của con người vùng đất đó. Đến nước Nhật, nếu bạn quên thưởng thức món mì Ramen quả là một thiếu sót cho bản thân đấy nhé!

Đến nước Nhật, ở Tokyo hay OsakaKyoto hay Nagoya…vùng nào cũng có ramen. Ramen mỗi vùng không chỉ đơn thuần món mì với thịt, mà hàm chứa trong đó sức sống- sự sáng tạo- tinh túy của con người vùng đất đó. Đến nước Nhật, nếu bạn quên thưởng thức món mì Ramen quả là một thiếu sót cho bản thân đấy nhé!


Nguồn: Internet

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Một mùa Valentine nữa lại đến. Để đón chào ngày này, người dân ở mỗi quốc gia đều có cách riêng thể hiện tình cảm với nửa kia của mình. Cùng đi một vòng thế giới và khám phá những điều thú vị về ngày lễ này nhé. 

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Nhật Bản

Ở Nhật, ngày 14/2 (Valentine đỏ) như những cô gái khác trên thế giới, phụ nữ Nhật sẽ tặng quà cho các chàng trai mình có tình cảm, thường là hoa, quà, chocolate. Ngoài người yêu, họ còn tặng chocolate cho đồng nghiệp nam, bạn trai thân thiết bình thường. Món quà này được gọi là giri choko (tạm dịch: Chocolate lịch sự) để bày tỏ sự quý mến.

Nhật Bản

Phụ nữ Nhật Bản thường rất e thẹn nên 14/2 là cơ hội để họ thể hiện tình yêu của mình. Họ tin rằng chocolate được mua ngoài tiệm không phải món quà ý nghĩa cho tình yêu đích thực, do đó họ sẽ tự tay làm chocolate.

Nhật Bản

Ngày 14/3 (Valentine Trắng), chàng trai nào đã nhận được món quà của cô gái vào ngày 14/2 sẽ phải "đáp lễ" lại cho cô gái ấy.

Anh

Anh là "cái nôi" của Lễ Tình nhân. Món quà truyền thống ở Anh vào Valentine không phải chocolate hay hoa hồng mà là những chiếc thìa bạc. Các đôi uyên ương thường trao nhau bộ thìa bạc được khắc biểu tượng chìa khóa và ổ khóa, tượng trưng cho việc gửi chiếc chìa khóa mở cửa trái tim mình cho nửa còn lại.

Anh

Ngoài ra, còn có phong tục phổ biến nữa là những đứa trẻ sẽ hát những bài có liên quan đến Lễ Tình nhân và người lớn sẽ thưởng cho kẹo, trái cây hoặc tiền cho chúng.

Pháp

Có lẽ bạn chưa biết, ở Pháp từng xuất hiện phong tục "rút thăm tình yêu" dành cho những người độc thân bất kể già, trẻ. Họ sẽ đi đến những ngôi nhà đối diện nhau và cất tiếng gọi từ cửa sổ bên này đến cửa sổ bên kia rồi sau đó sẽ kết đôi với người được chọn.

Pháp

Nếu người đàn ông cảm thấy không phù hợp với người phụ nữ mình chọn, anh ta sẽ bỏ đi. Các cô gái sẽ đốt lửa để thiêu cháy hình ảnh của người đàn ông đã bỏ đi và chửi rủa anh ta thật lớn.

Sau này, phong tục đó bị bỏ, bởi nó mang đến ác ý cho người tham gia nên chính phủ Pháp phải chính thức ban hành lệnh cấm triệt để. Ngày nay, vào Lễ Tình nhân, những người yêu nhau sẽ dành trọn thời gian bên một nửa của mình và làm những điều họ thích.

Đức

Lễ Tình nhân trong tiếng tiếng Đức là Valentinstag. Chú lợn là biểu tượng may mắn và ham muốn ở đất nước này. Các mặt hàng trang trí hình lợn được tìm thấy ở khắp nước Đức. Quà tặng ở Đức vào Valentine khá phổ biến với những ký hiệu tình yêu cùng lời nhắn yêu thương, đặc biệt là các cây kẹo mút có khắc lời ngọt ngào.

