Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Gọi tên 5 bãi biển đẹp nhất tại Châu Á

Chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày đầu năm mới có được chuyến du lịch vi vu đến những bãi biển đẹp nhất tại châu Á.

Gọi tên 5 bãi biển đẹp nhất tại Châu Á

Boracay, Philippines

Boracay, Philippines

Điểm thu hút chính của Boracay là bãi biển thơ mộng với dải cát trắng dài 4km đẹp như tranh vẽ với nhiều quán bar, nhà hàng và cửa hàng bán đồ lặn. Và đừng quên ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp tại nơi đây trước khi đắm mình trong bữa tiệc tối và âm nhạc.

Yonaha Maehama, Nhật Bản

Yonaha Maehama, Nhật Bản

Nằm ở góc Tây Nam của đảo Miyako, bãi biển cát trắng này kéo dài hơn 6 km. Với làn nước trong vắt và nông, đây là địa điểm nổi tiếng cho du khách bơi lội và chơi các môn thể thao trên biển. Yonaha Maehama đem lại cảm giác thư thái, bình yên như một bãi biển tư nhân, giúp du khách xua tan đi những mệt mỏi trong cuộc sống.

Yalong Bay, Trung Quốc

 Yalong Bay, Trung Quốc

Quang cảnh kỳ vĩ ở vịnh Yalong sẽ khiến du khách phải sửng sốt. Ở đây, bất cứ phòng khách sạn nào trông ra biển đều sẽ cho du khách được thưởng ngoạn một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Arambol, Ấn Độ

Arambol, Ấn Độ

Bờ biển tại bang Goa vẫn giữ được vẻ hoang sơ và chưa bị thương mại hóa. Bạn có thể đi bộ trên bãi biển dài nhiều km và không bị phiền bởi âm thanh hỗn tạp. Gần bãi biển chính là một suối nước nóng và vịnh nhỏ nơi bạn có thể bơi cùng cá heo.

Maldives

Maldives

Maldives nằm bên bờ biển Laccadive, phía tây nam Sri Lanka trên Ấn Độ Dương. Đây là thiên đường nhiệt đới hấp dẫn hàng trăm nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới hàng năm tới thăm quan với những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, cây cối tươi tốt và có nước sạch. Ngoài ra, ở Maldives còn có vô số đảo san hô. Nếu bạn thích khám phá vẻ đẹp dưới nước, hãy đến thăm Maaya Thila, một trong những địa điểm lặn biển phổ biến và thú vị nhất ở Maldives.

Tổng hợp


Chiêm ngưỡng 6 giao lộ mê cung nổi tiếng thế giới

Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.

Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.

Cao tốc Diên An, Thượng Hải, Trung Quốc

Là đường cao tốc trên cao nằm ở thành phố Thượng Hải,  cao tốc Diên An được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với các tài xế khi lọt vào “mê cung” bên trong. Nút giao thông gồm 6 cấp cầu phức tạp cho phép hàng nghìn xe qua lại mỗi giờ. Ngoài ra, nơi này còn có đường ngang cho người đi bộ và đường ngang dành cho phương tiện địa phương.

Là đường cao tốc trên cao nằm ở thành phố Thượng Hải,  cao tốc Diên An được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với các tài xế khi lọt vào “mê cung” bên trong. Nút giao thông gồm 6 cấp cầu phức tạp cho phép hàng nghìn xe qua lại mỗi giờ. Ngoài ra, nơi này còn có đường ngang cho người đi bộ và đường ngang dành cho phương tiện địa phương.

Cầu Nam Phố, Thượng Hải, Trung Quốc

Đường cao tốc vành đai trong từ giao lộ Diên An dẫn thẳng đến cầu Nam Phố, nơi nối hai bờ Thượng Hải. Cây cầu với kết cấu xoắn nhiều vòng độc đáo không chỉ giải quyết ùn tắc giờ cao điểm mà còn có giá trị thẩm mỹ trong kiến trúc. Nam Phố là cây cầu nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 14.000-17.000 lượt xe cộ qua lại. Đặc biệt, ý tưởng chiếc cầu này là của một cậu bé 9 tuổi.

Đường cao tốc vành đai trong từ giao lộ Diên An dẫn thẳng đến cầu Nam Phố, nơi nối hai bờ Thượng Hải. Cây cầu với kết cấu xoắn nhiều vòng độc đáo không chỉ giải quyết ùn tắc giờ cao điểm mà còn có giá trị thẩm mỹ trong kiến trúc. Nam Phố là cây cầu nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 14.000-17.000 lượt xe cộ qua lại. Đặc biệt, ý tưởng chiếc cầu này là của một cậu bé 9 tuổi.

Giao lộ Tom Moreland, Mỹ

Giao lộ Tom Moreland được mệnh danh “spaghetti junction” (giao lộ mì Ý). Công trình cao tốc phức tạp ở Atlanta được thiết kế với hệ thống cầu 5 tầng chồng chéo. Dù những cây cầu trên không kết nối trực tiếp các làn với nhau, giao lộ này vẫn bị xếp vào danh sách những nút giao thông tắc nghẽn khủng khiếp tại Mỹ.

Giao lộ Tom Moreland được mệnh danh “spaghetti junction” (giao lộ mì Ý). Công trình cao tốc phức tạp ở Atlanta được thiết kế với hệ thống cầu 5 tầng chồng chéo. Dù những cây cầu trên không kết nối trực tiếp các làn với nhau, giao lộ này vẫn bị xếp vào danh sách những nút giao thông tắc nghẽn khủng khiếp tại Mỹ.

Giao lộ Judge Harry Pregerson, Mỹ

Judge Harry Pregerson (Mỹ) là một trong những nút giao thông đường bộ phức tạp bậc nhất thế giới. Nó được mệnh danh là những con quái vật của bang Los Angeles với 34 đường đan xen nhau trên 5 cấp độ, cao 40 m. Mỗi ngày có khoảng 600.000 phương tiện qua lại tại Judge Harry Pregerson. Nơi này được đặt tên theo vị thẩm phán liên bang trong vụ kiện liên quan tới việc xây dựng cao tốc I-105.

Judge Harry Pregerson (Mỹ) là một trong những nút giao thông đường bộ phức tạp bậc nhất thế giới. Nó được mệnh danh là những con quái vật của bang Los Angeles với 34 đường đan xen nhau trên 5 cấp độ, cao 40 m. Mỗi ngày có khoảng 600.000 phương tiện qua lại tại Judge Harry Pregerson. Nơi này được đặt tên theo vị thẩm phán liên bang trong vụ kiện liên quan tới việc xây dựng cao tốc I-105.

Giao lộ Oyamazaki, Nhật Bản

Được xem là nút giao thông "điên rồ" nhất đất nước mặt trời mọc. Tại đây, để rẽ đúng đường cần đi, bạn phải lái xe vài vòng và rất có thể bị mất phương hướng. Tuy nhiên, giao lộ này được thiết kế khá hoàn hảo, cho phép tài xế rẽ bất cứ hướng nào đều đến được mục tiêu. Nút giao thông gồm một số tuyến đường cắt nhau và đường tàu hỏa cao tốc Shinkanshen phía dưới.

Được xem là nút giao thông "điên rồ" nhất đất nước mặt trời mọc. Tại đây, để rẽ đúng đường cần đi, bạn phải lái xe vài vòng và rất có thể bị mất phương hướng. Tuy nhiên, giao lộ này được thiết kế khá hoàn hảo, cho phép tài xế rẽ bất cứ hướng nào đều đến được mục tiêu. Nút giao thông gồm một số tuyến đường cắt nhau và đường tàu hỏa cao tốc Shinkanshen phía dưới.

Khải hoàn môn, Pháp

Khải hoàn môn là điểm hội tụ của 12 con đường, trong đó có Champs-Elysees, đại lộ chính của thủ đô nước Pháp. Hoạt động giao thông xung quanh Khải hoàn môn hỗn loạn vì không có đèn tín hiệu giao thông. Giao lộ khiến nhiều người liên tưởng tới những con đường đông đúc của các quốc gia Đông Nam Á.

Khải hoàn môn là điểm hội tụ của 12 con đường, trong đó có Champs-Elysees, đại lộ chính của thủ đô nước Pháp. Hoạt động giao thông xung quanh Khải hoàn môn hỗn loạn vì không có đèn tín hiệu giao thông. Giao lộ khiến nhiều người liên tưởng tới những con đường đông đúc của các quốc gia Đông Nam Á. 

Vòng xuyến Magic Roundabout, Anh

Vòng xuyến Magic Roundabout (Anh) được xây dựng năm 1972, gồm một vòng xuyến lớn và năm vòng xoay nhỏ bên trong. Magic Roundabout gây hoang mang, khiến du khách lần đầu đến đây không biết làm sao để hiểu và tuân thủ vạch kẻ trên đường. Nhiều phương tiện tham gia giao thông khiến con đường nổi tiếng ở thành Rome càng thêm chật chội. Chính quyền địa phương đã phải bố trí sĩ quan cảnh sát đứng ở trung tâm mỗi vòng xuyến nhỏ để hướng dẫn những ngày đầu giao lộ hoạt động.

Vòng xuyến Magic Roundabout (Anh) được xây dựng năm 1972, gồm một vòng xuyến lớn và năm vòng xoay nhỏ bên trong. Magic Roundabout gây hoang mang, khiến du khách lần đầu đến đây không biết làm sao để hiểu và tuân thủ vạch kẻ trên đường. 

Nhiều phương tiện tham gia giao thông khiến con đường nổi tiếng ở thành Rome càng thêm chật chội. Chính quyền địa phương đã phải bố trí sĩ quan cảnh sát đứng ở trung tâm mỗi vòng xuyến nhỏ để hướng dẫn những ngày đầu giao lộ hoạt động. 


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Du lịch Nhật Bản, lạc bước vào "xứ sở" của đồ ngọt

Bên cạnh công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, Nhật Bản còn nổi tiếng thế giới bởi nền ẩm thực phong phú, từ đồ mặn đến đồ ngọt đều để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách, nhất là các món tráng miệng hoàn hảo cả về ngoại hình và độ thơm ngon.

Bên cạnh công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, Nhật Bản còn nổi tiếng thế giới bởi nền ẩm thực phong phú, từ đồ mặn đến đồ ngọt đều để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách, nhất là các món tráng miệng hoàn hảo cả về ngoại hình và độ thơm ngon.

Bánh Momiji Manju


Momiji manju là một loại bánh nướng có hình lá phong (momiji). Món bánh này xuất hiện từ năm 1907 và có rất nhiều biến thể khác nhau về nguyên liệu và hình thức sau hơn 100 năm ra đời. Vỏ bánh được làm từ trứng, sữa, mật ong. Loại nhân phổ biến nhất là đậu đỏ và mứt dâu. Ngoài ra, nhân chocolate, vani, trà xanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Người Nhật thường dùng bánh momiji manju với một tách trà xanh.

Momiji manju là một loại bánh nướng có hình lá phong (momiji). Món bánh này xuất hiện từ năm 1907 và có rất nhiều biến thể khác nhau về nguyên liệu và hình thức sau hơn 100 năm ra đời. Vỏ bánh được làm từ trứng, sữa, mật ong. Loại nhân phổ biến nhất là đậu đỏ và mứt dâu. Ngoài ra, nhân chocolate, vani, trà xanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Người Nhật thường dùng bánh momiji manju với một tách trà xanh.

Bánh mì nướng mật ong (Shibuya Toast)

Món bánh này ra đời ở khu vực mua sắm sầm uất nổi tiếng của Nhật Bản - Shibuya. Đây là món bánh mì ruột mềm, được nướng với bơ và siro lá phong hoặc mật ong, ăn kèm trái cây và kem viên. Shibuya toast là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự giòn rụm của bánh mì nướng, vị ngọt ngào của siro và chút mát lạnh của kem tươi.


Món bánh này ra đời ở khu vực mua sắm sầm uất nổi tiếng của Nhật Bản - Shibuya. Đây là món bánh mì ruột mềm, được nướng với bơ và siro lá phong hoặc mật ong, ăn kèm trái cây và kem viên. Shibuya toast là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự giòn rụm của bánh mì nướng, vị ngọt ngào của siro và chút mát lạnh của kem tươi.

Dango

Dango là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản với hương vị ấn tượng. Đây là bánh trôi làm từ bột gạo, được xiên trên một cái que và có nhiều màu sắc khác nhau (hồng, trắng, xanh lá,…). Bánh có nhiều hình dạng tùy vào phong tục của từng khu vực như hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Dango là món ăn bình dị, được người dân nước Nhật ưa chuộng và ăn quanh năm cùng với trà xanh.

Dango là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản với hương vị ấn tượng. Đây là bánh trôi làm từ bột gạo, được xiên trên một cái que và có nhiều màu sắc khác nhau (hồng, trắng, xanh lá,…). Bánh có nhiều hình dạng tùy vào phong tục của từng khu vực như hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Dango là món ăn bình dị, được người dân nước Nhật ưa chuộng và ăn quanh năm cùng với trà xanh.

Bánh mì dưa lưới

Bánh mì dưa lưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và Mỹ Latinh. Đây là loại bánh ngọt có hình dạng giống một quả dưa lưới với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài và sự mềm mịn bên trong. Nhờ độ thơm ngon và giá thành rẻ mà món bánh này xuất hiện ở hầu hết mọi cửa hàng tại Nhật, thậm chí còn được đưa vào các bộ phim và anime.

Bánh mì dưa lưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu ÁMỹ Latinh. Đây là loại bánh ngọt có hình dạng giống một quả dưa lưới với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài và sự mềm mịn bên trong. Nhờ độ thơm ngon và giá thành rẻ mà món bánh này xuất hiện ở hầu hết mọi cửa hàng tại Nhật, thậm chí còn được đưa vào các bộ phim và anime.

Bánh cá (Taiyaki)

Taiyaki là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Bánh được làm từ bột mì và thường có nhân là đậu đỏ. Ngoài ra, bánh còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác như: kem trứng, socola, caramel, trà xanh,… hoặc nhân mặn như xúc xích, gà, phô mai,… Món bánh này có bán tại mọi cửa hàng tiện lợi, siêu thị ở Nhật, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống, buổi dã ngoại, ngắm hoa ngoài trời.

Taiyaki là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Bánh được làm từ bột mì và thường có nhân là đậu đỏ. Ngoài ra, bánh còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác như: kem trứng, socola, caramel, trà xanh,… hoặc nhân mặn như xúc xích, gà, phô mai,… Món bánh này có bán tại mọi cửa hàng tiện lợi, siêu thị ở Nhật, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống, buổi dã ngoại, ngắm hoa ngoài trời.


Đá bào Kakigori

Đá bào kakigori là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời, nhiều người cho rằng kakigori xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11. Đây là món tráng miệng sử dụng đá bào hương vị siro với topping từ trái cây và kem tươi. Hương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa,… Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc.

Đá bào kakigori là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời, nhiều người cho rằng kakigori xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11. Đây là món tráng miệng sử dụng đá bào hương vị siro với topping từ trái cây và kem tươi. Hương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa,… Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc.

Anmitsu

Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản rất được yêu thích trong những tháng hè nắng nóng. Một bát anmitsu thường gồm thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, kem vani hoặc trà xanh, siro đường nâu và các loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Anmitsu mang một vẻ đẹp rất tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa của màu sắc và những nguyên liệu tự nhiên đúng chất Nhật Bản.

Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản rất được yêu thích trong những tháng hè nắng nóng. Một bát anmitsu thường gồm thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, kem vani hoặc trà xanh, siro đường nâu và các loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Anmitsu mang một vẻ đẹp rất tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa của màu sắc và những nguyên liệu tự nhiên đúng chất Nhật Bản.

Kit Kat


Kit Kat có xuất xứ từ nước Anh và được đưa vào thị trường Nhật Bản từ năm 1973. Giờ đây, Kit Kat đã trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng ở Nhật và đất nước này hiện là thị trường lớn thứ hai của Kit Kat trên thế giới, chỉ sau quê hương của nó là nước Anh. Bên cạnh vị chocolate nguyên bản, người Nhật đã phát minh ra hơn 100 hương vị mới như: táo, bí đỏ, dâu, nho, lê, trà xanh, cam quýt, đậu nành,…

Kit Kat có xuất xứ từ nước Anh và được đưa vào thị trường Nhật Bản từ năm 1973. Giờ đây, Kit Kat đã trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng ở Nhật và đất nước này hiện là thị trường lớn thứ hai của Kit Kat trên thế giới, chỉ sau quê hương của nó là nước Anh. Bên cạnh vị chocolate nguyên bản, người Nhật đã phát minh ra hơn 100 hương vị mới như: táo, bí đỏ, dâu, nho, lê, trà xanh, cam quýt, đậu nành,…

Mochi


Mochi là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp mochigome giàu gluten. Nhân mochi rất đa dạng, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Món bánh này không những được ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.

Mochi là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp mochigome giàu gluten. Nhân mochi rất đa dạng, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Món bánh này không những được ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.

Bánh giọt nước (Mizu Shingen Mochi)

Mizu Shingen Mochi xuất hiện ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013 và nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực mới không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nhờ hình dạng như giọt nước với màu trắng trong suốt và tinh khiết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng miệng này chủ yếu là từ nước, nhưng không phải nước lọc thông thường mà là nước từ dãy núi Alps, sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác và đổ vào khuôn để nước đông đặc lại. Bánh có vị ngọt thanh, mát lạnh, mềm mại và thường được ăn kèm với bột đậu nành kinaki và siro đường đen.

Mizu Shingen Mochi xuất hiện ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013 và nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực mới không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nhờ hình dạng như giọt nước với màu trắng trong suốt và tinh khiết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng miệng này chủ yếu là từ nước, nhưng không phải nước lọc thông thường mà là nước từ dãy núi Alps, sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác và đổ vào khuôn để nước đông đặc lại. Bánh có vị ngọt thanh, mát lạnh, mềm mại và thường được ăn kèm với bột đậu nành kinaki và siro đường đen.


(Tổng hợp)

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Mê mẩn trước những đồ thủ công tinh xảo tại Fukushima, Nhật Bản


Tại Nhật Bản, vùng Tohoku, Fukushima được du khách khắp nơi đặc biệt yêu thích bởi nghề thủ công cổ xưa ấn tượng tại đây. Những sản phẩm ở vùng Tohoku được thực hiện bởi sự ti mỉ và công phu của người nghệ nhân, khiến chúng đạt đến sự hoàn mỹ ấn tượng.

Tại Nhật Bản, vùng Tohoku, Fukushima được du khách khắp nơi đặc biệt yêu thích bởi nghề thủ công cổ xưa ấn tượng tại đây. Những sản phẩm ở vùng Tohoku được thực hiện bởi sự ti mỉ và công phu của người nghệ nhân, khiến chúng đạt đến sự hoàn mỹ ấn tượng.

Nến họa tiết


Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến.     Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm.


Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến.

Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm.

Magewappa


Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong.     Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong.

Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Búp bê Kokeshi

Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn.     Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản.

Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn.

Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản.

Hình thêu Kogin-zashi

Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori.     Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa.

Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori.

Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa.

Đồ sơn mài Tsugaru


Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm.     Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí.


Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm.

Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí.

Vải nhuộm Nambu

Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp.

Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp.




(Tổng hợp)

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Gọi tên những món mì siêu ngon trên thế giới

Nếu bạn là một tín đồ chính hiệu của món mì, thì đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những bát mì siêu ngon, siêu nổi tiếng trên thế giới. Hãy nhanh chân đến du lịch tại các nước sau đây để thưởng thức món mì ngon và có cảm nhận cho riêng mình bạn nhé.

Gọi tên những món mì siêu ngon trên thế giới

Pasta, Ý

Pasta, Ý

Đất nước của những vũ điệu Pasta không thể vắng mặt trong số những quốc gia có món mì ngon nhất thế giới. Trước đây, mì Ý truyền thống được xào với sốt cà chua, thịt bò bằm, hành tây xắt lựu, được xem là món ăn hàng ngày của những người thuộc tầng lớp bình dân cho đến trung lưu. Ngày nay, để tăng thêm sự phong phú cho món ăn, mì Pasta đã được chế biến với nhiều hương vị khác nhau.

Mì Ramen, Nhật Bản

Mì Ramen, Nhật Bản

Sợi mì ramen được làm từ lúa mì và một bát mì Ramen có thể kết hợp với nhiều loại nước dùng cũng như phần nguyên liệu để bên trên khác nhau, khi đến Nhật Bản ghé vào các nhà hàng bạn có thể thưởng thức nhiều loại mì Ramen khác nhau.

Ramen kết hợp với nước dùng từ thịt bò, thịt gà, cá, tương miso và rong biển. Còn các nguyên liệu đi kèm (phần để bên trên bát) thì gần như nhiều vô kể, chẳng hạn thịt bò, thịt gà, tôm, cá, trứng, đậu phụ, bạch tuộc, rau xanh, giá đỗ và nhiều hơn thế.

Mì lạnh Naengmyeon, Hàn Quốc

Mì lạnh Naengmyeon, Hàn Quốc

Naengmyeon có nhiều loại được biến tấu khác nhau, tuy nhiên điểm chung là sợi mì rất đặc biệt màu nâu, nhỏ, dai, dài và không dính vào nhau. Một bát mì Naengmyeon thường gồm một vắt mì và nước dùng ngập khoảng 2/3 vắt mì. Bên trên là vài lát thịt heo, một miếng trứng luộc, dưa leo thái sợi, lê, tương ớt và vài viên đá lạnh. Nước dùng Naengmyeon có vị chua của kim chi, vị ngọt nước luộc thịt, vị cay của tương ớt và nhất là cảm giác lạnh mát của đá trong nước dùng.

Mì sốt nấm Stroganoff, Nga

Mì sốt nấm Stroganoff, Nga

Món Stroganoff của Nga được biết đến như một món chế biến với bò, nhưng phiên bản chay này cũng cực kỳ hấp dẫn. Hương vị đậm đà trong món chay được tạo nên bởi nước ngâm từ nấm thịt porcinis dùng xào nấm cremini, hành tây và cải xoăn đến cạn nước sẽ thêm rượu vào.  Nước sốt được làm từ kem chua, bơ và nước luộc pasta được rưới lên mì trứng.

Mì qua cầu Vân Nam, Trung Quốc

Mì qua cầu Vân Nam, Trung Quốc

Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất đến từ tỉnh Vân Nam. Đằng sau tên của món ăn là một câu chuyện ngọt ngào về tình nghĩa vợ chồng. Mì qua cầu gồm các nguyên liệu chính là nước dùng gà bổ dưỡng, mì gạo, thịt và rau xắt nhỏ cùng nhiều loại gia vị đặc biệt. Mì qua cầu là một trong những món ăn được ưa thích nhất của Vân Nam và thực khách có thể được tìm thấy món ăn này ở khắp mọi nơi từ các nhà hàng cao cấp đến các quán ăn ven đường.

Tổng hợp


Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

6 vùng đất dành cho các tín đồ yêu động vật

Nhật Bản có hòn đảo dành riêng cho mèo hay thỏ, Bahamas hấp dẫn khách du lịch bởi số lượng lợn hoang lớn. Đó là những vùng đất có nhiều động vật hơn người sinh sống.

Nhật Bản có hòn đảo dành riêng cho mèo hay thỏ, Bahamas hấp dẫn khách du lịch bởi số lượng lợn hoang lớn. Đó là những vùng đất có nhiều động vật hơn người sinh sống.

Đảo Big Major Cay, Bahamas

Big Major Cay hay còn gọi đảo lợn, là vùng đất xưa kia không có người ở, tọa lạc tại Exuma, Bahamas. Sở dĩ địa điểm du lịch nổi tiếng này có tên gọi độc đáo như vậy bởi đây là nơi cư trú và sinh sống của đàn lợn hoang. Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy khoảng 20 con lợn đi lại tự do bên bãi biển. Hiện nay, người dân từ nơi khác cũng đã di chuyển đến hòn đảo để sinh sống và phát triển các dịch vụ du lịch.

Big Major Cay hay còn gọi đảo lợn, là vùng đất xưa kia không có người ở, tọa lạc tại Exuma, Bahamas. Sở dĩ địa điểm du lịch nổi tiếng này có tên gọi độc đáo như vậy bởi đây là nơi cư trú và sinh sống của đàn lợn hoang. Đặt chân đến đây, bạn sẽ thấy khoảng 20 con lợn đi lại tự do bên bãi biển. Hiện nay, người dân từ nơi khác cũng đã di chuyển đến hòn đảo để sinh sống và phát triển các dịch vụ du lịch.

Đảo Tashirojima, Nhật Bản

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Đảo Tashirojima (Nhật Bản) là địa điểm du lịch nổi tiếng cho những người yêu mèo. Với dân số chỉ khoảng 100 người, nơi này thường được gọi với tên "đảo mèo". Người dân Tashirojima tin việc cho mèo ăn sẽ đem lại sự giàu có và may mắn. Các du khách yêu động vật đến đây để được vuốt ve những con mèo thân thiện và không sợ người. Chó là loài động vật bị cấm đặt chân tới đảo. Bởi vậy, bạn nên lưu ý nếu muốn dắt thú cưng của mình theo.

Làng Zao, Nhật Bản

Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao (Nhật Bản), nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi.

Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao (Nhật Bản), nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi. 

Cáo tại làng Zao được bảo tồn trong môi trường hoang dã, sống tự do theo bản năng, tập quán. Đây là nơi có khí hậu phù hợp cho loài cáo sinh sản và phát triển. Ngôi làng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan từ 9-16h, giá vé vào cửa là 700 yen/người (khoảng 155.000 đồng). Cáo trong làng đi lại tự do và thân thiện với con người.

Cáo tại làng Zao được bảo tồn trong môi trường hoang dã, sống tự do theo bản năng, tập quán. Đây là nơi có khí hậu phù hợp cho loài cáo sinh sản và phát triển. Ngôi làng bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan từ 9-16h, giá vé vào cửa là 700 yen/người (khoảng 155.000 đồng). Cáo trong làng đi lại tự do và thân thiện với con người.

Okunoshima, Nhật Bản

Okunoshima (Nhật Bản) là thiên đường thỏ ở Nhật với số lượng lên tới hàng trăm con. Nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tồn tại của thỏ trên đảo. Có người cho rằng, thỏ được đưa đến đảo Okunoshima từ Thế chiến thứ 2 làm vật thử nghiệm vũ khí hóa học của quân đội. Luồng ý kiến khác cho rằng, kể từ khi hòn đảo phát triển du lịch, người dân đã nuôi thỏ nhằm thu hút du khách và ngày nay chúng sinh sôi với số lượng lớn.

Okunoshima (Nhật Bản) là thiên đường thỏ ở Nhật với số lượng lên tới hàng trăm con. Nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tồn tại của thỏ trên đảo. Có người cho rằng, thỏ được đưa đến đảo Okunoshima từ Thế chiến thứ 2 làm vật thử nghiệm vũ khí hóa học của quân đội. Luồng ý kiến khác cho rằng, kể từ khi hòn đảo phát triển du lịch, người dân đã nuôi thỏ nhằm thu hút du khách và ngày nay chúng sinh sôi với số lượng lớn.

Đảo hải cẩu, Nam Phi

Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có cây cối hay thảm thực vật xanh mượt, thay vào đó là những đàn hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá.

Đảo hải cẩu là một hòn đảo nhỏ trên vịnh False, gần thủ đô Cape Town, Nam Phi. Không giống những hòn đảo khác, nơi này không có cây cối hay thảm thực vật xanh mượt, thay vào đó là những đàn hải cẩu và các tảng đá trơ trọi. Mỗi ngày, hàng trăm con hải cẩu chen chúc phơi mình tắm nắng trên những phiến đá.

Đảo Cayo Santiago, Puerto Rico

Đảo Cayo Santiago (Puerto Rico) là nơi trú ngụ của gần 1.000 con khỉ rhesus. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện tại, hòn đảo là cơ sở nghiên cứu loài linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống.

Đảo Cayo Santiago (Puerto Rico) là nơi trú ngụ của gần 1.000 con khỉ rhesus. Chúng là hậu duệ của hơn 400 con khỉ được nhập từ Ấn Độ vào năm 1938 để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hiện tại, hòn đảo là cơ sở nghiên cứu loài linh trưởng của một số tổ chức khoa học. Các chuyên gia thường chỉ làm việc tại đây vào ban ngày và sẽ trả lại không gian biệt lập dành cho loài khỉ khi màn đêm buông xuống. 


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Ngọt ngào hương vị bánh ngon Nhật Bản

Xứ sở hoa anh đào Nhật Bản vốn nổi tiếng với nền ẩm thực tinh tế, đậm đà bản sắc phương Đông. Người Nhật yêu thích những hương vị tự nhiên, sự bài trí cầu kỳ làm nên món ăn tuyệt vời. Những món bánh ngọt cũng không ngoại lệ, với màu sắc bắt mắt, cách chế biến công phu, hương vị độc đáo của từng loại bánh ở đất nước này đã làm cho những ai một lần nếm thử đề phải vấn vương.

Ngọt ngào hương vị bánh ngon Nhật Bản

Baumkuchen 

Baumkuchen

Baumkuchen là một loại bánh ngọt độc đáo được khai sinh từ nước Đức nhưng lại thành danh ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Món bánh ngọt độc đáo này được hình thành từ 15 – 20 lớp bột. Tuy nhiên, trên thực tế bánh có thể có nhiều lớp hơn thế khi quá trình phết bột – nướng bánh – rồi lại phết bột liên tục được lặp đi lặp lại.

Sự quyến rũ của món bánh ngọt này bắt nguồn từ màu sắc, độ dày và dĩ nhiên phải kể đến cả hương vị. Bánh không nên có màu sắc quá đậm và các vòng tròn đồng tâm cần có độ dày ngang nhau. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ dai ở lớp vỏ nhưng bên trong lại mềm mại, ngọt ngào như bánh bông lan và tan ngay trong miệng, đọng lại dư vị ngọt mát khó cưỡng. 

Mochi

Mochi

Nhắc đến những món bánh ngọt nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang thì không thể bỏ qua cái tên Mochi. Nhiều người cho rằng món bánh này được yêu thích bởi hình dáng xinh đẹp chẳng khác gì những chiếc Macaron ở nước Pháp. Món bánh gồm 3 lớp, lớp vỏ là cơm nếp giã nhuyễn bao bọc lớp nhân là đậu đỏ, đậu xanh, trà xanh, rồi cho thêm chút kem tươi, hoa quả ở lớp trong cùng. Ngoài ra, còn có món bánh Mochi giọt nước với tạo hình trong suốt, đẹp tinh xảo rất được du khách ưa chuộng.

Yokan

Yokan

Món bánh Yokan làm từ rong biển và đường mía, trông vẻ ngoài có nét giống thạch. Khi thưởng thức món bánh này bạn sẽ cảm thấy dường như mùa hè cũng trở nên dịu êm hơn rất nhiều. Điểm đặc biệt của bánh Yokan là những hình vẽ chìm bên trong bánh. Qua lớp bánh trong suốt, những hình ảnh hiện lên rất sống động và tinh tế như một bức tranh thu nhỏ. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.

Dango

Dango

Đây là một loại bánh bao hình tròn thơm ngon được làm từ bột nếp, vo tròn thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào que, rưới lên một lớp mật mía. Khi ăn bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự dẻo thơm cũng vị ngọt khó lòng cưỡng lại được. Nếu dùng kèm với một loại sốt đậu trắng đặc biệt, bánh sẽ ngon hơn nhờ vị đắng ngọt đặc trưng.

Tengu-Yaki

Tengu-Yaki

Tengu-Yaki là một đặc sản của vùng núi Takao, có hình dáng như khuôn mặt của Karasu Tengu, một con yêu tinh mũi dài. Kết hợp trong bánh là bột đậu không quá dày cũng không quá ngọt, bột bánh được làm từ đậu đen của vùng Hokkaido. Cắn nhẹ chiếc bánh với vỏ ngoài mỏng, giòn tan nhưng bên trong lại dai dai thơm thơm. Người ta nói rằng Karasu Tengu có khả năng xua đuổi tà ác, mang đến may mắn và tài lộc.


Tổng hợp

Tìm hiểu về trang phục truyền thống đón Tết ở các nước

Tết Nguyên Đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Tết Nguyên đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước thuộc Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Vào dịp này, trang phục truyền thống thường được phái đẹp ưu tiên diện. Dù khác nhau về kiểu dáng nhưng trang phục của 4 nước đều có điểm chung là mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Sườn xám, Trung Quốc

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.    Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Sườn xám là trang phục truyền thống dành cho phái nữ Trung Quốc. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái Trung Hoa xúng xính trong chiếc sườn xám màu đỏ – gam màu vốn được xem là may mắn tại các nước châu Á. Ngoài ra, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được ưa chuộng để diện vào ngày Tết.

Sườn xám của Trung Quốc ra đời cách đây hơn 2.000 năm. Vào năm 1930-1940, tại Thượng Hải – kinh đô thời trang Trung Hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng. Do chịu ảnh hưởng từ phương Tây, sườn xám không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo. Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc. Vào dịp Tết đến Xuân về, sườn xám mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Hanbok, Hàn Quốc

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô. Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục. Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương Đông. Ngoài Hanbok truyền thống với nhiều lớp áo váy, giới trẻ Hàn còn diện Hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Kimono, Nhật Bản

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.    Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Các cô gái xứ Phù Tang thường lựa chọn kimono để diện vào dịp lễ hội. Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, nên họa tiết hoa, lá… vừa được sử dụng nhiều vào ngày Xuân vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản. Ngoài ra, yukaka cũng là trang phục truyền thống có thiết kế giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.

Bạn có biết, người mặc kimono cần phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Áo dài, Việt Nam

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ra đời từ triều Chúa Nguyễn, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt. Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc áo dài đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ thủ công.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.

Ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những phiên bản áo dài với sự khác biệt đôi chút về kiểu dáng. Những năm gần đây, áo dài diện trong mùa Xuân được cách tân mạnh mẽ, với kiểu dáng tiện dụng, thoải mái hơn cho những chuyến du ngoạn đầu năm.


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến