Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Du lịch Nhật Bản, lạc bước vào "xứ sở" của đồ ngọt

Bên cạnh công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, Nhật Bản còn nổi tiếng thế giới bởi nền ẩm thực phong phú, từ đồ mặn đến đồ ngọt đều để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách, nhất là các món tráng miệng hoàn hảo cả về ngoại hình và độ thơm ngon.

Bên cạnh công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, Nhật Bản còn nổi tiếng thế giới bởi nền ẩm thực phong phú, từ đồ mặn đến đồ ngọt đều để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách, nhất là các món tráng miệng hoàn hảo cả về ngoại hình và độ thơm ngon.

Bánh Momiji Manju


Momiji manju là một loại bánh nướng có hình lá phong (momiji). Món bánh này xuất hiện từ năm 1907 và có rất nhiều biến thể khác nhau về nguyên liệu và hình thức sau hơn 100 năm ra đời. Vỏ bánh được làm từ trứng, sữa, mật ong. Loại nhân phổ biến nhất là đậu đỏ và mứt dâu. Ngoài ra, nhân chocolate, vani, trà xanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Người Nhật thường dùng bánh momiji manju với một tách trà xanh.

Momiji manju là một loại bánh nướng có hình lá phong (momiji). Món bánh này xuất hiện từ năm 1907 và có rất nhiều biến thể khác nhau về nguyên liệu và hình thức sau hơn 100 năm ra đời. Vỏ bánh được làm từ trứng, sữa, mật ong. Loại nhân phổ biến nhất là đậu đỏ và mứt dâu. Ngoài ra, nhân chocolate, vani, trà xanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Người Nhật thường dùng bánh momiji manju với một tách trà xanh.

Bánh mì nướng mật ong (Shibuya Toast)

Món bánh này ra đời ở khu vực mua sắm sầm uất nổi tiếng của Nhật Bản - Shibuya. Đây là món bánh mì ruột mềm, được nướng với bơ và siro lá phong hoặc mật ong, ăn kèm trái cây và kem viên. Shibuya toast là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự giòn rụm của bánh mì nướng, vị ngọt ngào của siro và chút mát lạnh của kem tươi.


Món bánh này ra đời ở khu vực mua sắm sầm uất nổi tiếng của Nhật Bản - Shibuya. Đây là món bánh mì ruột mềm, được nướng với bơ và siro lá phong hoặc mật ong, ăn kèm trái cây và kem viên. Shibuya toast là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự giòn rụm của bánh mì nướng, vị ngọt ngào của siro và chút mát lạnh của kem tươi.

Dango

Dango là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản với hương vị ấn tượng. Đây là bánh trôi làm từ bột gạo, được xiên trên một cái que và có nhiều màu sắc khác nhau (hồng, trắng, xanh lá,…). Bánh có nhiều hình dạng tùy vào phong tục của từng khu vực như hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Dango là món ăn bình dị, được người dân nước Nhật ưa chuộng và ăn quanh năm cùng với trà xanh.

Dango là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản với hương vị ấn tượng. Đây là bánh trôi làm từ bột gạo, được xiên trên một cái que và có nhiều màu sắc khác nhau (hồng, trắng, xanh lá,…). Bánh có nhiều hình dạng tùy vào phong tục của từng khu vực như hình tròn, hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh hình tròn. Dango là món ăn bình dị, được người dân nước Nhật ưa chuộng và ăn quanh năm cùng với trà xanh.

Bánh mì dưa lưới

Bánh mì dưa lưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và Mỹ Latinh. Đây là loại bánh ngọt có hình dạng giống một quả dưa lưới với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài và sự mềm mịn bên trong. Nhờ độ thơm ngon và giá thành rẻ mà món bánh này xuất hiện ở hầu hết mọi cửa hàng tại Nhật, thậm chí còn được đưa vào các bộ phim và anime.

Bánh mì dưa lưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu ÁMỹ Latinh. Đây là loại bánh ngọt có hình dạng giống một quả dưa lưới với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài và sự mềm mịn bên trong. Nhờ độ thơm ngon và giá thành rẻ mà món bánh này xuất hiện ở hầu hết mọi cửa hàng tại Nhật, thậm chí còn được đưa vào các bộ phim và anime.

Bánh cá (Taiyaki)

Taiyaki là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Bánh được làm từ bột mì và thường có nhân là đậu đỏ. Ngoài ra, bánh còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác như: kem trứng, socola, caramel, trà xanh,… hoặc nhân mặn như xúc xích, gà, phô mai,… Món bánh này có bán tại mọi cửa hàng tiện lợi, siêu thị ở Nhật, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống, buổi dã ngoại, ngắm hoa ngoài trời.

Taiyaki là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Bánh được làm từ bột mì và thường có nhân là đậu đỏ. Ngoài ra, bánh còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác như: kem trứng, socola, caramel, trà xanh,… hoặc nhân mặn như xúc xích, gà, phô mai,… Món bánh này có bán tại mọi cửa hàng tiện lợi, siêu thị ở Nhật, đặc biệt trong các lễ hội truyền thống, buổi dã ngoại, ngắm hoa ngoài trời.


Đá bào Kakigori

Đá bào kakigori là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời, nhiều người cho rằng kakigori xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11. Đây là món tráng miệng sử dụng đá bào hương vị siro với topping từ trái cây và kem tươi. Hương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa,… Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc.

Đá bào kakigori là một trong những món ăn có lịch sử lâu đời, nhiều người cho rằng kakigori xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 11. Đây là món tráng miệng sử dụng đá bào hương vị siro với topping từ trái cây và kem tươi. Hương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa,… Điểm đặc biệt của món ăn này là có một viên bánh nếp của Nhật rưới thêm sữa đặc.

Anmitsu

Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản rất được yêu thích trong những tháng hè nắng nóng. Một bát anmitsu thường gồm thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, kem vani hoặc trà xanh, siro đường nâu và các loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Anmitsu mang một vẻ đẹp rất tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa của màu sắc và những nguyên liệu tự nhiên đúng chất Nhật Bản.

Anmitsu là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản rất được yêu thích trong những tháng hè nắng nóng. Một bát anmitsu thường gồm thạch rau câu, bánh nếp, mứt đậu đỏ, kem vani hoặc trà xanh, siro đường nâu và các loại trái cây khác nhau được cắt miếng nhỏ. Anmitsu mang một vẻ đẹp rất tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa của màu sắc và những nguyên liệu tự nhiên đúng chất Nhật Bản.

Kit Kat


Kit Kat có xuất xứ từ nước Anh và được đưa vào thị trường Nhật Bản từ năm 1973. Giờ đây, Kit Kat đã trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng ở Nhật và đất nước này hiện là thị trường lớn thứ hai của Kit Kat trên thế giới, chỉ sau quê hương của nó là nước Anh. Bên cạnh vị chocolate nguyên bản, người Nhật đã phát minh ra hơn 100 hương vị mới như: táo, bí đỏ, dâu, nho, lê, trà xanh, cam quýt, đậu nành,…

Kit Kat có xuất xứ từ nước Anh và được đưa vào thị trường Nhật Bản từ năm 1973. Giờ đây, Kit Kat đã trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng ở Nhật và đất nước này hiện là thị trường lớn thứ hai của Kit Kat trên thế giới, chỉ sau quê hương của nó là nước Anh. Bên cạnh vị chocolate nguyên bản, người Nhật đã phát minh ra hơn 100 hương vị mới như: táo, bí đỏ, dâu, nho, lê, trà xanh, cam quýt, đậu nành,…

Mochi


Mochi là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp mochigome giàu gluten. Nhân mochi rất đa dạng, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Món bánh này không những được ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.

Mochi là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo nếp mochigome giàu gluten. Nhân mochi rất đa dạng, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Món bánh này không những được ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn.

Bánh giọt nước (Mizu Shingen Mochi)

Mizu Shingen Mochi xuất hiện ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013 và nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực mới không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nhờ hình dạng như giọt nước với màu trắng trong suốt và tinh khiết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng miệng này chủ yếu là từ nước, nhưng không phải nước lọc thông thường mà là nước từ dãy núi Alps, sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác và đổ vào khuôn để nước đông đặc lại. Bánh có vị ngọt thanh, mát lạnh, mềm mại và thường được ăn kèm với bột đậu nành kinaki và siro đường đen.

Mizu Shingen Mochi xuất hiện ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013 và nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực mới không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nhờ hình dạng như giọt nước với màu trắng trong suốt và tinh khiết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng miệng này chủ yếu là từ nước, nhưng không phải nước lọc thông thường mà là nước từ dãy núi Alps, sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác và đổ vào khuôn để nước đông đặc lại. Bánh có vị ngọt thanh, mát lạnh, mềm mại và thường được ăn kèm với bột đậu nành kinaki và siro đường đen.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Đến thăm quê hương của ông già Noel

Vào mỗi dịp Giáng sinh, khách du lịch từ khắp nơi thường đổ về thành phố Rovaniem (Phần Lan) để tận hưởng không khí ngày lễ và tìm gặp ông già Noel.

Đến thăm quê hương của ông già Noel

Lapland, Phần Lan

Lapland, Phần Lan

Theo truyền thuyết, ông già Noel sinh sống giữa những vùng núi tuyết phủ ở Bắc Cực nhưng vì muốn bảo vệ chốn bí mật, ông đã tạo ra một địa điểm khác để mọi người có thể đón Giáng sinh cùng mình. Năm 2010, thành phố Rovaniemi, thủ phủ vùng Lapland, đã tự nhận là quê hương của ông già Noel. 

Santa Claus Village 

Santa Claus Village

Cách trung tâm thành phố Rovaniemi khoảng 8 km về phía bắc, Santa Claus Village (Làng của ông già Noel) mở cửa chào đón du khách mỗi ngày. Điểm đến hút khách nhất của Lapland được miêu tả như một resort đúng nghĩa với hàng loạt cửa hàng lưu niệm, nhà hàng, quán cà phê... Tuy nhiên, 3 địa điểm hấp dẫn hơn cả chính là Santa Claus Office, Santa Claus Main Post Office và Arctic Circle. 

Santa Claus Office (văn phòng của ông già Noel) 

Santa Claus Office (văn phòng của ông già Noel)

Là địa điểm chính thức cho du khách gặp gỡ nhân vật nổi tiếng nhất thế giới - ông già Noel. Tại đây, trẻ nhỏ có thể khám phá nhiều bí mật thú vị về nhân vật này, chẳng hạn như bộ điều khiển tốc độ quay Trái Đất. Trung bình mỗi năm, ông già Tuyết đón tiếp khoảng 300.000 lượt khách. Đặc biệt, trong dịp lễ Giáng sinh, số lượng khách tăng vọt, ông già Noel cũng bận rộn hơn với hàng trăm lượt khách tới thăm mỗi ngày. 