Đức

Ngoài ra, người Đức cũng làm những bánh quy gừng với thông điệp tình yêu phủ bên trên. Có thời gian người Đức cũng chọn đúng ngày Valentine cho lễ rửa tội hay kết hôn của mình. Buổi lễ thường được trang hoàng đơn giản, chủ yếu là các bài thơ hay và ý nghĩa được trình bày bằng tranh minh họa.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha

Ở xứ Valencia, Tây Ban Nha, ngày lãng mạn nhất trong năm là ngày 9/10, cùng dịp họ ăn mừng Ngày kỷ niệm Hội đồng Valencian và Ngày của Thánh Dionysius (Thánh Dionís) - người dân địa phương còn gọi là vị thánh bảo trợ của tình yêu.

Các lễ hội, diễu hành được tổ chức hoành tráng. Phái mạnh sẽ tặng người yêu món Mocadora, bánh hạnh nhân như biểu tượng của tình yêu. Ở Tây Ban Nha, theo truyền thống Lễ Tình nhân, đàn ông sẽ nhận quà là sách, trong khi phụ nữ được tặng hoa hồng.

Italy

Italy

Valentine ở Italy có thời gian được gọi là Ngày lễ mùa xuân. Theo phong tục cổ xưa, vào Lễ Tình nhân, nam giới ở nước này sẽ chuẩn bị cỗ xe đẹp nhất cùng người yêu dạo phố Các đôi tình nhân Italy tặng nhau một loại chocolate có tên là "Baci Perugini". Đây là loại chocolate hạt dẻ được bọc bằng giấy bạc in những câu thơ tình nổi tiếng, lời tỏ tình hay các thông điệp tình yêu

Bên cạnh hoa và chocolate, người Italy còn tặng những món quà rất đắt giá khác cho người phụ nữ của mình như nước hoa, trang sức kim cương.

Trung Quốc

Trung Quốc

Lễ tình nhân truyền thống của người Trung Quốc lại rơi vào 7/7 Âm lịch, gắn liền cùng chuyện tình của chàng Ngưu Lang chăn trâu và nàng tiên Chức Nữ dệt vải. Mối tình của họ bị phản đối nên chỉ gặp nhau đúng ngày 7/7 nhờ đàn quạ xếp hình cầu bắc ngang sông (cầu ô thước). Vẫn theo tích xưa truyền lại, người Trung Quốc coi ngày thất tịch là Valentine của riêng mình.

Trong ngày này, các cặp uyên ương sẽ cùng nhau lên chùa cầu Phật và mang về một cành hoa huệ trắng. Họ quan niệm hoa của ai héo trước thì người đó yêu ít hơn. 


Hình ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

7 loài hoa thu hút khách du lịch ở Nhật Bản

Nhật Bản có nhiều loài hoa đẹp nở quanh năm nên nơi đây dần trở thành sự lựa chọn số 1 cho những tín đồ yêu hoa.

 7 loài hoa thu hút khách du lịch ở Nhật Bản

Hoa anh đào (Sakura)

Sakura là loài hoa biểu tượng cho người dân sống ở đất nước mặt trời mọc. Một bông hoa anh đào được ví như một cuộc đời của người võ sĩ samurai. Hoa thường bắt đầu nở từ tháng 3 đến hết tháng 5, thời điểm nở rộ nhất là vào tháng 3 đến tháng 4. Vì nở vào mùa xuân, hoa anh đào còn được xem như một trong những loài hoa biểu tượng của mùa này. 

Hoa anh đào (Sakura)

Thời điểm hoa nở khác nhau ở mỗi miền của Nhật Bản. Thông thường, hoa anh đào nở sớm nhất ở Okinawa (khoảng cuối tháng 1 đến đầu tháng 2) và nở muộn nhất vào tháng 5 ở Hokkaido. Hoa anh đào còn là biểu tượng của quốc lễ Hanami (lễ hội ngắm hoa truyền thống) từ thời Heian (794-1185) đến nay.

Những địa điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất ở Nhật: Koishikawa Korakuen; công viên Matsumae; lâu đài Osaka; lâu đài Himeji; công viên Sumida; công viên Hirosaki; công viên Ueno-Onshi-Kosen…

Hoa cúc Nhật Bản

Hoa cúc Nhật Bản

Từ lâu hoa cúc được xem như quốc hoa của nước Nhật. Không phải hoa anh đào, tuy rằng mọi người thường gắn liền hoa anh đào với Nhật Bản, nhưng nó chỉ là Quốc hồn của đất nước này. Hình ảnh bông hoa cúc với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc hoa của Nhật Bản. 

