Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Ẩm thực mùa thu Nhật Bản thú vị với cá nướng và mùa gạo mới

Nhật Bản có một câu nói nổi tiếng về mùa thu - "shokuyoku no aki", mùa thu là mùa của sự thèm ăn thịnh soạn. Vơi ám chỉ rằng, mùa thu ở Nhật Bản là một thời điểm để bạn có thể thưởng thức vô vàn hương vị hấp dẫn, thơm ngon. 

Nhật Bản có một câu nói nổi tiếng về mùa thu - "shokuyoku no aki", mùa thu là mùa của sự thèm ăn thịnh soạn. Vơi ám chỉ rằng, mùa thu ở Nhật Bản là một thời điểm để bạn có thể thưởng thức vô vàn hương vị hấp dẫn, thơm ngon.

Súp nấm (Matsutake dobin mushi)

Một trong những món ăn hấp dẫn, tượng trưng cho ẩm thực mùa thu là một món súp nấm thịnh soạn được gọi là Matsutake dobin mushi. Các món ăn được phục vụ trong một ấm trà bằng đất sét gọi là dobin, bằng cách đổ nước dùng vào một chén nhỏ và chọn ra các loại rau để thưởng thức.     Các món súp gồm cá ngừ, rau theo mùa, thịt gà hoặc tôm, nấm thông thơm gọi matsutake, trong đó đóng góp một hương vị khói độc đáo. Món này sẽ ngon hơn khi dùng kèm với một vài giọt chanh, như yuzu hoặc trái cây sudachi xanh da.

Một trong những món ăn hấp dẫn, tượng trưng cho ẩm thực mùa thu là một món súp nấm thịnh soạn được gọi là Matsutake dobin mushi. Các món ăn được phục vụ trong một ấm trà bằng đất sét gọi là dobin, bằng cách đổ nước dùng vào một chén nhỏ và chọn ra các loại rau để thưởng thức. 

Các món súp gồm cá ngừ, rau theo mùa, thịt gà hoặc tôm, nấm thông thơm gọi matsutake, trong đó đóng góp một hương vị khói độc đáo. Món này sẽ ngon hơn khi dùng kèm với một vài giọt chanh, như yuzu hoặc trái cây sudachi xanh da.

Cá thu đao (Sanma)

Nhật Bản nổi tiếng với các món hải sản nên vào mùa thu bạn chắc chắn sẽ được thưởng thức hương vị này. Cá thu đao được thu hoạch từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản, cá thu đao được nướng với muối hòa quyện với “vị” khói của than hồng.    Tuy không phải là loại cá đắt đỏ như nhiều loài hải sản khác nhưng cá thu đao lại sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa EPA, DHA rất cần cho sự phát triển não bộ và võng mạc mắt nên là món ăn mà bạn sẽ chẳng thế chối từ khi ở Nhật mùa này.

Nhật Bản nổi tiếng với các món hải sản nên vào mùa thu bạn chắc chắn sẽ được thưởng thức hương vị này. Cá thu đao được thu hoạch từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản, cá thu đao được nướng với muối hòa quyện với “vị” khói của than hồng.

Tuy không phải là loại cá đắt đỏ như nhiều loài hải sản khác nhưng cá thu đao lại sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa EPA, DHA rất cần cho sự phát triển não bộ và võng mạc mắt nên là món ăn mà bạn sẽ chẳng thế chối từ khi ở Nhật mùa này.

Gạo Shinmai

Việc thu hoạch đầu tiên của lúa trong mùa thu, được gọi là shinmai, hoặc “lúa mới”, được coi là có một hương vị hoàn toàn khác so với gạo thu hoạch quanh năm. Nhật Bản thường sẽ nói rằng gạo mới là ẩm ướt hơn, ngọt ngào hơn.    Nấm, khoai lang và hạt dẻ thường được dùng để hấp trong món cơm. Tuy nhiên, khi Nhật Bản vào thu, mọi người lại thích thay thế bằng hạt bạc quả hấp cùng gạo Shinmai mới thu hoạch.

Việc thu hoạch đầu tiên của lúa trong mùa thu, được gọi là shinmai, hoặc “lúa mới”, được coi là có một hương vị hoàn toàn khác so với gạo thu hoạch quanh năm. Nhật Bản thường sẽ nói rằng gạo mới là ẩm ướt hơn, ngọt ngào hơn.

Nấm, khoai lang và hạt dẻ thường được dùng để hấp trong món cơm. Tuy nhiên, khi Nhật Bản vào thu, mọi người lại thích thay thế bằng hạt bạc quả hấp cùng gạo Shinmai mới thu hoạch.

Khoai lang nghiền (Suiito Poteto) 

Đây là món ăn ưa thích của phụ nữ Nhật vào mùa thu. Với nguyên liệu dễ kiếm và cách chế biến đơn giản, khoai lang nghiền khiến cả những vị khách khó tính nhất phải ngả mũ. Bạn chỉ cần luộc chín khoai lang sau đó nghiền nhuyễn, trộn đường, bơ, sữa rồi đem nướng chín.

Đây là món ăn ưa thích của phụ nữ Nhật vào mùa thu. Với nguyên liệu dễ kiếm và cách chế biến đơn giản, khoai lang nghiền khiến cả những vị khách khó tính nhất phải ngả mũ. Bạn chỉ cần luộc chín khoai lang sau đó nghiền nhuyễn, trộn đường, bơ, sữa rồi đem nướng chín.

Khoai nướng (Yakiimo)

Khoai nướng, món ăn thích hợp nhất vào những ngày se lạnh ở Nhật. Đây có lẽ là món “cao lương mỹ vị” được nhiều người Nhật ưa thích nhất. Ngày thu lạnh, đi tham quan du lịch ở các địa điểm của Nhật Bản, cầm theo một củ khoai lang nướng nóng hổi trên tay sẽ khiến chuyến đi của bạn thú vị hơn.    Mùa thu ngoài ẩm thực hấp dẫn, đất nước Mặt trời mọc còn quyến rũ du khách bởi những địa điểm nổi tiếng như thủ đô Tokyo, tỉnh Yamanashi và cố đô Kyoto với lá vàng rợp bóng đường đi.

Khoai nướng, món ăn thích hợp nhất vào những ngày se lạnh ở Nhật. Đây có lẽ là món “cao lương mỹ vị” được nhiều người Nhật ưa thích nhất. Ngày thu lạnh, đi tham quan du lịch ở các địa điểm của Nhật Bản, cầm theo một củ khoai lang nướng nóng hổi trên tay sẽ khiến chuyến đi của bạn thú vị hơn.

Mùa thu ngoài ẩm thực hấp dẫn, đất nước Mặt trời mọc còn quyến rũ du khách bởi những địa điểm nổi tiếng như thủ đô Tokyo, tỉnh Yamanashi và cố đô Kyoto với lá vàng rợp bóng đường đi.

Kẹo hạt dẻ (Kuri-kinton)

Kẹo hạt dẻ hoặc kuri-kinton, là một món ngọt đơn giản trong đó hạt dẻ được hấp, nghiền, và kết hợp với một đường bánh kẹo tinh tế trước khi bị xoắn lại thành hình. Khoai lang có thể được thêm vào để nâng cao hương vị, và những món ăn tốt nhất là thưởng thức với một tách trà nóng.    Hộp kuri-kinton là món quà phổ biến cho bạn bè và gia đình vào mùa thu. Họ có sẵn bất cứ nơi nào bán kẹo truyền thống, nhưng thành phố Nakatsugawa ở Gifu là đặc biệt nổi tiếng với các cửa hàng đặc sản, một số trong đó đã được hoạt động trong hơn một thế kỷ.

Kẹo hạt dẻ hoặc kuri-kinton, là một món ngọt đơn giản trong đó hạt dẻ được hấp, nghiền, và kết hợp với một đường bánh kẹo tinh tế trước khi bị xoắn lại thành hình. Khoai lang có thể được thêm vào để nâng cao hương vị, và những món ăn tốt nhất là thưởng thức với một tách trà nóng.

Hộp kuri-kinton là món quà phổ biến cho bạn bè và gia đình vào mùa thu. Họ có sẵn bất cứ nơi nào bán kẹo truyền thống, nhưng thành phố Nakatsugawa ở Gifu là đặc biệt nổi tiếng với các cửa hàng đặc sản, một số trong đó đã được hoạt động trong hơn một thế kỷ.

Xem thêm: Thỏa cơn thèm với 7 món tráng miệng từ matcha Nhật Bản

(Tổng hợp)

Mùa thu tại Việt Nam nên đi đâu

Mùa thu ở Việt Nam tiết trời cũng se lạnh và những hàng cây cũng bắt đầu thay màu lá của mình tạo nên một nét đẹp rất riêng. Dưới đây sẽ là những địa điểm du lịch thích hợp để bạn tận hưởng mùa thu của Việt Nam nhé.