Cơ hội chụp hình cùng ông già tuyết

Cơ hội chụp hình cùng ông già tuyết

Để gặp được ông già Tuyết và có cơ hội chụp ảnh cùng nhân vật này, du khách sẽ phải xếp hàng chờ lượt. Tuy nhiên, việc chụp ảnh không miễn phí. Mỗi lượt chụp chung với ông già Noel, du khách phải trả ít nhất 30 euro (35 USD) và không được sử dụng máy ảnh cá nhân. 

Tuần lộc kéo xe

Tuần lộc kéo xe

Tuần lộc kéo xe là một trong những hình ảnh gắn liền với ông già Noel nên chắc chắn đây là điều không thể thiếu khi bạn đến thăm nơi này. Dù không thể bay giữa trời như trong truyện cổ tích, du khách vẫn có thể trải nghiệm cảm giác ngồi trên cỗ xe thần kỳ được những chú tuần lộc kéo đi trên tuyết. Giá của dịch vụ này là 55 euro cho trẻ em và 77 euro cho người lớn trong quãng đường 3 km. 

Bưu điện chính của ông già Noel

Bưu điện chính của ông già Noel

Bưu điện chính của ông già Noel thuộc mạng lưới dịch vụ bưu chính quốc gia Phần Lan. Tại đây, du khách có thể "đặt hàng" ông già Noel gửi thiệp, quà Giáng sinh... đến những người thân yêu với một dấu bưu điện chính thức ở đây mà không nơi nào có để làm họ bất ngờ. Từ năm 1985, ông già Noel nhận khoảng 15 triệu lá thư từ 198 quốc gia, vùng lãnh thổ gửi đến, nên tại bưu điện, bạn cũng có thể xem qua những lá thư đáng yêu này của trẻ em khắp thế giới. 

Arctic Circle

Arctic Circle

Arctic Circle, hay vòng Bắc Cực là vĩ tuyến 66 độ 33 phút Bắc. Đây là một trong những dấu mốc địa lý đặc biệt trên Trái Đất - nơi diễn ra những hiện tượng kỳ thú như Mặt Trời nửa đêm (Midnight Sun) hay Đêm vùng cực (Polar Night). Vòng Bắc Cực chạy qua Santa Claus Village ở Rovaniemi được đánh dấu rõ ràng, dễ nhận biết. Do đó, khi đến đây, du khách không thể bỏ qua điểm check-in độc lạ này.

Ngoài ra, tại đây cũng có nhiều cửa hàng lưu niệm nơi du khách có thể mua vô số các món đồ liên quan tới dịp lễ cuối năm. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

6 điều cấm kỵ nên biết trước khi du lịch đến Philippines

Philippines là quốc gia có nền văn hóa bản địa đặc sắc. Vì vậy, khi du lịch Philippines, du khách nhất định phải nắm nằm lòng những điều cấm kỵ dưới đây nhầm tránh những hiểu lầm hoặc cãi vã không cần thiết, và để có một chuyến du lịch trọn vẹn hơn.

6 điều cấm kỵ nên biết trước khi du lịch đến Philippines

Không bắt tay quá chặt

Không bắt tay quá chặt

Hành động nắm tay quá chặt có thể coi là không được thân thiện, thậm chí có người còn coi đó là sự hung hăng, bất lịch sự khi bắt tai một ai đó ở Philippines. Ngoài ra, việc bá vai bá cổ, bắt tay hay là nói trống không với người lớn tuổi hơn mình đều không được phép. Bạn nên dùng tay phải của mình cầm lấy tay phải của người lớn tuổi, sau đó đặt bàn tay đó lên trán của mình và đừng quên nhớ cúi người để thể hiện sự kính trọng đối với họ.

Không nên tùy tiện xưng hô với một người dân bản địa

Không nên tùy tiện xưng hô với một người dân bản địa

Cách nói chuyện tại đất nước Philippines phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác cũng như là quê quán... của từng người. Mỗi một tầng lớp lại có cách giao tiếp và nói chuyện khác nhau. Vì thế bạn không nên tùy tiện xưng hô với một người dân bản địa, đặc biệt là không nên nói ra những câu làm tổn thương đến bất kì ai cho dù đó là trêu đùa thông thường.

Không nên dùng ngón tay trỏ để chỉ vào người dân

Không nên dùng ngón tay trỏ để chỉ vào người dân

Đến với Philippines, du khách nên chú ý không nên Dùng ngón tay trỏ để chỉ vào người khác được coi là hành động khá thô lỗ, xúc phạm ở nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với người dân Philippines. Do đó, du lịch nước này, muốn đề cập đến muốn người nào đó thay vì dùng ngón trỏ chỉ vào đối tượng thì bạn nên gọi tên của họ.

Không tạo tranh chấp, mâu thuẫn lớn tiếng

Không tạo tranh chấp, mâu thuẫn lớn tiếng

Philippines được biết đến là nơi thường xuyên phải đối mặt với trộm cắp, cướp giật, an ninh không đảm bảo... Các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra ở bất cứ đâu tại Philippines. Bạn nên cảnh giác với các mối đe dọa có thể đến, đặc biệt là vào các mùa lễ hội như giáng sinh, chào đón năm mới. Tốt nhất, bạn nên tránh các cuộc tụ họp công cộng lớn, tránh gây ra tranh chấp, mâu thuẫn lớn tiếng khi đi du lịch Philippines để đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Không so sánh người Philippines với các loài động vật

Không so sánh người Philippines với các loài động vật

Đến du lịch Philippines, du khách không nên so sánh người dân tại đây với các loài động vật trong bất kì trường hợp nào. Vì nếu so sánh họ với các loài động vật thì họ coi đó là xúc phảm nhân phẩm.

Không đôi co với các tài xế

Không đôi co với các tài xế

Tại một số quốc gia khác, việc di chuyển bằng taxi và trả đúng số tiền theo đồng hồ đo quãng đường là điều quen thuộc và phổ biến. Thế nhưng tại Philippines, tài xế thường yêu cầu du khách trả thêm một số tiền nhỏ 1-2 usd/lượt nếu bạn di chuyển vào giờ cao điểm. 

Nếu gặp phải tình huống này, du khách đừng ngần ngại hay đôi co với các tài xế nếu như không muốn xảy ra những cuộc cãi vã không đáng có và làm hỏng cả trải nghiệm của chuyến đi. 


Tổng hợp

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Đi tìm tuổi thơ qua những món quà vặt chân ái của nhiều thế hệ

Dẫu bạn đang ở đâu, độ tuổi nào và làm ngành nghề gì, thì chúng ta đều có một điểm chung là “từng là trẻ con”.  Dù cho tuổi thơ của mỗi người có thể khác nhau, nhưng những ký ức, cảm xúc cùng những món quà vặt "ngon lành", đầy hoài niệm thì có lẽ đều có sự tương đồng.

Đi tìm tuổi thơ qua những món quà vặt chân ái của nhiều thế hệ

Nhìn những bức ảnh này chắc hẳn không ít người muốn được một lần quay về với tuổi thơ để được thưởng thức tất tần tật các món quà vặt ngon lành này.

Kẹo dẻo phủ đường

Kẹo dẻo phủ đường

Mặc dù ngày nay bánh kẹo ngoại rất nhiều, lại đa dạng về mùi vị và màu sắc nhưng có lẽ, không một loại nào có thể thay thế được hương vị của những viên kẹo dẻo trái cây thời thơ bé này. 

Bánh Choco-pie

Bánh Choco-pie

Chắc hẳn trong chúng ta, ai mà chả từng có một thời "đổ gục" trước vẻ bề ngoài hấp dẫn cùng hương vị ngọt ngào của chiếc bánh Choco-pie. Lớp vỏ bên ngoài mềm xốp phủ đầy sô-cô-la cùng với lớp nhân kem dẻo trắng mịn, ngọt ngào bên trong có thể khiến bất kỳ ai cũng phải xiêu lòng.

Bánh mì kem

Bánh mì kem

Bánh mì “cà-rem” là một thức quà ngọt ngào nhất trong tiềm thức của mọi người. Vào những buổi trưa nóng nực, chỉ cần tiếng leng keng của xe bán kem vọng đến, là chúng ta đã tức tốc chạy ùa ra khỏi nhà. Hương vị mát lạnh của từng viên kem kết hợp với vị sữa đặc ngọt ngào, cùng những hạt đậu phộng béo ngậy, và tất cả vị ngon đó đều được gói gọn trong một ổ bánh mỳ xốp mềm.

Mì trẻ em

Mì trẻ em

Món mì đã đi theo chúng ta suốt thời ngồi ghế nhà trường, tuy giản dị nhưng cực gây nghiện. Thời đó, mỗi gói có giá khoảng 500 – 1000 đồng, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, giá bị tăng lên những hẳn… 2000 đồng. Gọi là mì tôm trẻ em nhưng đây không phải thức ăn cho trẻ em đâu nhé! Chẳng qua, nó là mì vụn trong quá trình đóng góp được thu thập lại, là phần "hạ phẩm" của mì nên mới có cái tên như thế. Dẫu vậy, đây vẫn là món ăn ưa thích của biết bao thế hệ và ngày càng được săn đón trở lại hơn.

Bánh đồng tiền

Bánh đồng tiền

Cũng chẳng kém cạnh gì với các loại bánh ngoại nhập, loại bánh quy “made in Vietnam” này ngày đó là món ăn mơ ước của bao đứa trẻ vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ Tết… Bánh tròn tròn như đồng tiền, có nhân phô mai mằn mặn ở giữa, lại còn được bọc trong bao bì xanh đỏ hẳn hoi luôn làm người ta thấy nhớ.

Bỏng gậy (Bánh ống)

Bỏng gậy (Bánh ống)

Bổng gậy ở miền Bắc còn được gọi là bánh ống tại miền Nam vì cái hình dáng của chúng trông như một chiếc ống. Cứ mỗi chiều chiều tụi nhỏ lại nô nức khi nghe tiếng máy nổ làm bánh “phịch phịch”, cái hương thơm thì cứ theo gió mà mời gọi từ nhà này đến nhà khác kéo nhau mang gạo, dừa đến để “xay” chung. Cái vị ngọt thanh dễ chịu, giòn giòn ăn vui miệng ấy khó mà có thể làm người ta quên.


Tổng hợp

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Tháp Bánh Ít - Bình Định thu hút giới trẻ check in

Là một trong bảy cụm tháp nổi tiếng ở Quy Nhơn (Bình Định), tháp Bánh Ít khiến nhiều khách du lịch thích thú bởi vẻ đẹp huyền bí, lên hình ảo diệu.

Tháp Bánh Ít - Bình Định thu hút giới trẻ check in

Thu hút khách check in vào cuối tuần và lễ Tết

Thu hút khách check in vào cuối tuần và lễ Tết

Với vị trí nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp lâu đời theo kiến trúc Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Vào dịp cuối tuần, lễ, Tết nơi đây thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan, check-in. 

Còn được gọi là tháp Bạc

Còn được gọi là tháp Bạc

Toàn bộ quần thể có 4 tháp, nằm trên ngọn đồi thoải cách mực nước biển khoảng 100 m. Nhìn từ xa, cụm tháp có hình giống bánh ít, một đặc sản ở Bình Định. Ngoài cái tên quen thuộc, nơi đây còn được người dân gọi là tháp Bạc. 

Di tích Chăm cổ xưa

Di tích Chăm cổ xưa

Tháp Bánh Ít là di tích Chăm xưa cổ có lối thiết kế đa dạng, phong phú, mang đậm ảnh hưởng nghệ thuật Cham-pa nhưng vẫn có nét đẹp riêng của mảnh đất võ. Mỗi tháp có hình thù và kiến trúc riêng biệt, từng chi tiết chạm trổ, điêu khắc đều thể hiện nét bí ẩn mà bạn phải tìm tòi, khám phá.

Mọi ngóc ngách đều trở thành góc sống ảo

Mọi ngóc ngách đều trở thành góc sống ảo

Mọi ngóc ngách của tháp Bánh Ít đều được hội "sống ảo" khai thác triệt để. Đến đây, bạn nên diện những bộ đồ màu sắc sặc sỡ, thướt tha một chút sẽ đẹp và ấn tượng hơn. Ngoài ra, đế bức hình thêm phần ảo diệu, bạn có thể sử dụng thêm công nghệ chỉnh ảnh. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lạm dụng công nghệ quá đà, khiến bức ảnh trông lạ lẫm và khác xa với thực tế. 

Tượng thần Siva nổi tiếng bên trong tháp

Tượng thần Siva nổi tiếng bên trong tháp

Không chỉ tham quan phía bên ngoài tháp, đến đây bạn còn có cơ hội biết thêm về lịch sử, về những hiện vật còn sót lại từ thời xưa. Bên trong tháp có đặt bức tượng của thần Siva nổi tiếng bằng đá, dù tượng đã có nhiều phần bị vỡ, mất song giá trị vẫn vẹn nguyên như lúc đầu. 

Điểm du lịch không thể bỏ qua của Bình Định

Điểm du lịch không thể bỏ qua của Bình Định

Không gian thoáng mát cùng nét đẹp cổ kính ở tháp Bánh Ít chắc hẳn sẽ khiến cho du khách cảm thấy an nhiên trong tâm hồn. Dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch năm nay, nếu có cơ hội ghé đến Bình Định, nơi đây là địa điểm bạn không thể bỏ qua.


Nguồn: tổng hợp

Mê mẩn trước những đồ thủ công tinh xảo tại Fukushima, Nhật Bản


Tại Nhật Bản, vùng Tohoku, Fukushima được du khách khắp nơi đặc biệt yêu thích bởi nghề thủ công cổ xưa ấn tượng tại đây. Những sản phẩm ở vùng Tohoku được thực hiện bởi sự ti mỉ và công phu của người nghệ nhân, khiến chúng đạt đến sự hoàn mỹ ấn tượng.

Tại Nhật Bản, vùng Tohoku, Fukushima được du khách khắp nơi đặc biệt yêu thích bởi nghề thủ công cổ xưa ấn tượng tại đây. Những sản phẩm ở vùng Tohoku được thực hiện bởi sự ti mỉ và công phu của người nghệ nhân, khiến chúng đạt đến sự hoàn mỹ ấn tượng.

Nến họa tiết


Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến.     Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm.


Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, những cây nến này được làm bằng nhiều lớp sáp từ cây sơn. Các nghệ nhân sẽ vẽ hình hoa lá và các họa tiết khác dọc thân nến.

Loại nến này trước kia được tầng lớp samurai và quý tộc sử dụng. Chúng đem lại không khí lễ hội vào những tháng mùa đông. Các thợ thủ công ở Aizu, Fukushima đã làm nến theo phương pháp truyền thống suốt hàng trăm năm.

Magewappa


Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong.     Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Dù ở trong nhà hàng cao cấp hay một quầy sushi nhỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy phần lớn các quán ăn của Nhật Bản có chung một điều: sự tỉ mỉ trong trình bày. Nhiều bát đĩa dùng để bày thức ăn cũng là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó, có Magewappa hay các đồ gỗ uốn cong.

Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp… Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Búp bê Kokeshi

Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn.     Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản.

Không ai biết nguồn gốc chính xác của búp bê Kokeshi, nhưng món đồ thủ công truyền thống này là quà lưu niệm rất phổ biến. Vẻ mặt hiền lành của chúng được vẽ bằng tay với những nét đơn giản, sống động. Phần thân búp bê được tạc từ gỗ màu kem mài nhẵn.

Các búp bê gỗ này được cho là xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) ở khu suối nước nóng thuộc quận Miyagi, vùng Tohoku. Búp bê của các vùng khác nhau sẽ có sự khác biệt về nét mặt, vóc dáng và loại gỗ. Ngày nay, phiên bản hiện đại có các kiểu tóc sáng tạo và mặc kimono, được bày bán khắp Nhật Bản.

Hình thêu Kogin-zashi

Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori.     Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa.

Kogin-zashi là mẫu thêu hình học trên vải lanh và nhuộm chàm, một kiểu thêu truyền thống có từ thời Edo. Đằng sau sản phẩm tỉ mẩn này là sự cần cù và sáng tạo của người dân quận Aomori.

Để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt, các phụ nữ trong làng mặc nhiều lớp vải lanh. Họ thêu các sợ bông lên một số chỗ nhất định để vải được bền hơn, dần dần tạo ra kiểu thêu Kogin-zashi. Kỹ thuật này được bảo tồn chặt chẽ. Các mẫu thêu có quy tắc riêng, chỉ cần thay đổi một chút thì không còn là Kogin-zashi nữa.

Đồ sơn mài Tsugaru


Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm.     Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí.


Những món đồ bóng loáng này được phủ nhiều lớp sơn màu. Mỗi lớp phải thật khô trước khi sơn lớp tiếp theo. Kết quả thu được là các họa tiết tuyệt đẹp và chiều sâu của từng sản phẩm.

Đồ sơn mài Tsugaru bắt đầu được chế tác ở Aomori từ thế kỷ 17 và trở thành nghề thủ công truyền thống quôc gia vào năm 1975. Các món đồ được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những món cao cấp hơn chỉ dùng để trang trí.

Vải nhuộm Nambu

Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp.

Ban đầu, đây là loại vải chủ yếu được các samurai sử dụng, sau đó kỹ thuật này được dùng cho cả kimono, túi và vải bọc. Trong đó, nghệ nhân sử dụng giấy nến để tạo ra các họa tết phức tạp.




(Tổng hợp)

Điểm danh 4 bãi biển Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích nhất năm 2019

Không chỉ gây ấn tượng với du khách trong nước, 4 vùng biển, đảo đưới đây còn được truyền thông quốc tế ca ngợi bởi sự quyến rũ của các bãi biển.

Điểm danh 4 bãi biển Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích nhất năm 2019

 Quy Nhơn – Bình Định

Quy Nhơn – Bình Định


Tháng 11 vừa qua, CNN đã dành lời ca ngợi và nhận xét thành phố Quy Nhơn hội tụ đủ các yếu tố đáp ứng được hết các nhu cầu mà một du khách sành điệu mong muốn từ các điểm tham quan, khu nghỉ dưỡng cao cấp đến ẩm thực phong phú, và hơn cả là những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp.

Thành phố Quy Nhơn có bờ biển trải dài hơn 72km với nhiều bãi cát vàng hình cánh cung, nước trong xanh, không khí trong lành và sự yên tĩnh hiếm thấy ở bất cứ vùng biển nổi tiếng nào. Đây là điểm đến không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn hấp dẫn du khách quốc tế.

Nha Trang – Khánh Hòa

Nha Trang – Khánh Hòa

Vốn nổi danh là mảnh đất có nhiều bãi biển đẹp hàng đầu Việt Nam, Nha Trang - một thành phố nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ luôn được nhiều khách quốc tế lựa chọn làm nơi để tận hưởng kỳ nghỉ của họ.

Vào cuối tháng 10, Nha Trang vào top 20 bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam do tạp chí du lịch Anh Rough Guides bình chọn. Tạp chí du lịch nổi tiếng The Travel cũng xướng tên thành phố biển này nằm trong danh sách 10 địa điểm lý tưởng nhất để hưởng kỳ trăng mật tại châu Á năm 2019.

Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Là một trong những quần đảo được nhiều tờ báo quốc tế bình chọn và được yêu thích nhất ở Việt Nam bởi những rạn san hô đầy màu sắc, các địa điểm lặn và bãi biển sạch. Cùng với CNN, tờ báo Mỹ cũng đã bình chọn vùng đất này nằm trong top 30 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam vào tháng 2 năm nay.

Trước đó, tạp chí Forbes (Mỹ) từng đánh giá Côn Đảo là mảnh đất thu hút những người yêu thiên nhiên bởi họ có thể chứng kiến rùa đẻ trứng cùng hoạt động thả rùa về biển thú vị hàng năm. Tháng 11 vừa qua, quần đảo này cũng nằm trong top 9 hòn đảo có vẻ đẹp huyền bí theo danh sách từ tạp chí thời trang và phong cách sống Vogue Paris.

Phú Quốc – Kiên Giang

Phú Quốc – Kiên Giang

Không còn xa lạ đối với du khách Việt cũng như du khách quốc tế, Phú Quốc được xem là một viên ngọc quý trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đây là hòn đảo lớn nhất Việt nam, nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, những khu nghỉ dưỡng cao cấp, các điểm tham quan và khám phá sinh thái tuyệt vời.

Vào tháng 2 vừa qua, Phú Quốc được CNN gọi tên trong top 30 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam. Đến tháng 7 vừa qua, nơi đây lại một lần nữa được CNN ca ngợi là một trong những nơi xứng đáng để nghỉ dưỡng.


Tổng hợp

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

Càn quét khu chợ đêm Ximending, Đài Bắc

Chợ đêm là một trong những nét văn hóa tiêu biểu mà ai đến Đài Loan cũng phải một lần trải nghiệm. Không chỉ nhộn nhịp với những gian hàng quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm... mà nơi đây còn là thiên đường ẩm thực với vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến khu chợ đêm Ximending (Tây Môn Định - Đài Bắc). Nếu có dịp đến thăm thú, nhớ thử ngay những món được coi là đặc sản nơi này mà cả người dân địa phương lẫn du khách nước ngoài đều vô cùng yêu thích nhé!

Càn quét khu chợ đêm Ximending, Đài Bắc

Sữa đậu nành Yonghe 

Sữa đậu nành Yonghe

Ở Đài Loan, sữa đậu nành là thức uống rất được ưa chuộng. Bạn có thể bắt gặp người ta uống sữa đậu nành mọi lúc, mọi nơi, trong mọi bữa ăn nhất là khi ăn sáng. Tọa lạc ngay khu Ximending sầm uất có một cửa hàng bán sữa đậu nành đã trở thành thương hiệu mà người dân thành phố Đài Bắc mê như điếu đổ đó chính là Yonghe. Tại đây bạn sẽ được thưởng thức một bữa sáng đơn giản chuẩn người Đài với ly sữa đậu nành nhà làm ăn kèm với trứng cuộn, bánh bao đa nhân hoặc một tô súp sủi cảo nóng hổi. 

Đặc biệt không thể bỏ qua món quẩy nóng chấm sữa đậu nành ăn cực lạ miệng. Các món ở đây được bán với giá dao động từ 20 - 60 Đài tệ. Nếu đi một mình bạn chỉ cần bỏ ra 40 Đài tệ là đã có một bữa sáng no nê, chắc bụng rồi!

Bánh gạo nướng phong cách Okinawa (Nhật Bản)

Bánh gạo nướng phong cách Okinawa (Nhật Bản)

Không cần đến Nhật Bản, bạn có thể thưởng thức bánh mochi ngay tại khu chợ đêm sầm uất Ximending. Phiên bản bánh gạo nướng tại đây "rất gì và này nọ" với bánh gạo được nướng bằng than cho hơi xém một chút, ăn cùng nhiều loại topping như sốt mè, phô mai và đậu phộng. Sự kết hợp giữa độ dẻo, dai của bánh gạo và các loại topping từ mặn đến ngọt tạo nên hương vị hấp dẫn, ăn một chiếc là lại muốn ăn thêm.

Tại Ximending, bánh gạo được bán theo từng xiên và có lót giấy, mỗi xiên có giá 30 Đài tệ. Tuy thơm ngon và dễ ăn nhưng bạn cũng đừng nên mua quá nhiều vì bánh được làm từ bột nếp ăn nhiều dễ no lại chẳng còn bụng đâu mà thưởng thức thêm những món khác.

Mì sợi dai AY-Chung (mì đứng)

Mì sợi dai AY-Chung (mì đứng)

Lang thang khu chợ Tây Môn Định, bạn không thể bỏ qua món mì sợi dai nổi tiếng nhất Đài Bắc được bán tại tiệm AY-Chung. Tuy chỉ là một gian hàng nhỏ rộng tầm 20m nhưng lúc nào nơi đây cũng có rất đông người xếp hàng chờ mua. Quán còn có tên gọi là "mì đứng" bởi thực khách sẽ phải đứng ăn chứ chẳng có một chiếc bàn chiếc ghế nào cả. Tuy vậy, hầu như chẳng ai ngại khó vừa đứng vừa xì xụp những tô mì nóng ngay trước của tiệm.

Thực chất món ăn mà quán phục vụ là mì lòng, hương vị gia truyền đã tồn tại hơn 40 năm. Mì được nấu trực tiếp trong nồi nước dùng quánh đặc, bên trong còn có thêm các loại nội tạng và nêm nếm gia vị đậm đà. Khác hẳn với những kiểu mì khác, sợi mì ở đây mỏng ngắn, nước lèo thì sền sệt trông như súp.

Bạn có thể chọn hai size khác nhau, ly nhỏ có giá 55 Đài tệ, ly lớn có giá 70 Đài tệ. Đừng quên check in với ly mì giấy cực hot này để khoe hội bạn nha.

Gà chiên giòn size khủng Hot-Star

Gà chiên giòn size khủng Hot-Star

Nếu đã đến Đài Bắc thì phải tranh thủ ghé hàng gà rán chiên giòn Hot-star Large Fried Chicken ngay tại khu trung tâm Ximending. Nằm bên dưới KFC, món gà rán cỡ to giòn rụm nức tiếng đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người dân xứ Đài. Thật khó mà kiềm lòng nổi trước sự hấp dẫn của miếng gà to đùng, nóng hổi vừa thổi vừa ăn.

Vị gà mặn, ngọt và có chút cay nhẹ, phần thịt bên trong vẫn còn ẩm trong khi lớp bột bên ngoài giòn tan. Thịt được sử dụng cho món này là ức gà được ướp và tẩm gia vị rồi mới chiên lên với dầu ở nhiệt độ vừa đủ nên màu sắc của món ăn cũng vàng ươm, bắt mắt.

Một phần ức gà chiên sẽ có giá là 70 Đài tệ. Khi mua các bạn sẽ order bên tay trái chỗ mọi người xếp hàng, sau đó nhận hóa đơn có số thứ tự để chờ đến lượt lấy đồ ăn bên tay phải. Nhớ ghé sớm để đỡ phải xếp hàng quá dài vì vào giờ cao điểm quán sẽ khá đông đó.

Kem gia truyền Youngfu

Kem gia truyền Youngfu

Youngfu là một trong những quán kem lâu đời nhất Đài Bắc. Quán đã phục vụ được trên 70 năm và nổi tiếng với truyền thống làm kem thủ công gia truyền. Đây cũng là một địa điểm được nhiều bạn trẻ review và ghé thăm mỗi khi có dịp đến Ximending. Quán phục vụ các hương vị kem như khoai môn, nhãn, đậu phộng và đậu đỏ…. Các bạn có thể tùy chọn theo sở thích để mix các vị với nhau.

Nổi tiếng với hương vị nhà làm chính vì vậy quán kem này lúc nào cũng đông khách. Từ người dân địa phương cho đến du khách nước ngoài có dịp ghé thăm khu Ximending đều sẵn sàng xếp hàng để được thưởng thức món kem thơm ngon ra đời từ năm 1945 này.

Trà sữa 50 Lan 

Trà sữa 50 Lan

50 Lan là một trong những chuỗi trà sữa lớn và được yêu thích nhất ở Đài Loan. Menu của 50 Lan không nhiều món nhưng món nào cũng cực chất lượng. Món đắt khách không gì khác chính là trà sữa trân châu. Ngoài trân châu đen truyền thống bạn có thể thử Small pearl milk tea latte với loại trân châu li ti nhỏ xíu nhai cực vui miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống thử trà sữa sương sáo và trà sữa flan vô cùng béo ngậy. Giá cho một lý trà sữa dao động trong khoảng 40 - 60 Đài tệ.


Nguồn: tổng hợp

Gọi tên những hòn đảo xinh đẹp của Kiên Giang

Kiên Giang có lẽ là điểm đến đầy mơ ước đối với những tín đồ đam mê du lịch biển. Tại đây có những hòn đảo xinh đẹp, thu hút đông đảo du khách ghé đến hàng năm mà bạn không nên bỏ lỡ đấy.

Gọi tên những hòn đảo xinh đẹp của Kiên Giang

Đảo Phú Quốc

Đảo Phú Quốc

Nhắc đến Kiên Giang đa phần du khách sẽ nghĩ ngay tới Phú Quốc, hòn đảo xinh đẹp vô cùng nổi tiếng. Phú Quốc không chỉ là điểm du lịch biển mà còn là nơi tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa, đời sống phong tục, tập quán cư dân xứ đảo, làng nghề truyền thống… Tới Phú Quốc, bạn nhất định phải ghé thăm những đại danh như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, bãi Vòng, bãi Khem, bãi Sao, Gành Dầu, Cửa Cạn, suối Tranh nhé.

Đảo Nam Du

Đảo Nam Du

Nam Du là một hòn đảo xinh đẹp của tỉnh Kiên Giang, nằm phía đông nam đảo ngọc Phú Quốc, cách đất liền khoảng 60km với gần 3 giờ lênh đênh trên sóng biếc. Nam Du thực sự rất đẹp, vẻ đẹp bình yên và nhẹ nhàng. Đến Kiên Giang, thực hiện tour du lịch đảo Nam Du, chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ trước cảnh biển trời trong vắt, gió mát rượi, những rạn san hô đủ màu sắc, những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội,… tại đây bạn còn được thưởng thức những món ngon được chế biến từ hải sản tươi sống nữa đấy.

Đảo Hải Tặc

Đảo Hải Tặc

Đảo Hải Tặc ở Kiên Giang được xem là một điểm đến lạ mà khiến nhiều bạn trẻ tìm đến khám phá. Ngoài sự hiếu kỳ từ tên gọi, nhiều bạn còn tìm đến đảo Hải Tặc vì vẻ đẹp hoang sơ hiếm có. Nơi đây sỡ hữu bãi biển rất đẹp trải dài mấy trăm mét, bạn có thể tắm biển thoải mái, chơi các trò chơi trên bãi các tự túc, hoặc thuê kính lặn biển đi ngắm san hô gần bờ, mò cua bắt ốc quanh các gành đá,… sẽ là những trải nghiệm cực kỳ thú vị dành cho bạn.

Quần đảo Bà Lụa

Quần đảo Bà Lụa

Quần đảo Bà Lụa (còn có tên là Bình Trị) với khoảng hơn 40 đảo lớn nhỏ trong vùng biển huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Quần đảo Bà Lụa còn khá hoang sơ với nhiều khách du lịch, lại nằm trong vùng biển ít có gió to, sóng lớn nên gần đây được nhiều du khách tìm đến để khám phá, trải nghiệm. Nhiều du khách ví quần đảo này là “Tiểu Hạ Long” của phương Nam. 

Do quần đảo Bà Lụa có rất nhiều đảo, rất khó có thể đi hết tất các đảo vì vậy bạn chỉ nên lựa chọn một vài hòn đảo đẹp. Ba Hòn Đầm (gồm hòn Đầm Dương, hòn Đước, hòn Giếng) là nơi được nhiều người ghé khám phá. Tại đây có bãi tắm đẹp và rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: Cá, ghẹ, mực, cua, nhum, ốc…

Tổng hợp


Bài đăng phổ biến