Loài hoa này biểu trưng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ. Hiện nay nó vẫn là loài hoa biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản. Hoa thường nở vào tháng 9 đến tháng 11. Một số lễ hội hoa cúc trong năm ở Nhật như lễ hội Choyo, lễ hội “Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima… 

Hoa mơ (Ume)

Hoa mơ (Ume)

Trước khi có hoa anh đào, hoa mơ chính là biểu tượng của quốc lễ ngắm hoa truyền thống Hanami. Hoa mơ với hai sắc màu trắng, hồng tô điểm cho mùa xuân Nhật Bản. Ume nở từ khoảng giữa tháng 2 đến giữa tháng 3. Nó được coi là một biểu tượng của sự kiên cường. Bởi bản chất loài hoa này cánh mỏng nhưng lại nở rực rỡ trong làn tuyết trắng muốt.

Hoa mơ ở Nhật còn cho trái mơ để ngâm rượu, ăn và làm mứt rất tốt cho sức khỏe. Địa điểm ngắm hoa mơ đẹp trên nước Nhật nổi tiếng là khu vườn Kairakuen thuộc thành phố Mito với 3.000 gốc cây hoa mơ. Ngoài ra còn có vùng thung lũng Tsukigase nằm bên dòng Satsuki, một khu vườn mơ nổi tiếng với 1.300 gốc mơ… 

Hoa thiếu nữ

Hoa thiếu nữ

Loài hoa này còn được gọi là hoa hồng Nhật Bản hay hoa sơn trà, hoa trà, tên tiếng Anh là Camelia. Hoa có vẻ đẹp không tì vết, căng mọng và tròn đầy như đúng cái tên gọi của nó. Hoa thiếu nữ ở Nhật Bản có 3 màu cơ bản là hồng, đỏ, trắng. Một số loài đặc biệt còn có màu vàng. Tuy được coi là một loài hoa đẹp, hoa thiếu nữ lại không có mùi hương. Đó cũng là nét riêng của loài hoa này. 

Hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu

Hoa thường nở vào đầu tháng 6 hàng năm, khi cơn mưa đầu mùa vừa đến trên đất nước Nhật Bản. Điểm đặc biệt của loài hoa này là sự chuyển tiếp về màu sắc. Ban đầu hoa có màu trắng, một thời gian sau lại chuyển sang màu xanh ngọc rồi hồng phớt. Đến khi có màu xanh lam hoa hoa lại chuyển dần sang màu xanh biếc… Hoa cẩm tú cầu thường mọc ở những công viên hay các khu vườn. Đôi khi nó còn mọc ở hai bên đường ray tàu hoả, lối vào đền chùa. Nơi ngắm hoa cẩm tú cầu đẹp nhất là tại đền Meigetsuin. 

Hoa chi anh (Shibazakura)

Hoa chi anh (Shibazakura)

Nếu hoa anh đào nở vào mùa xuân thì hoa chi anh lại nở vào mùa hè. Hoa có 3 màu cơ bản là trắng, hồng và tím. Loài hoa này có xuất xứ từ Bắc Mỹ với ý nghĩa biểu trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Hoa chi anh còn là loại hoa mau nở chóng tàn.

Để có thể ngắm hoa chi anh đẹp nhất, bạn hãy đến thâm quan tại lễ hội hoa chi anh diễn ra từ 19/4 đến 1/6 tại công viên Hitsujiyama ở thành phố Chichibu, tỉnh Saitama. 

Hoa cải dầu (Nanohana)

Hoa cải dầu (Nanohana)

Nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, hoa cải dầu nhuộm vàng cả sắc trời xuân của nước Nhật. Cải dầu ở Nhật được trồng thành những cánh đồng lớn. Mục đích của việc trồng loài hoa này không chỉ để ngắm, chúng còn có tác dụng để chế biến thực phẩm, ép dầu, dùng để làm món rau luộc, hay ăn kiểu tempura, thêm vào Ramen…

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

3 điểm đến nước ngoài phù hợp để gia đình có người lớn tuổi du xuân

Dưới đây là gợi ý 03 địa điểm và hành trình du lịch phù hợp đối với gia đình có người lớn tuổi để có một kỳ nghỉ nhẹ nhàng, chậm rãi và vui vẻ bên người thân trong dịp tết đến, xuân về. 