Mùa thu tại Việt Nam nên đi đâu

Hà Nội

Hà Nội

Mùa thu được xem là mùa thích hợp nhất để bạn tìm đến với Hà Nội. Hà Nội khi vào thu trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Bạn sẽ yêu ngay cảm giác được đi bộ trên những con đường Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Tri Phương, Quán Thánh, Trần Đại Nghĩa để hít hà mùi thơm của hoa sữa. Không những thế, bạn còn được thưởng thức những món ngon đặc trưng của mùa thu Hà Nội như: Cốm, sấu chín, khoai ráy,…

Hà Giang

Hà Giang

Vào mùa thu độ tháng 10 hoa tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang khiến cho khung cảnh càng nên thơ hơn bao giờ hết, chinh phục từng khách du lịch. Đến đây bạn không chỉ được thả dáng chụp ảnh cùng những đồi hoa mà còn được ghé thăm nhiều cảnh đẹp hấp dẫn khác như: Thung lũng Sủng Là, phố cổ Đồng Văn, cao nguyên đá Đồng Văn,…

Đà Lạt

 Đà Lạt

Du lịch Đà Lạt vào độ mùa thu bạn sẽ được chiêm ngưỡng màu sắc rực rỡ của hoa dã quỳ tràn ngập trên khắp đường phố, dọc triền đồi là cỏ hồng hay màu vàng rực của mimosa. Du khách tới Đà Lạt không chỉ để ngắm cảnh mà còn để tận hưởng những phút giây trong lành của khí trời và cảm nhận cái se lạnh đặc trưng của Đà Lạt vào cuối thu. Bạn hãy đến để cảm nhận được hết sự tuyệt vời của mùa thu Đà Lạt nhé.

Sapa

Sapa

Sapa được gọi là nơi mang vẻ đẹp của bốn mùa, mỗi mùa Sapa khoác lên mình một màu sắc riêng biệt nhưng vô cùng ấn tượng với khách du lịch. Vào mùa thu, Sapa đẹp ngất ngây với sắc vàng tươi, là thời điểm những thửa ruộng bậc thang chạy thẳng tít tới tận chân trời vào mùa thu hoạch. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé đến và lưu cho mình những tấm ảnh thật đẹp nhé.

Tổng hợp


Cả bầu trời tuổi thơ chứa đựng trong những thức quà Trung Thu xưa

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ. Bánh chao, hồng đỏ, cốm xanh,… từng là quà vặt mà bọn trẻ trông ngóng nhất mỗi mùa trăng rằm.


"Trung thu là Tết thiếu nhi". Cứ mỗi dịp cuối tháng 8, đầu tháng 9, người lớn lại hát trêu nhau như vậy. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt rằng Trung thu là ngày đặc biệt nhất của bọn trẻ con, ngày còn quan trọng hơn cả sinh nhật.


Đó là ngày mà tất cả những đứa trẻ đều trở thành "ông hoàng bà chúa" nhí, khi chúng được cưng chiều, được cho ăn uống thỏa thích, được mua quần áo mới và đèn ông sao.

Ảnh: Kenh14.vn
Làm sao mà không tin được, khi dẫu hoàn cảnh còn hạn chế tới đâu, người lớn thời ấy vẫn nghĩ ra đủ món ngon để chiêu đãi bọn trẻ. Ngày nay, chúng ta ngán ngấy khi nghĩ đến bánh nướng bánh dẻo năm nào cũng ăn, nhưng ngày xưa, đấy là món quà vặt xa xỉ. Chính vì thế, nên bánh nướng, bánh dẻo không quá phổ biến, và các gia đình nghĩ ra nhiều món quà vặt rẻ tiền hơn cho trẻ con. Cũng vì thế, kí ức về mâm cỗ Trung thu xưa giản dị hơn, mộc mạc hơn, nhưng cũng đầy màu sắc hơn hẳn bây giờ.

Cốm và chuối trứng cút

 Tôi không nhớ lần đầu tiên mình ăn cốm và chuối trứng cuốc là khi nào, nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu nhìn thấy bàn tay mẹ cẩn thận bóc vỏ chuối tiêu đã chín mềm, xếp lên bọc cốm non. Thời khắc ấy, tôi quả quyết món ăn này… rất ngon. Trẻ con ăn bằng mắt trước tiên, mà cái màu vàng ươm của chuối trên nền cốm xanh nõn đã đủ khiến bọn trẻ thòm thèm.

Tôi không nhớ lần đầu tiên mình ăn cốm và chuối trứng cuốc là khi nào, nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu nhìn thấy bàn tay mẹ cẩn thận bóc vỏ chuối tiêu đã chín mềm, xếp lên bọc cốm non. Thời khắc ấy, tôi quả quyết món ăn này… rất ngon. Trẻ con ăn bằng mắt trước tiên, mà cái màu vàng ươm của chuối trên nền cốm xanh nõn đã đủ khiến bọn trẻ thòm thèm.

Đối với bọn trẻ, Trung thu đơn giản là mùa ăn chơi. Nhưng đối với người lớn, đó là thời điểm bung nở của sự sống. Trời đất ủ tinh hoa suốt một mùa hè, dường như chỉ đợi đến mùa thu để tung ra bao thức quà ngon. Có những đặc sản chỉ ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm vậy. Cốm non dịp Trung thu, tức đầu tháng 9, là đạt đến đỉnh cao của hương vị: dẻo, mềm, thoang thoảng vị ngọt rất thanh và cái béo nhẹ nhàng như sữa non. Để thêm thắt cho đúng tinh thần "tết thiếu nhi", người ta nghĩ ra cách ăn cốm với chuối tiêu (loại chuối ta khi chín mềm sẽ có đốm đen, nên còn được gọi là chuối trứng cút). Chuối bóc vỏ, ăn đến đâu thì chấm cốm đến đó. Cái dẻo thơm tinh tế của cốm hòa với vị ngọt nồng của chuối, tưởng không liên quan mà lại ăn ý lạ thường.

Đối với bọn trẻ, Trung thu đơn giản là mùa ăn chơi. Nhưng đối với người lớn, đó là thời điểm bung nở của sự sống. Trời đất ủ tinh hoa suốt một mùa hè, dường như chỉ đợi đến mùa thu để tung ra bao thức quà ngon. Có những đặc sản chỉ ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm vậy. Cốm non dịp Trung thu, tức đầu tháng 9, là đạt đến đỉnh cao của hương vị: dẻo, mềm, thoang thoảng vị ngọt rất thanh và cái béo nhẹ nhàng như sữa non.

Để thêm thắt cho đúng tinh thần "tết thiếu nhi", người ta nghĩ ra cách ăn cốm với chuối tiêu (loại chuối ta khi chín mềm sẽ có đốm đen, nên còn được gọi là chuối trứng cút). Chuối bóc vỏ, ăn đến đâu thì chấm cốm đến đó. Cái dẻo thơm tinh tế của cốm hòa với vị ngọt nồng của chuối, tưởng không liên quan mà lại ăn ý lạ thường. 

Quả hồng

Mâm cỗ xưa có xanh của cốm, vàng của chuối, thì cũng phải có cái đỏ rực nồng nàn của quả hồng chín, mà tôi đồ là mang mục đích thẩm mĩ là chính, "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Quả thật, so với các loại bánh trái hay cốm ngọt ngào, quả hồng không quá hấp dẫn về mặt hương vị, nhưng tết Trung thu xư mà thiếu màu đỏ của hồng thì trong "mất nhiệt" hẳn.

Mâm cỗ xưa có xanh của cốm, vàng của chuối, thì cũng phải có cái đỏ rực nồng nàn của quả hồng chín, mà tôi đồ là mang mục đích thẩm mĩ là chính, "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Quả thật, so với các loại bánh trái hay cốm ngọt ngào, quả hồng không quá hấp dẫn về mặt hương vị, nhưng tết Trung thu xư mà thiếu màu đỏ của hồng thì trong "mất nhiệt" hẳn.

Kì thực, lớn lên một chút, bạn mới thấy vị hồng chín mùa thu có cái ngon rất riêng của nó. Hồng lúc này vừa chín tới, mềm nhưng không nát, cắn một miếng là thịt hồng ngập răng, vị ngon ngọt và hương thơm ngào ngạt khắp khoang miệng, sung sướng hơn hẳn hồng giòn tuy ngọt mà chẳng thơm. Hồng chín khá ngọt nên thường được nhâm nhi cùng một ấm trà sen, hoặc trà xanh, vậy là quá đủ cho một mùa Trung thu cũ.

Kì thực, lớn lên một chút, bạn mới thấy vị hồng chín mùa thu có cái ngon rất riêng của nó. Hồng lúc này vừa chín tới, mềm nhưng không nát, cắn một miếng là thịt hồng ngập răng, vị ngon ngọt và hương thơm ngào ngạt khắp khoang miệng, sung sướng hơn hẳn hồng giòn tuy ngọt mà chẳng thơm. Hồng chín khá ngọt nên thường được nhâm nhi cùng một ấm trà sen, hoặc trà xanh, vậy là quá đủ cho một mùa Trung thu cũ.

