Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Những tác phẩm điêu khắc trong khu rừng Đan Mạch

Thomas Dambo là một họa sĩ người Đan Mạch, anh nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc khổng lồ đầy ấn tượng, chúng được tạo nên từ các vật liệu tái chế. Các tác phẩm này được “giấu” sâu trong các khu rừng bên ngoài Copenhagen.

Những tác phẩm điêu khắc trong khu rừng Đan Mạch

Trên trang web của mình, Dambo chia sẻ, anh luôn hứng thú với công việc sáng tạo. Dambo đã học nghề mộc nhưng anh cảm thấy không phù hợp với công việc đó nên đã nộp đơn vào trường thiết kế Kolding và tốt nghiệp năm 2011.

Những tác phẩm nghệ thuật làm từ gỗ tái chế

Những tác phẩm nghệ thuật làm từ gỗ tái chế

Những tác phẩm nghệ thuật đầy mê hoặc của Dambo hiện đang thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn rất đông du khách quốc tế. Nhiều người đã đến đây để được nhìn thấy những người khổng lồ làm bằng gỗ tái chế.

Thomas làm việc với một nhóm tình nguyện viên. Họ phụ giúp anh thu thập nguồn nguyên liệu, dựng hình và lắp đặt các tác phẩm điêu khắc do anh sáng tạo. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các tình nguyện viên, mỗi tác phẩm đều được Thomas Dambo đặt theo tên của một người đã dành thời gian cho dự án.

Các tác phẩm điêu khắc sáng tạo

Các tác phẩm điêu khắc sáng tạo

Sử dụng các vật liệu tái chế như gỗ phế thải, hàng trăm tấm panel dỡ từ tàu hỏng, hàng rào và thậm chí là một nhà kho cũ, các tác phẩm điêu khắc được sáng tạo mà không phát sinh thêm chất thải hoặc phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên nào khác. Nhóm làm việc thậm chí còn lục lọi cả thùng phế thải để tìm nguyên liệu.

Dambo hy vọng những tác phẩm của anh sẽ mang đến cho mọi người cảm hứng thú vị khi vui chơi. Anh cũng muốn gửi gắm thông điệp rằng: Những thứ đồ phế thải cũng là một nguồn tài nguyên đáng quý trong cuộc sống của chúng ta.

Cuộc phiêu lưu dã ngoại tuyệt vời

Cuộc phiêu lưu dã ngoại tuyệt vời

Ở gần mỗi tác phẩm điêu khắc sẽ có một tảng đã có khắc tên Thomas Dambo và một câu đố để giúp bạn tìm thấy tác phẩm tiếp theo. Những người không có khả năng giải mã các câu đố sẽ tìm thấy một bản đồ online để trợ giúp họ tiếp tục tìm kiếm – cuối cùng thì ai cũng sẽ tìm thấy cả thôi! Thật là một cuộc phiêu lưu dã ngoại tuyệt vời!

Các tác phẩm thực sự rất đẹp, chúng không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn mang đến những giá trị hết sức thiết thực. Một số trở thành nhà cho những chú chim, một số khác lại được sử dụng như những cây cầu… Thậm chí, có một số tác phẩm còn có thể làm chỗ ngủ cho những người vô gia cư hoặc nơi trú ẩn cho những người có nhu cầu.

Hầu hết những tác phẩm điêu khắc của Dambo đều ở Đan Mạch, hiện anh đang tạo dựng “các kho báu” trên khắp thế giới, từ Hàn Quốc đến Puerto Rico. Tại Hoa Kỳ cũng có một số tác phẩm – ba trong số đó hiện đang được trưng bày ở Florida, Kentucky và Illinois. 

Tác phẩm được lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu

Tác phẩm được lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu

Mặc dù một số người có thể chưa quen với hình ảnh những người khổng lồ, nhưng chúng đều được lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Bắc Âu. Những nhân vật này rất phổ biến trong thần thoại Bắc Âu.
Trong các câu chuyện kể, những người đàn ông và phụ nữ khổng lồ là những sinh vật đã từng sống trên thế giới. Họ có sức mạnh siêu phàm và sống trong những ngôi nhà làm từ đá, được xây vào trong các ngọn núi ở những vùng hoang dã. Tuy nhiên, họ thường có xu hướng xua đuổi mọi người ra khỏi rừng hơn là mời chào họ vào.


Theo An Giang, DKN

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Bánh Cóng miền Tây – Đi xa là nhớ, đi về là ăn

Bánh Cóng là món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng, là đặc sản của người Khmer Nam Bộ được rất nhiều người Sài Gòn ưa chuộng. Chỉ đơn giản là bánh được đổ trong những chiếc cóng nên bánh có tên gọi là bánh Cóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.


Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. 

Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn. 

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt. 


Theo laodong.vn

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Đi trọn châu Á, khám phá những bữa ăn sáng của các nước

Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.

Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.

Việt Nam

Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm.

Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. 

Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm. 

Campuchia

Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt...

Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt... 

Thái Lan

Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng...

Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng... 

Trung Quốc

Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới.

Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. 

Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới. 

Myanmar

Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá.

Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá. 

Malaysia

Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô.

Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô.

Hàn Quốc

Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng.

Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). 

Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng.


(Tổng hợp)

Bài đăng phổ biến