3 điểm đến nước ngoài phù hợp để gia đình có người lớn tuổi du xuân

Côn Minh – thành phố mùa xuân

Côn Minh – thành phố mùa xuân

Bay thẳng từ Hà Nội đến Côn Minh, thuộc Vân Nam, Trung Quốc chỉ mất hơn 3 tiếng bay vì thế mà người già không phải lo rằng hành trình sẽ rất dài. Cảnh đẹp ở Côn Minh rất quen thuộc với người cao tuổi vì nhiều nét tương đồng với Việt Nam đồng thời ẩm thực ở đây cũng dễ ăn với món bún của người Hoa và cơm dứa thơm ngon cùng với những món đồ lưu niệm rẻ đẹp.

Côn Minh – thành phố mùa xuân

Du khách có thể đến thăm Công viên Đại Quan Lầu với sông nước hữu tình và những bức chạm khắc chữ Hán tuyệt đẹp trên cây cầu bắc qua mặt hồ trong vắt. Ghé qua rừng đá Thạch Lâm đôi khi người già sẽ nhắc đến bộ phim Tây Du Ký đã theo họ suốt những năm tuổi trẻ hay Chùa Hoa Đình với kiến trúc đồ sộ của Đạo Phật sẽ mang lại những phút thanh tịnh cho người già.

Bắc Kinh – Nơi văn hóa tỏa sáng

Bắc Kinh – Nơi văn hóa tỏa sáng

Vạn Lý Trường Thành, Thập Tam Lăng, Thiên An Môn, Di Hòa Viên là lộ trình lý tưởng cho người cao tuổi đi Bắc Kinh du lịch. Một chuyến bay thẳng đến Bắc Kinh cũng tương đối nhẹ nhàng đối với những du khách ngoài 70 tuổi; hơn nữa trên đường thăm quan những di tích trên không phải leo trèo hay đi bộ quá nhiều, nên các hướng dẫn viên có thể yên tâm mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng của mình.

Bắc Kinh – Nơi văn hóa tỏa sáng

Người cao tuổi ắt hẳn sẽ thích những món ăn như vịt quay Bắc Kinh, bún thang và sẽ rất thích thú với các tiết mục xiếc, kinh kịch mà đã từng thấy trên tivi trước đây.

Nhật Bản - Nơi tâm hồn an yên 

Nhật Bản - Nơi tâm hồn an yên

Nếu yêu thích đất nước mặt trời mọc và muốn được hòa mình vào văn hóa đặc sắc của người phương Đông thì Nhật Bản là một lựa chọn tuyệt vời. Lộ trình phù hợp nhất cho người cao tuổi đi Nhật phải kể đến Osaka – Kyoto – Núi Phú Sĩ trong khoảng 5 ngày để vừa được chậm rãi ngắm nhìn những ngôi đền đồ sộ, núi Phú Sĩ sừng sững và thưởng thức những điệu nhảy trong trang phục truyền thống của người Nhật Bản.

Nhật Bản - Nơi tâm hồn an yên

Đầu tiên hãy đi máy bay tới Osaka, tham quan Lâu đài Osaka, mua sắm và nghỉ đêm tại Shinsaibashi. Ngày hôm sau sẽ mát mẻ và gần gũi thiên nhiên hơn khi đi qua cây cầu Togetsu, tham quan Rừng tre Sanago và chùa Kyomizu thờ Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Những vị khách cao tuổi sẽ cảm nhận được đôi nét thân thuộc gần gũi trong văn hóa đạo Phật của người Nhật.

Nhật Bản - Nơi tâm hồn an yên

Ngày tiếp theo, hành trình trên tàu đi tới núi Phú Sĩ sẽ rất nhẹ nhàng với những giấc ngủ êm ái trên tàu, những bữa ăn nhẹ bụng trong không gian yên tĩnh. Du khách được tham quan Cung điện hoàng gia và chụp ảnh cùng những bộ kimono rực rỡ.

Lưu ý khi đi du xuân cho gia đình có người lớn tuổi

Sức khỏe là quan trọng hàng đầu vì thế người cao tuổi cần mang theo thuốc, đồ hỗ trợ y tế cần thiết, cả thực phẩm bổ sung năng lượng nếu như thức ăn trên chuyến đi không phù hợp. Hành lý của người già nhất định phải gọn và nhẹ, vì thế nếu đi du lịch hãy chọn thời tiết mát mẻ để không phải mang quá nhiều quần áo bên người.


