Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Khám phá những món đặc sản làm nên tên tuổi các nước

Du lịch các nước ngoài việc khám phá những kỳ quan xinh đẹp hay những khu di tích huyền ảo, trải nghiệm chắc chắn không thể bỏ qua chính là thưởng thức những món ăn đặc sản làm nên thương hiệu từng nơi.


Khám phá những món đặc sản làm nên tên tuổi các nước


Asado, Argentina và Chile


Asado

Asado chính là món thịt cừu xiên nướng vô cùng thông dụng ở Argentina nói riêng và khu vực Nam Mỹ nói chung. Thịt sẽ được sơ chế, nướng cả con trên than hoa. Phương pháp nấu này giúp món ăn ngấm gia vị, tỏa mùi thơm quyến rũ và mềm mại hơn. Còn ở Chile, người dân sẽ dùng gỗ sồi làm củi nướng thịt cừu trong khoảng 3 giờ cho đến khi chín đều.

Theo truyền thống ẩm thực ở Nam Mỹ, người đàn ông sẽ dùng dao cắt từng miếng thịt trực tiếp và dùng kèm rượu đựng trong túi da. Asado thường xuất hiện vào các dịp lễ hội đặc biệt cùng với bạn bè, gia đình. Họ cùng nhau quây quần bên bếp củi vừa ăn thịt uống rượu, vừa trò chuyện sôi nổi.

Wiener Schnitzel, Áo


Wiener Schnitzel

Món ăn này được xem là quốc hồn quốc túy của Áo, xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Thịt bê được thái lát mỏng, tẩm vụn bánh mì và rán giòn, bày ra đĩa cùng chanh, rau mùi, khoai tây hoặc cơm. Lớp bột phủ bên ngoài giòn tan, lớp thịt bên trong mềm và đậm đà tạo nên một sản phẩm tuyệt vời.

Moules-Frite, Bỉ


Moules-Frite

Món ăn gồm trai và khoai tây rán này có mặt ở nhiều quốc gia như Pháp và Mĩ, nhưng có hương vị ngon nhất phải nói đến nước Bỉ. Trai có thể được chế biến theo nhiều cách như nấu với rượu, bơ, rau thơm hoặc với nước cà chua), ăn cùng khoai tây rán giòn tẩm muối.

Đôi khi người dân sẽ có cách biến tấu để thực đơn được phong phú hơn như : Moules à la crème - rượu vang trắng được thay bằng bột và kem; Moules parquées - ăn kèm với nước sốt mù tạt; Moules à la bière - bia được nấu với trai thay cho rượu vang trắng.

Tiểu long bao, Trung Quốc


Tiểu long bao

Đây là món ăn phổ biến và nổi tiếng của Trung Quốc, đặc biệt là Thượng Hải. Phần nhân thịt thơm phức và nước dùng ngọt ngào bên trong, kết hợp với vỏ bánh mềm khiến du khách ăn mãi không thấy chán. Ban đầu nước súp sẽ được làm đông, nhồi vào bánh bao cùng thịt băm. Khi hấp, các bọc thạch sẽ hóa lỏng và tràn đầy trong phần nhân.

Tiểu long bao thường được đặt trên lớp giấy nến mỏng trong lồng hấp bằng tre nhỏ. Thực khách khi ăn phải nhẹ nhàng gắp miếng bánh vào thìa lớn tránh làm rách lớp vỏ mỏng để nước thịt tràn ra ngoài. Sau đó rưới lên miếng bánh một chút dấm hồng, gừng thái mỏng và từ từ thưởng thức.

Currywurst, Đức


Currywurst

Đây là tên gọi món xúc xích được hấp hoặc rán, ăn kèm tương cà ri và khoai lang chiên. Currywurst thường sẽ kết hợp thêm rau salad, khoai tây chiên kèm bánh mì. Xúc xích sau khi luộc chín sẽ được xào sơ với hỗn hợp sốt gồm mù tạt, dưa chuột muối, nước mắm, sa tế, mật ong,… đến khi ngấm gia vị thì sẽ được dọn ra đĩa và rắc ớt bột và bột nghệ lên bề mặt. Là món ăn vô cùng phổ biến nên du khách có thể thưởng thức món này hầu như khắp mọi nơi ở Đức. 


Xem thêm Đến Đức thưởng thức những món tráng miệng truyền thống

Sushi, Nhật Bản


Sushi

Nhắc đên xứ sở Phù Tang, chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến món sushi trứ danh. Để làm đươc một đĩa sushi đúng vị và đúng nghĩa không phải là một điều dễ dàng, đòi khỏi rất nhiều khâu chế biến. Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết như vậy chúng ta mới có được những hạt cơm dẻo, thơm mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa phải tạo sự kết dính. 


Nguyên liệu hải sản phải tươi, nhất là lúc vừa bắt, như vậy độ ngậy và hương vị khi thưởng thức sẽ nguyên chất, không pha tạp. Ngoài ra, họ còn sáng tạo trong cách trang trí tỉa hoa quả, nắm cơm theo hình thù nghệ thuật, kết hợp màu làm từ nguyên liệu tự nhiên để món ăn thêm màu sắc và đa dạng hương vị.

Phô mai Paški sir, Croatia


Phô mai Paški sir

Đây là một loại phô mai cứng sản xuất từ đảo Pag, Croatia. Món phô mai này được sản xuất từ ​​một giống cừu nhỏ độc đáo, Paska Ovca - được biết đến với sản lượng sữa cực kỳ mặn và hạn chế. Paški sir ngon nhất khi ăn kèm với trái cây tươi như nho, prosciutto, mật ong hoa dại hoặc dầu ô liu. Món ăn này nổi tiếng tới mức được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới và có giá cả cũng khá đắt đỏ. 

Nguồn Tổng hợp

7 món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến với Cát Bà

Đến Cát Bà để thưởng ngoạn thiên nhiên, khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của người dân làng chài và cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, đặc trưng của nơi đây. 

7 món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến với Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Đến với Cát Bà mà bỏ qua những món ngon nơi đây quả thật là đáng tiếc. Ẩm thực tại Cát Bà rất phong phú nhưng hãy bớt chút thời gian để thưởng thức những món ăn nổi tiếng dưới đây để tận hưởng chuyến du lịch Cát Bà trọn vẹn nhất.

1. Sam biển

1. Sam biển

Cát Bà được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nguồn hải sản phong phú để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Nói đến hải sản ở Cát Bà thì không thể bỏ qua sam biển - một loài hải sản nổi tiếng tại đây. Sam biển ở Cát Bà có nguồn gốc tự nhiên, luôn đảm bảo độ tươi ngon khi chế biến, vì vậy đây là món mà nhiều du khách không thể bỏ qua.

2. Tu Hài

Tu hài còn được gọi là ốc vòi voi là một loại nhuyễn thể hai mảnh sống ở môi trường nước mặn. Đây là một loài hải sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến hương vị đặc biệt. Tu hài được chế biến thành nhiều món khác nhau như: nướng, gỏi, nấu cháo...

2. Tu Hài

Tu hài ngon, dai dai, mềm và có vị ngọt. Tu hài nướng mang đến vị béo ngậy của thịt thì cháo tu hài lại có hương vị thơm ngon hòa quyện với vị thơm của gạo. Món tu hài hấp có lẽ là món được nhiều du khách yêu thích, tu hài sau khi hấp khoảng 15 phút thì cho ra đĩa, mùi thơm của thịt hòa quyện với mùi của xả, vị cay nồng của ớt tươi, tạo nên sức hấp dẫn  không thể chối từ. 

Thưởng thức tu hài hấp với nước mắm Cát Hải được pha chế đúng vị là một trải nghiệm mang đến sự tuyệt vời cho du khách. Nếu đến Cát Bà mà không thưởng thức món tu hài hấp dẫn thì sẽ là một sự thiếu sót đáng buồn.

3. Tôm Hùm

Tôm hùm là loại hải sản khă đắt, thường những người có điều kiện mới thưởng thức món này. Tôm hùm được chế biến thành nhiều món như: tôm hùm chiên, tôm hùm xóc bơ tỏi, nấu cháo. Món tôm hùm xóc bơ tỏi được nhiều người lựa chọn bởi mùi thơm của thịt tôm xen lẫn với mùi của bơ, tỏi phi vàng rất hấp dẫn vị giác. Món tôm hùm chiên được chế biến khá đơn giản, tôm được thái thành miếng vừa ăn, sau đó đem chiên cho đến khi chín đều rồi nêm gia vị cho vừa đủ. 


3. Tôm Hùm

Tôm chiên được chấm cùng với muối tiêu chanh để tăng thêm hương vị, thưởng thức miếng thịt tôm thơm ngon, nhâm nhi một ly rượu cay nồng, trò chuyện vui vẻ với gia đình và người thân sẽ mang đến cho du khách một kỷ niệm đáng nhớ. Thịt tôm hùm còn được dùng để nấu cháo, một món rất dễ ăn, ngoài ra bún tôm cũng được nhiều vị phụ huynh lựa chọn cho trẻ em đi cùng vì thịt tôm đỡ dai và mềm hơn rất nhiều.

4. Bún tôm Cát Bà

Nguyên liệu chính để làm nên món bún tôm là tôm biển tươi và bún. Tôm tươi bóc vỏ, xào với hành khô cho đến khi thịt tôm săn lại là được, bún trần qua nước sôi, xếp vào bát cùng với tôm, cho thêm chả cá, chả lá lốt, vài lát cà chua, cùng với một ít thì là và rau răm thái nhỏ. Rưới nước dùng vào, ngập cả bún và nhân là có ngay một bát bún tôm thơm ngon. Nước dùng được ninh với xương ống, gia vị đã nêm vừa ăn. 

4. Bún tôm Cát Bà

Vị ngọt của tôm, cá, thịt, hòa với vị ngọt từ xương của nước dùng sẽ làm thỏa mãn vị giác của du khách. Bún tôm Cát Bà hấp dẫn du khách không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi phương pháp chế biến độc đáo. Vị chua không phải của chanh, của quất mà là vị chua của me dầm, một vị không thể thay thế khi thưởng thức bún tôm Cát Bà. Bún tôm phải thưởng thức khi còn nóng thì mới có thể tận hưởng được hết hương vị thơm ngon của món ăn nổi tiếng tại Cát Bà.

5. Cá song biển

Cá song hay còn gọ là cá mú thuộc loài ca nước mặn, sống ở biển nhiệt đới là một đặc sản nổi tiếng từ xưa đến nay. Nước ta có khoảng 30 loài cá song, trong đó có một số loài được ưa chuộng vì có giá trị cao như: cá song đen, cá song vạch, cá song hoa nâu,... Hiện nay cá song chủ yếu được đánh bắt ở biển trong tự nhiên. 

5. Cá song biển

Cá song tự nhiên được coi là đặc sản vì có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon. Cá song chế biến được rất nhiều món như: gỏi cá song, lẩu cá song, cá song nướng, cá song sốt, nấu cháo... để quý khách có nhiều lựa chọn. Các nhà hàng lớn ở Cát Bà đều có những món được làm từ cá song với giá bình dân đến cao cấp, nhưng nếu bạn muốn thưởng thức những món ngon đó với giá rẻ thì hãy ghé đến các quán ăn trong chợ ở thị trấn là thích hợp nhất. Hãy thưởng thức món cá song khi có cơ hội đến với Cát Bà nhé.


6. Bề bề rang muối

Bề bề hay cò gọi là tôm tít hay bọ ngựa biển là món hải sản khá đặc trưng ở Cát Bà. Bề bề có thể chế biến thành nhiều món như: bề bề hấp bia, xóc tỏi, rang me... nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là món bề bề rang muối. 

6. Bề bề rang muối

Đặc trưng của bề bề tại Cát Bà là to, bóng và mẩy, do đó những món ăn được chế biến từ bề bề luôn hấp dẫn du khách khi đến đây. Để có được một đĩa bề bề ngon thì được chế biến khi nguyên liệu còn tươi sống, không được làm vỡ lớp vỏ ngoài của bề bề rong quá trình sơ chế thì mới giữ nguyên được hương vị đặc trưng của món ăn này.

Bề bề rang muối đã ngon nhưng nếu lựa được những con đang có trứng thì sẽ thêm phần tuyệt vời. Để thưởng thức bề bề, bạn phải cắt vây bên cạnh, dùng đũa đưa vào dọc sống lưng để dễ dàng gỡ bỏ lớp vỏ bọc và lấy phần thịt thơm ngon, háp dẫn. Món này chấm tương ơt là phù hợp nhất, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngon,, ngọt của thịt và vj cay nơi đầu lưỡi, chắc chắc bạn sẽ khó lòng quên được món ăn đặc sản này.

7. Ghẹ biển Cát Bà

7. Ghẹ biển Cát Bà

Ghẹ biển có hình dáng giống cua biển nhưng nhỏ hơn và vỏ mềm hơn. Ghẹ biển có nhiều loại như: ghẹ đỏ, ghẹ xanh, ghẹ ba chấm... nhưng ngon, bổ dưỡng và nhiều thịt nhất là ghẹ xanh. Ghẹ xanh có mai và càng màu xanh lơ, lốm đốm trắng, chọn ghẹ phải chọn những con chắc, to bằng bàn tay người lớn và khi ấn và yếm thì không bị lún xuống. Hai món thông dụng được chế biến đó là ghẹ hấp và ghẹ nướng. 

Ghẹ hấp dường như được nhiều người yêu thích hơn. Ghẹ mua về, rửa sạch, cho vào nồi cùng với củ sả đập nhỏ và hấp với bia. Khi ghẹ chín tới, cho ra đĩa, chấm cùng tương ớt hoặc muối tiêu chanh, thêm một đĩa rau thơm xanh mát sẽ làm vị ngon của ghẹ thêm đậm đà hơn.


Tổng hợp
Hình ảnh: Internet 

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Đến Nhật Bản để “hưởng thụ” món mì ramen

Ramen Nhật Bản mỗi vùng mỗi vị, vùng mặn vùng lợ vùng ngậy vùng béo. Rất đa dạng, đầy sáng tạo. Ramen bên Nhật được ưa chuộng và đầy vui thú không kém gì món phở món bún Việt xuyên suốt Bắc - Trung - Nam. 

Ramen Nhật Bản mỗi vùng mỗi vị, vùng mặn vùng lợ vùng ngậy vùng béo. Rất đa dạng, đầy sáng tạo. Ramen bên Nhật được ưa chuộng và đầy vui thú không kém gì món phở món bún Việt xuyên suốt Bắc - Trung - Nam.

Cơ bản, nước mì ramen là nước ninh thịt heo. Tùy khẩu vị mỗi nơi mà đầu bếp có bổ sung vào nước cốt khi thì vừng xay khi thì lạc giã nhỏ khi thì rong biển khi thì cá cơm khi thì đậu tương. Tiếp, bát mì ramen hoàn chỉnh là có nước dùng, có mì, có vài lát thịt lợn ninh nhừ ăn mềm mại đậm đà ngậy ngậy, cùng miếng rong biển khô hững hờ. 

Đôi lúc còn có thêm quả trứng luộc. Trứng luộc bằng nước đậm muối. Lòng đỏ vừa chín tới, còn thoảng đào tơi, ăn quánh và đậm vị nhưng không bị mặn như trứng muối. Trứng luộc kiểu Nhật rất dễ gây nghiện chứ không nhạt nhẽo chóng bứ như trứng luộc thông thường.

Đôi lúc còn có thêm quả trứng luộc. Trứng luộc bằng nước đậm muối. Lòng đỏ vừa chín tới, còn thoảng đào tơi, ăn quánh và đậm vị nhưng không bị mặn như trứng muối. Trứng luộc kiểu Nhật rất dễ gây nghiện chứ không nhạt nhẽo chóng bứ như trứng luộc thông thường. 

Mỗi vùng mỗi đặc sản nên ramen khi thì được ăn cùng thịt lợn ninh, khi thì thịt lợn quay ròn, khi thì thịt bò núi dày miếng nướng tái ( vùng núi Hida-Takayama ), khi thì cá kho tương (vùng Kyoto ), đôi lúc lại thịt gà… Ngoài rong biển khô cân bằng chất đạm là thịt, ramen cũng hợp với măng Nhật, hành xanh, giá đỗ, thậm chí cả…ngô hạt.

Mỗi vùng mỗi đặc sản nên ramen khi thì được ăn cùng thịt lợn ninh, khi thì thịt lợn quay ròn, khi thì thịt bò núi dày miếng nướng tái ( vùng núi Hida-Takayama ), khi thì cá kho tương (vùng Kyoto ), đôi lúc lại thịt gà… Ngoài rong biển khô cân bằng chất đạm là thịt, ramen cũng hợp với măng Nhật, hành xanh, giá đỗ, thậm chí cả…ngô hạt. 

Ramen cũng có thể ăn chấm, tương tự như bạn ăn bún chả Hà Nội vậy. Một bên là đĩa mì ramen tươm tất, một bên là bát nước chấm siêu đặc đại bổ. Chấm miếng mì nào là ngấm miếng mì ấy. Sợi mì dẻo dai mềm mại được khoác lên lớp nước dùng cô đặc, trở nên bóng bảy hút mắt, nhìn không thôi đã thấy ngon và bổ, đã thấy cần ý tứ chùi mép ngay kẻo nước miếng ứa ra quá đà.

Ramen cũng có thể ăn chấm, tương tự như bạn ăn bún chả Hà Nội vậy. Một bên là đĩa mì ramen tươm tất, một bên là bát nước chấm siêu đặc đại bổ. Chấm miếng mì nào là ngấm miếng mì ấy. Sợi mì dẻo dai mềm mại được khoác lên lớp nước dùng cô đặc, trở nên bóng bảy hút mắt, nhìn không thôi đã thấy ngon và bổ, đã thấy cần ý tứ chùi mép ngay kẻo nước miếng ứa ra quá đà.

Ngon nhất vẫn là ramen vùng Fukuoka. Kể cũng dễ hiểu, Fukuoka sát gần Trung Quốc, quê nhà của kính thưa các loại mì. Người Trung Quốc vẫn du lịch Nhật Bản đường thủy đi thẳng đến Fukuoka. Nước mì vùng Fukuoka vừa vặn, thơm thanh, đậm vị nhưng không bị mặn hay bị béo như nước ramen thông thường. Sợi mì thanh mảnh, giòn dai tách bạch lại ngậm nước. Đang nhai dở miếng đầu đã thấy tay mình vô thức gắp miếng mì thứ hai rồi.

Ngon nhất vẫn là ramen vùng Fukuoka. Kể cũng dễ hiểu, Fukuoka sát gần Trung Quốc, quê nhà của kính thưa các loại mì. Người Trung Quốc vẫn du lịch Nhật Bản đường thủy đi thẳng đến Fukuoka. Nước mì vùng Fukuoka vừa vặn, thơm thanh, đậm vị nhưng không bị mặn hay bị béo như nước ramen thông thường. Sợi mì thanh mảnh, giòn dai tách bạch lại ngậm nước. Đang nhai dở miếng đầu đã thấy tay mình vô thức gắp miếng mì thứ hai rồi. 

Fukuoka hâm mộ ramen đến cuồng nhiệt, cả thành phố thăng hoa vị giác bởi vô vàn những quán mì ramen ngon, trải đều từ các con phố chính cho đến những con ngõ nhỏ. Các tòa nhà mua sắm ở Fukuoka vẫn thường có riêng một tầng rộng lớn dành cho món mì trứ danh này. Người ta gọi tầng Ramen là Ramen Battle.

Fukuoka hâm mộ ramen đến cuồng nhiệt, cả thành phố thăng hoa vị giác bởi vô vàn những quán mì ramen ngon, trải đều từ các con phố chính cho đến những con ngõ nhỏ. Các tòa nhà mua sắm ở Fukuoka vẫn thường có riêng một tầng rộng lớn dành cho món mì trứ danh này. Người ta gọi tầng Ramen là Ramen Battle.

Đấu Trường Ramen, là nơi tề tựu các quán mì ramen với các phong cách-biến thể khác nhau. Khu này vui, nhộn nhịp, đa sắc màu không kém các khu trò chơi điện tử khắp nước Nhật. Lạc vào  Đấu Trường Ramen, bạn rất dễ…bị sa đà. Quán nào cũng hấp dẫn, quán nào cũng nên thử, quán nào cũng không thể bỏ qua.

Đấu Trường Ramen, là nơi tề tựu các quán mì ramen với các phong cách-biến thể khác nhau. Khu này vui, nhộn nhịp, đa sắc màu không kém các khu trò chơi điện tử khắp nước Nhật. Lạc vào  Đấu Trường Ramen, bạn rất dễ…bị sa đà. Quán nào cũng hấp dẫn, quán nào cũng nên thử, quán nào cũng không thể bỏ qua. 

Ở Fukuoka, nổi bật nhất, ngon không thể chê trách, có lẽ là quán mì Ichiran, những thực khách đến đây thường gọi đùa là quán mì "Tự Kỉ". Vào giờ cao điểm , bữa trưa hay bữa tối, người ta vẫn thường nhẫn nại rồng rắn lặng lẽ xếp hàng nối đuôi nhau đợi được ăn mì. Bạn ngồi đối diện “bức tường” gỗ,  “o-đờ” mọi thứ qua một tờ giấy chi chít tỉ mẩn chu đáo các nhu cầu, tích các lựa chọn như làm bài trắc nhiệm, sau đó bạn nhét giấy vào cửa sổ nhỏ nhỏ nơi bức tường gỗ, nhân viên Tự Kỉ “nhận lệnh”, làm mì, rồi chuyển mì cho bạn cũng qua cửa sổ tí hi.

Ở Fukuoka, nổi bật nhất, ngon không thể chê trách, có lẽ là quán mì Ichiran, những thực khách đến đây thường gọi đùa là quán mì "Tự Kỉ". Vào giờ cao điểm , bữa trưa hay bữa tối, người ta vẫn thường nhẫn nại rồng rắn lặng lẽ xếp hàng nối đuôi nhau đợi được ăn mì. Bạn ngồi đối diện “bức tường” gỗ,  “o-đờ” mọi thứ qua một tờ giấy chi chít tỉ mẩn chu đáo các nhu cầu, tích các lựa chọn như làm bài trắc nhiệm, sau đó bạn nhét giấy vào cửa sổ nhỏ nhỏ nơi bức tường gỗ, nhân viên Tự Kỉ “nhận lệnh”, làm mì, rồi chuyển mì cho bạn cũng qua cửa sổ tí hi. 

Bạn lặng lẽ ăn, cảm nhận từng nhân tố riêng lẻ như sợi mì Tự Kỉ tươi rói quán tự làm, nước dùng Tự Kỉ cầu kì hương vị đặc trưng, thịt lợn Tự Kỉ thơm ngon thật vị… được hoàn thiện kĩ lưỡng khi hòa quyện quấn lấy nhau sẽ thúc đẩy khoái cảm ngon miệng của bạn thăng hoa đến mức nào.     Đến đây, cho dù đi cùng cả nhóm, hay đi một mình, bạn cũng không thể có cơ hội trò chuyện, giao lưu. Mỗi người mỗi “lô” kín bưng, không ai thấy được mặt ai. Mọi âm thanh trò chuyện ồn ã tạm gác lại, giờ là lúc bạn kính cẩn im ắng cảm nhận vị umame của món mì đặc trưng “thần thánh”, còn ta với ộp oạp.

Bạn lặng lẽ ăn, cảm nhận từng nhân tố riêng lẻ như sợi mì Tự Kỉ tươi rói quán tự làm, nước dùng Tự Kỉ cầu kì hương vị đặc trưng, thịt lợn Tự Kỉ thơm ngon thật vị… được hoàn thiện kĩ lưỡng khi hòa quyện quấn lấy nhau sẽ thúc đẩy khoái cảm ngon miệng của bạn thăng hoa đến mức nào. 

Đến đây, cho dù đi cùng cả nhóm, hay đi một mình, bạn cũng không thể có cơ hội trò chuyện, giao lưu. Mỗi người mỗi “lô” kín bưng, không ai thấy được mặt ai. Mọi âm thanh trò chuyện ồn ã tạm gác lại, giờ là lúc bạn kính cẩn im ắng cảm nhận vị umame của món mì đặc trưng “thần thánh”, còn ta với ộp oạp.

Nhắc đến âm thanh, tiện kể luôn, người Nhật vốn ý nhị, làm gì cũng khẽ khàng, hạn chế tối đa việc gây ra tiếng động làm phiền những người xung quanh. Ăn uống, người Nhật càng giữ ý nữa. Người Nhật làm việc hăng say năng suất nhanh nhẹn hết mình bao nhiêu, đến giờ ăn, họ hoàn toàn “hưởng thụ”, trong im lặng.

Nhắc đến âm thanh, tiện kể luôn, người Nhật vốn ý nhị, làm gì cũng khẽ khàng, hạn chế tối đa việc gây ra tiếng động làm phiền những người xung quanh. Ăn uống, người Nhật càng giữ ý nữa. Người Nhật làm việc hăng say năng suất nhanh nhẹn hết mình bao nhiêu, đến giờ ăn, họ hoàn toàn “hưởng thụ”, trong im lặng. 

Nhai chậm rãi, ăn rất chậm, mỗi thứ tí ti, nhưng món gì cũng…hết. Người Nhật ăn khỏe nhưng cân bằng chất-vị, và đặc biệt im lặng. Suốt bữa ăn thời gian dài đằng đẵng không một tiếng tóp tép ộp oạp.

Nhai chậm rãi, ăn rất chậm, mỗi thứ tí ti, nhưng món gì cũng…hết. Người Nhật ăn khỏe nhưng cân bằng chất-vị, và đặc biệt im lặng. Suốt bữa ăn thời gian dài đằng đẵng không một tiếng tóp tép ộp oạp. 

Ấy vậy mà khi động đến Ramen, mọi ý nhị kiểu Nhật bỗng như trôi tuột xuống dạ dày theo những mì những thịt những nước dùng bổ béo thì phải. Fan của manga-anime Naruto hẳn rất ấn tượng với sở thích của cậu nhóc Naruto. Cậu nghiện ramen, mỗi lần ăn ramen là ộp oạp tộp toạp húp mì húp nước, ồn ã cứ như âm thanh nước lũ tràn về vậy. Xem phim và đọc truyện tưởng tác giả làm quá cho vui, thực tế, ăn ramen là bạn sẽ phát ra tiếng động xì xụp húp mì húp nước đầy gợi hình và sống động như Naruto đấy.

Ấy vậy mà khi động đến Ramen, mọi ý nhị kiểu Nhật bỗng như trôi tuột xuống dạ dày theo những mì những thịt những nước dùng bổ béo thì phải. Fan của manga-anime Naruto hẳn rất ấn tượng với sở thích của cậu nhóc Naruto. Cậu nghiện ramen, mỗi lần ăn ramen là ộp oạp tộp toạp húp mì húp nước, ồn ã cứ như âm thanh nước lũ tràn về vậy. Xem phim và đọc truyện tưởng tác giả làm quá cho vui, thực tế, ăn ramen là bạn sẽ phát ra tiếng động xì xụp húp mì húp nước đầy gợi hình và sống động như Naruto đấy. 

Nước Nhật thường lệ vốn…xám xịt và căng thẳng, đôi khi yên ắng đến rợn người. Màu nước dùng ramen đậm đà hừng hực sức sống kèm theo tiếng húp xì xụp không khách sáo khỏi nhìn trước ngó sau dường như đem lại rất nhiều sinh khí cho đất nước vốn nổi tiếng bởi kỉ luật-luật lệ đến mức máy móc, lạnh lùng, sắt đá...

Nước Nhật thường lệ vốn…xám xịt và căng thẳng, đôi khi yên ắng đến rợn người. Màu nước dùng ramen đậm đà hừng hực sức sống kèm theo tiếng húp xì xụp không khách sáo khỏi nhìn trước ngó sau dường như đem lại rất nhiều sinh khí cho đất nước vốn nổi tiếng bởi kỉ luật-luật lệ đến mức máy móc, lạnh lùng, sắt đá...

Đến nước Nhật, ở Tokyo hay Osaka, Kyoto hay Nagoya…vùng nào cũng có ramen. Ramen mỗi vùng không chỉ đơn thuần món mì với thịt, mà hàm chứa trong đó sức sống- sự sáng tạo- tinh túy của con người vùng đất đó. Đến nước Nhật, nếu bạn quên thưởng thức món mì Ramen quả là một thiếu sót cho bản thân đấy nhé!

Đến nước Nhật, ở Tokyo hay OsakaKyoto hay Nagoya…vùng nào cũng có ramen. Ramen mỗi vùng không chỉ đơn thuần món mì với thịt, mà hàm chứa trong đó sức sống- sự sáng tạo- tinh túy của con người vùng đất đó. Đến nước Nhật, nếu bạn quên thưởng thức món mì Ramen quả là một thiếu sót cho bản thân đấy nhé!


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Nhớ thương ẩm thực cố đô Ninh Bình

Nếu có dịp về với cố đô Ninh Bình, hãy thưởng thức tất cả đặc sản để bạn có một cuộc hành trình ấn tượng và trọn vẹn.

Nhớ thương ẩm thực cố đô Ninh Bình

1. Cơm cháy ruốc

Cơm cháy ruốc

Đây là đặc sản nổi tiếng nhất, luôn luôn được nhắc tới đầu tiên của ẩm thực Ninh Bình. Cơm cháy là phần cơm dính thành tảng ở đáy nồi, sau khi được phơi thật khô dưới ánh nắng sẽ được chiên ngập trong chảo dầu. Khi ăn, bạn sẽ thấy được vị giòn và hương thơm của gạo, vị mặn của ruốc và vị ngậy của nước sốt kèm theo.

Cơm cháy được bày bán ở khắp mọi nẻo đường của vùng đất Ninh Bình. Bạn có thể mua trên các tuyến quốc lộ cho đến những khu du lịch nổi tiếng như chùa Bái Đính, Tam Cốc, Tràng An…

2. Tái dê 

Tái dê

Không chỉ dành cho những người thích nhậu, tái dê là món ăn đặc sản mà bất cứ ai được thưởng thức cũng sẽ nhớ mãi. Dê núi Ninh Bình săn chắc, ngọt thịt và có thể được chế biến thành nhiều món, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tái dê.

Thịt dê được chọn lựa kỹ càng, chần qua nước sôi rồi thái mỏng, trộn cùng lá chanh, rau thơm, sả ớt, vừng rang, nước cốt chanh. Khi ăn, chấm kèm nước tương cùng với lá mơ, lá sung, chuối xanh, khế chua sẽ cho bạn một cảm giác rất ngon miệng.

Tái dê

3. Mắm tép

Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, trộn với thính gạo và muối, đổ nước đun sôi để nguội và ủ trong chum. Để có được một bát mắm tép thơm ngon chấm rau luộc hay thịt luộc, các bạn phải chờ ít nhất một tháng sau khi ủ.

Mắm tép

Mắm tép ngon là mắm mặn vừa phải, màu nâu đỏ hấp dẫn và thơm mùi tép. Mắm tép Gia Viễn là mắm tép nổi tiếng nhất Ninh Bình, nên nếu có dịp ghé huyện Gia Viễn, bạn nhớ mua loại mắm tép này về thưởng thức.

4. Xôi trứng kiến 

Xôi trứng kiến

Không phải chỉ những vùng núi cao phía Bắc mới có các món ăn được làm từ trứng kiến. Vùng núi đá vôi lởm chởm Nho Quan cũng là nơi cư ngụ của loài kiến nâu số lượng lớn, nên người dân đã dùng trứng non để chế biến ra món xôi trứng kiến rất đặc biệt.

Trứng kiến sau khi được rửa sạch, tẩm ướp gia vị rồi xào chín sẽ được ăn với xôi, kèm hành khô, hương vị rất độc đáo.

5. Rượu cần Nho Quan

Rượu cần Nho Quan

Rượu cần Nho Quan là đặc sản của người dân tộc Mường, nấu từ gạo nếp rồi trộn đều với men ủ trong vại lớn, sau ít nhất 3 tháng mới đem ra dùng. Đồ uống này có vị cay ngọt, thơm nồng.

6. Cá kho gáo

Cá kho gáo

Gáo là tên một loại quả đặc trưng của vùng đất Ninh Bình, mọc rất nhiều ở ven chân đồi hoặc khe suối. Người ta dùng quả gáo để nấu canh chua hay kho cá và thịt. Quả gáo có vị chua, hơi ngọt mát, nên khi được kho với cá không những át hết được mùi tanh mà còn giúp thịt cá ngọt hơn, mềm hơn và thơm hơn.

7. Gỏi cá nhệch Kim Sơn

Ninh Bình có rất nhiều vùng có gỏi cá ngon, nhưng Kim Sơn là nơi sinh ra món gỏi cá nhệch ngon và nổi tiếng nhất.

Gỏi cá nhệch Kim Sơn

Được chế biến rất cầu kỳ qua nhiều công đoạn, món ăn không còn mùi tanh, chỉ có vị ngọt của thịt xen lẫn vị thơm của thính nếp quyện với bát nước chấm cay nồng của ớt, sả, gừng và tiêu.

8. Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc

Nem Yên Mạc là nem nổi tiếng được tương truyền từ lâu đời nay. Nem Yên Mạc được chế biến công phu tỉ mỉ, sợi nem thái chỉ đều và nhỏ, màu đỏ hồng tươi được ướp với gia vị và lá ổi.

Khi ăn kèm thêm chút lá sung, cùng rau thơm và lá ổi cuộn lại, chấm với nước mắm chanh tỏi ớt thực sự rất tuyệt vời.


Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Du lịch Hoàng Su Phì, thưởng thức đặc sản Hà Giang

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến. 

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến.

Không những thế, ẩm thực Hà Giang rất phong phú và độc đáo với những món ăn lạ, mang hương vị núi rừng luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Hoàng Su Phì 

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ.

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ. 

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha.

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha. 

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt.

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt. 

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên.

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên. 

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách.

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách. 

Thưởng thức ẩm thực Hà Giang

  • Cháo ấu tẩu


Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

  • Thịt trâu gác bếp


Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

  • Lợn cắp nách


Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

  • Thắng cố


Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

  • Xôi ngũ sắc


Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

  • Bánh tam giác mạch


Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

 Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.



Nguồn: Tổng hợp

Bài đăng phổ biến