Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Trứng bắc thảo trở thành đặc sản từ món ăn bị bỏ đi

Được ngâm trong dung dịch trà đen từ 7 tuần tới 5 tháng, trứng bắc thảo mang mùi hăng nồng nhưng có vị ngon và bổ dưỡng. Món trứng này có rất nhiều tên, như trứng trăm năm, trứng nghìn năm, trứng thiên niên kỷ. Chúng xuất hiện từ các quán ăn trên vỉa hè, siêu thị tới các nhà hàng hạng sang. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm nếm thử món ăn này, nhất là các du khách phương Tây.

Trứng bắc thảo trở thành đặc sản từ món ăn bị bỏ đi

Nguồn gốc của trứng bắc thảo

Nguồn gốc của trứng bắc thảo

Theo BBC, các nhà khoa học ước tính trứng gà bắc thảo đã ra đời từ 500 năm trước ở các vùng nông thôn Trung Quốc, vào thời nhà Minh. Tương tuyền, một người nông dân tìm thấy những quả trứng vịt được bảo quản tự nhiên trong hố bùn có nước vôi. Sau khi nếm thử, ông tìm cách làm tương tự, kết quả là món ăn phổ biến ở Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã ra đời.

Cách làm trứng bắc thảo

Cách làm trứng bắc thảo

Ngày nay, công thức làm trứng bắc thảo không thay đổi nhiều. Để làm trứng bắc thảo, trước hết người ta chuẩn bị dung dịch gồm trà đen, nước chanh, muối và tro gỗ mới đốt, để qua đêm. Hôm sau, trứng vịt, gà hoặc cút được cho vào ngâm trong hỗn hợp từ 7 tuần tới 5 tháng.

Sau khi ngâm, lòng trắng trứng trông giống thạch, có màu nâu sẫm, xám đậm hoặc xanh lá cây. Lòng đỏ của trứng có màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết ở lớp vỏ. Trứng rất ngậy, mềm mọng và có mùi hăng.

Việt Nam, món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi và trấu… trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Trứng sau khi bóc bỏ lớp trấu và các nguyên liệu đắp ở ngoài vỏ thì có màu đen trắng lẫn lộn như muối tiêu, lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem.

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Trứng bắc thảo dần trở thành món ăn phổ biến và có nhiều phiên bản khác nhau. Thông thường, món này được ăn kèm với gừng hồng. Ngày nay, trứng bắc thảo còn được ăn chung với đậu phụ ướp lạnh, thịt lợn chan nước tương, giấm đen và dầu mè. Ngoài ra, với hàm lượng protein, sắt, vitamin D cao, trứng được nấu kèm cháo nóng để phục vụ cho người ốm.

Ngoài các món ăn truyền thống, các cửa hàng dimsum còn bán bánh ngọt trứng bắc thảo với bột đậu đỏ hay xào kiểu kung pao của Tứ Xuyên. Vượt ra khỏi ranh giới Trung Quốc, món ăn xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á. Người Thái Lan thích ăn trứng chiên với thịt lợn băm hoặc gà và ớt. Ở Việt Nam, trứng bắc thảo cũng được sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Trứng bắc thảo còn được dùng như nguyên liệu làm bánh, làm điểm tâm và nhiều món khác.

Tổng hợp

Điều hành Tour du lịch – Hiểu thêm để yêu nghề

Có rất nhiều các bạn trẻ yêu thích nghề Điều hành tour du lịch nhưng vẫn chưa biết nghề này sẽ làm những công việc gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao và quan trọng là mức thu nhập sẽ thế nào. Cùng tìm hiểu thêm về nghề Điều hành tour qua bài viết này nhé!


Điều hành Tour du lịch – Hiểu thêm để yêu nghề

Trước hết phải khẳng định, đây là một nghề mang các đặc điểm vô cùng thú vị như sau:

- Khó mà không khó, càng gắn bó càng thêm yêu nghề
- Khám phá khắp mọi miền tổ quốc, ngao du 5 châu 4 bể
- Sứ giả hòa bình, mang đến nụ cười cho mọi người

Nhiều năm qua, kể từ khi ngành du lịch Việt Nam khởi động lại sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đầu thập niên 90, việc đầu tiên để du lịch Việt Nam tiến ra quốc tế, đó chính là vai trò vô cùng quan trọng của những người làm nghề điều hành tour du lịch. Họ là những người mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực hay nhiều thứ giá trị khác giới thiệu về 1 Việt Nam hòa bình, thân thiện… đến với du khách khắp nơi trên thế giới. Sau 25 năm, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới và khác xa những ngày xưa ấy, thì vai trò của người điều hành tour du lịch vẫn càng ngày càng quan trọng hơn, vì sao?

Vậy, họ là ai?

Nhà thiết kế sản phẩm vô hình, mang đến những giây phút ngạc nhiên, những khoảng khắc không bao giờ phai, những trải nghiệm mới lạ mà mỗi lần du khách nghĩ lại vẫn còn nguyên cảm xúc bồi hồi…

Người sáng tạo ra những sản phẩm đa dạng từ những kỳ nghỉ ngọt ngào trên bãi biển, những ngày thư giãn giữa không gian hùng vỹ của núi rừng, đến những bước chân không mỏi giữa đô thị muôn màu và buổi tối trong quán café sôi động…

Những người đứng trong hậu trường, chăm lo những chi tiết nhỏ nhất cho những niềm vui, sự hài lòng và những kỷ niệm không bao giờ kết thúc.

Khảo sát các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, cũng rong ruổi trên mọi chặng đường, tìm đến những vùng xa xôi nhất để tìm kiếm những giá trị du lịch, cũng trải nghiệm những gì mà khách du lịch sẽ trải nghiệm…

Gặp gỡ, giao tiếp, kể chuyện, thuyết phục…công việc bận rộn nhưng mang đầy ý nghĩa!

Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập thế nào?

Nghề điều hành Tour du lịch là một trong những ngành nghề đang có cơ hội nghề nghiệp rộng mở gần như đứng đầu hiện nay.  Học nghề điều hành tour, bạn có thể làm ở các công ty lữ hành, làm đại lý bán các tour du lịch, làm trong các cơ quan quản lý du lịch các cấp, các điểm du lịch hoặc tự mở công ty du lịch khởi nghiệp cho mình.

Mức lương của nghề điều hành tour được đánh giá cao và ổn định, cơ hội việc làm cũng rộng mở trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang là ngành kinh tế mũi nhọn, được đầu tư và phát triển.

Thời gian đào tạo bao lâu? Và học ở đâu?

Với 3 tháng học tập tại Vietravel Training Center các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, nghề để có thể tự tin, vững vàng bước vào tương lai.

Trong thời gian học, các bạn có cơ hội tham gia những chuyến tham quan thực tế để nắm bắt được dịch vụ đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho công việc của mình sau này. Bên cạnh đó, bạn được thực tập tại các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu trong nước cũng là khoảng thời gian quý báu để giúp các học viên có thể tiếp xúc, trau dồi và quan trọng hơn là có những trải nghiệm thực sự trong môi trường chuyên nghiệp.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Nghề hướng dẫn viên du lịch “Ăn nhanh, ngủ ít, nói nhiều”

Hướng dẫn viên du lịch là một công việc khá vất vả. Ðiều đó được đúc kết qua 6 chữ: “Ăn nhanh, ngủ ít, nói nhiều”, một nghề dành cho những người sống hòa đồng, có tâm hồn phóng khoáng, ưa khám phá , thích phiêu lưu mạo hiểm…


Nghề hướng dẫn viên du lịch “Ăn nhanh, ngủ ít, nói nhiều”