Tổng hợp
Hình ảnh: Internet 


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Các tập tục đón giáng sinh kì lạ trên thế giới

Lễ Giáng Sinh, hay còn được gọi là Noel, Christmas, là ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus chào đời. Tại các nước phương Tây, việc ăn mừng lễ Giáng sinh đã trở thành truyền thống. Thời gian cận kề Giáng sinh, khắp phố phường lại rộng ràng hơn với hình ảnh ông già Noel cưỡi tuần lộc, cây thông và các món ăn đặc biệt. Tuy vậy, mỗi một quốc gia lại có những tập tục mừng lễ Giáng Sinh khác nhau, nếu có ý định đi du lịch đón giáng sinh tại nước ngoài thì cùng tham khảo các tập tục đón Giáng Sinh kì lạ của những quốc gia dưới đây nhé!

Các tập tục đón giáng sinh kì lạ trên thế giới

1. Na Uy


Vào đêm Giáng sinh, người dân Na Uy sẽ tổ chức ăn uống tại nhà sau đó sẽ quây quần bên lò sưởi, trò chuyện, ca hát. Những cây nến to nhỏ đa dạng kích cỡ và mùi thơm sẽ được đặt trên những chiếc ly, dĩa đơn giản trên những giá nến và đồ đựng nến cầu kỳ.

Đặc biệt ngay dịp Giáng sinh này là những người phụ nữ trong gia đình sẽ giấu chổi và người đàn ông sẽ ra của đứng và bắn súng dọa, xua đuổi các tà ma. Người NaUy quan niệm rằng, thời khắc cuối năm, những ma quỷ, những vong linh xấu xa sẽ ẩn nấp và ăn cắp chổi, bay lên không trung, làm những điều chẳng tốt lành.

Quan niệm này bắt nguồn từ hình ảnh mụ phù thuỷ cưỡi chổi bay trên không trung và đi làm những điều xấu. Trong khi đó, người Na Uy quan niệm rằng, đêm Giáng sinh trùng với sự xuất hiện của linh hồn ma quỷ và phù thuỷ. Cho nên, chổi là vật dụng không được có mặt tại các gia đình NaUy trong dịp Giáng sinh.

2. Đức


Ngày lễ Giáng sinh, người Đức thường dự các nghi lễ tại nhà thờ đến tận tối khuya. Tại nhiều thành phố ở Đức thường tổ chức các phiên chợ Giáng sinh đông đúc kéo dài từ tháng 11 đến ngày lễ chính. Những ngày trước đêm Giáng sinh (được gọi là mùa Vọng), người Đức sẽ bóc 1 ô nhỏ trên lịch chứa kẹo để lấy kẹo ăn.

Ngày lễ Giáng sinh cũng là dịp người Đức quây quần bên gia đình cùng nhau trang trí cây thông Noel và sum vầy ăn tối với món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay. Buổi tối, các thành viên sẽ ngồi lại trao đổi quà cho nhau.

3. Pháp


Ở Pháp, Giáng sinh là khoảng thời gian dành cho đoàn tụ gia đình và cho sự vị tha, bởi tình cảm gia đình, bởi những món quà và nến giáng sinh cho trẻ nhỏ, những đồ bố thí cho người nghèo, Lễ thánh lúc nửa đêm, và Bữa ăn đêm Noel (La Réveillon).

Trẻ em Pháp sễ đặt những đôi tất phía trước lò sưởi, với hi vọng rằng Ông già Noel sẽ cho chúng những món quà. Kẹo, trái cây, các loại hạt, và những đồ chơi nhỏ cũng sẽ được treo trên cây qua đêm. Ở một số vùng còn có Ông già ba bị (Père Fouettard), người chuyên đi đánh đòn những trẻ em hư.

Vào thời khắc Giáng sinh, mọi người sẽ cũng nhau ăn những món truyền thống như cá hồi hun khói và gan ngỗng (ngỗng hoặc gan vịt pate), ngỗng, gà trống thiến hay gà tây nhồi hạt dẻ và ăn kèm với rau như đậu xanh nấu với tỏi và bơ và các loại thảo mộc xào khoai tây. Ngoài ra còn có tráng miệng bánh La bûche de Noël (Bánh khúc củi) và phát bánh mì Le pain calendal cho người nghèo.