Bánh chao

Tuy nhiên, thứ tôi ấn tượng nhất, mà cũng tìm kiếm mãi trong mùa Trung thu hiện đại là loại bánh "đầu thừa đuôi thẹo" với cái tên ngộ nghĩnh – bánh chao. Những ngày nay, mỗi khi nhìn hằng hà sa số các cửa hiệu bánh nướng bánh dẻo ngoài đường, hay thập diện mai phục các mẫu bánh hộp đem tặng, tôi lại ước gì người ta quay lại làm bánh chao, để không phải nhăn mày mỗi khi nghe hỏi: Sau mùa Trung thu, bánh nướng còn dư làm sao ăn hết?

Tuy nhiên, thứ tôi ấn tượng nhất, mà cũng tìm kiếm mãi trong mùa Trung thu hiện đại là loại bánh "đầu thừa đuôi thẹo" với cái tên ngộ nghĩnh – bánh chao. Những ngày nay, mỗi khi nhìn hằng hà sa số các cửa hiệu bánh nướng bánh dẻo ngoài đường, hay thập diện mai phục các mẫu bánh hộp đem tặng, tôi lại ước gì người ta quay lại làm bánh chao, để không phải nhăn mày mỗi khi nghe hỏi: Sau mùa Trung thu, bánh nướng còn dư làm sao ăn hết?

Đúng vậy, bánh chao chính là bánh nướng cũ được "tái chế" sau mùa trung thu. Khi đó, các lò bánh nhặt ra bánh còn thừa, cũ hoặc vỡ, cán dẹp ra rồi nặng thành những viên bánh tròn dẹt, chiên giòn, bỏ sỉ cho các tiệm tạp hóa. Bánh chao có mùi béo ngậy của mỡ, thơm của mè, ngọt ngọt mặn mặn đặc trưng của nhân bánh nướng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Ngày đó, một bọc bánh thế này có khoảng 10 - 20 chiếc, đủ cho trẻ con ăn thun thút cả buổi tối T rung thu.Nhà nào khéo tay hơn, không muốn ăn bánh cũ, thì sẽ tự làm bánh chao bằng nguyên liệu bánh nướng còn thừa. Về cơ bản, người ta chỉ cần cán dẹt phần bột bánh ra, trộn với đường, trứng, ngũ vị hương, mấy viên chao đỏ rồi chiên giòn.

Đúng vậy, bánh chao chính là bánh nướng cũ được "tái chế" sau mùa trung thu. Khi đó, các lò bánh nhặt ra bánh còn thừa, cũ hoặc vỡ, cán dẹp ra rồi nặng thành những viên bánh tròn dẹt, chiên giòn, bỏ sỉ cho các tiệm tạp hóa. Bánh chao có mùi béo ngậy của mỡ, thơm của mè, ngọt ngọt mặn mặn đặc trưng của nhân bánh nướng, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Ngày đó, một bọc bánh thế này có khoảng 10 - 20 chiếc, đủ cho trẻ con ăn thun thút cả buổi tối Trung thu. Nhà nào khéo tay hơn, không muốn ăn bánh cũ, thì sẽ tự làm bánh chao bằng nguyên liệu bánh nướng còn thừa. Về cơ bản, người ta chỉ cần cán dẹt phần bột bánh ra, trộn với đường, trứng, ngũ vị hương, mấy viên chao đỏ rồi chiên giòn.

Chỉ thế thôi, nhưng bánh chao luôn có vị trí đặc biệt trong lòng bọn trẻ ngày đó. Làm sao mà một món ăn làm từ đồ thừa lại có thể gây thòm thèm và thương nhớ đến thế? Làm sao mà khi đã thử đủ nhân bánh thập cẩm, gà quay, bào ngư, vi cá, người ta lại chỉ nhớ cái vị bánh rán còn khét mùi dầu?

Chỉ thế thôi, nhưng bánh chao luôn có vị trí đặc biệt trong lòng bọn trẻ ngày đó. Làm sao mà một món ăn làm từ đồ thừa lại có thể gây thòm thèm và thương nhớ đến thế? Làm sao mà khi đã thử đủ nhân bánh thập cẩm, gà quay, bào ngư, vi cá, người ta lại chỉ nhớ cái vị bánh rán còn khét mùi dầu? 

Và tôi tự hỏi, nếu Trung thu ngày bé là dịp để bày vẽ và xa hoa một chút, thì trong lễ Trung thu của người trưởng thành, chúng ta có nên học cách ăn "khổ" một chút, "đói" một chút, để biết quý những hương vị nguyên bản như thời con trẻ?

Và tôi tự hỏi, nếu Trung thu ngày bé là dịp để bày vẽ và xa hoa một chút, thì trong lễ Trung thu của người trưởng thành, chúng ta có nên học cách ăn "khổ" một chút, "đói" một chút, để biết quý những hương vị nguyên bản như thời con trẻ?

(Theo Kenh14.vn)

Bài đăng phổ biến