Những “va chạm” trên đường tour

Hướng dẫn viên du lịch được gọi với cái tên trìu mến “quyền giám đốc” trên tour để nói đến một công việc được cho là khó nhất hiện nay vì phải hoạt động độc lập. Trên hành trình dẫn tour, người hướng dẫn viên không chỉ là một đại sứ cung cấp những thông tin cần thiết về điểm đến cho du khách mà cũng cần nhạy bén và quyết đoán để giải quyết một cách nhanh, hiệu quả và làm hài lòng du khách những tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong chuyến đi, những tình huống bất ngờ trên đường tour như khách chẳng may không đảm bảo được sức khỏe thì người hướng dẫn sẽ phải làm mọi cách nhanh nhất có thể để tình trạng của du khách được tốt nhất. Người hướng dẫn viên lại phải làm công việc của nhiếp ảnh gia khi đến những thắng cảnh tuyệt đẹp, bởi chẳng lẽ du khách nhờ chụp ảnh giúp mà lại không làm.

Lại còn chuyện khách bất ngờ hỏi những câu vu vơ mà một nữ hướng dẫn viên kể, cách đây chưa lâu. Hôm ấy, cô gái đang dẫn đoàn khách gồm những người lớn tuổi, đi tour nghiên cứu văn hóa đồng bằng sông Mekong. Bất ngờ một khách hỏi cô: Do đâu mà miền này có câu ca dao “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?”. Cô hướng dẫn viên không chút ngập ngừng trả lời ngay: Dạ thưa, ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp có giống gà mình thon, chân cao, lông tía rất khỏe, và đá chọi rất hay, nên người nuôi gà chọi thường chọn giống gà này để mang đi đá, phần nhiều là thắng…Còn gái Nha Mân, một địa danh thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp có nước da trắng nõn, mịn màng, vóc dáng thanh mảnh, yểu điệu, nghe đâu khi xưa tổ tiên họ là những cung tần, mỹ nữ trong cung theo vua, chúa bôn tẩu, rồi vì một lý do nào đó họ bị để lại ở vùng này, sinh cơ lập nghiệp và nhiều thế hệ con cháu sinh ra, nhất là con gái thì rất đẹp, ngày nay vẫn còn nhiều…Vậy nên mới có câu ca trên! Đó là chưa kể tới chuyện hướng dẫn viên nữ, ngoài những nhọc nhằn phải trải qua như các hướng dẫn viên nam, họ còn phải chịu những khó khăn thầm lặng được tạo ra bởi thành kiến của xã hội.

Thường xuyên vắng nhà…

Nghề này, dẫu vất vả chông gai nhưng đó lại là nguồn động lực lớn lao để hướng dẫn viên nuôi dưỡng đam mê. Môi trường làm việc nhiều áp lực khiến người hướng dẫn phải không ngừng rèn luyện. Càng đi tour nhiều, hướng dẫn viên sẽ càng tích lũy được “vốn nghề”, rèn được cho mình sự khéo léo, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp…

Vào những dịp lễ - Tết, khi người người nhà nhà đoàn tụ sum họp bên gia đình  thì người hướng dẫn viên du lịch lại phải dẫn khách đi tour. Thời gian được ở bên người thân có thể nói là khá ít ỏi. Vì thế, đã là người hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch còn phải hiểu biết nhiều về xã hội, địa lý, lịch sử, văn hóa của mọi miền đất nước và cả các nước khác trên khắp thế giới. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải cập nhật tin tức thời sự hằng ngày. Để dẫn thành công một tour, đòi hỏi người hướng dẫn viên không chỉ giỏi về mặt kiến thức mà còn vững kinh nghiệm hướng dẫn, cách tổ chức đoàn, khả năng xử lý tình huống…

Khó nhất phải kể đến việc hướng dẫn khách nước ngoài. Ngoài yêu cầu thông thạo ngoại ngữ, hướng dẫn viên du lịch phải am hiểu sâu và giới thiệu sao cho khách nước ngoài cảm nhận rõ về văn hóa vùng miền. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người hướng dẫn viên cũng cao hơn khi phải tạo ấn tượng đẹp về đất nước con người Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới.

Bài đăng phổ biến