4. Italy


Trẻ em Italy trong ngày lễ mong chờ này sẽ lần lượt đứng lên kể các câu chuyện Giáng sinh (“Hành trình giáng sinh ở đất nước Italy bé nhỏ” hay Merry Christmas, Strega Nona,…) và bà già Noel sẽ đến thăm và tặng quà.

Trong đêm Giáng sinh mọi người sẽ cùng nhau ăn món Lasagne (một món ăn như mỳ Ý nhưng dạng tấm hoặc lá, các nguyên liệu chính là thịt, nước sốt, phô mai và lasagna). Và đặc biệt người Ý còn có “tiệc hải sản” với sự góp mặt của 7 món hải sản bao gồm cá, mực, tôm được chế biến khác nhau.

5. Áo


Khác với Giáng sinh ở các nước khác, trẻ em nước Áo có cách đón chào ngày lễ này độc đáo hơn. Những đứa trẻ hư sẽ bị những đàn đàn ông trẻ hóa thân thành ác quỷ Krampus cầm gậy và roi đuổi đánh và trừng phạt. Trong buổi Giáng sinh thân mật, mọi người sẽ quây quần cùng nhau ăn món thịt chân giò bỏ lò, bánh chocolate Sacher torte, bánh mỳ ngọt Stollen với hoa quả khô, bạch đậu khấu, quế và rượu Rum.

6. Iceland



Là một băng đảo nổi tiếng, Iceland được xem là một trong những quốc gia ăn mừng lễ Giáng sinh hoành tráng nhất. Vào đêm Giáng sinh, người Iceland sẽ thắp các ngọn nến bên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc bất cứ ai mệt mỏi qua đường tìm nơi nghỉ ngơi. Người Iceland luôn sắp xếp nơi ở cũng như một bữa tiệc thịnh soạn mời những vị khác đặc biệt này.

Tại Iceland đùi cừu nướng là món ăn chính trong ngày lễ Giáng sinh hay còn được gọi là "Yule meal", dùng kèm với vụn bánh mình được cắt thành lát và chiên lên trước khi dùng. Người Iceland luôn truyền tai nhau câu chuyện chú mèo Yule hung dữ và khát máu luôn tìm kiếm những người không mặc quần áo mới vào dịp cuối năm. Trẻ em sẽ được 13 "Yule Lads" thay thế ông già Noel ở Iceland để phân phát quà.

7. Ba Lan


Tại đất nước Ba Lan xinh đẹp, mọi người sẽ cùng nhau dự tiệc Wigilia (tiệc chờ đợi Thiên Chúa giáng sinh) khi thấy những tia sáng lấp lánh của ngôi sao đầu tiên vào ngày 24/12. Cây thông Noel sẽ được trang trí đẹp đẽ cùng với bàn ăn được phủ khăn trắng muốt, có lót chút cỏ khô giống như máng cỏ nơi chúa Jesus được sinh ra. Mọi người trao nhau miếng bánh thánh, chúc nhau những lời tốt đẹp, những giận hờn, khiếm khuyết được bỏ qua. Sau đó các gia đình Na Uy cùng nhau ăn những món truyền thống như súp, cá, cải bắp với nấm, khoai tây, bánh mì, salat.

8. Nhật Bản


Nhật Bản là một trong những quốc gia đón Giáng sinh độc đáo trên thế giới. Vì là một trong những quốc gia Châu Á chọn Tết dương lịch làm Tết quốc gia, nên từ trước ngày Giáng sinh đến dịp năm mới, toàn Nhật Bản sẽ khởi diễn bài Daiku (bản giao hưởng thứ 9 của Beethoven).

Vào dịp lễ Noel vui nhộn này, trần nhà của các gia đình Nhật sẽ được khoác lên những chiếc áo mới với những nhánh tầm xuân và cây tầm gửi, gắn một chiếc bùa hộ mệnh trước cửa ra vào. Mọi người sẽ tặng nhau những tấm thiệp màu trắng thay vì màu đỏ (người Nhật quan niệm màu đỏ là màu của giấy cáo phó), cùng nhau tặng bánh, trang trí các giấy gấp origami khéo léo trên cây thông và ăn mừng thời khắc Giáng sinh với món gà KFC.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Những địa điểm ngắm hoa đào đẹp nhất thế giới

Bên cạnh Nhật Bản vẫn còn nhiều thành phố khác cũng sở hữu hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp dành cho những ai yêu quý loài hoa của mùa xuân này.

Bên cạnh Nhật Bản vẫn còn nhiều thành phố khác cũng sở hữu hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp dành cho những ai yêu quý loài hoa của mùa xuân này.

Vancouver, British Columbia, Canada

 Sở hữu hơn 130.000 cây anh đào, không có gì ngạc nhiên khi Vancouver mỗi năm đều tổ chức lễ hội cho loài hoa tuyệt đẹp này. Bắt đầu từ năm 2005, sự kiện này bao gồm một loạt các hoạt động vui nhộn như cuộc thi haiku, các buổi biểu diễn nhạc sống và một cuộc dã ngoại quy mô lớn ở Công viên Nữ hoàng Elizabeth.

Sở hữu hơn 130.000 cây anh đào, không có gì ngạc nhiên khi Vancouver mỗi năm đều tổ chức lễ hội cho loài hoa tuyệt đẹp này. Bắt đầu từ năm 2005, sự kiện này bao gồm một loạt các hoạt động vui nhộn như cuộc thi haiku, các buổi biểu diễn nhạc sống và một cuộc dã ngoại quy mô lớn ở Công viên Nữ hoàng Elizabeth. 

St. Louis, bang Missouri, Mỹ

Biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố St. Louis – Cổng vòm (Gateway Arch) – được bao bọc bởi những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Hãy đến đây để khám phá Khu vườn Nhật Bản rộng 5,6 ha tại Vườn Bách thảo Missouri, nơi trồng một số nhiều loài hoa anh đào khác nhau như Higan, Yoshino, và Centennial.

Biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố St. Louis – Cổng vòm (Gateway Arch) – được bao bọc bởi những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Hãy đến đây để khám phá Khu vườn Nhật Bản rộng 5,6 ha tại Vườn Bách thảo Missouri, nơi trồng một số nhiều loài hoa anh đào khác nhau như Higan, Yoshino, và Centennial.

Xã Sceaux, tỉnh Hauts-de-Seine, Pháp

Từ Paris, hướng về phía Nam khoảng 10km là tới Sceaux – vùng ngoại ô đem đến một phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa Xuân, nơi những cánh hoa anh đào nở rộ sẽ khiến bạn cảm thấy thanh lọc tâm hồn.

Từ Paris, hướng về phía Nam khoảng 10km là tới Sceaux – vùng ngoại ô đem đến một phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa Xuân, nơi những cánh hoa anh đào nở rộ sẽ khiến bạn cảm thấy thanh lọc tâm hồn.

Quận Jinhae, thành phố Changwon, tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc

Lễ hội hoa anh đào lớn nhất tại Hàn Quốc có tên Jinhae Gunhangje nằm tại Quận Jinhae, tỉnh Gyeongsang, chỉ cách Seoul 4 giờ đi bằng xe buýt. Cầu Yeojwacheon đẹp như tranh vẽ, nơi có những tán hoa anh đào rủ xuống dòng suối Yeojwacheon là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Hàn Quốc vào mùa xuân.     Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn đường phố, từ các món ăn truyền thống như mực nhồi và các loại bánh Hàn Quốc đến các món ăn theo mùa như bánh mì hoa anh đào, bánh đào có hình hoa anh đào.

Lễ hội hoa anh đào lớn nhất tại Hàn Quốc có tên Jinhae Gunhangje nằm tại Quận Jinhae, tỉnh Gyeongsang, chỉ cách Seoul 4 giờ đi bằng xe buýt. Cầu Yeojwacheon đẹp như tranh vẽ, nơi có những tán hoa anh đào rủ xuống dòng suối Yeojwacheon là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Hàn Quốc vào mùa xuân. 

Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn đường phố, từ các món ăn truyền thống như mực nhồi và các loại bánh Hàn Quốc đến các món ăn theo mùa như bánh mì hoa anh đào, bánh đào có hình hoa anh đào. 

Edinburgh, Scotland

Mùa Xuân cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Edinburgh. Ở thủ đô Scotland, bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào ở những địa điểm như công viên lớn The Meadows hay công viên Princes Street Gardens gần Lâu đài Edinburgh.

Mùa Xuân cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Edinburgh. Ở thủ đô Scotland, bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào ở những địa điểm như công viên lớn The Meadows hay công viên Princes Street Gardens gần Lâu đài Edinburgh.

Seattle, Washington, Mỹ

Tại trường Đại học Washington, mùa Xuân là thời gian khuôn viên của trường bừng sáng lên nhờ những hàng cây anh đào. Những cây anh đào này là món quà từ Nhật Bản gửi đến Seattle vào năm 1912. Sau đó, trường đã nhận thêm 31 cây được cấy ghép từ Vườn ươm Washington Park vào những năm 60. Các cây hoa của trường giờ đây nổi tiếng đến mức chúng thậm chí còn có cả tài khoản Twitter riêng.

Tại trường Đại học Washington, mùa Xuân là thời gian khuôn viên của trường bừng sáng lên nhờ những hàng cây anh đào. Những cây anh đào này là món quà từ Nhật Bản gửi đến Seattle vào năm 1912. Sau đó, trường đã nhận thêm 31 cây được cấy ghép từ Vườn ươm Washington Park vào những năm 60. Các cây hoa của trường giờ đây nổi tiếng đến mức chúng thậm chí còn có cả tài khoản Twitter riêng.

Thượng Hải, Trung Quốc

Vào mùa Xuân, các sinh viên và cư dân xung quanh Đại học Đồng Tế sẽ đến xem khuôn viên Thượng Hải với nhưng hàng cây hoa anh đào rực rỡ .

Vào mùa Xuân, các sinh viên và cư dân xung quanh Đại học Đồng Tế sẽ đến xem khuôn viên Thượng Hải với nhưng hàng cây hoa anh đào rực rỡ .

Đài Bắc, Đài Loan

Ở Đài Bắc, Vườn Quốc gia Dương Minh Sơn là một điểm tham quan ngoạn mục để ngắm những cây anh đào nở rộ. Vườn Quốc gia vùng núi này có các suối nước nóng, hồ chứa lưu huỳnh, các đường mòn đi bộ đường dài và ngọn núi lửa ngưng hoạt động Thất Tinh.

Ở Đài Bắc, Vườn Quốc gia Dương Minh Sơn là một điểm tham quan ngoạn mục để ngắm những cây anh đào nở rộ. Vườn Quốc gia vùng núi này có các suối nước nóng, hồ chứa lưu huỳnh, các đường mòn đi bộ đường dài và ngọn núi lửa ngưng hoạt động Thất Tinh.

Stockholm, Thụy Điển

Tại Stockholm, Kungsträdgården (Vườn Hoàng đế) nổi tiếng với vị trí trung tâm đắc địa cùng nhiều quán cà phê lý tưởng để ngồi nhâm nhi thư giãn. Khi mùa Xuân đến, 63 cây anh đào của công viên sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Tại Stockholm, Kungsträdgården (Vườn Hoàng đế) nổi tiếng với vị trí trung tâm đắc địa cùng nhiều quán cà phê lý tưởng để ngồi nhâm nhi thư giãn. Khi mùa Xuân đến, 63 cây anh đào của công viên sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn bao giờ hết. 

Kyoto, Nhật Bản

Cuối cùng, không thể không nhắc đến quê hương của hoa anh đào, đất nước nổi tiếng với phong tục hanami (phong tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao của hoa anh đào). Mặc dù bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào trên khắp đất nước này nhưng Kyoto là một trong những thành phố đáng để đặt chân đến nếu là một fan của loài hoa mùa Xuân.     Cố đô của Nhật Bản có những địa điểm ngắm hoa không thể bỏ qua như Con đường triết gia – nơi men theo một con kênh với hàng trăm cây anh đào đua nở và công viên Maruyama nổi tiếng với những cây anh đào cực kỳ hoành tráng.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến quê hương của hoa anh đào, đất nước nổi tiếng với phong tục hanami (phong tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao của hoa anh đào). Mặc dù bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào trên khắp đất nước này nhưng Kyoto là một trong những thành phố đáng để đặt chân đến vào mùa xuân.

Cố đô của Nhật Bản có những địa điểm ngắm hoa không thể bỏ qua như Con đường triết gia – nơi men theo một con kênh với hàng trăm cây anh đào đua nở và công viên Maruyama nổi tiếng với những cây anh đào cực kỳ hoành tráng.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến